11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

GA SHIBUYA, TOKYO THÁNG TƯ NĂM 1931

Một vài tháng sau đó, Kikuzaburo buộc phải rời Shibuya để về quê vì việc gia đình. Vào buổi tối mà anh thu dọn bốn thứ dụng cụ, gói ghém túi hành lí bên trong chả có mấy của nả, Kikuzaburo cố gắng đợi cho đến khi Hachiko từ nhà ga trở về để từ biệt nó.

Anh cố thì thầm vào tai con chó những câu gì đó như là xin lỗi, nhưng suốt một hồi lâu vẫn không cất nên lời. Khi nó bắt đầu hít ngửi hành lí của anh, anh nói:

- Mày thấy rồi đấy, tao phải đi đây. Mày không hiểu đâu, nhưng tao phải đi. Mày đừng lo, tao đã nói với lũ trẻ ở ga rằng tao phải về quê, chúng sẽ chăm sóc cho mày. Mày chỉ phải tìm một chỗ ngủ mới, bởi vì tao cho là mày sẽ không đi cùng tao đâu, đúng không? Tao đã nghĩ vậy đó. Đương nhiên rồi, mày còn phải chờ ông giáo sư nữa mà.

Tối hôm đó, sau khi ăn một bát cơm cá, Hachiko ra tiễn Kikuzaburo. Họ đã sống trong túp lều đó gần sáu năm. Khi anh làm vườn mất hút trên những con đường ở Shibuya, nó quay lại ga, vì trong căn nhà từng thuộc về gia đình Ueno đã không còn giọng nói nào quen thuộc nữa.

Đã quá chín rưỡi và ở đó giờ chẳng còn ai. Dần đần, tất cả những người có ít nhiều ý nghĩa với nó đều lần lượt biến mất: đầu tiên là giáo sư Ueno, sau đó lad Chizuko và bà Yaeko, và nay là Kikuzaburo. Kể từ hôm đó, bà Shuto, bà Fujiwara và ông Matsumoto là những người chăm chút cho nó để nó không phải thiếu cái ăn. Khi nó đi qua cửa hàng trên đường ra ga, từng người gọi nó lại và mang cho nó một đĩa thức ăn thừa.

Buổi tối mà Kikuzaburo rời đi, Hachiko trú thân dưới những toa tàu cũ bỏ đi gần nhà ga. Câu chuyện về nó được truyền miệng từ người này sang người khác. Mọi người quan sát nó với ánh mắt pha trộn giữa tò mò, ngạc nhiên, và ngưỡng mộ.

Tên của nó trở nên nổi tiếng đến mức một phóng viên của báo Độc Mại Tân Văn thậm chí đã đến Shibuya để tìm hiểu đích xác trường hợp của nó. Sau hai ngày phỏng vấn người dân, một tuần sau, ảnh Hachiko đã xuất hiện trên trang báo trong mục xã hội với tiêu đề: "Câu chuyện về chú chó trung thành: Hachiko".

Có những ngày nó đi tới tận Yoyogi, có lẽ với hi vọng mơ hồ là được gặp giáo sư đi dạo với chiếc ba toong đầu bịt bạc và đang tìm những con bướm đánh thức sự tò mò trong ông, nhưng may mắn không bao giờ mỉm cười với nó.

Nhiều ngày và nhiều tháng trôi qua.

Sang năm mới, Hachiko nghe thấy những tiếng hát và tiếng hét, cả những tiếng chuông vọng từ đền thờ và những tiếng nổ đinh tai của pháo hoa tô vàng nền tuyết trắng.

Ở Tokyo thỉnh thoảng có tuyết rơi vào tháng Hai và thường xuyên vào tháng Ba, nhưng với Hachiko, cái lạnh, gió hay những trận mưa làm nó ướt nhẹp từ đầu đến chân đều không có nghĩa lí gì. Cứ đến năm giờ rưỡi nó lại đứng chờ ở sân ga và quan sát tất cả các hành khách, từng người, từng người một.

Đến tháng Tư, trong các công viên, sự sống lại nhú lên, và điều này càng khích lẹ nó đứng chờ ở sân ga, quan sát tất cả các hành khách, từng người, từng người một.

Khi đến ngày lê Kodomo, trên những căn gác mái tràn ngập tiệc tùng và những lời chúc tụng, Hachiko nhớ lại lần đầu tiên nó nhìn thấy những con cá chép đầy màu sắc bay phấp phới trên những cây sào dựng trước các nhà và giáo sư đã giải thích cho nó rằng chúng có ý nghĩa như thế nào. Điều đó như tiếp thêm sức mạnh để nó chạy ra ga và quan sát tất cả các hành khách, từng người, từng người một.

Vào tháng Chín, khi cây cối lại được nhuộm trong những màu sắc rực rỡ của mùa thu - màu son, màu đỏ, màu hạt dẻ, và màu vàng - còn lá phong cùng dây leo trang điểm cho những cây thông cao vút, dệt nên một đường viền đẹp đẽ dưới chân những dãy núi, thì ở Shibuya, nó vẫn chờ ngoài ga để quan sát tất cả hành khách, từng người, từng người một. Rồi mùa đông phản phúc cũng quay lại, đó là lúc nó đi tìm chỗ trú dưới những toa tàu cũ bỏ đi. Từ chỗ nằm, nó lắng nghe những tiếng hát, những tiếng hét mừng năm mới, xem pháo hoa nhuộm màu cho tuyết và dù tuyết hay cái lạnh cũng không thể buộc nó ngừng đến sân ga để quan sát tất cả các hành khách, từng người, từng người một, vì nhỡ đâu, nó có thể gặp ông giáo sư ở đó.

Cứ như vậy, một năm mới bắt đầu, và Hachiko luôn bắt đầu một ngày mới, một thánh mới, và một năm mới theo cùng một cách như vậy. Khi đêm đến, nó quay về bên dưới toa tàu cũ, nằm giữa những đường ray sắt, nhắm mắt lại và mơ. Nó mơ thấy những buổi đi dạo ở công viên Yoyogi, mơ về những con bướm và giáo sư Eisaburo, về những cây anh đào đang nở hoa và những bài ca với giai điệu vui vẻ, nhưng chủ yếu nó mơ thấy lúc ông giơ tay thật cao chào nó và nói với nó hãy đợi ông ở đấy, tại ga Shibuya, cho đến khi ông trở về. Đó là điều mang đến cho nó sức mạnh và lòng dũng cảm để đi ra ga từ ngày này sang ngày khác, phòng khi thời khắc nó mong chờ xuất hiện.

Cứ như thế, tháng ngày trôi qua. Đến một ngày tháng Tư năm 1933, chỉ một thời gian ngắn trước kho diễn ra lễ Kodomo, khi bầu trời sẽ lại được phủ kín bới những chiếc lồng cá chép đầy màu sắc, người ta bắt đầu thực hiện chiến dịch kêu gọi làm cho Hachiko một bức tượng. Bức tượng sẽ được làm từ tiền ủng hộ của những hành khách vẫn ngày ngày lên tàu xuống ga vào một nghệ nhân có tên Teru Ando là người chịu trách nhiệm tạc tượng.

Nhà điêu khắc đến ga với một người phụ việc, đo đạc và chụp ảnh từ mọi góc độ trong khi Hachiko nhìn ông hoài nghi như không thể hiểu nổi người đàn ông với mái tóc bù dù và ánh nhìn xuyên thấu này đang làm cái quái gì nữa.

Sau bài báo, tiếng tăm của Hachiko đã lan ra khắp quận và khắp cả Tokyo, đến nỗi không ít người đã lăn lộn tới tận ga Shibuya để xem nó chờ ở cửa ga thế nào, rất nhiều người tò mò đã chụp ảnh nó và đến bên nó, cứ như thể nó là một điểm thu hút khác ở công viên vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro