Cách tính Green GDP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Việc tính GDP xanh cũng được thế giới sớm quan tâm. Ngay từ năm 1993, LHQ đã biên soạn về Hệ thống tài khoản gắn kết kinh tế và môi trường ( System of Integrated Enviromental and Economic Accounting – SEEA) và đã được chỉnh sửa và hoàn thiện vào các năm 1994, 1998, 2000, 2003. Cuốn sách đã giới thiệu GDP xanh, nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu này và đây cũng chính là bước hoàn thiện SNA của LHQ, gắn kết kinh tế và môi trường. 

Trong thực tế, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và tính GDP xanh, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia,... Thí dụ, Nhật Bản, năm 1995 GDP xanh chỉ bằng 98,8% NDP (sở dĩ tỉ lệ GDP xanh cao như vậy, vì nước Nhật việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không nhiều : toàn bộ nhiên liệu lỏng, rắn, các nguyên liệu quan trọng đều nhập từ nước ngoài; công nghệ sản xuất tiên tiến nên hạn chế nhiều chất thải ảnh hưởng tới môi trường,...); Trung Quốc, năm 1992 GDP xanh bằng 94,9% (theo tôi, tỷ lệ này cao, vì chưa tính hết những giảm thiểu của môi trường do chưa tính hết các chi phí cần để bù đắp những giảm thiểu của môi trường từ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất cũng như những tiêu dùng của xã hội,...).

Với Việt Nam, cũng cần nghiên cứu và tính chỉ tiêu này và không nhất thiết tính hàng năm, mà cứ 5 năm mới cho một năm. Để tính chỉ tiêu này ở Việt Nam, thiết nghĩ :

- Thống nhất về quan điểm xác định cần tính chỉ tiêu

GDP xanh là một đòi hỏi khách quan, góp phần thực hiện Chương trình phát triển bền vững của đất nước và là thông tin bằng số liệu quan trọng trong việc hoàn thiện Đề cương Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.

- Xác định đối tượng và phạm vi môi trường chịu tác

động của các hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội trong từng thời kỳ . Vấn đề là làm thế nào có thể tính các chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát do các hoạt động kinh tế và đời sống đã gây nên với môi trường theo nguyên tắc « hạch toán » chung là tính đúng, tính đủ. Theo tôi, ở đây sẽ gồm hai phạm vi : một là các khoản thực chi để hạn chế tác động tới môi trường ( thí dụ các chi phí xử lý nước thải ở các doanh nghiệp, ở bệnh viện, trong sinh hoạt hàng ngày), và các khoản đáng ra phải chi theo các quy định của Nhà nước ban hành theo Luật Bảo vệ môi trường

(1994) cũng như là việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( Quyết định số 256/2003/ QĐ-TTg, ngày 2/12/2003).


- Quy định các tiêu chuẩn ( mà nên theo tiêu chuẩn

quốc tế) xác định mức độ làm suy thoái môi trường đối với từng loại đối tượng cụ thể của môi trường, thí dụ : không khí, với nước, với tiếng ồn, với thảm thực vật,...

- Hoàn thiện việc thực hiện SNA để tính các chỉ tiêu

thuộc SNA ( trong đó có GDP, GDP thuần – NDP) ; mở rộng bảng cân đối liên ngành , trong đó có cả phần môi trường.

- Nghiên cứu phương pháp tính GDP xanh, xác định

nguồn thông tin và tổ chức phân công thu thập các thông tin cần thiết để tính GDP xanh. Đồng thời chuẩn bị đào tạo đội ngũ tính GDP xanh.

Như vậy, để tính GDP xanh, phải có sự tham gia của nhiều ngành : Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong đó có Tổng cục Thống kê), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty quan trọng liên quan nhiều đến môi trường, như : Dầu khí, Tập đoàn than và khoáng sản,...Trước mắt, có thể tính thí điểm dưới dạng một đề tài chí ít là đề tài cấp Bộ ( có thể do Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và Dự báo Quốc gia hay Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì) và tìm kiếm để có sự trợ giúp nhất định của nước ngoài (chuyên gia, khảo sát),...


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro