TẬP 34

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chào tất cả quí vị! Chúng ta tiếp tục bài học sáng nay, chúng ta đã đề cập đến "vô tâm phi, danh vi thố", đối với lời nói hành vi của bản thân chúng ta, cũng thường quán chiếu một chút, phải chăng có chỗ đã bị sơ suất. Ví dụ quí vị đi xe đạp, đi cùng với bạn, cũng không nên xếp hàng ngang mà đi, một là rất nguy hiểm, hai là có thể sẽ ảnh hưởng đến người đi phía sau. Tục ngữ nói đắc ý sẽ quên hết. Chúng ta cũng nên luôn luôn quán chiếu đến "lỗi vô tâm, gọi là sai, lỗi cố ý, gọi là ác", giả sử đã biết việc này là sai, nhưng vẫn cứ làm, đó gọi là làm ác. Bây giờ chúng ta xem tiếp, rất nhiều việc mọi người đều biết không thể làm, nhưng có người vẫn đang làm. Ví dụ như hút thuốc, ví dụ như có đặt một tấm biển viết "cấm câu cá", vẫn có người đi câu, hoặc là "cấm đổ rác", vẫn có người sẽ đổ ở đó. Những điều này đều thuộc về văn hóa của xã hội. Văn hóa xã hội ai phải chịu trách nhiệm? Mỗi phần tử trong xã hội đều phải chịu trách nhiệm. Giả sử toàn xã hội đều không có công nghĩa, lúc người khác sai, chúng ta cũng không chỉ sai, có thể sẽ cung cấp cho họ một không gian cho những người làm ác này càng ngày càng ngang tàng. Chúng ta nói là nuông chiều sinh hư, hoặc là quí vị nhìn thấy người ta chen ngang, thì chúng ta nên khuyên giải. Đương nhiên lúc khuyên giải nên chú ý, "nét mặt vui, lời nói nhẹ", cho nên Đệ Tử Quy nói "thân hữu quá", chữ "thân" này có thể coi là gì? Không chỉ là cha mẹ, không chỉ là người thân, "cũng là bạn bè khắp nơi" nữa. Toàn xã hội này là nhất thể, mỗi phần tử của xã hội, đều là đồng bào của chúng ta, chúng ta cũng có nghĩa vụ khyên ngăn họ. Nhưng cũng phải chú ý thái độ sao cho thích hợp, để tránh nảy sanh xung đột. Kỳ thực vì sao có những người rõ ràng biết là việc sai trái, mọi người vẫn cứ làm? Luôn luôn trong lòng họ, đều nói người khác cũng như vậy, thật ra đó đều là kiếm cớ, nhưng đây cũng không phải là đều vô lý. Bởi vì tấm gương tốt ít quá, nên sẽ làm cho chúng ta cảm thấy phạm lỗi dường như là việc rất bình thường. Cho nên chúng ta phải có bổn phận việc sai trái trong xã hội, chúng ta nhất định phải làm gương để sửa sai. Ví dụ như người trong xã hội không biết báo ân, thì chúng ta phải thể hiện ra là người biết ơn báo ơn; người trong xã hội vô lễ, chúng ta phải thể hiện là người vô cùng nho nhã lễ độ, để cho họ có thể sanh khởi được tâm hổ thẹn.Ngày nay, ví dụ như những thứ của công, rất nhiều người lấy dùng vào việc riêng. Đó cũng là do có khuynh hướng như vậy, thật ra là họ oan uổng, lấy của công mắc nợ bao nhiêu người? Là mắc nợ toàn bộ đoàn thể, vậy là rất khó trả, đó là tiểu nhân oan uổng làm việc tiểu nhân. Nên chúng ta cũng phải thương cảm cho họ không biết được đạo lý "vật tuy nhỏ, chớ tự lấy". Chúng ta cũng nên biểu hiện ra, trong công ty, trong đoàn thể, cần phải rất liêm khiết, bất cứ một đồ vật gì của công cộng, tuyệt đối một đồng một cắc cũng không lấy. Lúc quí vị thể hiện những hành vi như vậy, trong toàn bộ đoàn thể đó chính là hiệu quả của một loại qui định. Người ta vừa nhìn thấy quí vị họ sẽ tự biết dừng lại. Vì thế chư vị không nên xem nhẹ sức ảnh hưởng của quí vị ở trong gia đình và trong công việc. Chỉ cần có người thể hiện đúng, người bên cạnh cũng không dám sơ suất quá. Cho nên chúng ta đích thực phải làm tấm gương tốt."Lỗi cố ý, gọi là ác", rất nhiều người họ biết rõ ràng việc này là sai trái rất lớn, nhưng vì không khống chế được tính khí của bản thân, nên vẫn cứ làm. Ví dụ như biết xung đột với người khác là sai trái, nhưng tính khí nổi lên thì như thế nào? Không kiềm chế được. Cho nên phải tìm phương pháp để đối trị tình trạng như vậy. Có hai vợ chồng, lúc người chồng xảy ra một chuyện, người vợ rất không vui, nghĩ rằng anh ta dám như vậy, vậy tôi cũng dám làm bậy. Tâm tính như vậy gọi là làm việc theo cảm tính, không có ích lợi gì cho bản thân, càng làm càng sai.Tôi từng nghe nói, người chồng luôn rất muộn mới về nhà, sau đó người vợ cũng rất không vui, cô ta cũng ra ngoài chơi đến rất muộn mới về. Vậy là người bị tổn thương lớn nhất là con cái của cô ta. Cho nên người khác đúng hay sai, đó không phải là việc quan trọng nhất, bản thân mình có làm đúng hay không, nhất định phải luôn luôn tự nhắc nhở. Lúc chúng ta thực sự làm được, mới có tư cách đi nói người khác. Mà lúc quí vị thực sự làm đúng, mức độ tín nhiệm của quí vị trong lòng họ, chắc chắn tương đối được đề cao. Cho nên phải giải quyết sự việc cho viên mãn. Phải có tính nhẫn nại, từ việc tu thân của chính mình, bắt đầu bắt tay vào việc lập thân hành đạo.Vậy nên, chư vị, lúc chúng ta kết thúc môn học này, quí vị trở về nhà cũng không nên yêu cầu ai làm trước, quan trọng nhất là phải như thế nào? Bản thân bắt đầu làm trước. Tôi cũng thường tiếp xúc với một số bạn bè, ngày đầu tiên họ đến nghe giảng, nghe xong liền nói: người bạn nào đó của tôi cần nghe điều này nhất, con tôi cần nghe nhất. Không nói bản thân cần nghe nhất. Cho nên người thường đem tâm tư để nhìn lỗi của người khác, luôn nhìn thấy người khác phải học cái gì. Sức chuyên chú không quay lại nơi bản thân. Có thể sự tiến bộ của bản thân sẽ tương đối bị giảm, vì thế sự chuyển biến toàn bộ đời người, bước đầu tiên vẫn là phải bắt đầu từ bản thân.Câu tiếp theo "lỗi biết sữa, trở về không, còn che dấu tội thêm tội", sửa sai chắc chắn đối với cuộc đời mỗi người tương đối quan trọng. Nên nói "con người không phải Thánh hiền, không ai không có lỗi". Trong lịch sử mấy ngàn năm, muốn tìm một người từ lúc mới sinh đến lúc chết đều không có lỗi lầm gì, có thể có hay không? Điều đó không thể. Vậy muốn tìm một người luôn luôn làm ác, có khả năng tìm ra không? Cũng không thể được. Cho nên con người đều có thiện ác. Trong cái ác đó, chúng ta hiểu được để khuyên ngăn, bản thân hiểu được để sửa lỗi. Như vậy liền có thể "đức ngày càng nhiều, lỗi ngày càng ít". Cho nên Khổng Lão Phu Tử cũng nói cho chúng ta ba pháp bảo tu thân rất tốt. Thứ nhất là "hiếu học gần với trí", học tập nhất định phải không ngừng tinh tấn. Bởi vì học như đi thuyền ngược dòng, không tiến ắt sẽ lùi. Nên chúng tôi mở khóa học năm ngày ở Đại lục, sau đó cũng có một số bạn bè có liên lạc. Họ đều nói, họ nói: Thầy Thái, tôi ở đó năm ngày trạng thái đều rất tốt. Vậy là năm ngày nghe giảng trạng thái rất tốt. Tâm đó đều vô cùng thuần tịnh rất thuần thiện.Còn có một người bạn sau khi học xong, anh ta đến nói với chúng tôi, anh ta nói: từ trường lúc lên lớp rất khác, tôi hằng ngày đều phải hút thuốc, kết quả năm ngày đó không hút điếu nào cả. Bởi vì anh ta cảm thấy trong bầu không khí như vậy. Dường như có một ý niệm gì xấu, cảm thấy đều không nên. Cho nên thực sự đoàn thể học tập rất quan trọng. Nên chư vị, sau khi môn học này kết thúc, cũng nên tìm năm ba người bạn, có thể duy trì cùng nhau rèn luyện, trường thời huân tu mới tốt. Họ đều nhắc đến, trạng thái trong năm ngày ở đó rất tốt. Nhưng sau khi trở về dần dần bị nhạt mất, vì thế cũng thể hội được "học như chèo thuyền ngược dòng, không tiến tức là lùi", nên cầu học vấn có thể nhờ vào người khác không? Chắc chắn phải nhờ vào sự chủ động của bản thân là quan trọng nhất, sự hiếu học của mình, sự hiếu học mới có thể không ngừng tiếp cận trí tuệ."Tự thực hành gần với lòng nhân", cũng chỉ có quí vị thực sự đi thực tế lời dạy của Thánh Hiền, mới không ngừng nâng cao tâm nhân từ của chúng ta, mới có thể không ngừng nhìn thấy nhu cầu của con cái, nhìn thấy nhu cầu của gia đình, nhìn thấy nhu cầu của xã hội, nhìn thấy bổn phận của bản thân, "tự thực hành mới gần với lòng nhân". "Biết liêm sĩ gần với dũng", thực sự có dũng khí, người thực sự đại dũng, phải chăng có thể nâng lên mấy trăm cân, gọi là người dũng mãnh. Đó không gọi là người dũng mãnh, đó chỉ là lực dũng, chứ không phải là trí dũng của nhân cách. Cho nên dũng thật sự có thể hàng phục thói quen xấu của mình, tập khí của mình, đó mới chính là người thực sự dũng. Vậy nên chúng ta đến chùa, vừa vào cửa đã nhìn thấy một tấm hoành phi treo ở trên cao, viết bốn chữ "đại hùng bảo điện". Cái gì mới thực sự là đại anh hùng? Cho nên tục ngữ cũng nói "đánh thắng người khác một ngàn lần, không bằng đánh thắng chính mình một lần". Thực sự dũng, ở chỗ có thể đối trị rất nhiều thói quen xấu của bản thân, thêm bước nữa là sửa cho nó trở thành đúng. Cho nên biết liêm sĩ gần với dũng. Lúc dũng khí này của quí vị có thể duy trì được một hai năm, dần dần thói quen của quí vị cũng được chuyển đổi trở lại, bảo đảm cuộc sống sau này nhất định sẽ pháp hỷ sung mãn.Vào thời Xuân Thu chiến quốc có một vị hiền tướng tên là Yến Anh, Yến Anh có rất nhiều tấm gương tốt, Khổng Tử cũng vô cùng tôn trọng ông, cũng rất khen ngợi ông. Yến Anh mặc một chiếc áo choàng, mặc đến ba mươi năm đều chưa đổi. Đương nhiên chiếc áo đó xem ra vẫn như thế nào? Vẫn còn chỉnh tề. Bởi vì "ái vật giả, vật hằng ái chi", bạn yêu quí đối với bất cứ món đồ nào, nó cũng sẽ báo đáp cho quí vị. Sẽ làm cho quí vị có thể sử dụng rất lâu. Lúc một vị tể tướng mặc một chiếc áo ba mươi năm, xin hỏi ngoài việc ảnh hưởng đến gia đình ông ta ra, còn ảnh hưởng đến cái gì? Đúng, toàn bộ văn võ bá quan, toàn thể nhân dân. Cho nên lúc một vị đại thần họ vô cùng liêm khiết, thì có thể dẫn dắt toàn bộ đoàn thể theo phong khí thanh liêm. Đúng lúc người đánh ngựa của Yến Anh, là một người nô bộc đánh xe ngựa cho ông, mỗi ngày đưa Yến Anh ra ngoài, đi công việc, đi công tác, kết quả người đánh ngựa này, mỗi lần nhìn thấy người ta đề ngẫng đầu ưỡn ngực dáng vẻ rất cao ngạo, vì sao ông rất cao ngạo? Bởi vì ông đánh xe đánh ngựa cho tể tướng, dáng vẻ vênh váo của ông, dùng thành ngữ để nói là "cáo mượn oai hùm", cuối cùng vợ ông ta nhìn thấy vậy, một hôm nói với ông ta, bà ấy nói: tôi phải rời xa ông, tôi phải đi thôi. Người đánh xe này rất lo lắng, ông ta nói: sao lại vậy? Vì sao bà phải rời xa tôi. Bà ấy nói: người ta đều tôn trọng đức hạnh của Yến Anh, ông không có đức hạnh như Yến Anh, mà tể tướng Yến Anh luôn khiêm tốn như vậy, người ta có đức hạnh còn khiêm tốn, ông căn bản không có đức hạnh lại còn kiêu ngạo như vậy, cho nên tôi không muốn nương tựa vào ông nữa, tôi phải rời đi thôi. Người đánh xe này vừa nghe xong cũng rất lo lắng, liền rất hổ thẹn mà nói với vợ rằng: tôi nhất định sẽ sửa sai, bà không cần phải bỏ đi nữa. Vợ ông ta thực sự rất có tầm mắt, hiểu được phải khuyên can, phải khuyên chồng của bà, đương nhiên chồng bà cũng rất độ lượng, có thể tiếp thu ý kiến của vợ. Nghe nói biết nghe lời vợ có thể đại phú gì? Phải nghe lời đúng đắn của vợ, sẽ đại phú đại quí. Sau đó người đánh xe này liền rút kinh nghiệm xương máu, bắt đầu chăm chỉ học tập, sau đó Yến Anh cũng cảm thấy đức hạnh của ông ta tiến bộ rất nhanh, cũng đề cử vị đánh xe ngựa này làm đại phu nước Tề. Cho nên chỉ cần người ta chịu sửa sai, đều có tiền đồ tương đối tốt, nên nói "lãng tử quay đầu quí hơn vàng". Ở Đại lục chúng tôi có một người bạn, chúng tôi đều gọi anh ta là Kim bất hoán. "Lãng tử quay đầu vàng không đổi". Vì sao anh ta Kim bất hoán, bởi vì chúng tôi giảng ở Thượng Hải, người bạn này từ Sơn Đông suốt đêm đi cho kịp để đến Thượng Hải nghe giảng. Vì chị gái của anh ta ở Lô Giang, An Huy có tham gia một khóa học này, tiếp đó chúng tôi phải đến Thượng Hải để dạy, chị gái của anh ta liền điện thoại cho anh ta: mấy ngày nay em cho dù có kiếm tiền được bao nhiêu đi nữa cũng nên gác lại, lập tức đến Thượng Hải để nghe giảng, em cô ta nghe xong rồi thực sự đã gác lại tất cả công việc, vợ anh ta rất tức giận nói: anh làm sao mà nói đi là đi, tình hình của công ty phải làm sao? Nhưng anh ta vẫn kiên trì đến. Sau khi đến anh ta ngồi nghe giảng đều một kiểu biểu cảm, hai mắt nhìn chăm chú không thay đổi, rồi miệng thì cứ mở ra, cho nên những thầy giáo chúng tôi đứng lớp đều rất rõ có một người đàn ông ngồi đằng kia. Thực sự chúng tôi cũng không biết anh ta là ai, sau đó lên lớp được mấy bữa, anh ta phải đi về, anh ta nói: các anh có thể cho tôi thời gian mười phút, tôi nói chuyện với thầy Thái một lát? Nhân viên công tác của chúng tôi thấy anh ta thành khẩn như vậy, sau đó liền sắp xếp một buổi tối, tôi ngồi với anh ta một lát, anh ta nhìn thấy tôi rất là cảm động, anh ta nói: Thầy Thái, tôi không phải dùng lỗ tai để nghe thầy giảng bài, tôi dùng cuộc đời của tôi để ấn chứng những đạo lý này. Anh ta nói, thật sự phải biết được, phải ngộ được, phải làm được, mới có thể đạt được. Biết thôi còn chưa đủ, thật sự có thể ngộ phải tự lực thực hành mới được. Anh ta nói, lúc tôi giảng bài, nhắc đến Kinh Dịch nói "nhà tích thiện ắt sẽ có người hưng thạnh", anh ta nói đây là lời chân thật không hư dối, bởi vì lúc anh ta còn trẻ, tính khí rất tệ, nhiễm phải rất nhiều thói xấu, thường cầm dao đi chém người. Bởi vì cầm dao đi trên đường, thì khí sắc sẽ như thế nào? Sát khí đằng đằng. Kết quả bị bạn thân của bố anh ta nhìn thấy. Người bạn của bố anh ta liền kéo anh ta trở về, lúc anh ta đang thịnh nộ, đao kiếm không có mắt, nhưng bạn của bố anh ta lại cứ ép kéo anh ta về cho được, mới giúp cho anh ta không làm ra những việc khiến anh ta suốt cuộc đời này không có cách gì vãn hồi được. Vì sao bạn của bố anh ta, muốn làm như vậy? Bởi vì bố anh ta đang làm điện tín, thường thường đến nửa đêm còn giúp người ta, thậm chí mưa bão, cũng không từ lao khổ đi công tác. Cho nên ở trong toàn thôn ông là một hình tượng rất tốt, mọi người đều rất tôn kính bố anh ta. Do vì đức hạnh của bố anh ta cứu được kiếp nạn này của anh ta, kéo anh ta trở về. Anh ta cũng nhắc đến mấy lần đều vì đức hạnh của bố làm cho anh ta gặp hung hóa cát. Sau đó có bị nghiện thuốc phiện, chúng ta không hút thuốc phiện, không biết sau khi đã hút thuốc phiện rồi, muốn cai nghiện rất khó khăn, vô cùng khó khăn. Cuối cùng chính vì anh ta đối với mẹ còn có lòng hiếu, nên nói trong quá trình anh ta đang cai nghiện, năng lượng đó đã ủng hộ anh ta, tức là sự có lỗi đối với mẹ. Nếu như anh ta không chịu cai nghiện, không biết phải làm cho mẹ đau khổ bao lâu nữa. Vì thế chư vị, một người muốn có động lực để sửa đổi sai lầm, động lực đó đến từ đâu? Đến từ lòng hiếu, tình thân, tâm yêu thương mới được. Cho nên bên cạnh chúng ta có người khốn đốn, quí vị phải chân thành để khích lệ họ, quan tâm họ. Anh ta có thể đến tham gia môn học này, chủ yếu nhất cũng là vì anh ta đối với chị mình như thế nào? Cũng có tâm cung kính. Anh ta nói chị anh ta trước nay chưa từng dùng khẩu khí như vậy để nói chuyện với mình, chị của anh ta luôn đối với anh ta là "nét mặt vui", luôn bàn bạc với anh ta, chưa hề nghe chị gái nói: em lập tức nhất định, nên anh ta cảm thấy chị gái nhất định muốn tốt cho anh ta, biết chuyện này rất quan trọng. Sau đó anh ta lại đề cập đến, bởi vì anh ta mười mấy tuổi đã ra ngoài buôn bán, buôn bán làm ăn cũng rất tốt. Kiếm được rất nhiều tiền. Anh ta nói 19 tuổi anh ta đã có điện thoại di động. Lúc đó điện thoại di động đều rất lớn, dài dài thô thô kiểu như vậy. Anh ta nói anh ta về quê, tất cả mọi người đều nói: ồ anh làm sao mà giỏi quá vậy, biết kiếm tiền quá vậy. Ai ai cũng rất ngưỡng mộ anh ta, đều đề cao anh ta lên làm anh ta cảm thấy mình rất giỏi dang.Chư vị như vậy có đúng hay không? Kiếm được nhiều tiền đáng được tôn trọng không? Kiếm tiền là nhờ cơ hội, tiêu tiền nhờ trí tuệ, giả sử như anh ta không có trí tuệ, không có đức hạnh, lúc kiếm được tiền nguy cơ của cuộc đời cũng xuất hiện. Nên sau này bởi vì có tiền, họ cảm thấy có tiền có thể sai khiến cả ma quỷ. Bỗng nhiên tất cả những thói quen xấu ác đều bị tiêm nhiễm. Cũng làm một số việc nguy hiểm. Nên sau đó liền phải trả giá rất là lớn. Cho nên anh ta đến nghe xong môn học, anh ta rất cảm khái. Anh ta nói giả sử lúc mười mấy tuổi đã có cơ hội có thể nghe đến lời Tổ Tông, Thánh Hiền nhân dạy dỗ, cuộc đời anh ta, tuyệt đối không thể bước đi ghập ghềnh như vậy. Vậy nên chúng ta từ câu nói này cũng có thể nghe ra được, anh ta không phải không chịu tiếp thu sự dạy dỗ, mà là không có cơ hội. Chúng ta những ngày nay nhìn thấy thái độ lên lớp của anh ta, đích thực cũng rất chăm chỉ, rất dụng công. Sau đó chúng tôi đến quê hương của anh ta mở lớp giảng. Anh ta cũng ngay trong đêm nói với vợ anh, cùng đến cho kịp để nghe giảng. Hành động như vậy là rất chính xác. Bởi vì một gia đình, tuyệt đối không thể chỉ có một người đang trưởng thành, nên như thế nào? Nên cùng nhau trưởng thành. Người bạn này nói với tôi, anh ta nói: thầy Thái, thầy không thể chỉ giảng bài cho những người này thôi, họ đều là người tốt, nhóm chúng tôi mới thực sự cần hơn. Sau đó tôi liền nói với anh ta: vậy một số người kia, anh nói với họ còn tốt hơn tôi, bởi vì con đường anh đã đi qua, con đường này họ cũng đi qua, anh có thể đồng cảm với họ hơn, cho nên anh nói với họ vô cùng thích hợp. Nên tôi hẹn với anh ta, mấy năm nay anh quản lý công ty cho tốt, bồi dưỡng một số nhân tài, có thể giúp anh phụ trách, anh liền ra ngoài cùng đi giảng với tôi, có thể cùng tôi đi đến nhà tù, đến một số nơi có thể không có cơ hội lắm, không có sự giáo dục tốt lắm để giảng bài. Bởi vì con đường những người này đi qua, anh ta cũng đã đi, lời anh ta nói ra chắc chắn có thể làm cho họ nghe thấy thích hợp, có thể có được những đồng cảm. Đương nhiên chúng ta hướng dẫn họ như vậy, quan trọng nhất cũng phải làm cho sự học của anh ta, có được chỗ lập chí. Như vậy sẽ thúc đẩy anh ta dụng tâm để trưởng thành. Đó là câu chuyện của "kim bất hoán".Sự sửa sai này không những ảnh hưởng đến một người, thậm chí ảnh hưởng đến một gia đình, ảnh hưởng đến quốc gia.Vào thời Xuân Thu Chiến quốc có một danh tướng tên là Lận Tương Như, chúng ta đều biết "hoàn bích qui triệu", Lận Tương Như vô cùng mưu trí, có thể hóa giải lần nguy cơ này để châu về hợp phố. Cũng vì ông ta biểu hiện như vậy, Triệu Vương phong ông làm chức danh cao nhất, chức vị cao nhất của thần tử, nhưng nước Triệu có một đại tướng tên là Liêm Pha. Liêm Pha cũng là một lão tướng bôn ba sa trường, đối với nước Triệu cũng lập nhiều chiến công hiển hách, nên võ tướng này rất coi thường quan văn: các ông chỉ có cái miệng, tôi đây vào sinh ra tử, nên không cam tâm. Nên thường thường ở trên đường, Liêm Pha này cố ý chạm mặt với xe của Lận Tương Như, muốn đối diện để có thể trừng mắt ông ta vài cái, nhưng Lận Tương Như mỗi lần phát hiện xe của tướng quân này đến liền đi vòng đường khác, không đụng chạm với ông ta. Có khi Liêm Pha đi tìm Lận Tương Như, Lận Tương Như cũng nói thân thể không khỏe mà từ chối gặp. Luôn luôn xử lý ôn hòa. Những người hầu của Lận Tương Như, người nhà của ông đều rất không vui, đều nói với Lận Tương Như rằng: ông sao mà nhát gan thế, sao lại phải hạ thấp cầu toàn thế, họ đều cảm thấy trong lòng không phục. Lận Tương Như liền nói với người nhà rằng: hôm nay nước Tần là một nước lớn mạnh như vậy, vì sao không dám đến đánh nước Triệu chúng ta? Nguyên nhân là vì nước Triệu có tướng quân Liêm Pha, và có ta, mới có thể làm cho nước Tần không dám hành động thiếu suy nghĩ. Thể diện của cá nhân ta, sĩ nhục của cá nhân là việc nhỏ, giả sử ta và đại tướng quân Liêm Pha xảy ra xung đột, mà làm cho nước nhà gặp phải nguy nan, đó là nỗi nhục của nước nhà. Vậy ta rất khó làm tròn bổn phận với nước nhà, với lịch sử. Vì thế nên nhẫn nhục để hoàn thành nhiệm vụ. Cuối cùng những lời nói này sau đó đã truyền đến tai tướng quân Liêm Pha, vị tướng quân này tuy tức giận có thêm một chút nữa, nhưng cũng là người tri thức biết lễ nghĩa, cho nên nghe xong rồi rất xấu hổ, ông nói: tôi cũng là nóng này nhất thời, tể tướng lại có thể vì nước nhà lo nghĩ như vậy, cho nên vị đại tướng quân này tuổi tác cũng đã rất cao, nhưng ông đã cởi thượng y của ông, đắp chiếu gai đi xin tội, khoác lên mình loại cây có gai đâm vào người, để thể hiện lòng thành tâm của ông, cuối cùng đi đến nhà Lận Tương Như, Lận Tương Như vừa nghe tướng quân đã đến rồi, cũng nhanh chân bước ra, nhanh chóng đỡ tướng quân đứng dậy, sau đó hai người liền thành bạn bè rất tốt, bạn bè đồng cam cộng khổ.Cho nên tướng quân Liêm Pha đáng được chúng ta khâm phục ở chỗ biết lỗi liền sửa sai, liền nhớ đến vì nước nhà mà lo nghĩ. Mà lòng độ lượng của Lận Tương Như và sự nhìn xa trong rộng đó, cũng làm cho chúng ta rất khâm phục. Vì thế lúc chúng ta đã rõ ràng bản thân phạm sai lầm, tuyệt đối không thể che đậy thêm nữa. Bởi vì "còn che dấu", tức "tội tăng thêm", cho nên mấy mươi năm cuộc đời của chúng ta, phải có những trách nhiệm tốt đối với bản thân. Lịch sử này không thể viết lại. Cho nên chỉ cần có một sự thiên lệch, chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi, để nêu tấm gương tốt cho con cháu đời sau.Lần nghỉ đông này, khóa học ở Hải Khẩu chúng tôi không nghỉ, còn mở thêm một khóa nghiên cứu học tập văn hóa xưa cho thanh thiếu niên. Vì chúng ta chưa từng mở lớp như vậy, muốn có khoảng 20 người là được, kết quả báo danh lên đến 80 người. Từ con số này chúng ta có thể nhìn thấy, cha mẹ ngày nay có dễ làm hay không? Không dễ làm. Đều vì giáo dục con cái mà đau đầu. Tin tức chúng ta vừa mới công bố mà thôi, lại có nhiều người đến như vậy. Đương nhiên có thể đến đều coi như là nhân duyên. Thanh thiếu niên đi vào lớp học của chúng tôi, chúng tôi cũng là khâm phục lắm rồi. Cuối cùng lớp học dạy được năm ngày, các bạn cũng có lên bục giảng chia sẻ, trong đó có một cô gái hai mươi tuổi, cô ấy lên bục giảng, cố ấy nói: cô ta vốn rất oán hận mẹ của mình, đến tham gia khóa học mấy ngày, cũng thể hội sâu sắc sự cực nhọc của mẹ đã sinh ra, nuôi dạy, giáo dục con cái. Cho nên cô gái nhỏ này cũng ngay trong lớp học nói với chúng tôi, sau này cô ấy sẽ hiếu thảo mẹ của cô ấy. Hơn nữa cô ấy cũng muốn hoằng dương văn hóa xưa. Cho nên đúng thật là con người đều có phần thiện tâm trong đó. Chỉ cần có duyên thức tỉnh được, tin rằng đều có thể có những trưởng thành rất tốt.Cho nên lỗi mà có thể sửa, mà sửa sai trước tiên phải hối lỗi. Hối lỗi trước đó còn phải biết lỗi. Cho nên hiểu được đạo lý mới có thể phán đoán đúng sai.Thanh niên ngày nay thiếu thốn nhất chính là tiêu chuẩn đúng sai. Vì thế chúng ta học Đệ tử quy, liền có một tiêu chuẩn đúng sai về làm người. Quyển Đệ tử quy này, nhất định phải cầm về nhà làm gia quy nhà quí vị, làm ban qui của lớp quí vị, trong công ty quí vị, trong công ty nó là gì? gọi là thường qui. Điều này rất quan trọng. Chư vị, quí vị từng đã hoặc quí vị đã đang truyền thừa gia quy trong nhà quí vị xin đưa tay? Quí vị xem gia tộc cổ đại đều có gia qui. Nay chúng ta đều không có gia qui. Vậy thì xin hỏi trong nhà tuân thủ qui tắc gì? bố có một qui định, mẹ có một qui định, con trai có một qui định, con gái có một qui định, vậy không phải là loạn lên rồi sao. Cho nên phải kiến lập gia qui trước, mới có một tiêu chuẩn đúng sai để tuân thủ. Chúng ta mới có thể biết lỗi, hối lỗi, sửa lỗi. Nên sửa lỗi mới có thể tiến bộ được. Giả sử không sửa đổi, mỗi ngày trong tâm đều sẽ thấp thỏm lo âu. Rất sợ người khác nhìn thấu. Hơn nữa nếu như hiểu rõ quá rồi, vậy là không còn giá trị gì nữa. Thậm chí làm người nhà từ đó coi thường quí vị, từ đó không tín nhiệm quí vị nữa, cho nên còn che dấu, tội tăng thêm. Cho nên phải dũng cảm nhận lỗi. Cuộc đời như vậy mới có thể bước đi thẳng thắn vô tư.Tiếp theo chúng ta bước vào mục thứ năm."Phiếm ái chúng".Chữ "phiếm" này chỉ cho sự rộng rãi. Yêu thương khắp chúng sanh, loài vật. Chữ "chúng" này không chỉ nói đến người, mà chúng ta còn hiểu rộng ra là tất cả người và sự vật, chúng ta đều nên yêu thương. Trước đây cũng nhắc đến ái là gì. Trong chữ ái có một chữ tâm, bên ngoài là chữ thọ, dùng tâm để cảm thọ nhu cầu của đối phương, ch không phải muốn khống chế đối phương, nhất định phải đi theo phương hướng của quí vị. Điều này chúng ta phải làm rõ. Giả sử như ép buộc đối phương, nhất định phải nghe lời quí vị, đó là biến thành khống chế, như vậy mới gọi là dục vọng chứ không phải là yêu thương. Cho nên phải đặt mình vào đó, tự mình cảm nhận mới được. Vậy chúng ta muốn dạy dỗ con cái có được lòng nhân ái như vậy, đầu tiên phải dạy chúng yêu thương ai trước? Đương nhiên phải bắt đầu từ cha mẹ mình. Lúc họ biết yêu thương cha mẹ, họ mới có thể đem sự yêu thương này, tiếp tục nhân rộng ra bên ngoài. Cho nên Mạnh phu tử có một đoạn giáo huấn rất quan trọng."Yêu người thân rồi yêu bá tánh, yêu bá tánh rồi yên đến vạn vật", nhất định bắt đầu thương yêu từ cha mẹ mình, tiếp đó nhân rộng đến cha mẹ của người khác, con cái của người khác, chính là "nhân ái với nhân dân", từ phần yêu thương "nhân ái nhân dân" tiếp tục triển khai đến yêu thương tất cả vạn vật, bao gồm cả động vật, thực vật, khoáng vật, đó là yêu vật. Cho nên thứ bậc này, chúng ta chỉ cần thuận theo đó mà đi, lòng yêu thương của con cái sẽ không ngừng tiến triển.Vậy làm thế nào mà dạy con cái hiếu thảo, yêu thương cha mẹ? Làm sao để dạy? Từ "nhập tắc hiếu" để dạy, còn nữa từ thầy giáo phụ huynh phối hợp hợp tác để dạy, điều này rất quan trọng. Bởi vì trung tâm chúng ta cũng tiếp xúc với rất nhiều trẻ em. Mỗi lần các em lên lớp, đều có tinh thần học hỏi nhau để cùng tiến bộ. Học hỏi nhau để cùng tiến bộ cũng gọi là "quán ma pháp". "Tương quán nhi thiện chi vị ma", chữ "ma" này chính là hiện nay nói là "quán ma pháp". Quán ma pháp này bắt nguồn từ mấy ngàn năm trước "lễ giáo" đã dạy rồi. Cho nên chúng tôi đi học đại học sư phạm, rất nhiều lý luận giáo dục, chúng tôi đều cho rằng đó là cận đại 100 năm, 200 năm, lý luận của một nhà giáo dục học nào đó. Sau đó tôi bắt đầu xem kinh điển mới biết, người xưa trước đây bao lâu đã nói rồi? Mấy ngàn năm trước đã nói rồi. Nhưng Tổ tông chúng ta sau khi nói rồi, có ghi lên đó là "có bản quyền, ăn cắp bản quyền ắt sẽ truy cứu" hay không? Không có. Bởi vì đó là chân lý của trời đất, chân lý thuộc về mọi người. Mà mục đích chân chính họ viết ra là có thể lợi ích chúng sanh, lợi ích cho người đời sau. Tuyệt đối không phải là treo bảng nói tôi rất giỏi dang. Cho nên chúng ta có thể cảm nhận được, những vị thánh triết cổ đại văn chương họ viết ra, thực sự là để lợi ích cho người đời sau làm xuất phát điểm. Các em đến lớp chúng tôi sẽ mời các em đứng cũng lên luyện tập "đi thong dong, đứng nghiêm chỉnh", còn luyện tập nói chuyện "không gấp gáp, không mơ hồ", tức một tuần lễ này các em làm những sự việc hiếu thảo gì với cha mẹ thì nói ra, rất nhiều trẻ em giảng xong rồi. Có một em nhỏ lần đầu tiên đến, nghe nhiều hiếu hạnh của anh chị như vậy, trong lòng em ấy đã nhen nhóm lên rằng, về nhà nhất định phải làm một việc hiếu thảo cha mẹ, cuối cùng vừa về nhà liền đi vào nhà tắm, bởi vì nghe các anh chị khác có nói đến giúp mẹ bưng nước rửa chân, cho nên quí vị thấy nó đã có dự định trước, nhanh chóng muốn đi bưng nước, có lẽ lúc này cũng không phải thời gian buổi tối, nó rất tích cực chủ động đi bưng nước. Mẹ con tâm liên thông, mẹ nó nhìn thấy động tác của con, có thể liền nghĩ đến con nhất định muốn đi bưng nước, liền chạy đến trước con trai, lấy thau rửa mặt giấu đi, không cho con lấy, vì sao vậy? Bởi vì tuổi vẫn còn nhỏ, mới hơn ba tuổi, sợ con làm đổ. Mẹ nó liền nói với tôi như vậy. Tôi nói: làm đổ mới tốt. Cô ta ngạc nhiên mở to mắt. Sao lại làm đổ mới tốt? Tôi nói: làm đổ rồi, một là cô không ngăn cản con, như vậy mới có thể ủng hộ hiếu tâm hiếu hạnh của con. Cô không cho con làm, nó làm sao mà trưởng dưỡng? Hơn nữa làm đổ rồi mới biết như thế nào mới có thể bưng nước cho tốt. Đó không phải là cơ hội để giáo dục sao? Nếu không năng lực làm việc của con, lúc nào cô mới huấn luyện cho con? Quí vị rốt cuộc muốn nuông chiều chúng đến khi nào? Nuông chiều đến lúc con cưới vợ sao? Hay là nuông chiều đến lúc họ sinh con cái rồi, quí vị cũng giúp họ chăm sóc? Cho nên người mẹ này, tôi vừa nhắc như vậy, cô ta cũng có thể tiếp thu.Sau đó lại có một người mẹ khác, con cô ta bưng nước rửa chân, cô ấy để cho con bưng, từ ngày đầu tiên cũng đã rất hân hoan để cho con mình bưng, sau đó cũng rất ghi nhận lòng hiếu của con. Con cũng bưng nước rất có cảm giác thành tựu. Sau một tuần, cô ta đến nói với tôi: tôi ngâm chân một tuần nước lạnh. Tôi nói vì sao vậy? Bởi vì sợ con làm đổ nước sẽ bị bỏng, cho nên đã điều chỉnh độ ấm đến mức thấp nhất. Sau đó nhìn thấy công phu của con ngày càng thuần thục, mới điều chỉnh nước nóng thêm một tí. Nên đó là phương tiện thiện xảo, rất có trí tuệ. Một là ủng hộ cho con cái, hai là giúp con cái sẽ không bị nguy hiểm. Cho nên đó gọi là phụ huynh và thầy cô phải phối hợp. Thầy cô ở trường có dạy, trong môn học có dạy, phụ huynh ở nhà nhất định phải để cho con cái thực hành. Tuyệt đối không thể đem trách nhiệm giáo dục giao hoàn toàn cho thầy cô giáo. Như vậy là không thích hợp. Dạy con hiếu phải có phương pháp gì? Quí vị xem tôi rất thích hỏi, thói quen xấu. Đã có bạn giảng rồi, lấy bản thân làm chuẩn mực, còn có một điều nữa là vợ chồng phối hợp. Những cống hiến của chồng vợ phải nói. Vất vả của vợ chồng phải nhắc đến. Như vậy mọi con cái mới có thể luôn luôn lãnh hội được sự vất vả của cha mẹ. Lúc con có hiếu rồi, thêm một bước nữa nói với con: "phụng sự cha người khác, như phụng sự cha mình, phụng sự anh người khác, như phụng sự anh mình", con sẽ hiểu được cũng tôn kính trưởng bối của tất cả mọi người, lại nói với con, tất cả trưởng bối tuyệt đối đều không muốn con cái họ bị tổn thương, cũng giống như con, giả sử bị tổn thương, ba mẹ cũng rất đau lòng. Cho nên những bạn bè khác bị tổn thương, cha mẹ họ cũng rất đau lòng. Nên chúng ta không nên ức hiếp con cái người khác. Cho nên con sẽ biết suy mình ra người. Thêm một bước nữa hướng dẫn con cái đối với tất cả trưởng bối các ngành các nghề đều nên tôn kính. Bởi vì trong quốc gia xã hội là một thể hỗ tương nhau. Quan niệm này tương đối quan trọng. Bởi vì trong xã hội chủ nghĩa công lợi, con người có thể sẽ có chênh lệch, dùng tiền để xem giá trị, chứ không phải dùng phục vụ để xem giá trị, như vậy nhân tâm mới bị cong queo. Cho nên từ nhỏ phải nói cho con cái nên tôn trọng sự phục vụ của các ngành nghề. Nghề nghiệp của có sang hèn. Nên lúc đó tôi đang dạy học, cũng là sáng sớm sáu giờ hơn lái xe ra khỏi nhà. Vừa lái xe đột nhiên cảm thấy trước mắt vô cùng ngay ngắn và sạch sẽ. Kỳ lạ quá. Những chiếc lá đều đi đâu hết? Đều là những người bảo vệ môi trường không biết là 4 giờ hay 5 giờ đã bắt đầu quét dọn. Cho nên tôi nói với học sinh: hôm nay chúng ta có môi trường sạch sẽ như vậy làm cho tâm tình chúng ta rất vui vẻ để làm việc, để lên lớp, để học hành, đều là nhờ nhiều người góp sức. Cho nên chúng ta đối diện với người của các ngành nghề đều phải duy trì thái độ cám ơn. Nên lúc con cái có thể lãnh nhận như vậy, nó đến quán xá cũng được, đến quầy sách cũng được, lúc nó nhìn thấy những nhân viên phục vụ này, nó cũng sẽ rất thân thiết hỏi han người ta, cám ơn người ta. Có một lớp học sinh lớp bốn, có một đứa trẻ đến nói với Thầy giáo của nó, thưa thầy: chú này mỗi ngày đều đổi nước cho chúng em, tức là chú ấy hằng ngày đều giúp lớp các em vác đến một thùng nước, sau đó đổi thùng cũ đem đi, ngày này qua ngày khác đều làm như vậy. Đương nhiên đó là công việc lao động, thường thường mặt người này đều là mồ hôi đầm đìa. Mà trên khuôn mặt người này đều không có biểu hiện gì, giống như cỗ máy vậy, vòng đi vòng lại làm ở nơi đó, em học sinh này liền đề nghị với thầy giáo: thưa thầy, chú ấy vất vả quá, chúng ta phải chăng nên cám ơn chú? Lúc học sinh đưa ra yêu cầu như vậy, thầy giáo cũng rất vui, cũng nhìn thấy đứa trẻ này rất tỉ mỉ, cũng rất có tâm cung kính. Cho nên cả lớp cũng đều rất vui vẻ đồng ý. Ngày mai chú ấy đến nhất định phải hỏi han chú ấy, cảm ơn chú ấy. Nên hôm đó người này vừa đi vào, vừa cúi xuống lấy thùng nước lên, học sinh toàn lớp nói: chào chú, người này đột nhiên biểu lộ nét mặt rất kinh ngạc, tiếp đó các bạn nhỏ liền nói: cám ơn chú, chú vất vả rồi. Chú ấy từ biểu hiện kinh ngạc, đột nhiên mỉm cười rạng rỡ. Cho nên sau này chú ấy mỗi lần bước vào lớp học, nét mặt vô cùng hoan hỉ, vô cùng vui vẻ.Thực sự "người kính trọng người khác, luôn được người khác kính trọng", tất cả mọi người cũng giống như tấm gương của chúng ta vậy. Lúc chúng ta vui vẻ đối đãi với họ, tất nhiên họ cũng vui vẻ đáp lại chúng ta. Nên lúc chúng ta tôn kính sự góp sức của tất cả các ngành nghề, như vậy mới có thể vui vẻ hòa thuận. Đối với tất cả các ngành nghề đều phải yêu thương.Tiếp đến chúng ta cũng phải đối với một số người tương đối không được quan tâm, phải giúp đỡ họ nhiều hơn. Ví dụ như một số người nào? Những người nào tương đối thiếu sự quan tâm, cần chúng ta yêu thương họ nhiều hơn? Người lang thang, trẻ cô nhi, đều là những người tương đối yếu thế, tương đối không có năng lực. Cho nên Khổng Tử trong "Lễ Ký- Lễ Vận Đại Đồng Thiên" có đề cập đến "đại đạo được lưu hành, thiên hạ đều công chánh", tấm lòng của ông vô cùng tốt đẹp. "Con người không chỉ thương người thân của mình", "không chỉ thương con mình", không phải chỉ có yêu thương người thân của mình, còn phải đặt mình vào địa vị người khác để yêu thương người thân của người khác. Đặt mình vào đó để yêu thương con cháu của người khác: "người già có chỗ hưởng tuổi già, người trẻ có nơi để dụng công, trẻ em được thuận lợi trưởng thành, người quan quả cô độc phế tật, đều có nơi nuôi dưỡng họ." "Quan quả cô độc" này tức là những đoàn thể tương đối yếu thế. Quan là chỉ cho người không có vợ, quả là người không có chồng, cô là người không có cha mẹ, độc là người không có con, phế là người tàn phế, tật là người bệnh tật. Những người này đều có thể đạt được toàn thể xã hội quan tâm. Cho nên hiện nay chúng ta cũng có rất nhiều đoàn thể phúc lợi xã hội, đều rất có lòng chăm sóc những nhóm người này. Nên lúc chúng ta có thời gian rảnh rỗi, cũng có thể đi làm người tình nguyện phục vụ những nhóm người này. Giả sử không có thời gian, chúng ta cũng có thể có tiền thì góp tiền, có công thì góp công.Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!

HẾT TẬP 34

");¸b


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro