làng châu sa có cây thanh trà

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

làng châu sa nằm khuất sau những cánh đồng dập dờn thơm hương lúa non. tôi cùng mẹ và hai đứa em trở về liêu ninh nhỏ bé sau nhiều năm không gặp. cha mất được ba năm, mẹ trở thành trụ cột duy nhất trong nhà nuôi ba anh em tôi ăn học. bôn ba nơi phố cảng nhộn nhịp, sầm uất ấy nhiều năm. cuối cùng sức khỏe của mẹ trở nên yếu dần, tay chân bị chàm xước đến chai sạn. đồng tiền kiềm chặt, đặt nặng lên vai mẹ, khiến mẹ dần vụi lấp dưới vùng trời cao xa ấy.

đắn đo mãi,

rồi mẹ cũng thở dài dắt anh em tôi về làng gởi mợ út chăm nom, về nơi đồng xanh trùng điệp non nước đã gắn bó với mẹ từ thuở còn thơ dại mới chào đời.

...

"minh hạo, đi học về cùng tớ và mấy đứa nhóc ra cây thanh trà không?"

"để làm gì? tớ bận lắm"

"ra đó tìm xem cây thanh trà đã khóc ra quả chưa, tớ hái cho cậu ăn thử. cậu chưa ăn thử quả thanh trà làng mình phải không?"

"tớ không đi đâu"

tôi nhỏ giọng từ chối bởi còn phải về nhà trông hai đứa nhỏ rồi giúp mẹ gấp giấy thuê. thạc mẫn vẫn ở bên nài nỉ tôi, cậu ta còn đi rủ thêm mấy đứa nhỏ lớp dưới mà tôi không biết tên gì, cũng không hề quen biết. rốt cục vẫn là bản thân chịu thua, chỉ thầm xin lỗi mẹ trong lòng rồi để tụi thạc mẫn dẫn đi.

từ khi trở về châu sa, tôi hay nghe về cây thanh trà nằm nghiêng mình trên chõ đồi cát nông sau làng. cây không to, cũng không cao. nhưng mỗi khi đơm mùa, quả vàng sai trĩu cành, tách lớp vỏ ngoài ra là phần thịt mọng ngọt dịu, ăn đến gần hạt quả sẽ cảm nhận được vị chua nhè nhẹ. tôi vẫn hay nghe thạc mẫn kể về cây thanh trà rơi lệ. cũng không biết tại sao cậu ta lại nói vậy. hay do làng có tên châu sa, nên mọi cảnh vật xung quanh đều rợt giót những hàng lệ chát đượm lòng người.

"a, lão kim"

tiếng hét của thắng quán - một trong ba đứa đi cùng tôi và thạc mẫn vang lên, tôi dõi theo tấm lưng nhỏ của thằng nhóc chạy vụt qua rồi như loài dây leo đu lấy người đối diện. người trước mắt có đôi mắt cười khẽ cong lên. anh cười, hai chiếc răng khểnh mà tôi nhìn thấy giống là răng nanh hơn nằm ở hàm trên, dài và sắc hơn một chút so với những chiếc khác. tay nắm chặt dây cặp, đôi hàng mi chớp xuống lại mấp máy nhìn về phía anh.

"mấy đứa hái thanh trà sao?"

"bọn em tìm mãi, nhưng có lẽ thanh trà mùa này chưa đơm quả. a, lão kim cho chúng ta kẹo này" thắng quán reo lên, kéo theo tụi thạc mẫn chạy lại. kẹo đường viên rơi trên tay từng đứa, đứa nào cũng khúc khích ra mặt vì được cho kẹo.

"cho em này"

người tên là lão kim ấy nhìn tôi, môi vẫn nở ra nụ cười chào hỏi. tôi không có thói quen nhận đồ của người lạ, tay muốn đưa ra lễ phép nhận nhưng không dám, chỉ nhỏ giọng ấp úng gởi vào không khí. cứ nghĩ chỉ có bản thân mình là nghe được thôi, vậy mà lão kim cũng nghe được thanh âm nho nhỏ giấu sau khí trời.

"cho mấy cậu ấy đi ạ"

"không phải bé con thì không được ăn kẹo sao?"

"không phải bé con thì không được ăn kẹo sao?"

nghe lão kim nói vậy, tụi thạc mẫn cũng đồng thanh nhại theo. tôi không biết phải làm sao, biết người ta có ý như vậy nên cũng lễ phép nhận lấy.

"em xin ạ"

vì thanh trà chưa đến mùa, cũng không nhặt nhạnh được gì nữa. đám tụi tôi cùng nhau trở về, lão kim cũng đi theo. tụi thạc mẫn vẫn vui đùa chạy nhảy phía trước, còn tôi thì chậm rãi đi sau, lão kim dặm bước đằng cuối. chúng tôi men theo đường đất sỏi, hai bên đường là những khóm cúc dại mới trổ bông.

"anh là kim mẫn khuê, tụi trẻ ở đây thường gọi anh là lão kim. anh làm ở mỏ địa chất, gần chỗ đồi cát mà chúng ta vừa đứng. em chuyển về châu sa được bao ngày rồi? đã thấy quen hơn chưa?"

"em mới về được tuần rưỡi, vẫn còn lạ lẫm nhiều. em là từ minh hạo, vừa tròn mười sáu"

"minh hạo sao, tên của em hay quá, rực rỡ tựa nắng mai vậy"

"v...vậy sao ạ"

lần đầu tiên được người khác khen như vậy khiến tôi có chút ngại ngùng. lời chào hỏi diễn ra chỉ trong đôi chút, tôi và anh vẫn bước đều trên đất sỏi. đến ngã ba đường làng, tụi thạc mẫn tạm biệt tôi rồi dắt díu nhau về nhà. trời cũng đang dần ngả màu, thầm nhủ giờ này chắc mợ út đang làm cơm rồi. tôi vội rẽ theo hướng bên trái để về nhà, bản thân cũng chợt nhận ra trên đường đi vẫn còn có người theo sau. bóng hình người ấy cao lớn lắm, đổ rợp trên vai lưng tôi những sợi mai ánh chiều.

"a, lão kim...anh không về nhà ạ?" hai tay tôi xoắn xuýt vào nhau khi nhận ra người ấy là mẫn khuê. mặc dù không hù dọa tôi nhưng anh bước theo sau như vậy lại khiến tôi vẻ ngại ngùng mới vơi đi trong lòng bỗng chốc dâng trào trở lại.

"nhà anh ở ngõ này mà, minh hạo bận chú tâm vào thứ gì sao? anh bước theo em từ lúc vào ngoc đến giờ, em cũng không nhận ra nữa"

"e...em, lã-"

"gọi anh là mẫn khuê được rồi, anh mới có hăm sáu thôi mà"

anh nhìn tôi mỉm cười, nhẹ tựa lông hồng như vậy lại khiến hai làn má nóng lên trong ánh chiều. dây cặp bị nắm chặt trong tay, tôi ậm ừ, môi lưỡi như dính vào nhau đến khó hiểu. dường như bị viên kẹo đường anh tặng mới nãy còn dư vị ngọt dính, bợm chặt lấy nhau.

"anh...anh mẫn khuê"

"mình cùng nhau về nhà nhé" rồi anh dặm bước theo tôi. tôi bước trước, anh đi sau. mẫn khuê không nói gì thêm nữa, tôi cũng bớt ngại hơn.

dăm mười phút nữa, gióng trông đã thấy khói trắng vụt lên từ ống bếp, tôi biết mình đã đứng trước cổng nhà. lão kim tạm biệt tôi, rồi thong thả bước tiếp. tôi cũng không để tâm nữa mà nhanh chóng trở vào nhà. mợ út đang thổi cơm, thấy tôi về, mợ liền kêu đứa lớn nhà mợ ra làm nốt.

"minh hạo, con về rồi sao? nào, lại đây. hôm nay mẹ con gởi về chút đồ cho ba đứa, mợ mới đi lấy về"

tôi mở túi đồ ra, bên trong là vài bộ quần áo cũ mà trước khi trở về châu sa, tôi không kịp đem theo cho mình và hai đứa em. mẹ gởi về chút hạt khô, vài gói bột đậu mà anh em tôi thích và một lá thư nhỏ. mẹ nhắn rằng đừng lo lắng cho mẹ, dặn ba anh em tôi phải nghe lời, phụ giúp mợ việc trong nhà cũng như ngoài đồng. có lẽ khi viết thư gởi ba đứa con thơ, những giọt nước mắt nhớ nhung ghìm giữ trong đuôi mắt mẹ đã nặng đến mức không thể ngăn lại nữa và dần khẽ đáp xuống màu mực đen còn chưa khô. đuôi hàng mi run run, tôi cũng nhớ mẹ lắm. tôi thương đôi tay vì sức nặng của công việc đã bị xé mòn đi, mỗi ngày phải cuốn băng thật chặt để có thể tiếp tục lao ra ngoài kiếm tiền. tôi thương cho gót chân mẹ vào mỗi đêm muộn khi trở về nhà đều nổi bọng nước vì phải đi kéo xe cát thuê. tôi thương cho sức khỏe đang dần yếu đi, dần bị bệnh dạ dày giằng xé ruột gan mỗi khi thấy gương mặt khắc khổ ấy nhăn tít vào vì đau và đang cố gắng kìm nén như thế nào trước mặt ba anh em tôi. tôi thương mẹ, nên càng cảm thấy có lỗi biết bao vì không thể đỡ đần mẹ trong lúc như vậy.

"minh hạo ngoan, đừng khóc nữa. đây, mau cầm lấy. thứ này mẹ con gởi riêng, muốn mua gì con cứ ra chợ làng mua, con nhé"

mợ dúi vào tay tôi bọc giấy nhỏ được gói nịt. tôi mở ra, những đồng lẻ nhăn rúm được cuộn tròn và xếp theo mệnh giá từ nhỏ đến lớn. vội kéo mợ ở lại, tôi lau đi hàng nước còn vương trên mi, giọng nghẹn ngào mà thưa mợ.

"mợ cầm đi, con và hai đứa nhỏ không cần mua gì thêm nữa đâu, như thế này là đủ rồi ạ. mợ còn phải lo cho cậu và hai em, giờ lại thêm ba đứa tụi con nữa, mợ cứ cầm để trang trải được việc gì hay việc đó mợ nha"

mặc cho mợ lúng túng từ chối, tôi vẫn cuộn lại bọc giấy rồi nhét vào túi áo mợ. mợ sụt sịt nhìn tôi, mắt mợ đỏ hoe. rồi qua một lúc, khi mà hàng mi tôi đã khô và mắt mợ đã bớt đỏ, mợ liền giục tôi mau đi rửa tay chân và gọi mấy đứa nhỏ về dùng cơm.

"minh hạo, gọi mấy đứa nhỏ xong, con đi ra sau nhà gọi người của đội địa chất rằng đã đến giờ cơm nhé"

"dạ"

...

tôi dắt mấy đứa nhỏ vô nhà rồi nhanh chóng men theo lối nhỏ dẫn ra phía sau, qua tường vôi trát đang vữa vụn là một gian nhà nhỏ nằm ngược hướng với nhà mợ. vì không biết nên mở lời như thế nào để gọi người ta sang dùng cơm, tôi cứ đứng ngoài cửa rồi rụt rè ngó vào. trong nhà chỉ có cây đèn dầu vẫn còn đang cháy, tôi tự nhủ người này chắc có tính kỷ luật cao lắm đây, bởi trong nhà sạch sẽ và gọn gàng lắm. và đâu đó, tôi bỗng cảm giác có sự ấm áp bao quanh lấy mình khiến bản thân muốn nhấc chân rồi bước vào nhà biết bao.

"sao không vào nhà mà lại đứng thập thò thế này?"

cảm giác bản thân như vừa bị bắt thóp chuyện gì, tôi giật mình đến mức kêu thành tiếng, lúc vội vàng quay sang đã thấy lão kim ngay cạnh mình rồi. có lẽ trông thấy vẻ mặt tôi còn đang ngạc nhiên và ngại ngùng lắm hay sao mà âm giọng của anh bão hòa giữa tiếng cười giòn tan. không hiểu sao tôi còn thấy giọng anh ấm áp đến lạ, hơn cả thế.

"không vào nhà sao?"

"không ạ, em đi gọi người ở đội địa chất sang dùng cơm" tôi lắc đầu rồi đáp lại lão kim, bản thân còn cố ý lảng đi ngắm nghía chỗ khác để giấu đi nét lúng túng đang lan man trên mặt mình.

"đi thôi"

"dạ?"

"đi ăn cơm thôi, không phải em sang gọi người ở mỏ địa chất sao? nhà này có mỗi anh ở mà thôi, minh hạo không tìm anh thì tìm ai được chứ"

lão kim nén cười, anh vẫn đứng đợi, tôi biết ý cũng vội bước theo. mợ vẫn đang bày cơm ra bàn, mấy đứa nhỏ cũng ngoan ngoãn phụ giúp, thấy tôi và lão kim bước vào nhà, nghe giọng cậu tôi có vẻ vui lắm.

"lão kim, minh hạo. mau vào dùng cơm"

mấy đứa nhỏ có lẽ rất thích mẫn khuê, anh ấy mới chỉ bước vào đã liền reo lên tíu tít rồi. dẫu đã chào hỏi nhau từ trước, nhưng khi ở trước mặt người nhà, lão kim vẫn tự giới thiệu lại bản thân thêm lần nữa với tôi. gian nhà sau mà mẫn khuê đang ở là mợ tôi cho thuê, cậu mợ tôi quý lão kim lắm, anh từng cứu đứa lớn nhà cậu mợ khỏi chết đuối nên lại càng biết ơn làm sao, giờ cậu mợ cũng coi anh như con cháu trong nhà nên cứ đến giờ cơm lại gọi mẫn khuê sang dùng bữa.

mẫn khuê bắt chuyện với tôi cũng thực nhiều, bản thân vốn là người không mấy quen thuộc với chuyện này nên tôi cũng chỉ biết đáp lại cho tròn để không bất kính với người lớn hơn. mợ biết ý cũng đùa vui bảo rằng trước lạ sau quen, phỏng chừng sau này lại thành bạn tri kỷ. song có lúc ngại ngùng dưới đèn vàng trên mâm cơm ấy, giữa tiếng cười vui của mấy đứa nhỏ, tiếng cậu mợ hỏi chuyện với nhau, tôi thấy mình đã chạm mắt anh từ thuở nào. mẫn khuê nhìn tôi, anh để tôi ngắm bản thân mình hiện hữu trong đôi mắt cười ngay lần đầu chạm mặt tại cây thanh trà trên đồi cát ấy.

đôi mắt của mẫn khuê trong lắm, dưới ánh vàng của bóng đèn đã cũ, trước mắt tôi bỗng chốc chiêm thành một vũ trụ.

"mẫn khuê là sao sáng"

"kim mẫn khuê - viên đá quý rực rỡ tựa ngàn sao trời"










___Berry___

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro