2. Bộ sưu tập của anh Cua

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cái tên anh Cua được bắt nguồn từ kiểu tóc của anh, tên thật của anh lại là tên Linh nhưng do quả tóc bảy ba nhưng có hai chỏm tóc dựng ngược lên, cùng với sở thích thấy gì thú vị anh đều nhặt đem về. Tay luôn mở ra khi nhặt đồ rồi đóng lại, động tác hệt như chiếc càng của những con cua, nên tôi và chị Hai luôn trêu anh về chuyện đấy, ban đầu chúng tôi định gọi là anh Trâu nhưng nhìn lại anh không quá đô con và khỏe khoắn như con trâu, dáng anh thư sinh, cao ráo, tóc luôn vuốt lên, và hai chỏm tóc cũng dựng theo nốt, tên Trâu không hợp, chị Hai kiến nghị tôi gọi là anh Ba Khía, nhưng rồi cũng rút lại do anh cũng chẳng nhỏ bé lắm nên gọi anh là anh Cua cho cân đối. Gọi nhiều chóm cũng thành quen và anh cũng chả phàn nàn gì về trò đùa của hai chị em tôi.

Ba và tôi dắt xe vào hiên trước rồi đi qua phía bên hông nhà, đặt các giỏ quai lên tấm chõng tre đã cũ, tôi đứng trông trời trông mây đến chán rồi cũng theo anh Cua và buồng trong. Anh Cua sưu tập đủ các món, bi ve, nắp chai thủy tinh đủ loại, đến cả tem, các loại đồng xu, những tấm lá phông được anh kẹp trong những quyển sách. Nhưng mân mê nhất với anh, anh cất nó trong một chiếc hộp thiếc đã cũ, có dấu hiệu gỉ sét, những tấm tem đủ loại, có những chiếc tem từ thời chiến tranh, tem về chủ tịch Hồ Chí Minh, tem in hình những con vật, những vệ thần. Anh kể cho tôi từng dấu mốc lịch sử của từng chiếc tem nhỏ lẻ mà có đến sau này chắc chắn tôi sẽ quên. Tôi không hứng thú với bộ sưu tập của anh Cua, nhưng kệ sách của anh lại là chuyện khác, kệ sách của anh nhiều hơn kệ sách ở nhà tôi, có vài cuốn tôi không có và chưa từng nghe qua, có vài số truyện của Đôrêmon, Trạng Quỳnh mà tôi không thấy ở các hiệu sách, một số tựa truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và một ngăn riêng biệt để cất những đầu truyện Harry Potter. Nhiều vô số, tôi ngồi hàng giờ trước những trang giấy từ trắng cho đến ngã màu sẩm vàng. Đến khi mặt trời đã lên, gà đã gáy, tôi vẫn ngồi lì một chỗ như bám rễ, chỉ cho đến khi anh Cua bảo tôi rằng ba đang gọi tôi ra.

- Chính à ! Chính !

- Dạ ba ! – Tôi đứng ngay cửa trả lời

Đi ra phía trước hiên, đến bên cái xe của ba, ba với bác Tám đang đứng chuyện trò cạnh cái cây mai đang thay lá, bác Tám đang ngậm cái điếu tẩu vừa cầm cái bình tưới xuống đám cây phía dưới, ba tôi châm điếu thuốc mới rồi dặn dò tôi.

- Vài hôm nữa ngoại về ở với nhà mình. Con với chị Hai chăm sóc ngoại nhen, ba với bác Tám phải lên thành phố làm ăn. – Ba nhỏ nhẹ, đặt tay lên vai tôi.

- Nhớ nghe mậy, nhớ chăm sóc ông ngoại cho chu đáo. Ngoại già rồi. – Ba tôi khéo nhắc thêm lần nữa để tôi khỏi quên

- D.. dạ.

Ngoại tôi ngày trước cũng ở chung với nhà tôi, cụ thể là sau khi bà mất, ông qua nhà tôi ở tạm phần vì không muốn xa bà. Bàn thờ bà được dựng ở một gian phòng của nhà tôi và mộ bà được chôn phía ngoài vườn, ngày nào ông cũng ra thăm bà, có hôm lại vắt võng ra đấy. Những ngày ông ở nhà tôi, ông hay kể tôi nghe về bà, về chuyện ông bà quen nhau. Chỉ là một lần tình cờ vào những năm hậu kháng chiến chống Mỹ - Ngụy, ông thấy bà trên một con ngõ nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, ông kể rằng bà như một bông sen tuyệt sắc, do thời gian gấp rút nên ông cũng chỉ kịp hỏi thăm tên đường mà mò đến. Chẳng may cho ông, nhà bà theo bọn Mỹ, còn ông là một bộ đội cụ Hồ. Hai bên như nước với lửa, làm tôi nhớ đến chuyện tình của Romeo và Juliet.

Nhưng bà sớm hiểu được những hành vi của người Mỹ nên cũng bỏ trốn, theo ông về quê khi chiến tranh đã tạm bình ổn.

Nhờ những câu chuyện muôn màu của ông và những cuốn sách muôn vẻ của bác Định đã tạo nên trong tâm trí một đứa trẻ như tôi một bầu trời cổ tích.

Ba dặn tôi xong cũng đã đến giờ tôi phải đi chăn trâu. Tôi hay nghe ba hù nếu tôi không chịu học hành tử tế sẽ bị bắt đi chăn trâu, thế nhưng tôi vẫn học đều đều các môn như nhau nhưng chăn trâu là việc tôi phải làm mỗi độ hè đến. Nghĩ cái chăn trâu cũng vui, nhìn thấy chúng phất cờ lau, tôi không thạo mấy việc chăn trâu này nhưng anh Cua lại khác, anh biết cách lùa trâu xuống lội đồng rồi anh dẫn đám trâu lên những cánh đồng đã được gặt mà thả. Chiến lợi phẩm của anh Cua nhiều vô số, anh viết nó vào một cuốn tập dày rồi cho đó là bộ sưu tập những thành tựu. Dạo được vài năm tôi đã học lỏm lắm trò của anh để những con trâu bướng bỉnh phải đi theo mình. Lần đi nào tôi cũng mang theo cây sáo hoặc một cuốn sách kẹp ngay quần, đến đồng lại cho vào ngực kẻo lại ướt.

Hôm nay, anh Cua đặc biệt tặng cho tôi một con diều nên tôi chả buồn nai lưng ra đọc truyện. Tôi dắt bọn trâu lên đồng, đếm đủ cả rồi bắt đầu chạy lấy gió rồi thả diều bay cao, ống chỉ được kéo căng rồi diều bay vút tận mây xanh. Tiếng kêu của đám trâu hợp cùng tiếng gió hòa thành một không gian thật yên bình.

- Thằng Chính kìa tụi mày ! - Giọng thằng Long đã phá đi cái không gian ảm đạm của ngày hè

Thằng Long là chúa bắt nạt, khi ở trường, tôi luôn bị nó giật sách, giấu lọ mực, giấu dép. Nó có đồng bọn đi kè kè là thằng Kê với thằng Dậu, phải hai chúng nó là anh em, anh em sinh đôi, tướng đi cứ như hai con gà vậy.

- Hai thằng bây cướp con diều của nó cho tao. Mau lên ! - thằng Long ra lệnh cho đàn em

- Cút ra, không được lấy diều của tao. – Tôi chạy vội, vớ lấy cái ống chỉ đặt phía dưới cục đá để tránh diều bay đi, vớ lấy cái ông chỉ, tôi chạy vội nhưng không thể nào cắt đuôi được hai con gà chiến của thằng Long

- Nhanh lên Kê, Dậu ! - Long miệng thét ra lửa ra chỉ thị cho hai thằng đàn em.

Lợi dụng lợi thế tôi cao hơn đám tụi nó nên cầm ống chỉ rồi giơ lên thật cao, để tụi nó không với tới.

Chợt thằng Long chạy lại, húc vào người tôi, mất thế tôi ngã nhào rồi hai thằng Kê và thằng Dậu đè người tôi xuống, thằng Long chạy lên phía trên, cố kéo tay tôi ra mặc sức lấy cái ống chỉ rồi chuồn đi mất.

- Tao lấy được rồi tụi bây, chuồn thôi ! - Long ra lệnh sau khi "bẻ khóa" được tay tôi.

Tụi nó phi lẹ như cướp, cuổm luôn diều. Tôi buồn thiu, đành ngậm nguồi nằm quật ra đất. Chỉ còn lại tiếng ve ngân nga. Tôi trở thành một người mục đồng đích thực, số trâu nhà bác Tám không nhiều, chỉ vài con nên cũng nhàn rỗi, mấy hôm nghe bảo anh Cua lên tỉnh mà lùa trâu tận trăm con hơn mà tôi khiếp cả người. Thế mà anh Cua kham được hết. Ông chủ tháng nào cũng boa cho anh thêm vài trăm.

Nằm chán chê, tôi lùa chúng nó qua một bãi cỏ khác, kiếm bãi cỏ xanh hơn để chúng nó thoải mái mà gặm. Lùa qua một bãi không xa với chỗ ban nãy, tôi leo lên lưng một con trâu, móc trong ống quần ra một cây sáo trúc, phủi cho nó bớt dơ rồi đưa lên miệng thổi. Lên tông được chút lại có thêm một vị khách đến.

- Ủa anh. Anh đang làm gì thế à ?

- Phượng đi đâu đây ? Tui đang chăn trâu cho nhà ông bác thôi. - Tôi ngạc nhiên trước vị khách không hẹn mà lại gặp này. – Còn Phượng, Phượng đi đâu ?

- À, nhà tui gần đây nè. Tui đi mua đồ cho má, nên sẵn tiện nên đi đường này cho nó mát.

- Chứ không phải nhà Phượng đối diện nhà cậu Tư à ? 

- Không, chỗ đó là nhà chị tui, nào rảnh tui qua đó chơi hay lúc có bài tập khó tui qua hỏi.

-Trời đất. Xa vậy mà chỉ qua hỏi bài.

- Có gì đâu, đi bộ cũng vui mà. – Câu trả lời của nó làm tôi muốn bật ngửa, tôi chưa nghe ai bảo đi bộ vui cả, nhất là đi bộ một quãng đường xa như vậy

- Ủa mà đi chăn trâu sao anh buồn thiu vậy.

- Đâu có, buồn gì đâu. – Tôi cố làm mặt lạnh để nó không để ý tôi vừa bị mất con diều

- Thật không ?

- Thật mà.

- Thật không ? – Nó hỏi lại lần nữa nhưng lần này nó nhấn mạnh chữ "không"

- Thật. Tin tui đi. Buồn gì đâu.

- Tui không tin. Anh buồn chuyện gì kể tui nghe đi. Tui tò mò lắm.

Tôi ngồi kể nó toàn bộ sự việc rồi nghe nó cười thút thít cứ như một con chuột. Nó cười, tôi cũng cười theo chả thèm buồn về con diều bị mất nữa. Hôm nay, nó không đòi tôi kể chuyện mà nó nhìn về phía bãi cỏ xanh rì, phía mặt trời nhô lên qua đỉnh đầu, nó hỏi về tôi, về ba, về họ hàng tôi.

- Ủa mà nhắc mới nhớ, anh tên gì tui không biết.

- Tui tên Chính.

- Tên gì kì vậy, sao không phải tên gì đó đẹp như Tuấn, Triết, Quân.

- Sao hỏi tui. Làm sao tui biết, em đi mà hỏi ba anh ấy.

- Ba anh đâu ?

- Thôi tui đùa mà, tên Chính là do ông ngoại đặt cho tui. - Tôi ngớ người trước thái độ cứ được nước làm tới của con Phượng

- Ngoại anh ngộ ghê, biết bao tên hay không đặt, đặt tên Chính.

-Kệ ngoại anh mày ! – Tôi thay đổi cả cách xưng hô, trong cứ như con nhím dựng lông

-Hì. Tui đùa tí, lỡ khi tên anh lại mang nghĩa gì đó đặc biệt.

Ngồi được một lúc thì con Phượng đi về, nó sợ má nó trông nên về sớm cho đỡ bị má nó chửi. Nói chuyện với nó lòng tui có chút vui vui, tôi lại đếm số trâu rồi lại lùa chúng về, chiều lại dẫn ra cho ăn tiếp. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro