18. Đoán định

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   '' Nếu như tồn tại ở cuộc đời khác, cầu bản thân hóa thành cánh chim vàng anh tung cánh tận trời xanh, cả đời tự do, thoát kiếp người đau khổ đọa đày chỉ hướng về phía ánh sáng.''

Quỳnh Châu ngắm cành lá rơi rụng lả tả sau cơn gió xào xạc, phía sau rèm cửa trắng xóa kèm với cái mùi thuốc men đặc trưng. Thở dài một tiếng, thong dong bước đi trên nền hành lang lạnh buốt, dài tưởng chừng như vô tận, đôi môi khô nức nẻ, linh hồn trống rỗng, tuyệt vọng, trông cô bây giờ có khác cánh hoa vô tri bị giông tố vùi dập tan tác đâu. Vậy mà Quỳnh Châu Thiên Trinh đều chưa đến số chết, nghe đâu được cô gái nào đấy đưa vào bệnh viện tỉnh, may ra mới giữ được mạng. Nhưng chỉ có Quỳnh Châu tỉnh dậy sớm một chút, còn Thiên Trinh lại không may mắn đến vậy, đốc tờ nói, nàng giành giật giữa sự sống với cái chết rất nhiều lần, lắm lúc đốc tờ muốn buông xuôi cho người đi thanh thản, khỏi vướng bận chi cái nỗi đau thể xác, vậy mà nàng vẫn sống, chắc là sống để trả nghiệp đây mà. Bàn tan áp lên thanh cửa sắt rỉ sét, người bên trong nằm im lìm trên giường, sắc mặt tái nhợt. Mắt Quỳnh Châu cay xè, thật khẽ mở cửa ra.

Trọn đồng tử ngấn sương, đầu ngón tay chạm vào bờ môi mím chặt, rồi không hiểu vì nguyên cớ chi, cô áp môi lên bờ môi nàng.

Chúng ta đều thiếu thốn những yêu thương, vậy mà khi gặp được nhau lại lẳng lặng bỏ lỡ, nhẹ nhàng đến não lòng.

Sắc trời đột ngột kéo đến, trận gió cuồng dã áp lên gáy Quỳnh Châu.

"Mồng Ba tháng sau về Làng Hội, quỷ hồn đang đợi. Nhất định phải về."

Quỳnh Châu đứng hình, cô còn chưa hiểu chuyện chi đang diễn ra nữa. Cái giọng lạnh ngắt như cõi âm vọng về vẫn còn văng vẳng bên tai.

"em, Quỳnh Châu, sao vậy em?" Chị Lụa lay người cô, lo lắng hỏi.

Cô giật mình, Thiên Trinh cũng tỉnh giấc tự lúc nào, đang dùng đôi mắt uể oải không giấu sự lo lắng nhìn cô.

"vết thương em chưa lành mà sao đi lung tung vậy cà."

"Dạ em lo cho Trinh nên qua thăm ấy mà, với lại vết thương em đỡ nhiều rồi." Quỳnh Châu cười xòa, nhẹ giọng nói.

Chị Lụa xếp bó hoa được cắt tỉa ngay ngắn vào lọ, mùi thơm thoang thoảng chẳng mấy chốc lan cả căn phòng vốn đang bị bao trùm bởi không khí ngượng ngùng. Chị mỉm cười.

"Đây là hoa nhài, Trinh thích lắm , đi đâu cũng bắt chị mang theo mới chịu." Chị vừa nói, vựa cúi mặt kề mũi vào đóa hoa, nhắm mắt ngửi.

"Em đâu có thích hoa nhài, tại má em thích á chớ, đi đâu cũng mang để đỡ nhớ má." Giọng Thiên Trinh khàn khàn, nàng ước có bão tố kéo đến cuốn bay hết đau nhói trong lồng ngực, để ra đi với tổ tiên, để về với vòng tay của má.

Chỉ tiếc...trong cơn mơ, má lại từ chối lời thỉnh cầu của nàng.

Tròng mắt chị Lụa bỗng dừng, phủ tầng hơi nước mỏng. "Má em dị ứng với phấn hoa mà Thiên Trinh, mỗi lần ngửi thấy là ho sặc sụa không ngừng ấy chớ."

Thiên Trinh gãi đầu, ngờ ngợ bảo mình không nhớ rõ, kì thực nàng biết, người thích hoa nhài là chị Lụa nào phải má mình đâu.

"Nhà Hội đồng có chi lạ không chị."

"Thì có Bà Ba chí chóe tối ngày với mấy người trong nhà, ỷ cái bầu nên có để ai vào mắt, mèn đét ơi đờn bà mang thai mà ai dòm cũng thấy ứa gan thiệt sự."

Thiên Trinh, Quỳnh Châu bật cười, cô nói thêm. "Nhiều người tánh nết khó ưa vậy đó chị."

"Tháng sau giỗ má em có về không."

"Dạ có chứ chị."

Quỳnh Châu nghe đến đây, lúng túng đáp. "Cho em theo với được không? Em cũng muốn...về thăm má chồng"

Lụa và Thiên Trinh nhìn nhau, nàng gật đầu, chị mới tiếp. "ừa, cũng được."

[...]

Bà Hai nâng tay che từng hạt nắng rọi xuống gương mặt thanh nhã, từng ngón tay thon gọn mảnh khảnh thật khiến người ta muốn ôm vào lòng mà che chở. "Hôm nay nắng chói vậy cà."

Con hầu vừa quạt vừa cúi đầu, thầm nỉ non. "Thưa bà, đang là nắng chiều, bà vào trong cho đỡ nhọc, chớ bà có mang đứng ngoài nắng vầy...tụi con không yên được với ông đâu."

Bà Hai mỉm cười, đầu ngón tay chơi đùa với chim vàng anh trong lồng, Ông Cả muốn bà vui nên thi thoảng cứ mang về mấy con vật nhỏ cho bà, lúc thì mèo, lúc thì chim chóc. Mà mèo thì đờn bà có thai không có nên nuôi nên bà đem cho Cô Cả, chỉ giữ lại chú chim này. Giọt nắng long lanh rơi trong đáy mắt, bám vào hàng mi cong vút, ấy rồi Bà Hai mở lồng, chim vàng anh thấy thế vun cánh bay lượn thoát khỏi cái lồng son bằng vàng. Con hầu vội la lên với bà. "Bà Hai ơi, chim này ông quý lắm đó bà, bà thả rồi ăn nói sao với ông."

Trái với sự tiếc nối hay lo lắng từ con hầu, Bà Hai nhìn chú chim lượn trên bầu trời với ánh mắt ngưỡng mộ, lấp lánh ngưỡng trời đầy sao, thả hồn mình trôi theo từng chiếc lông vũ, theo gió, theo mây. Cái lồng son này nhốt bao con người rồi, bà không muốn giam cầm thêm thú vật nữa. Nếu như tồn tại ở cuộc đời khác, cầu bản thân hóa thành cánh chim vàng anh tung cánh tận trời xanh, cả đời tự do, thoát kiếp người đau khổ đọa đày chỉ hướng về phía ánh sáng.

"Cậu Ba từ hồi gặp cướp đến giờ, sao không thấy bà lên thăm chi hết, Ông Cả với mấy cậu máu lạnh vô tình thì không nói, cớ sao bà cũng..."

"Cô Cả có đi thăm chưa." Bà Hai vội cắt ngang lời con hầu.

"Dạ có, về luôn rồi ạ."

"Ừ. Đợi Cô Cả nghỉ ngơi xong rồi hỏi nghe chưa?" Bà Hai thở dài, áo bà ba bay phấp phới trong gió, bây giờ thế cục đổi thay, ai mà không biết bà thầm thương cậu, bề ngoài cung kính vâng dạ, chứ bà biết thâm sâu vẫn là nói ra nói vào, chỉ bà lăng loàn, thai này con cậu ba chứ đâu. Nên giữ đạo cốt là muốn tốt cho cậu, dù có xót đến tróc da tróc vảy cũng bấm bụng cho qua, có thương có nhớ cũng để trong lòng. Bà không sợ miệng đời nói chi về mình, chỉ sợ ảnh hưởng tương lai của cậu, sức mẻ tình cảm với người cậu thương.

Con hầu nhìn bà lắc đầu, biết là thương, đến chết vẫn thương.

"Chị Hai thong thả quá đa, giờ này còn lo chơi cây cảnh chim chóc." Bà Ba hạnh họe ưỡng bụng bầu bước qua cửa.

Bà Hai theo lễ gật đầu, mỉm cười đáp. "Để lòng thanh tịnh cho con nó khỏe, chứ mưu tính hại người con cái mang nghiệp tội nó."

"Chị Hai sao mà nặng lời quá, ý chị là em mưu tính hại người, chị trù con em hả chị." Bà Ba nghiến răng, làm vẻ giương cung bạc kiếm.

Bà Hai vẫn giữ nét ôn hòa, nhẹ giọng. "Chị nào có ý đó, chị đang nhắc nhở em thôi, chứ người đang làm trời đang nhìn, ai làm cái chi bậy bạ trời thấy hết."

Cơ mặt Bà Ba run lên, nhếch môi. "Cậu Ba đi đường gặp cướp sống chết chưa rõ nằm trên tỉnh, Cậu Cả cùng Cậu Hai cũng gấp rút quay về, sức khỏe ông ngày một yếu không chừng... sắp để lại chúc ngôn*, chị có toang tính cái chi thì nhân cơ hội này mới kịp đó đa."

"Đây là cuộc chiến của những con đại bàng, chim sẻ như chị em chúng ta chớ dại mà nhúng tay vào, không khéo bị mổ chết lúc nào không hay."

"Chim sẻ hay đại bàng đâu phải chị nói như nào thì là như đó đâu chị Hai. Mà tình nhân của chị đang hấp hối bộ chị không định lên thăm thiệt hả."

Bà Hai lại cười hiền, cúi đầu tỉa lá mai trong chậu, không nhìn Ba Ba mà đáp. " Ăn có thể ăn bậy nhưng nói không thể nói bậy, tuổi đời em không còn nhỏ đâu cần chị phải dạy cách ăn nói xử sự, còn nếu em nói theo vai vế mẹ kế con chồng thì Chị Cả chưa lo, đâu đến lượt chị hay em lo lắng."

Bà Ba cười xoà, cầm tay Bà Hai vỗ nhẹ. "Kìa chị Hai, em có lỡ lời mong chị rộng lòng bỏ qua, dẫu sao em cũng ít học hơn người ta, chị em mình cùng xuất thân là đào kép phải đứng về phía nhau, hiểu cho nhau chớ."

"Chị không có ý trách móc chi cho nặng lòng, sau này em chú ý tới lời nói của em, hôm nay em may mắn gặp chị chớ mà lỡ em gặp Chị Cả hay Mợ Hai, thì chị không chắc điều chi vạ vào mẹ con em đâu." Bà Hai thả nhẹ vài chữ cuối, mắt xoáy sâu vào tròng mắt đang thấp thỏm của Bà Ba, bàn tay đang nắm cũng siết chặt hơn mấy phần.

"Thôi em không tán gẫu với chị nữa, nắng quá, em về buồng mình nghe, thưa chị em đi."

Bà Hai gật đầu, chẳng thèm ngoái nhìn Bà Ba đi ra lúc nào, cứ chăm chú tỉa cây. Chắc Bà Ba không biết từng ngóc ngách trong gia can này đều có bóng người của Ông Bà Cả, mà có khi...đó còn không phải người. Khoé môi bà nhếch lên đường cong hoà nhã càng tô điểm cho khuôn mặt thanh thuần vô hại , thoạt nhìn ai mà nhận ra mợ xuất thân là xướng ca vô loài, ngỡ đâu cô tiểu thơ danh giá xứ nào gia cảnh gặp biến cố nên mới chịu cảnh làm lẽ cho người. Bà Hai gắp con sâu đang còn ngoe nguẩy giữa thanh tre, nói.

"Ăn lắm thì hết miếng ngon

Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ."

[...]

"Nam Mô A Di Đà Phật...."Bà Cả gõ mõ từng nhịp đều đặn, miệng lẩm nhẩm tụng kinh, mắt khép hờ.

Cạch.

"Má thôi cái trò tụng kinh niệm Phật đi." Cậu Hai loạng choạng bước vào, mùi rượu át cả mùi nhang khói nực nồng.

Bà Cả mở mắt, gắt giọng. "Hai Tân, con nói bậy bạ vậy con."

"Bộ má tưởng má cứ làm mấy cái này là mọi chuyện má làm sẽ được tha thứ sao, cho dù má có tụng kinh niệm phật ngàn năm nữa, tội của má cũng không được ai bỏ qua đâu." Cậu Hai vấp thanh cửa dưới chân, nằm sõng xoài dưới đất, cậu chẳng buồn đứng dậy, Bà Cả chỉ nhìn chứ không đỡ cậu, bàn tay vẫn gõ không lệch nhịp nào. Hồi lâu cậu cười nhưng nước mắt cậu ứa ra, lăn xuống sàn:

"Ban đêm, có bao giờ má tự hỏi bản thân má hại chết bao nhiêu người không? Má có tự hỏi má đã ép từng đứa con của mình trở thành hình thù gì không? Hay má chỉ quan tâm bao giờ má có được tài sản nhà này, bao giờ có được trái tim của một người chưa từng yêu mình. Má không mệt, nhưng con kiệt sức rồi."

Lúc này Bà Cả dừng tay, mắt đỏ hoe, không quay đầu lại nhìn cậu. "con nói chi mà lạ quá đa, má không có hiểu."

"Vậy má nói cho con biết đi, sao thằng Ba hận má tới xương tuỷ, sao con của con với Bình lại chết, sao anh Cả lại lâm vào nghiện ngập, sao ba lại ghét má đến vậy." Giọng cậu lớn dần, hỏi dồn, từng tia máu hiện lên trong con ngươi. "Rồi tại sao con lại không được ở bên người con yêu, tại sao dì Năm lúc điên lúc tỉnh, tại sao Như Ý tuổi này rồi ba má vẫn chưa đồng ý gả cho ai hết hay là bởi vì...một người muốn gả đi để không ai biết bí mật chi đó, người còn lại thì đang cố gắng tháo gỡ từng nút thắt chuyện năm xưa."

"Con nói bậy đủ chưa." Bà Cả la lên.

Còn Cậu Hai lại cười như điên. "Con nói đúng quá hả, tất cả những câu đó chỉ có má mới trả lời được, bao nhiêu năm nay con nhu nhược sống theo sắp đặt của má, con chứ chờ, chờ má sẽ thay đổi, con chờ đã hai mươi mấy năm rồi, đến lúc con sắp chết vì lựa chọn của con rồi má biết không." Cậu gào lên, ngồi chồm dậy, bấu vào vai Bà Cả. "Có bao giờ má hỏi từng đứa con mình rằng tụi nó thích gì chưa, má thích vinh hoa phú quý đâu có nghĩa là ai cũng thế. Má chỉ yêu bản thân mình thôi."

Bà Cả thoáng bất ngờ, lần đầu tiên Cậu Hai bật khóc trước mặt bà, sao ngần ấy năm. Đến lúc bà nhận ra, con bà lớn thật rồi, không biết nên vui hay buồn nữa.

"Lòng dạ con người sâu tựa biển, con không hiểu được, gia tài này mà rơi vào kẻ khác, chắc chắn má con mình sẽ bị dồn đến đường chết. Nên con phải có cái ghế gia chủ đó cho bằng được, con hiểu không."

"Con không hiểu cũng không muốn hiểu, má dừng lại được không, có quá nhiều người chết rồi." Thiên Tân níu góc áo bà ba của Bà Cả. "Dạo này có cứ thấp thỏm lo âu, linh cảm bất an cứ cuốn lấy con mỗi đêm, cái nghiệp của má con mình tới rồi hả má. Con cứ cảm giác ngày chết của con đến càng ngày càng gần." Nước mắt cậu ứa ra, cổ họng nghẹn đắng, nức nở nói.

Bà Cả nhẹ nhàng gạt từng giọt lệ ám trên mặt cậu, ôm cậu con trai của mình vào lòng. "Con đừng lo, má sẽ không để chuyện đó xảy ra, cho dù má có chết cũng sẽ tính đường lui cho các con. Ngủ đi, má ở đây, con trai ngoan."

Chỉ là, bà nghĩ mãi không ra, sao Thiên Tân lại biết những chuyện đó mà hỏi bà vậy đa. Coi bộ xung quanh bà có tay trong hồi nào không hay. Đợi cậu ngủ say, bà lại quỳ trước bàn thờ, lầm rầm khấn vái rồi gieo quẻ.

"Sao toàn quẻ xấu thế này." Bà Cả nhíu mày, âm thầm thở dài.

Lúc này, bên cạnh cái giếng sau nhà Hội đồng, người đờn bà trung niên hì hục đào xới, mồi hôi lã chã rơi xuống nền đất. Cạch một tiếng, xẻng va vào hộp gỗ, bà ta cười khoái chí vội mở ra, bên trong là một lá bùa.

Nội tạng động vật được xâu chuỗi cẩn thận nhét vào ống tre đặt xuống cạnh cái hố vừa đào, theo đó là bát nhang, đèn cầy, ba chén máu tươi. Bà ta quỳ lạy, xé nát lá bùa. "Em giải thoát cho chị rồi, chị có thiêng chị về bẻ cổ tụi nó chị ơi, tại tụi nó mà chị em mình tan nhà nát cửa."

Mà bàn cúng này, là bàn cúng cho quỷ.

Rồi âm thanh hỗn tạp vang lên inh ỏi, quạ từ đâu kéo đến đậu trên mái ngói nhà Hội đồng Hiệu, kêu lên ai oán, không mưa vậy mà sấm đánh giữa trời một cái rực sáng cả vùng. Cạnh bờ sông, bóng người thiếu nữ từ dưới nước chầm chậm lên bờ, mái tóc dài buông xoã qua thắt lưng, đôi mắt đỏ ngầu tiến về nhà Hội đồng.

Như Ý nhìn sấm rạch ngang chia đôi màn đêm, hoài nghi thốt lên. "Có chuyện chi vậy đa."

Hôm ấy là rằm tháng bảy.

Nhớ ra gì đó, Cô Cả chạy vội vào phòng, mở hộc tủ lấy tờ giấy trắng tinh, thắp nhang rồi niệm chú đổ trà lên, nước trà như ai điều khiển tự chảy trên giấy, hồi sau cô gái với hai răng nanh dài hoằng và móc vuốt sắc nhọn hiện lên trên mặt giấy.

"Chết rồi. Sao lại là lúc này." Như Ý nhìn đăm đăm vào tờ giấy, có chút căng thẳng, xé nát tờ giấy. Cô trợn mắt lên, lắc đầu liên hồi, bàn tay run rẩy kịch liệt.

"Em sao vậy." Chẳng biết Mợ Hai vào buồng từ lúc nào, mà cũng thường thôi, buồng của Cô Cả cũng là buồng của mợ, thích vào lúc nào mà không được. Phản ứng quái lạ của Như Ý khiến mợ có vài phần sợ hãi, bóng lưng gầy guộc mợ ôm hằng đêm thoáng chốc trở nên xa lạ. Tay mợ e dè chạm vào đầu vai người kia. "Em..." chưa nói dứt câu Cô Cả ngoảnh đầu lại, mợ giật mình la lên một tiếng, con hầu đứng ngoài cửa lo lắng. "Mợ làm sao thế hả mợ ơi."

Như Ý từ trong phòng nói vọng ra. "Không có chuyện chi hết." nói xong, cô đi thẳng vào giường bắt đầu dọn quần áo bỏ vào bị, coi bộ định đi ra ngoài lâu lắm.

Mợ Hai từ đằng sau ôm lấy Cô Cả, vòng tay qua eo kéo Như Ý đối diện với mình. Hôn lên đôi môi người tình bấy lâu nay của mợ.

"Hải Bình." Cô Cả đẩy nhẹ mợ ra, lại thu xếp quần áo.

Hàng lông mày sắc bén của mợ nhíu chặt, Như Ý dạo này đi sớm về khuya, đã vậy đi đâu cũng không cho mợ biết, bây giờ đến cả việc ôm hôn em cũng tỏ vẻ khó chịu. Tự nhiên mợ thấy nghi, nghi Cô Cả giấu nhỏ nào bên ngoài rồi nên mới bỏ bê mợ.

Hai người chỉ kịp vội cãi nhau dăm ba câu. Trước khi đi Như Ý lặng lẽ niệm một đạo bùa trấn vong ấn vào cổ tay mợ, bùa chú không phải dạng quá mạnh nhưng ít nhất sẽ bảo vệ mợ được ba bốn ngày.

Con hầu thấy Cô Cả xách bị đi ra tuốt ngoài cửa mới đi vào, Mợ Hai ngồi ngăn ngắn cạnh giường, mái tóc dài hơi rũ che nửa khuôn mặt mợ.

"Mợ làm bộ làm tịch trước mặt Cô Cả làm chi nữa, việc của mình xong hết rồi mà, ngài Thống Đốc nói thời gian sắp tới gia can nhà Hội đồng có biến, má con mợ phải hết sức cẩn thận."

Hải Bình ừ một tiếng tỏ vẻ đã nghe. Chính mợ cũng không hiểu tại sao mợ lại quan tâm đến người mình lợi dụng từ đầu đến cuối như thế, mợ ôm trán, nỗi bất an bao vây tâm trí và trái tim mợ. Nghiêng đầu nằm lên tấm sàn không còn hơi ấm nhưng còn thoảng mùi hương Như Ý, đầu ngón tay ấn xuống vài gối mịn màng, mợ chợt nhớ em ấy có thói quen lướt ngón tay trên khuôn mặt mợ hằng đêm. Mợ cười chua chát, con gái rượu của ngài Thống Đốc Vĩnh cũng có ngày điêu đứng vì tình như thế này. Cha đã già, vị trí Thống Đốc có hai ứng cử viên sáng giá nhất là anh cả của mợ, người còn lại là cha chồng mợ Hội đồng Hiệu. Hai phe phái không ai dám rục rịch, nếu anh mợ hay ngài Thống Đốc hiện tại xảy ra cớ sự chi đó, kẻ mù cũng biết do ai gây ra và ngược lại cũng thế. Cho dù ai ra tay trước cũng ngầm định phần thiệt chắc chắc về phần mình. Nhưng chỉ cần một con sâu ngoe nguẩy ăn từ trong ra ngoài thì cây gỗ dù tốt đến mấy cũng chết dần chết mòn. Vậy là mợ xin gả vào nhà này mặc cho lời can ngăn từ gia đình mợ, trong suy nghĩ của thiếu nữ khi ấy, đó chính là chính thiết thực nhất để báo hiểu cho người cha kính yêu của mình, và bởi khi ấy trong tim mợ chẳng có hình dáng ai cả, mợ chẳng biết chữ yêu đáng giá như thế nào.

Ông Hiệu là con cáo già lâu năm, Hải Bình biết mình có vắt hết trí khôn cũng không đấu lại gã nên mợ chọn chậm rãi tiếp cận từng cô cậu trong nhà Hội đồng, hổ dữ không ăn thịt con. Mợ bắt đầu từ Cậu Hai, chỉ tiếc người này nhu nhược không giúp chi được cho mợ ngược lại làm mất đứa con đầu lòng đang lớn trong bụng Hải Bình. Mợ chú ý đến Cô Cả, vượt ngoài mong đợi, Như Ý giúp mợ triệt tiêu bớt những thứ cản đường điển hình như Cậu Cả. Mượn nước đẩy thuyền, Hải Bình lợi dụng Cô Cả một cách triệt để, mợ có ước mong lớn lao hơn cái ghế Thống Đốc Nam Kỳ dành cho anh trai mợ, một thứ gì đó chính nghĩa giống với ước nguyện của Như Ý.

Từ lúc đầu rõ ràng là vô tình, mợ xem Cô Cả như quân cờ trong ván cờ mợ dùng cả thanh xuân để cược, thế nhưng đáy mắt của Như Ý là khoảng trời đầy sao, mợ soi bóng chính mính ở trong giếng tình, rồi mợ chột dạ, muốn nói sự thật với người nọ, vậy mà câu chữ đến môi mợ lại ấp úng như bị vong bịt miệng, không tài nào hé ra được nửa lời. Mợ bắt đầu sợ, sợ Như Ý ghê tởm mợ, sợ người ta không thương mợ nữa.

Gieo nhân nào gặt quả nấy.

[...]

Thầy Trung bấm tay tính quẻ mấy lần, vậy mà mỗi lần lên một quẻ khác nhau, thầy lẩm nhẩm. "Sao mà có chuyện này được vậy cà." Từ lần gặp lại Quỳnh Châu, ông đã tiên liệu được con bé có tình cảm sâu đậm với người chồng hiện tại, còn người cũng yêu nó hết thảy. Nhưng số mệnh hai đứa lại khắc nhau, ắt sẽ có đau khổ, biến cố. Ông cũng đoán định được, đây không phải nhân duyên mà là nghiệt duyên.

Ông có duyên xem tướng số bói toán cho Hội đồng Hiệu một lần. Tướng ông hội là tướng quý nhìn là biết người sống trong phú quý giàu sang, có vợ đẹp con tài nhưng con gái lớn đường mệnh ngắn chỉ e là sống không quá hai lăm. Ông có căn tướng số từ nhỏ, xem cho người khác bao nhiêu năm trời, đó là lần đầu ông bói không ra được ngày chết của con gái Hội đồng Hiệu càng không tài nào chỉ được mặt mũi cô ấy ra sao. Bây giờ dường như hiểu ra, Thầy Trung thở dài. "Đúng là người tính không bằng trời tính."

[...]

"Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của đời người, mà đã là quy luật, nếu như người trần mắt thịt như chúng ta cố tình chống lại, chắc chắn sẽ bị trừng phạt." Thầy Trung để Quỳnh Châu ngồi lên đùi, vừa đọc sách vừa giảng cho cô hiểu. Lát sau một cô bé xinh xắn, mái tóc đen nhánh với đôi mắt đượm buồn bước vào. Thầy ôm hai bé gái vào lòng, nghẹn giọng nói. "Thầy thương các con như cháu chắt ruột thịt. nhìn hai đứa thầy cứ nhớ hai đứa con gái số khổ của mình, xinh đẹp giỏi giang lắm, giờ được trời đất gọi về, trách làm sao, trách làm sao..."

Hai đứa trẻ không hiểu sao thầy lại khóc, chỉ ôm lại thầy nghe lời căn dặn. "Các con phải nhớ, trên đời này thật sự có thuật cải tử hoàn sinh nhưng đó là cấm thuật, có kẻ đang rục rịch thực hiện nó, chỉ tiếc là thầy bất tài không tiên đoán được là ai, hoặc do trời đất sắp đặt thầy không có duyên nhúng tay vào, nhưng hai đứa con thì khác, tất cả về cấm thuật nằm trong sách này." Thầy Trung đưa vào tay hai bàn tay nhỏ xíu, một lần nữa giảng lại từ đầu cho cả hai cùng nghe, đến trang cuối cùng thầy lại không lưu tình xé đi, bỏ lại hàng loạt câu hỏi bỏ ngõ trong đầu óc non trẻ.

--------------------

Chú thích:

Chúc ngôn: Di chúc miệng (hay thựctế nhiều người còn gọi là di ngôn) là sự thể hiện ý chíbằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho nhữngngười còn sống sau khi người lập di chúc chết.

Nguồn: Google.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro