Chương 6 . QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG --- 6.1. Những khái niệm cơ bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6.1. Những khái niệm cơ bản về quản lý môi trường.

Quản lý MT là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, ssao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con người, vừa bảo đảm được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta.

Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MT sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.

6.1.1. Các mục tiêu chủ yếu.

· Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm MT phát sinh trong hoạt động sống của con người

· Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường

· Phát triển bền vững KTXH của quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do Rio - 92 đưa ra

· Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý MT quốc gia và các vùng lãnh thổ.

6.1.2. Các nguyên tắc chủ yếu.

· Hướng công tác quản lý MT tới mục tiêu phát triển bền vững KTXH đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chĩnh sách nhà nước, ngành và địa phương.

· Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý MT. Môi trường khôgn có ranh giới khôgn gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ ảnh hưởng có trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.

· Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.


· Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái MT cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục MT nếu để gây ra ô nhiễm MT. Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.

· Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm MT gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục MT đã bị ô nhiễm. Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra.

6.1.3. Nội dung công tác quản lý Nhà nước về MT của nước ta.

· Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn MT

· Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ MT, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái MT, ô nhiễm MT, sự cố MT

· Xây dựng, quản lý các công trình BVMT, các công trình có liên quan đến BVMT

· Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng MT, dự báo diễn biến MT

· Thẩm định các báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh

· Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tieu chuẩn MT

· Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết cácc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT

· Đào tạo CB về khoa học và quản lý MT

· Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT

· Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT

6.1.4. Tổ chức công tác quản lý môi trường

Công tác quản lý môi trường của bất kỳ quốc gia nào có tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy quản lý môi trường của quốc gia đó. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng nước mà hệ thống tổ chức bộ máy được hình thành.

Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ


quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp. UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở TN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Việt Nam:

Hình 6.1: Hệ thống tổ chức công tác quản lý Nhà nước về MT của VN

6.1.1. Các công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những nội dung của công tác quản lý môi trường. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cụ có một chức năng nhất định, liên kết và hổ trợ lẫn nhau.

Các loại công cụ quản lý môi trường bao gồm:

1. Phân loại theo chức năng: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động, công cụ hổ trợ.

2. Phân loại theo bản chất: Công cụ luật pháp chính sách


3. Công cụ kỹ thuật quản lý: Bao gồm ĐTM, quan trắc moi trường, tái chế và xử lý chất thải.

4. Công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí,...

Hệ thồng quản lý môi trường GREEN GLOBE 21

Năm 1999, Cơ quan chứng nhận quốc tế GREEN GLOBE 21 thuộc Uỷ Ban Du lịch và Lữ hành thế giới đã xây dựng một tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường riêng cho ngành khách sạn nhằm giúp cho các nhà quản lý khách sạn dễ dàng áp dụng Hệ thống này trong khách sạn của mình. Các doanh nghiệp khách sạn cần phải:

1. Xây dựng, thực hiện và duy trì một Hệ thống quản lý môi trường thích hợp với phạm vi các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ, các tác động xã hội và môi trường của khách sạn.

2. Đề cử một đại diện từ ban lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiêm về việc thực hiện Hệ thống quản lý môi trường .

3. Tổ chức các buổi huấn luyện cần thiết cho tất cả nhân viên về các trách nhiệm quan trọng của họ và các hoạt động liên quan đến Hệ thống quản lý môi trường.

4. Giám sát việc thực hiện các cam kết theo các tiêu chuẩn của GREEN GLOBE 21.

5. Ghi chép đầy đủ các tình trạng tuân thủ luật pháp và các quy định, đưa ra các hành động sữa chửa kịp thời đối với những hành động không tuân thủ để tránh sự lặp lại.

6. Lưu lại ít nhất là 24 tháng các sổ sách theo dõi.

7. Thường xuyên xem xét tính đầy đủ và hiệu quả trong việc hoàn thành các yêu cầu của tiêu chuẩn GREEN GLOBE 21 dành cho ngành khách sạn.

Sau khi một doanh nghiệp khách sạn đáp ứng được các yêu cầu đề ra thông qua một kiểm toán độc lập, cơ quan chứng nhận GREEN GLOBE 21 sẽ cấp một biểu tượng chứng nhận (logo) về Hệ thống quản lý môi trường cho họ. Tuy nhiên, để có thể sử dụng biểu tượng chứng nhận này lâu dài, doanh nghiệp sẽ được tiếp tục được kiểm tra hàng năm về các tuân thủ của mình.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro