7.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm của loài người

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7.2.1. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu

Có khoảng 45 hợp chất và nguyên tố có trong các loại lương thực và thực phẩm được coi là các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho cuộc sống và sức khoẻ của con người. Các chất dinh dưỡng này nằm trong 5 nhóm là glucit, lipid, protein, viatmin và muối khoáng. Mỗi chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong các loại lương thực và thực phẩm khác nhau, tuy nhiên không có loại thức ăn nào có thể chứa đầy đủ các hợp chất cần thiết. Mỗi một loại thức ăn có một chức phận hay các chức phận khác nhau trong cơ thể, như cung cấp năng lượng, xây dựng các mô hay duy trì các quá trình sinh lý cơ bản của cơ thể.

Cho đến nay, loài người đã thuần hóa đến nay chừng 80 loại cây lương thực, thực phẩm chủ yếu và trên 20 loại động vật.

Về lương thực chủ yếu có 3 loài: lúa, lúa mì và ngô với quá nửa diện tích đất đai trồng trọt của Trái đất. Chỉ riêng lúa và lúa mì đã cung cấp chừng 40% năng lượng dạng thức ăn cho loài người.

1. Lúa.

Là cây lương thực quan trọng hơn cả và nó cũng đã thích ứng với các điều kiện khí hậu sinh thái rất khác nhau: nhiệt đới, ôn đới, vùng cao, khô, vùng thấp, trũng,... Diện tích trồng lúa trên thế giới khoảng 140 triệu hecta chủ yếu ở Châu Á (90% diện tích), năng suất trung bình 25 tạ/hecta một vụ với sản lượng tổng cộng khoảng 344 triệu tấn.

2. Mì (lúa mì)


Đứng hàng thứ hai sau lúa về cây lương thực chủ yếu. Mì thích nghi với khí hậu ôn đới. Năng suất trung bình 20 tạ/ha trên diện tích 210 triệu ha và tổng sản lượng thế giới khoảng 355 triệu tấn.

3. Ngô

Là loại ngũ cốc đứng thứ ba, sản lương ngô trên thế giới khoảng 322 triệu tấn. Chừng 40 % tập trung ở Bắc và Trung Mỹ. Về giá trị năng lượng thì lúa thua ngô: lúa cho 234 kcal/100g và 4% protein còn ngô cho 327 kcal/100g và 7,6% protein. Tuy nhiên lúa gạo lại có đầy đủ các acid amin cần thiết, trong khi ngô thiếu hẳn hai loại quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được là lizin và triptophan.

Các thực phẩm chủ yếu có rau, quả, thịt, cá,.... những thứ này bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà ở hạt cốc không có đủ.

Về rau củ có khoai tây, khoai lang, sắn... là những cây vừa làm lương thực, vừa làm thực phẩm. Khoai tây trồng ở vùng khí hậu ôn đới là chủ yếu. Khoảng 23 triệu ha với sản lượng chừng 1/3 tỷ tấn. So với khoai tây, khoai lang có tỷ lệ glucit cao hơn (26%) nhưng tỷ lệ protein lại thấp hơn (1,4%). Sắn giống như khoai lang, thích nghi với khí hậu nóng. Tổng sản lượng thế giới khoảng 90 triệu tấn củ/năm.

Về rau hạt, quan trọng nhất là đổ tương (đậu nành) và lạc. Theo sản lượng thì chúng không thể so với các loại ngũ cốc, nhưng thành phần protein lại cao hơn gấp nhiều lần và rất quan trọng cho dinh dưỡng của con người và động vật. Sản lượng của các loại rau hạt chừng 100 triệu tấn/năm.

Bảng 7.3: Sản lượng cây có hạt trên thế giới (triệu tấn/năm; UNEP, 1982)

Thịt cá là loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo đảm lượng protein cần thiết cho cơ thể. Trừ cá ra, 9 loài động vật nuôi là trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngỗng, gà, vịt, gà tây đã cung cấp phần lớn protein nuôi sống con người. Bò và lợn đã thỏa mãn khoảng 90% tổng lượng thịt do gia súc đem lại. Về sữa, thì bò bảo đảm khoảng 90%, trâu khoảng 4-5%, còn lại là dê và cừu.

7.2.2. Sản xuất lương thực và dinh dưỡng thế giới


Mặc dù sản xuất lương thực trên thế giới tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng (Bảng 7.4), nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến.

Bảng 7.4: Sản xuất ngũ cốc trên thế giớitừ 1960 đến 1993

Trong số hơn 6 tỷ người đang sống trên Trái đất ngày nay thì cứ 10 người có một người đang bị đói. Trong số 60 triệu người chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 - 20 triệu, số còn lại chết vì thiếu dinh dưỡng và bệnh tật. Ngoài số người bị đói, thường xuyên có khoảng 850 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Để có thể sản xuất đủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, người ta tính rằng phải tăng thêm 40% số lương thực và thực phẩm đang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây trồng lên 26%. Đây là bài toán khó giải cho nhân loại.

Để tính nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho một đầu người dân, người ta thường qui về số kcal cần cho một ngày đêm (Bảng 7.5).

Bảng 7.5 : Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở các nước nghèo

Nhu cầu năng lượng cần cho mỗi người phụ thuộc vào mức độ lao động, lứa tuổi, giới tính và nơi sinh sống. Nhu cầu năng lượng cần cho một người ở Châu Âu là 2400 kcal/ngày cho nam; 1600 kcal/ngày cho nữ. Người Việt Nam có nhu cầu thấp hơn, tương ứng là 2100 kcal/ngày và 1400 kcal/ngày. Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày, không phải chỉ tính ở số kcal mà còn cả ở thành phần chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Nếu thiếu protein động vật thì phải bù bằng protein thực vật. Sự thiếu protein trong khẩu phần thức ăn ở các nước kém phát triển, có khi còn nghiêm trọng hơn cả thiếu calo, nhất là đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con và trẻ em.


Ở nước ta, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng thì tình hình dinh dưỡng của nhân dân ta trong 3 năm 1987-1989 cũng rất kém, bình quân số kcal cung cấp cho một người mỗi ngày mới chỉ đạt 1950 kcal, so với yêu cầu thì còn thiếu. Để bảo đảm nhu cầu năng lượng và thành phần dinh dưỡng qua khẩu phần thức ăn, thông thường người ta tính là trong khẩu phần thức ăn cần 2100 kcal từ thức ăn là thực vật và 2000 kcal từ thức ăn là động vật. Như chúng ta đã biết, muốn có 1 kcal ở dạng thức ăn động vật cần 7 kcal thức ăn ở dạng thực vật.

Việt Nam hiện nay đang tập trung mọi nổ lực vào sản xuất lương thực và thực phẩm. Nhờ đổi mới đường lối nông nghiệp, nước ta từ một nước thiếu lương thực đã trở thành một nước có gạo xuất khẩu, (đứng thứ hai trên thế giới) nhưng do dân số tăng nhanh nên có nơi còn có tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Nếu lấy năm 1994 để tính diện tích dành cho trồng lúa là 6,43 triệu hécta và năng suất lúa là 35,6 tạ ha thì sản lượng lúa là 23,4 triệu tấn (kể cả màu là 26,2 triệu tấn) và dân số là 72 triệu người thì bình quân ở Việt Nam mỗi người dân có 360 kg lúa gạo. Đến năm 2000 bình quân lương thực đầu người ở nước ta đã tăng lên 444 kg. Phấn đấu đến năm 2010 là 40 triệu tấn.

7.2.1. Tiềm năng lương thựcvà thực phẩm của thế giới

· Các thành tựu của cách mạng xanh

- Cách mạng xanh có 2 nội dung quan trọng hổ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra những giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực và sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới

- Cách mạng xanh đã tạo ra những thành tựu lớn trong sản xuất lương thực của thế giới. Bên cạnh đó cách mạng xanh cũng tạo ra những hạn chế

· Tiềm năng sản xuất lương thực và thực phẩm của biển

- Biển và đại dương thế giới là kho dự trữ lương thực và thực phẩm của con người

Bảng 7.6: Sản lượng đánh bắt hải sản của thế giới đến năm 2000 ( triệu tấn)

( UNEP, 1983) 

· Tăng cường tỷ lệ sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất lương thực và thực phẩm


Hộp7.3.

Thế giới cần tiến hành cuộc cách mạng xanh lần thứ hai để có đủ lương thực nuôi sống 9 tỷ người trên hành tinh sắp tới ( Lời kêu gọi của Giám đốc FAO đọc tại San Francisco ngày 13.9.2006).

Theo ước tính của FAO, sản lượng ngũ cốc của thế giới năm 2006 sẽ chỉ đạt 2 tỷ tấn, giảm 1% so năm 2005, trong khi đó, dân số thế giới mỗi năm tăng thêm 76 triệu người, vì vậy đến năm 2050, sản lượng ngũ cốc phải tăng thêm 1 tỷ tấn.

Năm 1999, nguồn dự trữ lương thực của thế giới có thể đảm bảo 33% nhu cầu lương thực toàn thế giới thì nay chỉ còn 20%.

Cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất chủ yếu là mặt kỹ thuật. Còn cuộc cách mạng xanh lần thứ hai sẽ liên quan đến công tác quản lý, điều hành và việc phân bố tài nguyên.

(Theo Libe'ration, Xinhua) Báo Tuổi trẻ, ngày 15.9.2006


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro