4. Sau hè

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi chạy ra con rạch kế bên hiên nhà bác Tám để bạn rửa tay, và một phần ngắm đàn cá phía dưới, lia thia, bảy màu, đuôi kiếm và cá vàng, cứ như cái hòn non bộ, đẹp cực. Tôi vớ cái tay ra để ráng quơ trúng và dâng lên trên cao một chú cá thật bé nhỏ nhưng chẳng bao giờ có thể với tới cả, vừa chạm trúng cái mặt nước bọn nó đã bơi đi một quãng xa, thấy mà ghét. Cái con rạch bên hiên chỉ cở một lần nhảy lấy đà của một người trưởng thành, đủ để một con ghe chèo ra vào. Tôi nghĩ đến cái thông báo của ba với đám loi choi chúng tôi.

- Ba với bác Tám phải lên thành phố để bàn lại một số thứ với tòa soạn. Hai với Chính ỏ nhà với ông ngoại, chăm ông, còn Linh nếu chán quá hay buồn thì qua nhà cậu ở tạm. Ở nhà cũng dọn bớt đồ quý giá rồi nên không trộm cướp gì đâu hả anh Tám ?

- À ừ. Con cứ qua nhà cậu Bảy ở với thằng Chính với con Hai cho vui, ba có mang đồ qua nhà cậu Bảy để tạm số thứ rồi, lâu lâu về quét dọn cho đỡ bụi thôi. - Bác Tám nói với anh Cua

- Dạ ba ! - Anh Cua đáp.

- Còn tiền nong, mỗi tháng ba gửi về, mấy đứa canh coi bưu điện nó gửi thư thì nhớ nhận, chớ không lại phải lội lên cả bưu chánh huyện thì nó xa lắc xa lơ khổ lắm. - Ba nói với chúng tôi - Nghe chưa ?

- Dạ !

- Ủa ba, vậy còn mấy con trâu, gia súc thì sao ? - Anh Cua hỏi bác Tám.

- Ui chết ngựa, ba quên tính mấy con gia súc ! - Bác Tám gãi đầu cười. - Thôi thì chắc gửi tạm hàng xóm hay phải mướn xe chở qua cậu Bảy mày.

- Nhà tôi làm gì còn chuồng đâu anh Tám. Có nước gửi sang thằng Tư thôi.

- Thằng Tư nào ? Tư Lọ à ? - Bác Tám nhìn ba tôi đầy hoài nghi.

- Nó chứ ai, mình còn quen ai có chuồng nhiêu nữa đâu, bữa tôi xuống thấy nhà nó còn vài cái chuồng trống, để không, vẫn còn nguyên si.

- Đúng cái thằng ! Hết cách rồi, để lát tôi kêu xe chở xuống nhà thằng Tư, lần này cấp bách nên đối đế mới gửi nó. Chứ trời có đánh bảo tôi làm tôi cũng cóc quan tâm đâu.

Bác Tám với chú Tư xưa nay luôn có mối tư thù cá nhân, chú Tư ngày xưa dành phần đất của bác Tám, bấy giờ phần đất đấy của chú Tư đã lên cây, cỏ rậm rạp, để không chả làm gì, nếu phần đất đó thuộc về bác Tám chắc rằng bác sẽ lấy thêm vài mẫu có sẵn của mình để làm một canh điền lớn và cho người thuê.

Chú Tư ngày xưa học ít, tính du côn du đảng nên lúc nào cũng nằm trong sổ đen của bác Tám, một người học thạo và uyên bác, bác Tám có bằng thạc sĩ và giáo sư nhưng lánh về quê để trông rau câu cá cho vui, cứ như ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy việc câu cá làm vui sau khi bận lòng vù sử sách nước nhà. Cũng vì lẻ đấy mà mỗi kì sát hạch hay thi tú tài anh Cua luôn điểm cao chót vót, cả chị Hai cũng được ké theo ít nhiều và sau này có thể có cả tôi nữa. Chú Tư có hai người con nhưng đi làm trên thành phố, chú thường khoe con chú làm oai, làm tướng tá, nhưng qua một lầm tôi nghe lõm của vợ chú lại không như thế, con lớn làm bốc vác trong một xưởng chế tác nhựa và con thứ làm công nhân trong một xí nghiệp không mấy tiếng tăm.

Nhìn tổng thảy nhà chú Tư khác xa một trời một vực so với nhà bác Tám.

- Chính ! Về thôi em ! - Chị Hai gọi tôi từ nhà trước trong khi tôi vẫn bận tọc mạch đàn cá dưới con rạch.

- Dạ ! - Tôi đáp vọng lên.

Trời đổ chiều và mây cũng nhiều lên, gió mùa hè đương ấm nhưng cũng mát mẻ chán, chị Hai dẫn xe đạp ra khỏi sân trước và thẳng ra đường lộ.

- Chú cứ về trước đi, xíu tôi qua, tôi lo mấy con gia súc với xem xem thằng nhỏ nó soạn đồ tới đâu rồi tôi qua chỗ anh. - Bác Tám nói với ba.

- Ừ, sớm sớm nhá, lâu quá tôi sợ hết xe. - Ba tôi vỗ vai bác Tám rồi cũng leo lên xe vọt về.

- Về với chị Hai đi, ba đi mua ít đồ. - Ba bảo với tôi trước khi vọt xe ra cổng.

- Dạ !

Tôi chạy ra cổng, ngồi ra yên sau để chị Hai chở tôi về.

- Nãy em mới gặp nhỏ Phượng á chị Hai. - Tôi nói với chị Hai, chị Hai im lặng hồi lâu, tôi nghĩ rằng gió quá mạnh nên át tiếng của tôi mất rồi.

- Gì ? Phượng, bạn em á ? - Chị Hai nói làm tôi giật bắn mình - Lúc nào ?

- Làm gì chị bất ngờ thế. - Tôi hỏi - Lúc em đi ra cánh đồng lớn thì gặp nó đi ngang.

- Không ngờ Chính có một người bạn tốt đến thế, theo chân Chính mọi lúc mọi nơi.

Giọng chị Hai run, kèm theo tiếng nấc nhẹ

- Xúc động quá !

- Không phải, nhà nó gần chỗ em thả trâu thôi. - Tôi giải bày cho chị.

- Chứ không phải hôm qua em mới nói nhà nó đối diện nhà chú Tư à ? - Chị thắc mắc y chang tôi lúc trưa.

- Em cũng nghĩ thế, nhưng nhỏ bảo đó nhà chị nó, lâu lâu cuốc bộ qua chơi hay có bài gì khó nó chạy qua hỏi.

- Trời đất, từ đây qua đó xa tít tắp, mà chỉ đi bộ á ?

- Dạ, theo nó kể thì đúng là vậy.

- Dị dữ vậy, sở thích lạ ghê.

- Kìa chị Hai ! - Tôi nói rồi chị cười to, vừa sảng khoái vừa xúc động đan xen

- Quên quên, xin lỗi Chính nhen, không nên nói thế với bạn của Chính được."

- Chị có nghĩ anh Cua qua nhà mình ở không ?

- Hả ? - Chị bất ngờ trước câu hỏi của tôi - Có chứ.

- Mà chị nói cho Chính nghe này. - Chị nói tiếp - Anh Cua không phải con ruột của bác Tám.

Tôi bàng hoàng trước thông tin đó của chị Hai, nhìn lại dung mạo của anh Cua và bác Tám rõ đúng chả giống nhau gì cả.

- Anh Cua là con của vợ bác Tám với một người đàn ông khác, sau khi sinh anh Cua ra, bác gái không nuôi nấng ạn, mà bỏ cù len cù lấc, bác Tám không nở nhìn một đứa trẻ trong cảnh sống có cha mẹ hờ hững nên đã quýt định nuôi anh.

- Sao chị biết ? - Tôi hỏi chị Hai

- Ba kể chị nghe trong một lần đi thăm mộ má.

- Vậy sao chị lại kể cho em, lỡ như em nói cho anh Cua rồi sao ?

- Vì chị tin tưởng Chính và một phần em rất hiểu chuyện nên chị mới kể cho, việc anh Cua biết bí mật đó chỉ là một sớm một chiều, nên nếu Chính có kể thì việc anh Chính hoảng loạn hay bình tĩnh chấp nhận điều đó sẽ là một việc bình thường sẽ xảy ra. Mà chị tin chắc Chính sẽ không nói cho anh Cua hay kể cho ai khác đâu hen.

Chị nói với tôi rồi cười hì hì, tôi suy nghĩ một lúc nhưng dường như đúng theo lời chị, tôi không có ý định kể cho anh Cua hay định kể với bất kì ai, vì dù gì tôi cũng chẳng có mấy ai để kể đâu, chỉ có Phượng, cũng chỉ là một người bạn tự xưng của tôi theo lời chị Hai. Tôi nói tiếp.

- Em hiểu rồi, cơ mà theo chị thì anh Cua sẽ bình tĩnh chấp nhận sự thật hay hoảng loạn mà chất vấn bác Tám ?

- Theo chị hả, hừm - Chị im lặng một hồi rồi đưa ra phán đoán - Chắc là phương án thứ hai, anh Cua sẽ bình tĩnh và chấp nhận việc đó, có thì chắc sẽ buồn rồi chóng qua thôi.

- Thế thì em an tâm rồi - Tôi đáp

- Sao lại thế ?

- Tại chị Hai là người hiểu anh Cua nhất mà.

- Cái thằng, giỏi mỗi ghẹo chị ! - Rồi chị cười với tôi.

Rồi chúng tôi chạy vào bóng tôi, hừng tây xa bờ đang lặng xuống, ở hướng ngược chị Hằng đang thức dậy và trải dài bóng đêm đến muôn nơi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro