Ôi! Cái sự nghèo giàu .

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phải nói ở cái thời nữa tây nữa ta, nữa Âu nữa Á này cuộc sống thật sự khó khăn. Ở chốn mà những người giàu có xa hoa ở lại luôn có những kẻ bần cùng nghèo khổ từng ngày làm tôi mọi cho xã hội khắc nghiệt cũng chỉ vì miếng ăn và sự sống.
Gia Định, cái tên cao sang biết mấy, uy quyền biết mấy. Đúng thế nơi đó là nơi mà chỉ giành cho giai cấp tư bản giàu có và những quan lớn quyền thế, còn những người bị gọi là "dân đen" chả khác gì nô lệ. Nhưng mà nói đi cùng phải nói lại, ở chốn ăn thịt hút máu này vẫn còn có người tốt dù là ít ỏi như tiền của dân đen.
-------------------------------------------------------------
Năm 1837, phố xá Gia Định tấp nập nhộn nhịp kể bán người mua, những mặc hàng từ thuyền buôn phương Tây có đầy trên các kệ của của tiệm lớn, nhà cửa kiểu Pháp đã mọc lên như nấm, trang phục cách tân trở thành xu hướng của các quý bà, quý cô... Phải nói lúc bấy giờ thành Gia Định như một khu phố ở Pháp thu nhỏ. ( đây chỉ là những yếu tố phi lịch sử mình chỉ thêm bớt chất lộc để miêu tả)
Ở Gia Định lúc bấy giờ có một ông chủ giàu có, theo như người ta nói thì ông này là người ở miền Trung có mẹ là người Pháp, vì việc làm ăn mà đã vào trong Nam xây dựng xí nghiệp mở rộng công việc ở cái chốn phù hoa này. Gọi bằng ông có lẽ quá già thật ra ông ấy chỉ hơn 30 tuổi vì là bật chủ cả lại có quyền có thế nên kẻ thấp hèn phải gọi là ông này ông nọ. Mà ông lớn đây giàu có vô cùng nhưng lại tốt bụng, so với lũ quan quyền và lũ tư bản kia thì ông là tiên là bụt giữa chốn đọa đày. Dân ở Gia Định này điều biết ông ,họ gọi ông một cách thân mật là ông lớn hay là ông Đại. Số ông lớn coi sướng mà khổ, nay đã hơn 30 tuổi mà vẫn không con không cái bên cạnh cũng chả có một "bóng hồng" . Ở thời này ai chê tiền tài danh vọng, như ông lớn thì 10 "bóng hồng, mai, lan, cúc, trúc... " còn chả nhầm nhò thế mà chắc do cái mệnh trời rồi. Trên cao trả thiên vị một ai, đã cho cái này sẽ lấy đi cái khác, trời cho ông giàu sang quyền lực thì lại lấy đi của ông cái chữ tình chữ tử (Tử đây là con cái).
Ông từ tuổi 18 đã kết hôn nhưng chưa được 3 năm mặn nồng thì vợ ông đã theo tổ tiên, ông đến cái xứ Gia Định lập nghiệp thì cưới bà thứ hai lúc ấy ông 24 tuổi, mà là số rồi chưa được ba năm bà ấy cũng theo bà vợ đầu về gặp tổ tiên. Ông buồn ông khổ, ông làm biết bao điều tốt thế mà chả hiểu sao lại để ông không vợ không con. Ông được một thầy tướng số phán rằng "đời này ông khắc vợ, ai lấy ông cũng chết sớm lại thêm bà vợ đầu của ông tình vẫn còn vươn nên ông sau này khó mà có thể cưới vợ sanh con, dù cho có cũng không qua được 3 năm". Thế nhưng ông cũng chả tin, bởi ông tuy giàu nhưng luôn giúp kẻ khó chưa từng đàn áp "dân đen"
cả đời sống chỉ biết giúp người, cứu người, cho họ chỗ làm ăn lương thiện sau mà ở trên có thể bất công với thân ông thế này. Ông lớn quyết cưới bà vợ thứ ba cứ tưởng sống hạnh phúc êm đềm thế mà ngay ngày kỉ niệm 3 năm cưới nhau bà ấy lại theo bà cả và bà hai mà gặp tổ tiên nốt. Lần này muốn không tin cũng không được, ông cầu thầy rước đạo mà cũng vô ích, không những không quá giải được mà còn khiến càng khổ sở hơn, ông nghĩ nếu cưới sẽ khắc vậy thì nhân tình giúp ông sinh con chắc cũng chả sao. Dù là nuôi nhân tình nhưng ông lớn không giống bọn hám gái dê già cưỡng đoạt uy hiếp. Ông chỉ hỏi ai tự nguyện theo ông dù cả đời không danh không phận, tuy thế nhưng vẫn sống trong nhung lụa giàu sang chỉ là ông không thể cho một vị trí rõ ràng. Cứ thế mấy cô gái ở chốn này còn mong mỏi gì ngoài sang giàu phú quý chứ, chỉ là mệnh ông thật sự là xui xẻo không chỉ vợ mà cả nhân tình cũng sống bên ông không quá 3 năm, người thì chết kẻ hóa điên mà bỏ đi. Số ông lớn xem như là hết rồi, hết cái gọi là nhân duyên. Bởi nói đâu phải giàu là phúc mà nghèo là họa. Ôi! Cái sự giàu nghèo. Kẻ phủ phê lại lay hoay tìm hạnh phúc, người hạnh phúc lại chỉ mong sang giàu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro