TẬP 33

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 33

Chào tất cả quí vị! Môn học của chúng ta trong những ngày nay đều bàn đến "cẩn thận ngôn hạnh", đều là trong những chi tiết đối xử giữa người với người. Chúng ta cũng nên vô cùng cẩn thận, vô cùng cung kính, vì thế chúng ta có một câu cách ngôn nhắc đến: "thanh thiên bạch nhật đích khí tiết, tự ám thất ốc lậu trung bồi lai; toàn càn chuyển khôn đích kinh luận, tự lâm thâm lữ bạc xử đắc lực." Ý nghĩa này cũng nói với chúng ta, một người có khí tiết vô cùng trong sạch đều từ bắt đầu bồi dưỡng từ đâu? Từ lúc họ ở một mình, từ nơi mà người khác không nhìn thấy. Họ đều có thể nói làm nhất trí, mới có thể bồi dưỡng ra khí tiết như vậy. Cho nên những chi tiết nhỏ trong cuộc sống cũng là đại học vấn."Toàn càn chuyển khôn", là có năng lực xoay chuyển càn khôn, bắt đầu từ đâu mà xây dựng căn cơ? Từ "lâm thâm lữ bạc", từ nơi họ đối diện với người, đối diện với mỗi sự vật đều có thể cung kính, đều có thể cẩn thận đối đãi, họ mới có thể sau này làm việc rất lớn được. Bởi vì những thái độ cẩn thận này của họ đều tích lũy từng tí từng tí mà được. Nên "Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn" có nhắc đến: "khuất chí lão thành, cấp tắc khả tương y", cho nên người luôn luôn ở những chi tiết nhỏ này, có thể vô cùng cẩn thận, vậy họ mới có thể thực sự làm tốt việc quan trọng lớn lao. Giả sử những điểm nhỏ này cũng không có tâm, rất có khả năng thực sự đón tiếp một việc trọng đại, sẽ có rất nhiều tình huống nhỏ xuất hiện. Thậm chí còn có khả năng làm rối loạn manh mối. Cho nên chúng ta làm cha làm mẹ, trong những tình tiết nhỏ này, cũng nên từ nhỏ phải nhắc nhở con cái. Bản thân chúng ta cũng cần quán chiếu bản thân nhiều hơn về việc khởi tâm động niệm trong những sự việc nhỏ nhặt này, từ đó mà lập tức sửa lỗi, sửa sai.Ngày hôm qua chúng ta đề cập đến: "duy đức học, duy tài nghệ, bất như nhân, đương tự lịch, nhược y phục, nhược ẩm thực, bất như nhân, vật sanh thích". Phong khí xã hội hiện nay khá phù phiếm, rất tôn sùng sự hưởng thụ vật chất. Rất nhiều người có lẽ do gia đình rất nghèo, sắp không có cơm ăn rồi, nhưng áo quần cũng muốn mua như thế nào? Rất đẹp, bởi vì muốn mặc cho người khác thấy, có thể ở nhà vợ con đều đói bụng rồi, còn muốn đánh cho sưng mặt làm người mập, kỳ thực thái độ nhân sinh như vậy hư ngụy quá, giả dối quá. Một người họ biết làm từ trong tâm thực sự tôn trọng quí vị, tuyệt đối không phải vì trong túi quí vị có rất nhiều tiền, có phải như vậy không? Tuyệt đối không phải. Lúc trong túi quí vị có nhiều tiền, họ đối với quí vị rất lễ phép, đó là đối với ai? Đối với tiền. Đợi lúc tiền trong túi quí vị đều đưa cho họ hết rồi, thì thái độ của họ đối với quí vị có khả năng lập tức thay đổi. Cho nên nói "quân tử chi giao đạm như thủy, tiểu nhân chi giao điềm như mật", vì sao "tiểu nhân chi giao" sẽ ngọt như mật? Bởi vì họ có mục đích, cho nên họ sẽ dùng hết khả năng nịnh bợ quí vị, nịnh hót quí vị. Rất nhiều người đều trong những tình cảnh này còn cho rằng những người đó coi trọng họ như vậy, tôn kính họ như vậy. Đến cuối cùng có thể sẽ bị trúng quỷ kế của tiểu nhân. Vậy tại sao "quân tử chi giao" nhạt như nước? Bởi vì quân tử là dùng đức hạnh cùng bạn bè tương giao, nên trong quá trình qua lại với nhau, trong cái nhạt đó có vị thật. Tuyệt đối không thể ngày ngày đều dính sát theo quí vị. Bởi vì hai bên đều rất rõ ràng, chúng ta đều có trách nhiệm làm con, chúng ta đều có trách nhiệm làm thần dân, chúng ta đều có chức trách làm chồng, làm vợ, nên mỗi người đều có rất nhiều bổn phận, nên tận tâm tận lực để làm. Làm sao có thể suốt ngày mất thời gian theo quí vị. Nhất định sẽ nói: ồ đã hơn tám giờ rồi, anh không phải phải về giảng câu chuyện đức dục cho con trai mình sao? Mau mau về nhà, cho nên đó là "trong nhạt có vị thật", trong cái nhạt đó có sự quan tâm lẫn nhau, thông cảm cho nhau ở trong đó. Cho nên thật sự vật chất dồi dào cũng không thể có được sự tôn trọng của người khác đối với quí vị. Thậm chí để theo đuổi vật chất có thể làm cho bản thân sa vào một vực sâu không đáy. Nói rằng dục là vực sâu.Hôm qua chúng ta cũng nhắc đến, bỏ ra số tiền lớn đi mua một cái áo rất đắt, vui được bao lâu? Ba ngày. Đau khổ bao lâu? Có thể cả tháng đó đều phải ăn mì gói, làm cho thân thể hư tổn. Giả sử nhìn thấy một chiếc xe đua hạng sang, họ liền động tâm, đi mua một chiếc xe đua hạng sang, vui vẻ được bao lâu? Vui vẻ được một tháng, vui vẻ được hai tháng, hơn nữa trong quá trình vui vẻ đó, vợ của mình đã bị đẩy vào lãnh cung, chiếc xe đó biến thành cái gì? thành vợ lớn rồi. Mỗi ngày đều đứng đó mà lau xe, vợ cũng coi như không thấy, vui vẻ được một, hai tháng, nhưng số tiền vay nếu trả phải trả bao lâu? Có thể phải hai năm, có thể phải ba năm, cho nên thời gian đó, quí vị có thể đau khổ với việc trả nợ, hơn nữa thật lòng mà nói, lúc một người rất thích chạy theo loại hàng hiệu này, những thứ đắt đỏ này. Ví dụ như anh ta lái được nửa năm, lái được một năm, bỗng nhiên lại nhìn thấy có một loại mới xuất hiện, anh ta nhìn thấy người khác, lại lái chiếc kiểu dáng mới hơn cả của anh ta, anh ta sẽ như thế nào? Tâm anh ta lại có chút không yên nữa rồi, lại rất động tâm muốn đi mua chiếc mới. Cho nên vay tiền còn chưa trả hết, lại phải chi phi cho khoản mới, lại phải đi mua kiểu dáng mới, có thể cả đời đều bị biến thành kẻ nô lệ vật chất. Không chỉ bản thân trở thành nô lệ vật chất, có thể cả người trong nhà cũng bị liên lụy vào. Rất nhiều người cảm thấy, muốn mua một ngôi biệt thự xa hoa, họ mới thể hiện được mình có đẳng cấp, có người như vậy không? Có. Tổ tông chúng ta nhắc nhở "gia tài vô số", một ngày ăn mấy bữa? "ngày ăn ba bữa", quí vị hà tất phải khổ sở chạy theo những thứ phù phiếm như vậy. "Gia tài vô số, ngày ăn ba bữa", "nhà lớn ngàn gian", cho dù nhà quí vị có một ngàn gian, đêm đến lúc nằm ngủ nằm được mấy gian? "đêm ngủ chỉ sáu thước". Cho nên thật ra nhu cầu của con người trên phương diện vật chất, thật ra rất ít. Nên nói tri túc thường lạc. Quí vị sống tri túc thì vô cùng nhẹ nhàng, vô cùng đơn giản. Đối với thân tâm quí vị cũng là phương thức rất tốt. Cho nên chúng ta cũng cần từ trong đó thể hội được, ví dụ như quí vị thường thường chú ý đến ăn uống, đều muốn ăn rất ngon. Chúng ta có thể suy nghĩ một tí, ví dụ như trước tết, chúng ta thường nhận được rất nhiều thiệp cưới. Rằng có tiền không tiền lấy một bà vợ để ăn tết. Kết quả nhận được nhiều thiệp mời như vậy, tôi cũng từng một tuần đi dự tiệc cưới ba lần. Ba lần, ăn đến ngày thứ ba quí vị có cảm giác như thế nào? Sắp ăn không được nữa. Toàn là cá thịt như vậy, những đồ ăn nhiều dầu mỡ như vậy, chẳng sánh bằng đậu phụ, rau cải thanh đạm, ăn rất nhẹ nhàng vui vẻ. Rất nhiều người họ mong cầu những chỗ ở rất cao cấp, rất có thể là sợ lúc nói chuyện với người khác, không thể nói, ví dụ như đối phương nói: tôi ở nơi nào đó có một biệt thự xa hoa, lúc họ nghe vậy, người khác có, tôi không có, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Cho nên bản thân rất nổ lực kiếm tiền, ngày cũng làm, đêm cũng làm, cuối cùng mua một ngôi biệt thự. Vậy một năm ở được bao lâu? Một năm có lẽ đến đó ba lần, năm lần. Một lần ở hai ba ngày rồi trở về, nhưng họ còn phải mời một hai người giúp họ trông giữ ngôi biệt thự này. Mời những người này một năm ở bao lâu? Mỗi ngày đều ở đó, nên họ đang hưởng thụ ngôi biệt thự này.Các bạn, cuối cùng ai là người thực sự có phước báu? Ai là người có phước báu? Người giúp việc được mời đến có phước báu. Vậy chủ nhân phải cực khổ kiếm tiền để trả tiền vay. Cho nên thực sự chúng ta phải suy nghĩ cho kỹ. Rốt cuộc cuộc sống như thế nào mới có thể thực sự đối với thân tâm chúng ta có sự phát triển tốt, có một sự điều tiết rất tốt. Không nên truy cầu sự hưởng thụ vật chất hư huyễn."Chỉ đức học, chỉ tài nghệ, không bằng người, tự khích lệ". Người xưa có câu thành ngữ là "đức tài kiêm bị", đức ở trước, tài ở sau, cho nên câu thành ngữ này cũng nói với chúng ta, đức và tài cái nào trọng? Đức tài kiêm bị. Nên đức càng quan trọng hơn tài, nó còn quan trọng hơn tài. Trong thời cận đại có một nhà thư pháp, được tôn là "Thảo thánh đương đại" tên là Lâm Tán Chi tiên sinh. Người Nhật rất tôn trọng đối với thư pháp của ông. Nhà thư pháp Nhật đến Trung Quốc, đều đến nhà ông hành lễ đối với ông, vô cùng khâm phục thư pháp của ông, cũng khâm phục cách làm người của ông. Lâm Tán Chi tiên sinh từng nói: "có đức có tài mới yêu tài, không đức có tài sẽ ghét tài, có đức không tài sẽ dùng tài, không đức lại không tài sẽ hủy tài." Chúng ta giả sử muốn tuyển nhân công, phải chọn như thế nào? Phải chọn người có đức có tài. Nếu không ít nhất cũng phải chọn người có đức không có tài. Bởi vì họ có đức hạnh, sẽ biết bao dung, họ sẽ biết quí mến người tài hoa. Họ biết được "thấy người làm thiện muốn học được như vậy", họ sẽ biết trân quí người tài như vậy. Nhưng giả sử vô đức mà chỉ có tài hoa, tất nhiên sẽ tật đố người khác. Giả sử như ngay cả tài cũng không có, thì họ sẽ hủy hoại người tài hoa. Cho nên trong Xuân Thu chiến quốc, trong nước Tần có một tể tướng tên là Lý Tư, ông là người có tài mà vô đức, nên thấy có người tài hoa ông ta rất ganh tỵ, ông đố kỵ với sư đệ của mình là Hàn Phi Tử, còn hãm hại Hàn Phi Tử, còn hãm hại Hàn Phi Tử đến chết. Không chỉ hãm hại Hàn Phi Tử, còn hãm hại người có học. Nên kiến nghị Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nhà Nho, đem những lời dạy của rất nhiều Thánh Hiền các đời đều đốt hết. Tội nghiệp này quá lớn. Sau đó Lý Tư cũng không có kết cục tốt, ông ta cùng con trai đều bị đem ra pháp trường xử chết bằng hình phạt chém ngang lưng. Đó là có đức vô tài mới đố kỵ. Cho nên chúng ta giáo dục con cái tuyệt đối phải coi trọng đức hạnh trước mới được. Giả sử không trọng đức hạnh, chúng ta đem tài hoa của con cái bồi dưỡng có cao bao nhiêu, cuộc đời của nó chắc chắn sẽ không hạnh phúc. Bởi vì tật đố người khác, nội tâm nhất định sẽ rất đau khổ. Hơn nữa đố kỵ người khác, cũng sẽ hình thành nên rất nhiều chướng ngại trong cuộc đời nó. Người khác cũng sẽ đố kỵ nó như vậy. Cho nên đây là chỗ mà chúng ta phải cẩn thận.Tôi quen biết một nhà thư pháp, ông ta tên là Lý Truyền Quân, thầy Lý này từng đến đảm nhiệm bình phẩm thư pháp. Kết quả phát hiện tác phẩm của những học sinh này, chắc chắn là thầy giáo viết thay, hiện tượng này có hay không? Vậy cha mẹ và thầy giáo chúng ta giả sử làm ra những hành vi như vậy, trên thực tế hoàn toàn không phải đang giáo dục con cái, mà đang hướng dẫn sai con cái. Đó cũng là xúi con làm sai, làm cho nó cảm thấy chỉ cần có thể đạt được mục đích, đều có thể không tuân thủ quy củ, không từ thủ đoạn. Vậy là trong tâm hồn con trẻ đã bị gieo vào một nhân ác không tốt. Sau này sẽ có thể vì vi phạm nguyên tắc, vi phạm pháp luật mà xúc phạm lưới pháp luật. Cuộc đời đều có khả năng vì thế mà bị hủy hoại. Cho nên chữ "đức" này mới là căn cơ của sự nghiệp trong đời của một người. Không gieo cho tốt rất nguy hiểm, cũng giống như một cây lớn, quí vị không găm rễ cho chắc, thì thân cây càng lên cao thì bóng mát của nó càng lớn nhưng sớm muộn gì cũng có một trận gió thổi đến, sẽ làm bật luôn cả gốc rễ. Tình trạng như vậy rất nhiều. Cho nên tội nghiệp của một người đều là tạo ra lúc đang hưng thnh. Đợi đến lúc họ lên như diều gặp gió, không có đức hạnh, sẽ làm ra rất nhiều việc sai trái. Cho nên sau này thầy Lý kiên trì đem những tác phẩm do thầy giáo viết thay này dẹp sang một bên. Làm cho những em thực sự tự mình viết, có thể nhận được sự khẳng định. Thầy Lý này cũng từng nói với tôi, ông nói ông ấy từng đi tìm rất nhiều thầy giáo dạy thư pháp, cũng bỏ ra rất nhiều tiền để xin được họ dạy, kết quả cũng không học được điều căn bản, đều chưa học được, vòng hết một vòng lớn, ông đã nghèo cùng không như ý, không còn tiền bạc gì cả. Cuối cùng cũng bởi do ông có trách nhiệm làm sứ mạng muốn truyền thừa nghệ thuật xưa. Cho nên ông trời không phụ lòng người. Cuối cùng gặp được ân sư thư pháp của ông. Kết quả là thầy giáo thư pháp của ông không những không nhận tiền của ông mà còn để cho ông ở lại trong nhà để học.Nên các bạn, quí vị muốn con cái mình học được tài năng, tuyệt đối không nhất định phải tiêu tốn rất nhiều rất nhiều tiền. Giả sử những nhà nghệ thuật gia này đều muốn quí vị trả nhiều tiền như vậy, kỳ thật đã tiết lộ ra họ là người có đức nhiều hay chỉ là người có tài hoa? Lúc một người vô đức mà có tài hoa, tài hoa của anh ta, cảnh giới nghệ thuật của anh ta chắc chắn sẽ gặp phải cổ chai mà không lên cao được. Bởi vì nghệ thuật cũng là sự thể hiện tâm tánh của một người, vì sao nhiều tác phẩm nghệ thuật có thể cảm động lòng người sâu sắc. Những tác phẩm đó và tâm cảnh của họ, nhân từ của họ, những tu dưỡng của họ có quan hệ trực tiếp. Cho nên khi thầy Lý gặp được thầy giáo thư pháp của mình, liền đem rất nhiều kỹ xảo, tâm pháp vô cùng quan trọng dạy hết cho ông. Lúc thầy giáo dạy cho ông xong rồi, liền nói với ông, thầy giáo nói: giả sử ngươi không thực sự có đức hạnh, ta đem những tài năng này dạy cho ngươi, thì ta đã hại ngươi một đời rồi. Thầy giáo của ông nói tiếp: bởi vì những tài hoa này dạy cho ngươi rồi, rất có thể ngươi chỉ trong thời gian ngắn đã danh lợi đều có. Mà lúc đó cuộc đời của ngươi sẽ xuất hiện những tình huống nguy hiểm. Lúc đó ngươi lại không biết khiêm tốn, thì sẽ chiêu cảm rất nhiều sự tật đố. Ngươi lại không biết tiết chế bản thân, không cần kiệm trong cuộc sống của bản thân, có thể sẽ nuôi thành thói quen hoang phí. Cho nên chúng ta cũng thấy rất nhiều người trong giới nghệ thuật cũng đều từng nổi tiếng nhất thời. Rất nhiều người cuối đời cũng vô cùng vất vả. Đó đều là dưỡng thành những thói quen xa hoa. Cho nên đối với những lời nói của thầy giáo thầy Lý lãnh thọ rất sâu sắc. Vì thế cẩn thận làm theo lời thầy giáo dạy dỗ, luôn luôn khiêm tốn. Ông ấy mới 33 tuổi đã đạt được mấy giải thưởng lớn. Hơn nữa cũng luôn luôn có nghĩa vụ dạy học. Tôi từng mời ông đến Hải Khẩu giúp chúng tôi chỉ đạo viết thư pháp. Đi đúng một tuần, nhưng không nhận một xu nào, thậm chí còn đem đến một bó bút lớn để tặng cho những giáo viên chúng tôi ở Hải Khẩu. Cho nên đức quan trọng, đức hạnh là căn nguyên của vạn phúc, nhờ phúc này mới có thể được an ổn.Ngày xưa Lão Tử lúc phải rời xa, đúng lúc ấy gặp một quan viên. Quan viên này liền hỏi Lão Tử, ông nói: tôi có hai đứa con trai, tôi không biết sau này nên nương vào đứa nào? Lão Tử liền cầm một cọc tiền đặt trên bàn. Sau đó nói với hai người con của ông ta. Nói với đứa con trai lớn trước: ngươi chỉ cần đánh cha của ngươi một cái, số tiền này đều là của ngươi. Người con trai lớn này hơi ngốc nghếch, anh ta liền cúi đầu nói: không được làm sao có thể đánh phụ thân được, anh ta thà chết cũng không làm theo. Tiếp đến Lão Tử nói với người con trai nhỏ, người con trai nhỏ này thông minh lanh lợi, đầu óc chuyển biến rất là nhanh. Thông thường cha mẹ sẽ cảm thấy đứa con nào tốt hơn? Có thể đến đâu cũng khoe: anh xem đứa con trai nhỏ của tôi thông minh biết bao. Kết quả Lão Tử liền nói với anh ta: ngươi chỉ cần đánh nhè nhẹ một cái, số tiền này đều là của ngươi. Nên người con trai nhỏ lập tức đánh một cái. Nhanh chóng gom tiền vào trong túi. Lão Tử liền nói với người cha anh ta: nay ông đã biết cuối đời nên dựa vào ai rồi. Sau này vị quan viên này qua đời rồi, đúng thật là người con trai lớn của ông ta chăm sóc ông cuối đời. Con trai nhỏ của ông đến nơi khác buôn bán. Khi hay tin phụ thân anh ta mất truyền đến tai người con trai nhỏ, người con trai nhỏ này nói, vừa đi vừa về cũng phải mất một khoảng thời gian, không biết kiếm tiền bị ít đi bao nhiêu. Sau đó ngay tang lễ của phụ thân anh ta cũng không tham gia. Lão Tử rất có trí tuệ, có thể từ trong hành vi của con trẻ mà suy ra tấm lòng của họ. Bởi vì "người coi trọng lợi lộc sẽ coi nhẹ lễ nghĩa". Chỉ cần có xung đột với lợi ích của họ, họ nhất định không quan tâm, chắc chắn đặt lợi ích lên hàng đầu. Nên người thông thường đối với con cái họ có thể đều cảm thấy đứa con thông minh lanh lợi rất tự hào. Nhưng thường thì cuối đời đều là những đứa con thật thà chăm sóc họ. Chúng ta cũng từng nghe nói: một người mẹ sinh được ba đa con, đứa đầu và đứa thứ hai đều tốt nghiệp đại học, đứa thứ ba chỉ tốt nghiệp trung học. Kết quả sau này đều là đứa con thứ mấy chăm sóc bà? Ngược lại học càng nhiều càng ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân. Chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều người làm cha mẹ, giáo dục con cái đưa ra nước ngoài du học, học đến cuối cùng cũng không trở về chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Thường là đã đi thì không về lại. Có người ở lại nơi đó lấy vợ, cha mẹ còn phải đi xa để thăm viếng. Thậm chí ở lại một thời gian, rồi đi về, người con dâu này còn sẽ đem cái gì ra? Đó thật là làm cha mẹ có thể sẽ ói ra máu. Biết trước như vậy, ban đầu sẽ không làm vậy, chẳng bằng đừng sanh ra còn hơn. Cho nên con cái không có đức hạnh, đúng là làm cha mẹ tức chết đi được. Thực sự sẽ gieo tai họa cho gia đình, cho xã hội. Cho nên chúng ta giáo dục con cái phải nhìn xa trông rộng, phải lấy đức làm gốc. Chúng ta xem câu kinh văn tiếp theo."Văn quá nộ, văn dự lạc, tổn hữu lai, ích hữu khước, văn dự khủng, văn quá hân, trực lượng sĩ, tiệm tương thân."Lúc chúng ta nói về phần nội dung của chữ "tín", chúng ta có thể hồi tưởng một chút. Mới bắt đầu là "phàm xuất ngôn, tín vi tiên", đại biểu cho niềm tin đối với ngôn ngữ. "gian xảo ngữ, uế ô từ", những lời dạy dỗ này đều nhắc đến thái độ chúng ta nói chuyện, lúc thái độ nói chuyện của chúng ta rất thô lỗ, sẽ không có cách gì có được sự tín nhiệm của người khác. Cho nên nội dung bộ phận "tín", lúc quí vị làm được, quí vị sẽ đem lại cho người khác lòng tin phục rất cao, rất phục quí vị. Ví dụ như "chưa hiểu rõ, chớ nói bừa, chưa chính xác, chớ tuyên truyền", cho nên quí vị đều có thể làm được. Bạn bè của quí vị chắc chắn sẽ cảm thấy, quí vị rất có tu dưỡng, rất có chừng mực. Quí vị luôn được xã hội tin dùng, luôn không ngừng được nâng cao. Giống như câu chúng ta vừa đọc đến, "nghe lỗi giận, nghe khen vui", giả sử chúng ta nghe đến lỗi lầm sẽ tức giận. Người khác khen tặng chúng ta, chúng ta liền dương dương tự đắc. Nếu như chúng ta có thái độ như vậy, có thể có được sự tín nhiệm của bạn bè? Rất khó khăn, sẽ tạo thành "bạn xấu đến, bạn hiền đi", vì sao bạn xấu lại đến? bởi vì họ rất rõ ràng. Chỉ cần nói với quí vị vài câu hay ho, quí vị sẽ thần hồn điên đảo, đến lúc đó họ cũng có vài câu có thể nhân lên, cho nên bạn xấu lại đến, bạn hiền tốt lùi xa. Vì sao bạn tốt sẽ tránh xa? Bởi vì những người đức hạnh này, họ rất rõ ràng về bổn phận làm bạn của mình, nhất định phải ăn nói thẳng thắn. Quí vị có khuyết điểm họ nhất định sẽ thẳng thắn nhắc nhở cho quí vị. Lúc quí vị không thể tiếp thu, họ đành phải như thế nào? Phải tránh trước. Bởi vì giả sử họ không tránh ra, quí vị thường thường nhìn thấy họ, cũng sẽ làm quí vị sanh phiền não. Vì không muốn làm quí vị phiền não, họ đành phải tránh đi một thời gian, đợi quí vị thực sự chịu tiếp thu, chịu tiếp nhận nhã ý của họ, lời khuyên ngăn của họ, họ mới trở về bên cạnh quí vị.Con người thích nghe lời nói tốt, hay là thích nghe nói lời chánh trực? Nghe lời nói tốt. Thói quen này bắt đầu từ lúc nào? Cho nên kiểu thái độ "nghe khen sợ, nghe lỗi vui" tất nhiên phải gieo trồng từ nhỏ. Vậy nên thầy giáo trong trung tâm chúng ta lúc giảng về câu này đều nhắc nhở các em nhỏ: hôm nay người khác nói ra khuyết điểm của các em, cũng giống như trên mặt mình vừa có một vật đen đen dính trên mặt các em, lúc đó có người nói cho em, làm cho em có thể vứt bỏ những thứ dơ bẩn đó. Vậy các em nên cám ơn họ hay không? Đương nhiên là nên rồi. Lúc người khác chỉ ra khuyết điểm của quí vị cũng giống như trừ bỏ đi những thứ dơ dáy trên mặt quí vị, vậy đương nhiên phải nói cám ơn với họ rồi. Cho nên những em nhỏ này và giữa các em nhỏ, chỉ cần bạn mình chỉ ra khuyết điểm, tiếp theo chúng ta sẽ được một câu rất đẹp đẽ, họ sẽ cúi người nói với bạn: cám ơn bạn đã chỉ ra khuyết điểm cho mình. Lúc những đứa trẻ này đối với khuyết điểm của mình có những thay đổi, thầy giáo chúng ta nên kịp thời khích lệ chúng "sữa lỗi được coi như không lỗi", chúng sẽ càng vui hơn. Cẩn thận sửa đổi những khuyết điểm này. Cho nên từ nhỏ đã cắm cái rễ này cho tốt, đối với suốt cuộc đời của nó sẽ có những lợi ích rất lớn."Nghe lỗi giận, nghe khen vui", liền nhớ đến câu chuyện đời nhà Tống. Đời nhà Tống có một đại văn hòa Tô Đông Pha. Ông với Phật Ấn Thiền sư là bạn tốt. Hai người thường thường gặp nhau để mài dũa học vấn của nhau. Một hôm, vừa lúc Tô Đông Pha cảm thấy cảnh giới của mình rất tốt, liền viết một bài thơ, thơ viết:Khể thủ thiên ngoại thiên, hào quang chiếu đại thiên, bát phong xuy bất động, đoan tọa tử kim liên." Ông cảm thấy cảnh giới hiện tại của ông rất tốt, ngay cả tám gió cũng không thể ảnh hưởng đến tâm thanh tịnh của ông.Chư vị, tám gió đó là gì?Đó là: lợi, suy, khổ, lạc, xưng, cơ, hủy, dự. Lợi chính là lúc quí vị thế đang thuận lợi, lúc rất thông suốt. Suy là suy bại xuống. Rồi khổ là lúc chịu khổ, hoặc là lúc rất hoan hỷ, lúc rất vui vẻ, một người luôn luôn vừa khổ đã liền oán hờn khắp nơi. Con người vừa vui có thể vui quá hóa buồn. Cho nên những cảnh giới này, đều đang khảo nghiệm sự tu dưỡng của một người. Tiếp theo là xưng tán, có thể liền dương dương tự đắc. Cơ là người khác mỉa mai chúng ta, chúng ta liền rất giận, không thoải mái lắm. Còn nữa hủy, dự, hủy là bôi nhọ, là hủy báng chúng ta. Dự là lúc chúng ta có danh dự tốt, có thể sẽ khởi lên cống cao ngã mạn. Tô Đông Pha cảm thấy tám ngọn gió này đều không thể ảnh hưởng đến tâm cảnh của ông, ông đều có thể giữ được thanh tịnh. Nên viết ra bài thơ này muốn tặng cho Phật Ấn Thiền sư. Kết quả Phật Ấn Thiền sư xem xong, liền viết vào bức thư một chữ. Viết một chữ "tí", rồi kêu cầm về. Tô Đông Pha có lẽ đang kỳ vọng Phật Ấn trả lời ông ta như thế nào? Ông có thể nghĩ: lập tức khen ta thôi, kỳ thực tám gió có động hay không? Động rồi. Muốn người ta khen tặng, muốn nghe lời tốt, rốt cuộc xem xong rất tức giận, vô cùng tức giận, liền lập tức đến nơi Phật Ấn ở, vừa đến cửa nhà Phật Ấn, nhà đóng cửa, viết hai hai hàng chữ: "tám gió thổi không động, một cái đánh rm đã thổi bay qua sông rồi". Tô Đông Pha vừa đọc đã rất xấu hổ, liền đi về. Cho nên chúng ta nên thời thời quán chiếu, bản thân có phải cũng là tám gió thổi không lay động. Luôn luôn từ khởi tâm động niệm, đem những tập tánh không tốt của chúng ta trừ bỏ đi, mới không thể phạm phải lỗi lầm "nghe lỗi giận, nghe khen vui".Câu tiếp theo là "nghe khen sợ, nghe lỗi mừng, người chánh trực, dần kết thân" cho nên chúng ta cũng nhìn thấy làm một người quân chủ, họ vô cùng khoan dung đại lượng, có thể tiếp thu lời can gián của chúng thần đối với mình, giả sử ông có được nhã lượng như vậy, tất nhiên có thể khiến cho những người trung thần này, những người hiền thần này đều có thể tận tâm chỉ ra những khuyết điểm của ông ta, để tiện làm cho chính sách của ông ta đều có thể thực sự có những giúp đỡ cho nhân dân. Cũng vậy, chúng ta làm cha làm mẹ, làm thầy giáo, lúc học trò hoặc con cái, chỉ ra những khuyết điểm của chúng ta, chúng ta cũng nên khiêm tốn chấp nhận. Lúc quí vị thừa nhận sai lầm với con cái, rất nhiều người lớn trong lòng liền nghĩ như vậy phải chăng ta đã dường như đã thấp đi một bậc? Kỳ thực lại tương phản, lúc thầy giáo chúng ta thực sự có sai lầm, ví dụ như phạm "Đệ tử quy" một câu nào đó, chúng ta lập tức nói với học trò: ở đây thầy sai rồi, thầy phải sửa sai, thầy sẽ cùng học tập với các em. Thường lúc thầy giáo nhận sai, trong mắt trẻ con có thể nhìn thấy điều gì? Nhìn thấy sự tôn kính đối với thầy giáo. Nên lúc một người nhận lỗi đó là đức hạnh, "người không phải là thánh, ai có thể không sai, sai mà biết sửa, có điều thiện nào bằng". Vì thế lúc người lớn chủ động sửa sai, chủ động sửa lỗi, cũng sẽ dẫn dắt được cả đoàn thể này đều có được sự dũng khí nhận sai này. Lúc bên cạnh chúng ta có rất nhiều bạn bè có thể chủ động khuyên ngăn chúng ta, vậy thì cuộc đời quí vị xem như tốt lên gấp nhiều lần. Đôi mắt sáng giúp quí vị nhìn đường, bởi vì chúng ta chỉ có hai con mắt, có lúc nhìn phía trước lại không nhìn thấy bên cạnh, lại nhìn không thấy phía sau. Lúc quí vị có lòng khiêm tốn tiếp thu lời khuyên của người khác, tự nhiên sẽ có sự giúp đỡ mọi người đối với quí vị. Nên chúng ta nói mai lan trúc cúc là bốn quân tử, biểu thị cho đức hạnh của quân tử. Vậy trúc vì sao lại đại biểu cho đức hạnh của quân tử? Bởi vì trúc nó có ruột là trống rỗng, thường khiến tâm khiêm tốn tiếp thu lời tao nhã, nên chúng ta "thấy người thiện, muốn học theo". Vậy thấy vật thiện? tức muốn học theo. Cho nên lão tổ tông chúng ta không những học tập với người, mà còn học tập với vạn vật. Lúc nhìn thấy đức tính của vạn vật, cũng hồi quang phản chiếu tu sửa bản thân.Tôi cũng từng nói với học sinh rằng: cây trúc này có đức hạnh gì, quí vị có thể học tập nó cái gì? Để cho các em tự mình quan sát. Các bạn, quí vị có thể học tập được cái gì từ nơi cây trúc? Việc học này phải biết học, hơn nữa trong học tập có một mấu chốt quan trọng, người phải có ngộ tánh, có ngộ tánh mới có thể học một biết mười, mới có thể luôn luôn tiếp xúc tất cả người sự vật, đều đang tu dưỡng bản thân, đều đang nâng cao chính mình. Ngoài tâm khiêm tốn ra, còn điều gì nữa? Chúng ta xem hình dáng bên ngoài của cây trúc, có nhìn thấy cây trúc đứng một mình chưa? Đều là gì? đều là một bụi trúc. Bởi vì có một bụi cho nên mỗi cây trúc đều đứng rất thẳng. Giống như bên cạnh quí vị toàn bộ đều là người chính trực, vậy tin rằng quí vị muốn tà vạy cũng không tà vạy được. Cho nên đây là một đặc tính quan trọng của hoàn cảnh. Vì thế ngay cả mẹ Mạnh tử cũng ba lần chuyển nhà. Cho dù Mạnh Tử có căn cơ như vậy, có tố chất tốt như vậy, cũng cần phải có môi trường tốt sau này bồi dưỡng, cho nên cha mẹ chúng ta cũng phải cung cấp cho con cái một trường học tập thật tốt.Chúng ta tiếp tục xem cây trúc này nó đều là từng đốt từng đốt mà lớn lên, cho nên cũng tượng trưng cho cuộc đời không thể là thuận buồm xuôi gió, tất nhiên sẽ gặp phải một số thử thách, nên lúc đối diện với thử thách nhất định phải như thế nào? Tiến thẳng lên trước mà đột phá. Cây trúc cũng đột phá từng cái mắt của từng đốt một, nên cần có thái độ kiên nhẫn để đối diện với cuộc đời. Học sinh có nhiều lúc nói ra những đáp án sẽ làm cho chúng ta rất kinh ngạc. Có một em học sinh nói rằng: thưa thầy, cây trúc có tinh thần vì nhân dân phục vụ. Tôi nói: vì sao lại nói như vậy? em ấy nói: bởi vì cây măng có thể ăn, cây trúc có thể làm nhà ở, lá trúc có thể đem về gói bánh chưng. Cho nên toàn thân thể nó đều phụng hiến hết. Chúng tôi nghe đến đây cũng cảm thấy rất hổ thẹn. Chúng ta có ai sánh được cây trúc về tinh thần cống hiến hi sinh này không? Cho nên chúng ta có thể đối với người, sự, vật xung quanh chúng ta nên có thái đọ khiêm cung, cũng nên tiếp thu những lời cao quí của họ, đều hướng về họ mà học tập. Vậy cuộc đời chúng ta sẽ tăng thêm nhiều trợ lực.Vậy nên "nghe khen sợ, nghe lỗi mừng, người chánh trực, dần kết thân", lúc quí vị có thái độ như vậy, có thể cỏ cây cũng có tình, đều sẽ mỉm cười với quí vị. "Nghe khen lo", vì sao nghe người khác xưng tán chúng ta phải có thái độ nơm nớp lo sợ? Bởi vì tài hoa của chúng ta thậm chí thành tựu của chúng ta tuyệt đối không phải là năng lực cá nhân có thể đạt đến được. Ví dụ như toàn bộ quá trình trưởng thành của chúng ta, đều là sự dưỡng dục, giáo dục của cha mẹ, và rất có nhiều người lớn khác, chỉ đạo cho chúng ta, quan tâm đến chúng ta, chúng ta mới có thể hình thành năng lực như vậy. Cho nên lúc chúng ta có được thành tựu, đầu tiên nhất định phải nghĩ đến, những công lao này đều là của họ. Như vậy chúng ta mới không đề cao chính mình. Ví dụ như chúng ta thành tựu một môn học đều là mọi người cùng hỗ trợ giúp đỡ. Môn học mấy ngày nay của chúng ta, rất nhiều bạn bè có thể ban đêm phải rất muộn mới ngủ, hôm sau rất sớm phải thức dậy sửa soạn công việc. Còn phải thức dậy nấu cơm cho chúng ta ăn. Cho nên thành tựu một sự việc đều là công sức của nhiều người mới có thể được. Vì vậy chúng ta cũng cần phải luôn luôn cám ơn những người đã giúp sức này. Lúc chúng ta có tấm lòng như vậy, thì nghe khen cũng không thấy vui, mà sẽ cảm thấy hết sức lo sợ, phải nhanh chóng tận tâm tận lực làm tốt vai trò của mình. Để đền đáp công sức của nhiều người như vậy.Chúng ta xem câu kinh văn tiếp theo, chúng ta đọc qua một lượt."Vô tâm phi, danh vi thố, hữu tâm phi, danh vi ác. Quá năng cải, quy ư vô, thường yểm sức, tăng nhất cô.""Lỗi vô tâm gọi là sai", nói rằng "người không biết thì vô tội", cho nên lúc người khác phạm sai lầm, họ không phải cố ý, chúng ta tuyệt đối phải bao dung, phải khoan thứ. Nếu không họ cũng sẽ rất buồn. Vậy đối với chúng ta mà nói, chúng ta cũng phải luôn luôn quán chiếu bản thân, lời nói hành vi của chúng ta có chỗ nào không thích hợp không. Ví dụ như lúc đi đường, hai ba người xếp hàng ngang mà đi, làm cho người đi sau không tiện để đi qua, bởi vì con người luôn luôn, ví dụ như gặp bạn bè lâu ngày không gặp, vừa trò chuyện là quên luôn thế giới xung quanh, nên đó chính là lỗi do vô tâm. Có lúc chúng ta gọi điện thoại cho bạn bè, có thể đúng lúc họ phải ra ngoài, chúng ta vừa gọi đến liền thao thao bất tuyệt ngay cả ngắt câu cũng không có, họ cũng không biết làm sao mà ngắt lời, cự tuyệt quí vị, hay là nói với quí vị họ phải ra ngoài, cuối cùng họ phải đứng lại đó, lúc đó tim họ đập như thế nào? Rất là nhanh. Đó cũng là lỗi vô tâm. Nên chúng ta gọi điện thoại đến, nhất định phải hỏi trước: xin hỏi bây giờ anh có tiện không? Phải luôn luôn nghĩ cho đối phương.Khổng Phu Tử trước khi đến Thái miếu cũng là "vào Thái miếu mỗi việc đều hỏi", gặp rất nhiều việc ông đều đi thỉnh giáo những nhân viên phụ trách một số công việc trong Thái miếu. Các người khác cảm thấy rất khó hiểu. Học vấn của phu tử tốt như vậy, sao đến Thái miếu cái gì cũng phải hỏi? Cuối cùng học trò của ông hỏi phu tử, phu tử liền trả lời: mỗi việc đều hỏi là tượng trưng sự tôn trọng đối với sự việc đó. Hơn nữa chúng ta đến một hoàn cảnh mới, có thể hoàn cảnh đó đều có những qui tắc của nó. Chúng ta không thể cứ thuận theo ý mình mà làm được. Nếu không có thể sẽ có chỗ bị thất lễ, vậy nên chúng ta đến một hoàn cảnh mới, cũng nên tìm hiểu trước về rất nhiều công việc cuộc sống nơi đây. Thậm chí sự sắp đặt đồ đạc nữa. Chúng ta cũng không thể tùy tiện thay đổi, sửa chữa nó. Có thể chúng ta cảm thấy là tâm tốt, nhưng một động tác như vậy, có thể sẽ tạo thành những phiền phức cho nhân viên công tác ở đó. Nên điều này có thể phạm phải "lỗi vô tâm gọi là sai".Câu tiếp theo là "lỗi cố ý, gọi là ác", nghĩa là rõ ràng biết là sai những vẫn làm theo, gọi là "biết rõ mà cố phạm", đó gọi là ác. Như vậy là không thể chấp nhận. Hiện tượng như vậy ngày nay nhiều hay không? Nhiều. Vì sao vậy? Ví dụ như viết "cấm hút thuốc", vẫn cứ đứng đó mà hút lấy hút để. Nguyên nhân ở đâu? Không học "Đệ tử quy", câu trả lời chính xác. Không được dạy dỗ về đạo lý làm người làm việc, không học tập cho đàng hoàng, không có thầy giáo dạy dỗ. Cũng không có cha mẹ nhắc nhở, cho nên "người trước không thiện, không biết đạo đức".Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!

HẾT TẬP 33


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro