IV.Ngôi sao 🌌🌊♒️IV

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1,2 [THỜI THƯỢNG CỔ]

[Phượng Hoàng 凤皇 là tên gọi khác của Phượng Hoàng 凤凰, con trống gọi là Phượng 凤, con mái gọi là Hoàng 凰, cùng Lân 麟, Quy 龟, Long 龙 gọi chung là tứ linh. Phượng Hoàng là vua của muôn chim, 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân miêu tả Phượng Hoàng: "Vũ trùng[1] ba trăm mà có sáu mươi là Phượng đứng đầu." Phượng Hoàng là Chu Điểu (tức Chu Tước) của phương nam, tượng trưng cho đức hạnh và điềm lành. 《Bão Phác Tử》ghi Phượng có ngũ hành: "Do hành Mộc là nhân 仁, là xanh. Trên đầu Phượng xanh, do đó cũng gọi là đội nhân 戴仁. Hành Kim là nghĩa 义, là trắng. Phượng cổ trắng, do đó cũng gọi là buộc nghĩa 缨义. Hành Hỏa là lễ 礼, là đỏ. Phượng lưng đỏ, do đó cũng gọi là gánh lễ负礼. Hành Thủy là trí 智, là đen. Phượng ngực đen, do đó cũng gọi là hướng trí 向智. Hành Thổ là tín 信, là vàng. Dưới chân Phượng vàng, do đó cũng gọi là đạp tín 蹈信." Phượng Hoàng trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: "Núi Đan Huyệt 丹穴, có loài chim, dạng nó như con gà, năm màu mà có vằn, tên là Phượng Hoàng 凤皇, vằn ở đầu là chữ "đức" 德, vằn ở cánh là chữ "nghĩa" 义, vằn ở lưng là chữ "lễ" 礼, vằn ở ngực là chữ "nhân" 仁, vằn ở bụng là chữ "tín" 信. Đó là giống chim ăn uống tự nhiên, tự ca tự múa, thấy được thì thiên hạ yên ổn." [1] Thời cổ đại lấy trùng 虫 làm tên gọi chung của động vật. Cơ thể động vật có lông vũ (tức loài chim) gọi là vũ trùng 羽虫.]

🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌

[Ở huyện Hoài Tập (怀集县), tỉnh Quảng Đông có một phong tục gọi là Lễ hội Cung Tử được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch. Phong tục này xuất phát từ một văn hóa dân gian tươi đẹp. Truyền thuyết cho rằng, sau khi Viêm Đế, một trong Ngũ Đế đến nhân gian để dạy con người trồng trọt, y thuật, và lễ nghi. Sau khi việc lớn đã hoàn thành, Viêm Đế hoá thành một con chim yến màu vàng bay lên thiên đàng, đó là ngày mùng 6 tháng 6. Do đó, những hình ảnh của chim yến màu vàng và ngày mùng 6 tháng 6 được kết nối với nhau trong tâm trí mọi người. Cho nên cứ mỗi tháng sáu âm lịch người ta lại tổ chức một nghi lễ hoành tráng để tưởng nhớ. Ở tỉnh Quảng Tây có thôn Hoài Cừ, người dân thôn này cũng tổ chức lễ hội Chim Yến tương tự. Dân trong thôn cho rằng chim yến (bao gồm cả chim én) là "Tổ Tiên Thần -祖先神" hay vị thần tổ tiên của loài người và cũng là "Lôi thần chi tử - 雷神之子" tức con của thần sấm. Do đó, tại đây, những con chim yến nhận được những đặc ân mà những con chim khác không thể có được. Truyền thống tôn kính chim yến của người Hoài Cừ bắt nguồn từ văn hóa Đồ đằng (Tô-tem) cổ đại. Họ có niềm tin rằng con người có một mối liên kết tâm linh với thực vật hoặc động vật, những thứ này gọi là Tô-tem hay vật tổ. Ở trường hợp này, người Hoài Cừ được cho là có tương tác với chim yến và yến đóng vai trò biểu trưng cho họ.]

🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🕉️

[Trước khi có nghề nuôi tổ yến lấy tổ, chim yến chỉ làm tổ ở những nơi có địa thế hiểm trở. Thường là trên những vách đá dựng đứng ở các vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á.Tổ yến hay là yến sào là một món ăn quý và một loại thuốc quý được hình thành từ nước dãi của chim yến. Tổ yến hình bán nguyệt thường chỉ có đường kính 15-20cm nhưng đây kết quả của những nỗ lực miệt mài của một cặp chim. Vào mùa sinh sản, chim yến sẽ bắt cặp và lên kế hoạch xây dựng tổ. Khi bắt đầu làm tổ, chim đực lẫn chim cái liên tục bay đến bức tường đá của nơi được chọn. Chim yến thường kiếm ăn vào ban ngày và xây tổ khi đêm đến. Theo các chuyên gia thì chỉ con đực đảm nhiệm vai trò xây tổ. Khi màn đêm buông xuống, tuyến nước dãi của chim yến phát triển mạnh, yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ. Bất cứ nơi nào chim chạm vào, một lượng chất nhầy thần bí trong miệng chim được nhổ lên tường đá. Đây giống như một loại keo được tiết ra bởi tuyến nước bọt. Chất nhầy ấy nhanh chóng được làm khô bởi không khí và tạo thành những sợi chỉ nhỏ. Sau vô số lần bay lượn và tạo ra vô vàn những sợi chỉ nhỏ, một đường viền hình bán nguyệt được vẽ từ bức tường đá, và sau đó một cạnh lồi dần dần được hiện lên để tạo thành một lớp tổ hình khuỷu tay theo từng lớp. Tổ có độ bền và độ bám dính cao và trông giống như một lớp keo trắng. Lần đầu tiên chim yến làm tổ mất bốn tháng, những lần tiếp theo tốn ít thời gian hơn. Tổ làm xong cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình sinh nở. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn cho loại sản vật này. Chim Yến là 1 loài chim quý. Với những giá trị to lớn mà con người nhận được, chúng ta nên gửi lại loài chim này 1 đặc ân, một môi trường tuyệt vời cho chim Yến sống và sinh sản, để trong tương lai không xa, chúng ta sẽ đưa chim yến ra ngoài Thế giới, để bạn bè năm châu có cơ hội thưởng thức 1 dòng sản phẩm quý hiếm - một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.]

🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🕉️🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🌌🕉️
Ngụy Nguyệt Yến
Nữ Thổ Bức

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#diary