3. Bữa cơm trưa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

May rũi lắm mới được làm một cậu mục đồng mà nằm dài mãi suýt thì tôi thả hồn mình theo gió rồi ngủ thiếp đi, mang tiếng đem theo cây sáo, cây sáo do chị Hai tôi làm từ một ống trúc mà ba tôi chặt rồi quẵng không dùng đến. Cây sáo chị Hai đưa tôi có những cái lỗ tròn dùng thổi theo các nhịp đồ, rê, mi nhưng tôi, một đứa mù nhạc lý chỉ giỏi thổi sáo bằng mồm là chủ yếu. Tôi ngó quanh, đếm kỹ lại đám trâu, từ con nghé cho đến con to, quyết không để sót hay mất con nào.

Men theo con đường đất cũ tôi lùa đám trâu về, con đường đất cũ thật chất chỉ là một cái bờ dọc giữa hai cái đồng hai bên, bọn trâu lội dưới ao còn tôi đi trên nền đất. Khổ sở lắm tôi mới kéo được chúng nó lên, không có khả năng thuần hóa của anh Cua, tôi tốn kha khá thời gian. Dọc bờ tôi thấy anh Cua chạy đến vẫy tay kêu tôi.

- Chính ! Chính về ăn cơm em !

- Ủa sao anh biết em đi đường này mà tìm hay vậy ? - Việc anh Cua tìm thấy tôi quả là một điều kì khôi, vì từ cánh đồng có rất nhiều đường đi khác có thể về nhà, thậm chí là nhanh hơn cả con đường đất cũ tôi đang đi.

- Thằng này, hỏi lạ. Anh mày cũng từng một thời chăn trâu ở đây đấy. Cái đường đất cũ này tuy nắng nhưng cảnh quan của nó là bá cháy. Hai cánh đồng xa tận tít tắp, nhìn quanh đâu cũng chỉ có bầu trời với mây, đẹp rõ chán.

Phải, đúng theo như lời anh Cua, con đường đất cũ là con đường đặc biệt nhất, khung cảnh từ cánh đồng trở về cái bờ dọc này cứ như một đài thiên văn, nhìn đâu đâu cũng thấy cánh chim với áng mây trắng tinh.

- Quả là anh Cua, cái gì anh cũng biết. - Nói xong tôi cười hì hì.

- Thôi, leo lên đi, anh dẫn về cho nhanh. Chị Hai mày nảy qua nấu cơm, ngon số trời, chưa ăn mà ngửi mùi thôi cũng chảy nước miếng.

- Món gì vậy anh ?

- Canh chua cá lóc, với thịt kho tàu ! - Anh Cua nhấn mạnh chữ cá lóc với thịt kho làm tôi thèm chảy dãi

- Đúng là số dách - Tôi đáp rồi anh và tôi cười phá lên.

Đám trâu trong tay anh Cua cứ như đang diễu binh, đi đều, thẳng đi nhanh như diễu binh nữa chứ, cứ ngỡ như bọn trâu sợ anh hay vì nhận ra tố chất thiên phú của anh Cua nên không thèm nghịch ngợm nữa. Con đường đất cũ không dẫn ra lộ lớn mà dẫn vào một lối tắt, từ lối tắt đấy anh Cua dẫn cả đoàn diễu hành trở về chuồng, một lối tắt mà có lẽ chỉ có mình anh biết.

Về đến nhà bác Tám tôi vội phi ra cái con rạch kế bên mà tạt lấy tạt để, rửa mặt, rửa cẳng sẵn sàng mọi thứ cho một bữa ăn thịnh soạn được chế tác bởi một đầu bếp từ thiên đình phái xuống.

- Chị Hai ! Chị Hai ! Ăn được chưa ? - Tôi phi vào nhà, đứng cạnh cái bếp củi reo lên.

- Ra mời bác Tám với tía vào ăn rồi em sẽ được thưởng thức món canh chua siêu, siêu siêu đặc biệt này. - Chị Hai nói đến thế thôi mà con mắt tôi đã sáng lên, nếu được so sánh chắc nó như ngọn đèn pha trong đêm tối tịch mịch ấy.

Tôi chạy như con sóc lên gian nhà trước. Nhà bác Tám có 3 gian, theo tôi nghĩ là vậy, gian nhà trước, gian nhà bên hông là chổ để ở, gian sau là nhà bếp, nhà củi, dẫn thẳng ra khu đất của bác Tám và con đường tắt của anh Cua. Gian nhà trước vắng bóng người nên tôi đi qua phía gian bên hông, ba với bác Tám tôi đang ngồi trên cái chõng tre, chăm chú nhìn vào bàn cờ, tôi không hiểu gì về cờ tướng nhưng nhìn sắc mặt của ba và bác Tám tôi nghĩ rằng ba tôi đang trong thế khó, sắp thua tới nơi. Cái chõng tre được đặt trong một cái chồi lợp lá, không quá kín, hơi thưa, giống một cái gian nhà phụ thì đúng hơn.

- Ba ! Bác Tám, xuống ăn cơm ! - Tôi đứng trên gian nhà chính gọi vào.

- Rồi bác tới liền. - Bác Tám đáp lại -Đi ăn anh Bảy.

- Chú ngồi đó, không đi đâu hết ! Chưa có xong chưa có được đi.

- Nhưng mà Bảy à, thế như này thì sao anh thắng, anh còn đúng con chốt với con vua. Mần ăn gì được nữa ?

- Còn chốt còn hốt. Ngồi xuống !

- Thôi coi như tui van anh. Tui thua, đi ăn cơm đi anh Bảy, để tụi nhỏ chờ thấy mà tội, cơm nguội thì hết ngon.

- Chú chắc chú nhận chú thua chưa ?

- Tui chắc mà, mệt anh quá, đi ăn cơm.

Sau một hồi van lên van xuống của bác Tám, ba tôi mới dám chịu bỏ cái bàn cờ mà ngồi lên bàn ăn với chúng tôi.

- Cá này mua hay bắt á chị Hai ? -Tôi cầm chiếc đủ, gắp lấy miếng thịt đựng trong tô, miệng vẫn còn nhai cơm chưa kịp nuốt, đã hỏi chị.

- Cá anh Cua bắt đó. - Chị Hai cười nói với tôi.

- Quá dữ. - Tôi cười lém lỉnh với anh Cua - Khi nào anh rảnh anh dạy em bắt cá với nhá.

- Trời, nghề của anh mà, anh dạy cho chú mày hết. Chỉ sợ truyền lại xong cá trong ao không còn mà cho Chính bắt ấy chứ. - Anh cười vang

- Mấy đứa có biết ? Cậu Bảy của mấy đứa đây từng cua gái bằng cách bắt cá chưa ?
-Bác Tám gợi ý cho chúng tôi một câu chuyện mà mắt đứa nào đứa nấy mắt chữ A mồm chữ O kinh ngạc chỉ biết chăm chú vào bỏ cả ăn.

- Hả có luôn à ba ? - Chị Hai ngạc nhiên hỏi ba tôi, tôi với anh Cua không kém cạnh to mắt nhìn ba.

- Người đó là ai vậy ba ? Thím Bảy hả ? - Anh Cua hỏi bác Tám

- Làm gì có cửa mà so với thím Bảy được, hồi độ chừng thằng Chính bây giờ, lớn hơn xíu chắc mười lăm mười sáu gì đấy, cậu Bảy mày thích một cô gái trong xóm, cùng lúc với hội thi bắt cá trong vùng, ai bắt được con cá to nhất thì người đó trúng thưởng.

- Thôi đi anh Tám. Mấy đứa đừng có nghe chú Tám mày điêu đấy, bịa cả đấy. -Ba tôi đang ăn bỏ cả đũa, phải chặn cái "loa phát thanh" kế bên.

- Điêu cái đầu anh, để tui kể. Đang vui. Kì đó có ông phú hộ giàu tức nước đổ vách về quê mình lập nghiệp an cư, ổng tổ chức cuộc thi to lắm, cuộc thi bắt cá mà bác mới nói còn bình thường đó, nhưng đó là cuộc thi duy nhất cậu Bảy mày đủ tầm để tham gia.

- Biết thưởng cái gì không ? - Bác Tám hỏi chúng tôi

- Cái gì ? - Anh Cua nói

- Cái gì vậy bác ? - Tôi với chị Hai luân phiên nhau.

- Con mạnh dạn đoán là chỉ vàng chỉ bạc, kim cương gì đấy. - Anh Cua chòm tới khẳng định rõ to

- Làm gì tới đó mậy, phần thưởng là hai con trâu cho giải nhất, trâu hồi đó hơi bị có giá nha mấy đứa, giờ có xe công nghiệp nó thay thế chứ trâu hồi xưa kéo lúa, đi ruộng, chở các loại hàng hóa gì trâu cũng cân tất, nhì là một con, ba là một con heo, khuyến khích là một cặp gà. Tiếp tục với câu chuyện, chú Tám mày đây định ra oai với con gái nhà người ta, đăng ký tham gia. Mấy ngày đó ổng hùng hồn ghê lắm, cứ như bị dở người ngày nào cũng ra ao, sông mò cá mò tôm, hôm nào ổng đi ổng cũng hú bác theo đến độ mà bác cứ tưởng cái sông đó có ngày cạn cũng tại cậu Bảy đây. Kết quả cho kiên trì nổ lực đó, ổng thua, thua sạch gạch, ổng nhận được hai coi gà, cặp trống mái cho sự nỗ lực để nhận phần thưởng khuyến khích.

Rồi cả đám chúng tôi cười phá lên, đứa nào đứa nấy đều ha hả trước câu chuyện của bác Tám mặc cho ba tôi đang thúi mặt thúi mũi nén cái cục tức vào trong.

- Mà hên cho cậu Bảy mày, con gái người ta cũng chú ý đến thằng Bảy nhỏ con mà năng nổ nhất cái cuộc thi đấy. Giờ cô đó đi đâu rồi anh Bảy ?

- Cổ đi lấy chồng phương Tây rồi, làm gì quan tâm tới thằng nghèo rách áo ôm như tôi. - Ba phán câu phủ phàn trong khi tay vẫn trườn tới gắp miếng cá nằm gọn trong cái dĩa nước mắm.

- Gì buồn vậy, mà lúc đó anh nghèo thật, chứ giờ người ta không cưới chồng thì chắc mê anh như điếu đổ - Bác Tám nói rồi cười.

- Thôi anh dừng cái mỏ lại, bà nhà nhìn xuống xong tối ám quẻ tôi nữa. - Ba tôi cầm đôi đũa vịn lại phần môi của bác Tám như cái kẹp giấy.

-Mấy đứa có biế-

- Ăn cơm đi mấy đứa, ăn nhanh chớ cơm canh nó nguội hết ngon. - Bác Tám chỏ đũa vào nhất quyết không để ba tôi tiếp lời, làm ba tôi giận tím tái cả lên.

Ba tôi bình tâm lại một chút thì thông báo một việc quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro