6. Cách xưng hô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. TỔ TIÊN – ÔNG BÀ
Ông, bà nội: nội tổ phụ, nội tổ mẫu
Ông, bà ngoại: ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu
Tiếng xưng ông nội mình với người khác: gia tổ
Tiếng xưng bà nội mình đối với người khác: gia tổ mẫu
Ông, bà nội vợ: nhạc tổ phụ, nhạc tổ mẫu

2. CHA MẸ
Cha mẹ: song thân.
Cha ruột: phụ thân
Cha ghẻ, cha kế: kế phụ
Cha nuôi: nghĩa phụ, giả phụ, còn gọi là dưỡng phụ
Cha tôi (tiếng xưng cha mình đối với người khác): gia phụ, gia nghiêm
Mẹ: nương,mẫu thân, nội thân
Mẹ chính (con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha): đích mẫu
Mẹ thứ (con dòng chính và thứ gọi vợ nhỏ của cha): thứ mẫu, di nương
Mẹ ghẻ: kế mẫu
Mẹ nuôi: dưỡng mẫu.
Vú em, vú nuôi: nhũ mẫu
Tiếng xưng mẹ mình đối với người khác: gia mẫu, gia từ
Tiếng chỉ cha mẹ người đối diện: lệnh đường
Tiếng tôn xưng mẹ người khác: lệnh mẫu, lệnh từ, tôn đường, lệnh từ đường, huyên đường, lệnh huyên đường
Tiếng gọi mẹ của bạn bè hoặc của bạn đồng học: bá mẫu
Tiếng gọi cha của bạn bè hoặc bạn đồng học: bá phụ

3. ANH CHỊ EM
Anh ruột: huynh, ca ca.
Anh tôi (tiếng gọi anh khi nói chuyện với người khác): gia huynh, tệ huynh
Anh (tiếng tôn xưng anh trai người khác): lệnh huynh
Anh em họ (cùng họ): đường huynh đệ, (khác họ): biểu huynh đệ

Chị: tỷ tỷ, bào tỷ, hiền tỷ
Chị gái kết nghĩa: nghĩa tỷ
Chị họ: biểu tỷ, đường tỷ

Em trai: đệ, bào đệ, xá đệ
Em tôi (tiếng xưng em mình đối với người khác): gia đệ
Em trai (tiếng tôn xưng em trai người khác): lệnh đệ
Em trai họ: biểu đệ, đường đệ

Em gái: muội, tiểu muội, bào muội, xá muội, hiền muội
Em gái kết nghĩa, em gái nuôi: nghĩa muội
Em gái họ: biểu muội
Tiếng tôn xưng em gái người khác: lệnh muội

4. DÂU RỂ
Chàng rể: tế, nữ tế, hiền tế
Bố vợ: nhạc trượng, nhạc phụ
Mẹ vợ: nhạc mẫu
Người con trai ở rể nơi nhà vợ: chuế tế.
Anh rể: tỉ trượng, tỉ phu
Anh rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm huynh, khâm đệ
Em rể: muội trượng, muội phu

Dâu lớn, dâu cả: trưởng tức
Dâu thứ: thứ tức
Dâu út: quý tức
Chị dâu: tẩu
Chị dâu (tiếng xưng chị dâu mình đối với người khác): gia tẩu
Em dâu: đệ phụ, đệ tức

5. VỢ CHỒNG
Đàn bà, con gái: nhi nữ, nữ lưu
Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng: phu nhân, phụ nhân
Vợ cả, vợ lớn: đích thê, chính thê, chính thất, chính phòng
Vợ đầu tiên: Nguyên phối, phát thê
Vợ sau: kế thất, tục huyền, tục phối, điền phòng
Vợ lẽ: thứ thê, trắc thất, bàng thê, tiểu thiếp, di nương, bình thê (địa vị ngang vợ cả)
Vợ (người chồng gọi): phu nhân, nội tử, hiền thê, ái thê, nương tử
Vợ (cách nói khiêm tốn): chuyết thê, chuyết kinh
Gia đình bên vợ: nhạc gia
Anh vợ: thê huynh, đại cựu, ngoại huynh
Chị vợ: đại di
Em trai vợ: ngoại đệ
Em gái vợ: thê muội

Đàn ông nói chung: sĩ phu, trượng phu
Người đàn ông thông dâm với người khác: gian phu
Chồng: lang, lang quân, tướng công, lương nhân, trượng phu
Tự xưng: vi phu
Chồng trước: tiền phu
Em trai của chồng: bá, thúc
Chị, em gái của chồng: đại cô, tiểu cô
Vợ của em chồng: thẩm
Chồng gọi người vợ của anh em vợ mình là: cữu tẩu

6. Họ hàng
Chú: thúc, đường thúc
Tiếng xưng chú mình đối với người khác: gia thúc
Tiếng tôn xưng chú người khác: lệnh thúc
Thím (vợ của chú): thẩm
Bác: bá , đường bá
Bác gái (vợ của người anh cha mình): bá mẫu, bá nương
Bác vợ: bá nhạc

Cậu (anh em trai của mẹ): cữu cữu
Mợ (vợ của cậu): cữu mẫu, cữu ma
Dì: di
Chị, em gái của cha: đường cô, cô cô
Chồng của cô, dì:  cô trượng, di trượng

Con của vợ lớn: đích tử, đích nữ
Con của vợ nhỏ: thứ tử, thứ nữ
Con trai trưởng: trưởng tử, trưởng nam
Con gái đã có chồng: giá nữ
Con gái yêu mến, được sủng ái: ái nữ, kiều nữ
Tiếng tôn xưng con gái người khác: lệnh ái
Con nuôi: giả tử, dưỡng tử, nghĩa tử
Tiếng tôn xưng con người khác: lệnh lang
Con hư hỏng: bại tử

Cháu: điệt tử, điệt nữ, điệt nhi
Cháu nội, ngoại: nội tôn, ngoại tôn
Cháu nối dòng xưng là: đích tôn 
Cháu họ: biểu điệt
Cháu rể: sanh tế 
Tiếng tôn xưng cháu trai người khác: lệnh điệt
Vợ cháu mình: điệt phụ

7. THẦY TRÒ – HỌC HÀNH
Thầy dạy học ( tôn kính, thân mật): lão sư, tiên sinh
Người nữ sư phụ trách dạy dỗ con nhà quý tộc: phó mẫu
Môn đồ, học trò: đệ tử, đồ đệ, đồ nhi
Tiếng gọi sư phụ của người khác: lệnh sư
Tiếng gọi anh em hoặc sư huynh, sư đệ của sư phụ: sư bá, sư thúc
Tiếng học trò kính xưng với thầy: ân sư
Bậc thầy nổi tiếng: danh sư
Học cùng thầy: sư huynh, sư tỉ, sư đệ, sư muội

8. TÔN GIÁO – TU HÀNH
Bậc tu hành theo Phật giáo có đạo hạnh lớn: cao tăng
Tiếng nhà sư già tự xưng: lão nạp
Tiếng nhà sư nam tự xưng (khiêm từ): bần tăng
Tiếng đạo sĩ hoặc nhà sư nam tự xưng (khiêm từ): bần đạo
Tiếng nữ đạo sĩ tự xưng: bần đạo, bần ni
Phụ nữ xuất gia tu hành: ni cô, đạo cô
Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ: pháp sư, thiền sư
Tiếng tôn xưng hòa thượng, cao tăng: đại sư.
Tiếng tôn xưng đạo sĩ: chân nhân

9. Hoàng thất
Bà vua: Thái Hoàng Thái Hậu
Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão
Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng
Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu
Mẹ vua (chồng đã từng làm vua và đã chết) : Thái hậu
Mẹ vua (chồng đã từng làm vua nhưng chưa chết, truyền ngôi cho con rồi xưng làm Thái Thượng hoàng) : Thái Thượng Hoàng hậu
Phi tần của tiên hoàng: Thái phi
Cô của vua: Thái trưởng công chúa
Chị, em gái của vua: Trưởng công chúa
Con gái vua: Công chúa
Chồng công chúa: Phò mã
Con trai vua: Hoàng tử
Vợ hoàng tử: Hoàng tử phi
Anh, em trai vua (xưng hô) : Hoàng huynh, hoàng đệ
Chị gái vua (xưng hô) : Hoàng tỉ, hoàng muội
Vua : Hoàng thượng
Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế
Bác, chú vua : Hoàng bá, Hoàng thúc
Vợ vua : Hoàng hậu
Cậu vua : Quốc cữu
Cha vợ vua : Quốc trượng
Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Thái tử
Vợ thái tử : Thái Tử phi
Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử
Con trai thứ vua chư hầu/ thân vương (được sắc phong) : quận vương
Vợ quận vương: quận vương phi
Con gái vua chư hầu/ thân vương : Quận chúa
Chồng quận chúa : Quận mã

Tự xưng :
Quả nhân, trẫm: chỉ cho Hoàng đế
Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh, ái khanh, tên+ chức quan
Vua gọi chính cung Hoàng Hậu: Hoàng hậu, Tử Đồng
Vua gọi vợ (được sủng ái): Ái phi, (Họ) Chức vị
Các con tự xưng với vua cha: nhi thần
Các con gọi vua cha: phụ hoàng
Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu
Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng, hoàng thượng
Phi tần khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp, tần thiếp, nô thiếp
Phi tần tự xưng: Bản cung, bổn cung, bổn tần
Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia
Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần, vi thần
Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan
Các quan tự xưng với dân thường: bản quan

Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân
Người làm các việc vặt: nha dịch/nha lại/sai nha
Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử, thiếu gia
Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư
Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân
Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài
Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì

10. Giang hồ
Chồng của sư mẫu: sư trượng, sư công
Vợ của sư phụ: sư nương
Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ
Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/ tổ sư bà bà (nữ)
Đệ tử: đồ nhi
Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn
Nữ trẻ tuổi: gọi cô nương hoặc tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng)
Xưng:
Tiểu nữ (thể hiện tính khiêm tốn), bản cô nương hoặc xưng ngôi ta ta (thể hiện tính tự cao)
Nam trẻ tuổi: gọi các hạ, huynh đệ, huynh đài, hoặc công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng) hoặc thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ công của người đó), tiên sinh (với người nho nhã).
Xưng:
Tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối (thể hiện tính khiêm tốn) hoặc xưng ngôi ta (thể hiện tính tự cao)
Nam/ nữ cao tuổi: gọi lão tiền bối, đại hiệp/ lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ công của người đó) hoặc xưng ngôi ta, lão, mỗ...

Lưu ý: ngôi xưng tại hạ - các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi - anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối - tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro