Chương 3: Dịch dung + Chương 4: Đường dài đằng đẵng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Edit: Tiểu Thử

Chương 3: Dịch dung

Vệ Lạc dẫm lên chỗ đất cứng nổi lên trên hồ, chân cân nhắc mà đi đến gần vũng nước kia, đầu duỗi ra, vội vã nhìn vào mặt nước.

Trên mặt nước hiện ra một thiếu nữ cao gầy, khoảng chừng mười bốn mười lãm tuổi, trắng nõn thanh lệ. Nàng có một đôi mắt hạnh dài, con ngươi rất đen, dường như không lẫn một tạp chất nào cả. Mũi thẳng, làn môi không phải anh đào nhỏ nhắn truyền thống mà nở nang, tiếc là không có chút huyết sắc. Người trong nước mày liễu mắt thanh, trong ôn nhu hàm xúc còn uyển chuyển cất dấu lạnh lùng thản nhiên, cũng có phần ngây ngô của đứa bé chưa trưởng thành.

Thấp thoáng dưới mái tóc đen nhánh xoã trên vai, da thịt của nàng đặc biệt trắng nõn, đáng tiếc thiếu một ít hồng nhuận, có phần không khoẻ mạnh.

Vệ Lạc nghiêng đầu đánh giá hình ảnh trong nước, càng nhìn càng vừa lòng. Trước kia nàng cũng có diện mạo thanh lệ, nhưng hiện tại khuôn mặt còn chưa trưởng thành hết này lại còn hơn diện mạo trước.

Nhìn nhìn, chợt Vệ Lạc phát hiện, trang sức trên đầu của mình đã không thấy đâu, đoán là trước khi đại hán áo gai mang mình rời đi đã rớt xuống tại chỗ đó.

Vệ Lạc thưởng thức một hồi lâu. lại mở hộp gỗ, lấy ra cuộn thẻ tre. Trên mỗi phiến trúc ước chừng có mười hai chữ, tám phiến trúc ghép lại cũng chỉ được chừng trăm chữ. Vệ Lạc âm thầm nghĩ: thuật dịch dung? Thần bí biết bao, nhưng nội dung cũng quá là ít đi?

Một trãm chữ thì hơn hai mươi chữ đầu là quy tắc chung, còn lại bảy tám chục chữ sau là tường giải(giải thích rõ ràng). Gọi là tường giải, Vệ Lạc xem ra đó cũng chỉ là giới thiệu vắn tắt đã làm gọn không thể gọn nữa mà thôi.

Trong một trăm chữ thì xuất hiện mười danh từ rất kỳ lạ. Nhưng Vệ Lạc cũng chỉ nhìn thoáng qua đã biết được ý nghĩa của chúng. Hoá ra ý thức còn lại của thân thể này đang ảnh hưởng đến mình đây.

Vệ Lạc nhìn mấy lần rồi học thuộc làu mấy nội dung trên cuộn thẻ tre. Nàng cất cuộn thẻ tre vào hộp gỗ, xoay người đi vào sâu trong rừng cây.

Cũng không biết có phải không bị hoảng sợ hay không, Vệ Lạc dù không ăn gì cũng không thấy đói bụng. Lúc này nàng thầm nghĩ, trước hết cứ dịch dung khuôn mặt mình đã, rồi sau sẽ tìm đồ ãn, gặp mặt người.

Theo như những lời trên cuộn thẻ tre, thuật dịch dung này tuyệt đối không thể thiếu một thứ, đó là mật ong. Đang lúc gấp gáp thế này, Vệ Lạc đào đâu ra mật ong? Bây giờ nàng chuẩn bị dùng thuật dịch dung chỉ có tác dụng duy nhất là thay đổi màu làn da.

Nàng thu gom ba thứ lá cây gì đó cần dùng xong xuôi, lại một lần nữa đi vào hồ nước.

Sau khi điều phối mấy thứ kia hoàn hảo, Vệ Lạc ngồi đối diện hồ nước chậm rãi xoa chúng lên mặt. Lại nói tiếp chuyện này cũng rất thú vị, thoạt nhìn thì không thấy được gì, sau khi xoa lên chẳng những màu sắc rất đều, nàng lấy tay lau đi cũng rất khó.

Xuất phát từ cẩn thận, Vệ Lạc cũng xoa lên cả cổ, sau tai, xương quai xanh và hơn phân nửa cánh tay, chỉ chốc lát, trên mặt nước đã xuất hiện một khuôn mặt nhỏ thanh tú, làn da vừa đen vừa thô ráp. Nhờ làn da thô đen này, cả người nàng càng có vẻ gầy hơn. Phối hợp với đôi mắt sáng đen lạnh của nàng, cậu thiếu niên dáng vẻ quê mùa thôn dã trong nước kia lại thêm vài phần thanh khí.

Vệ Lạc cúi đầu nhìn bóng mình, thầm nghĩ: xem ra phải chú ý phơi nắng nhiều hơn. Chẳng trách tục ngữ nói: một cái trắng che ba cái xấu, bộ dạng hiện nay so với vừa rồi thật khác xa.

Ngắm nghía khuôn mặt một hồi, Vệ Lạc mặc nam bào vào. Nam bào màu xanh, vừa lớn vừa dài, rõ ràng là áo của đại hán áo gai. Sau khi Vệ Lạc mặc vào, tựa như là một đứa bé mặc áo người lớn.

Tìm một lúc trong rừng cây, Vệ Lạc kiếm được một thanh kiếm gãy nửa. Dùng nó cắt ngắn áo bào đi một ít, vạt áo bên dưới cũng làm như thế, trên lại dùng nút thắt buộc chặt. Mặc dù cắt tới cắt lui khiến bào phục đẹp đẽ trở thành quần áo tên ăn mày, nhưng cuối cùng cũng vừa người nàng. Vệ Lạc thay xong, xem trên mặt nước đã iện rõ một thiếu niên mười ba mười bốn tuổi. Chỉ là mặt mày ngũ quan nhìn kỹ lại có vài phần xinh đẹp nho nhã, hàm xúc động lòng người.

Vệ Lạc nhìn nhìn, mày chậm rãi nhướng lên, nàng thầm nghĩ: nay ở thời đại hỗn loạn, tuyệt đối không thể để người khác biết mình là nữ tử. Không được, dọc đường mình phải lĩnh hội thuật dịch dung này nhiều hơn, tìm thêm tài liệu, cần phải che giấu cho tốt khuôn mặt cũ mới được.

Trời sinh tính Vệ Lạc cẩn thận, ngay khi nàng thay bộ nam bào cũng đã đem ngoại bào và trung y đang mặc trên người cởi ra xé bỏ. Chỉ là chân nàng vẫn còn mang đôi giày thêu cũ đẹp đẽ quý giá, có khảm cả ngọc. Đôi giày này kì thực nhìn rất được, dù sao Vệ Lạc cũng không biết cách làm giày rơm, muốn đổi cũng không đổi được.

Song cái áo khoác ngoài cũng đủ dài để che hoàn toàn hai chân. Từ hình ảnh trên mặt nước nhìn ở góc độ nào cũng rõ là một thiếu niên nghèo khổ mà thôi.

Vệ Lạc mang lại giày khảm ngọc, đồng thời cất kỹ tiền, xoay người đi lên quan đạo.

Nàng đi theo hướng tới nơi mà đoàn sứ bị cướp giết. Thân thể này rất yếu, lại còn được nuông chiều từ bé, nên chỉ ba dặm ( 1 dặm=1/2 km) đường mà Vệ Lạc phải mất hơn nửa canh giờ.

Hiện trường sớm đã bị người Sở dọn dẹp, ngay cả thi thể xe ngựa cũng mang đi. Thảo nguyên rộng lớn, nếu không có vết máu trên mấy tảng đá lớn, còn có các đoạn kiếm bị gãy thì chắc cũng không có người nào nhận ra được hôm nay có một vụ thảm án xảy ra ở đây.

Vệ Lạc lẳng lặng đi qua bụi cỏ loang lổ vết máu, một luồng đau khổ chua xót không biết làm sao quẩn quanh lòng nàng. Đi không tới năm mươi bước, Vệ Lạc bị mùi máu tươi hun sặc mà phải xoay người rời khỏi. Vốn dĩ nàng còn trông cậy nơi này còn rơi lại vàng bạc ngọc sức gì đó, nhưng giờ hết thảy đã được quét tước quá mức sạch sẽ, nàng cũng không phí công nữa.

Trước mắt quan trọng hơn là kiếm một đôi giày rơm mang vào. Sau đó thì sao nhỉ? Lời của đại hán áo gai nàng cũng hiểu, lần xuất giá này quả có ẩn tình khác, nước Việt không thể quay về. Vả lại cho dù có quay về thì nàng cũng chỉ là hàng giả.

Hiện tại đã qua buổi chiều khoảng hai giờ, mặt trời dần dần chìm về Tây. Trên con đường cổ đầy bụi vàng đằng đẵng, nhìn một cái ngoại trừ rừng cây nguyên thuỷ kéo dài ra thì cũng chỉ là thảo nguyên rộng lớn, lấy đâu ra người đi đường?

Mặc dù là quan đạo nhưng mặt đường đất vàng vẫn rất gồ ghề, chỗ thấp chỗ cao. Vệ Lạc đã quyết định sẽ không đi nước Việt nữa. Nước Việt, hình như là vùng Giang Tô, Chiết Giang thì phải? Vậy là nằm về phía Đông Nam. Xem ra mình chỉ có thể đi về hướng Tây Bắc.

Cũng không biết nơi này là ở đâu? Thuộc lãnh thổ của chư hầu nước nào? Ừ, có nước Tấn, nước Việt , chắc là mình đã xuyên tới thời Xuân Thu Chiến quốc rồi?

Vệ Lạc nhìn về phía Tây, có chút lo lắng nghĩ: với cái thân thể yếu ớt này, chỉ sợ đi tới chạng vạng cũng không được bảy tám dặm đường.

Nàng một bước rồi một bước đi tới, cái bóng đong đưa đong đưa, dưới trời chiều kéo dài mãi thành một vệt sẫm.
-------------------o------------------

Chương 4: Đường dài đằng đẵng(*)

(*)nguyên văn là "lộ mạn mạn hề", trích trong bài "Ly tao" của Khuất Nguyên.

Thân thể bây giờ của Vệ Lạc hết sức kém cỏi, nàng hơi đi nhanh một chút, chân còn chưa bủn rủn thì ngực đã thấy khó chịu, hơn nữa thể lực chẳng có bao nhiêu, đi một trăm bước đã phải nghỉ ngơi một hồi.

Khiến cho nàng đi từ lúc mặt trời ngã về Tây tới giờ chưa đến tám chín dặm đường. Mà đằng trước hay phía sau cũng chỉ có một vùng hoang vắng kéo dài, hai bên cây cối dày đặc.

Vệ Lạc vỗ ngực, dưới chân cũng nhanh hơn. Lại đi thêm vài dặm, rốt cuộc cũng đi qua hết cánh rừng, phía trước xuất hiện một vùng đồi núi mênh mông.

Địa hình phía trước nhấp nhô, tầm nhìn cuối là một ngọn núi không cao lắm, núi non cây cối xanh um, xa xa nhìn lại cũng không rõ rốt cuộc có người ở hay không.

Phỏng chừng đến chỗ ngọn núi kia cũng mất mười dặm đường, với thể chất này của Vệ Lạc, sợ phải đi đến đêm mới tới. Hiện tài nàng rất đói bụng, hai chân bủn rủn, ngực đập thình thịch. Nàng nhìn trái phải, nhìn đồi núi vô biên vô hạn, làm sao mà qua đêm được? Vả lại nơi này gần rừng rậm, chỉ sợ có nhiều dã thú, không được, mặc kệ dưới chân ngọn núi có người hay không, dù sao cũng phải đi thử một lần.

Nghĩ đến đây, dưới chân Vệ Lạc nhanh hơn một chút. Tuy nói là nhanh hơn, với tình trạng thân thể này, cũng chỉ là nhỉnh hơn vừa rồi một ít, thậm chí còn kém hơn lúc mới lên đường.

Kiếp trước thân thể Vệ Lạc rất khoẻ mạnh, lại lớn lên từ nông thôn, đi đường núi như bay, tình trạng chân tay không lực như vầy chưa bao giờ gặp, thật sự không thoải mái chút nào.

Mặt trời đã chìm hơn nửa, chỉ còn le lói lại vài vệt tà dương. một dải mây đen vắt ngang đường chân trời. Cứ thế sau một lúc, một tầng sương đêm dần dâng lên.

Trời đã tối.

Vệ Lạc ngửa đầu nhìn, không trung xuất hiện hơn mười ngôi sao. Xem ra tối nay sẽ không ít sao. Nghĩ đến đây, Vệ Lạc cảm thấy an tâm một chút.

Trong lòng yên ổn, nàng cũng có tâm thưởng thức bóng đêm đang dần buông lúc này. Bấy giờ bầu trời đặc biệt trong suốt vô trần ngay cả quê cũ trước kia của nàng cũng chưa từng có.

Càng ngày Vệ Lạc càng cảm giác sắc trời đang tối dần, đi bộ chưa đến một dặm đường màn đêm đã buông xuống, không trung đầy sao không kể xiết. Đáng tiếc lại không trăng.

Khi trời tối, toàn bộ đất trời đều trở nên tĩnh lặng. Vệ Lạc quay đầu nhìn thoáng qua phía sau rừng cây, cứ có cảm giác một con quái vật đáng sợ sẽ nhảy xổ ra từ trong đó. Rùng mình một cái, nàng lại bước đi nhanh hơn.

Trong bóng đêm, có vẻ hết thảy âm thanh xung quanh đều sẽ chui vào tai. Tiếng côn trùng kêu vang, tiếng ếch kêu, còn tiếng gió thổi lá cây xào xạc, liên miên không dứt, càng ngày càng nhiều.

Vệ Lạc gắt gao che lấy ngực, tuy rằng nàng đang rất sợ nhưng vẫn cố gắng lắng nghe.

Nàng muốn biết trong mấy âm thanh này có lẫn một hai tiếng chó sủa hay không! Nàng muốn biết phía trước có nông dân sống trong núi hay không!

Cứ cố trấn an như thế, khuya khoắt ba canh giờ sau, Vệ Lạc tới dưới chân núi, đồng thời nàng cũng nghe được tiếng chó sủa.

Nơi này có người ở.

Biết có người sống gần đây, sức lực còn lại của Vệ Lạc đều mất hết, nàng mềm người tê liệt ngã xuống mặt cỏ bên cạnh quan đạo, một bên lắng tiếng chó sủa xa xa, một bên tự nhủ: nơi này có người sống, không cần sợ nữa, nơi này có người rồi.

Sao dày đặc rọi xuống, mặt đất nhiễm một tầng ánh sáng mờ mờ. Chỗ con chó đang sủa cũng không thấy có ánh đèn dầu. Nhưng Vệ Lạc nghĩ, nếu nơi này thực sự là thời Xuân Thu Chiến quốc xa xưa, thì nhà dân bình thường ban đêm cũng chẳng có điều kiện mà đốt đèn.

Vệ Lạc lúc này vừa đói vừa lạnh lại thêm sợ hãi, hiện tại nàng vô cùng khát vọng có ánh lửa xuất hiện, cho nàng thêm chút ấm áp. Về phần đồ ăn thì khỏi phải nhắc tới.

Đáng tiếc trên người nàng chẳng có đồ đánh lửa, càng không có sức cử động một đầu ngón tay. Do đó, ao ước cũng vô vọng mà thôi.

Tuy rằng mệt tới cực điểm, Vệ Lạc cũng không dám nhắm mắt, nàng cũng chẳng biết kiếm chỗ nào nhắm mắt mới gọi là an toàn. Bởi vậy nàng chỉ có thể ngẩng đầu nhìn trời đếm sao, lắng nghe tiếng chó sủa, chờ thời gian từng giây từng giây trôi qua.

Cho dù nửa năm trước bất lực nghe ông cụ Giang Yển báo tin cha mẹ và em trai bỏ mạng trong trận động đất, hay như vừa rồi mở to mắt nhìn nhiều người chết trước mặt mình như vậy, tất cả đều khiến cho lá gan Vệ Lạc lớn hơn rất nhiều, tâm nàng cũng lạnh lùng hơn. Nàng luôn tự giác hoặc không tự giác nhắc nhở mình rằng: có quỷ gì mà phải sợ? Cho dù quỷ đến, cùng lắm là đi chết.

Suy nghĩ như vậy khiến lá gan Vệ Lạc ngày càng lớn, bất giác ôm hai đầu gối mà ngủ.

Cái lạnh khiến nàng tỉnh giấc. Lúc này tuy mới tháng tám tháng chín, ngủ trên quan đạo không che đắp cũng gặp lạnh. Vệ Lạc vừa mở mắt nhìn, trên bầu trời phía Đông, một tia nắng ban mai xuất hiện, trời rốt cuộc đã sáng!

Xoa nắn hai chân đã tê dại, Vệ Lạc chậm rãi đứng lên.

Chân trời càng ngày càng sáng, khi mặt trời theo phương Đông dâng lên thành một vòng đỏ au thì ngày đã sáng, tươi đẹp chói mắt. Vệ Lạc quay đầu nhìn về phía chân núi, trong nắng mai, nàng thấy rõ không đến hai dặm dường phía trước có một thung lũng, bảy tám nếp nhà tranh nằm đó. Bên ngoài mấy ngôi nhà, còn thấy được có người đang làm việc.

Thực sự là tốt quá!

Vệ Lạc vui mừng đi về phía thung lũng. Nàng vừa đi vừa lấy ra ba đao tệ từ trong ngực, cũng không biết đao tệ này giá trị như thế nào, chẳng biết có đủ đổi lấy một bữa cơm với đôi giàu rơm không?

Xuất phát từ cẩn thận, Vệ Lạc đem số đao tệ còn lại chia năm, trừ ba đao tệ đã lấy ra ngoài, trong túi áo trái phải của nàng đều có một phần. Lại cởi cái áo bố xanh hôm qua gói kỹ lại hai phần, cột vào hai bên cẳng chân, đương nhiên phần nhiều nhất thì bỏ trong hành trang cất kỹ. Nàng biết từ xưa tới nay dân chúng là người chất phác nhất, hẳn là không có ai gây bất lợi cho nàng. Thế nhưng hiện tại nàng tốt nhất không nên ra tiền mặt, cứ lấy thái độ cẩn thận mà xử sự thôi.

Đường đến thung lũng cực kỳ gồ ghề, Vệ Lạc đi nửa giờ rồi mới phát hiện một con đường nhỏ thông thẳng đến thung lũng. Nàng đi một lúc dừng một lúc, đến một canh giờ sau mới đến dưới thung lũng.

Trước mắt hai trăm thước có một mái nhà tranh, cứ cách hai mét lại cắm một cái cọc bằng thân cây xuống đất. Thân cây xanh đen không được gọt vát, lại dựng thêm mấy cây trúc, trúc chặt chẽ bó cỏ tranh lại, bùn trát lên cỏ tranh rỉ ra bên ngoài. Phòng ở không lớn, khoảng ba gian, rất thấp.

Sau bên hông nhà, một người đàn ông đang khom người xuống ruộng làm việc. Vệ Lạc không do dự, cất bước đến gần nhà tranh.

Khi nàng đi đến còn một trăm năm mươi mét, cửa hàng rào nhà tranh 'két' một tiếng đẩy ra, một phụ nhân mặc áo vải bố, đi giày rơm, tóc bới thành búi, màu da khô đen xanh xám, vẻ mặt đầy nếp nhăn khổ não đi ra, bà nghe được tiếng bước chân của Vệ Lạc, ngẩng đầu trông nàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro