6.2. Cơ sở khoa học của công tác quản lý môi trường.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6.2.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường.

1. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn " Tự nhiên - Con người - Xã hội ". Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá của 5 thành phần cơ bản :

· Sinh vật sản xuất

· Sinh vật tiêu thụ

· Sinh vật phân huỷ( vi khuẩn, nấm)

· Con người và xã hội loài người

· Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người

2. Tính thống nhất của hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã hôị " đòi hỏi việc giải quyết vấn đề MT và thực hiện công tác quản lý MT phải toàn diện và hệ thống.

3. Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người.

6.2.2. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường

· Quản lý MT là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ MT sống và phát triển bền vững KTXH.

· Quản lý MT cần nối giữa khoa học MT với hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã hội " đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành


6.2.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường.

· Quản lý MT được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế

· Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất đều diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị

6.2.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường.

· Cơ sở là các văn bản về Luật quốc tế và Luật quốc gia về lĩnh vực MT

· Luật quốc tế về MT là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loài trừ thiệt hại gây ra cho MT của từng quốc gia và MT ngoài phạm vi tàn phá quốc gia.

· Với nước ta có Luật BVMT sửa đổi năm 2006, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006.... Và nhiều văn bản khác ...

6.3. Các công cụ quản lý môi trường 6.3.1. Khái niệm chung về công cụ quản lý môi trường.

· Công cụ quản lý MT là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý MT của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.

· Công cụ quản lý MT có thể phân loại theo chức năng thành công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hổ trợ

- Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách MT quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

- Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí,...đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong MT.

6.3.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

1. Thuế phí MT. Là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng MT đóng góp. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau :

· Thuế và phí chất thải

· Thuế và phí rác thải

· Thuế và phí nước thải

· Thuế và phí ô nhiễm không khí

· Thuế và phí tiếng ồn


· Phí đánh vào người sử dụng

· Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm

· Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với MT

2. Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay côta ô nhiễm

3. quỹ môi trường

· Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm MT

· Nội dung chính là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó

· Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm môi trường như cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho xí nghiệp.

4. Trợ cấp môi trường

· Trợ cấp không hoàn lại

· Các khoản cho vay ưu đãi

· Cho phép khấu hao nhanh

· Ưu đãi thuế

5. Nhãn sinh thái

· Nhãn sinh thái có tác động thúc đẩy các hoạt định hướng tới bảo vệ môi trường

· Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất

· Nhãn sinh thái do một cơ quan môi trường quốc gia quản lý việc cấp và thu hồi


Hình 6.3: Số lượng các khu nghỉ mát ven biển được cấp nhãn sinh thái Blue Flags ở Châu

Âu

�����

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro