TẬP 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                                                             TẬP 5

Xin chào mọi người! Lần giảng trước chúng ta nhắc đến, gia đình có hai thứ rất quan trọng. Một là kinh tế, nghĩa là đời sống vật chất, hai là đời sống tinh thần, phương diện giáo dục con cái.

Vừa rồi cũng nhắc đến tình hình gia đình hiện nay, đều là vợ chồng cùng nhau kiếm tiền, bộ phận lớn trẻ nhỏ đều gởi vào nhà trẻ, hoặc là giao cho người giúp việc, hoặc giao cho ông bà nội giữ cháu. Trí tuệ của nhân sanh xem thấy từ chỗ nào? Thấy được trong việc thủ xả, có xả mới có đắc. Bớt kiếm một ít tiền và giáo dục con cái nhiều hơn, hay là bạn muốn kiếm được nhiều tiền và lơ là giáo dục con cái? Kết qủa có được nhất định sẽ không như nhau. Chúng ta xem thế hệ trước, hiện nay người năm mươi - sáu mươi tuổi, và người khoảng hai mươi - ba mươi tuổi hiện nay, chúng ta so sánh xem hai thế hệ này. Người thế hệ trước rất có trách nhiệm, rất hiếu thảo cha mẹ, còn ngay thời nay này chúng ta thì sao? Các bạn! Xin các vị đừng khách sáo, cứ nói thẳng ra, có thái độ đời sống giống thế hệ trước hay không? Là tiến bộ hay là thoái lui? Thoái lui. Thế hệ trước có tiền, hay là ngay đời hiện tại này chúng ta có tiền? Thế hệ này chúng ta có tiền. Vì sao có tiền mà thái độ của đời sống lại thoái lui? Như vậy thì có tiền không nhất định giải quyết được vấn đề.

Thời đại của cha tôi, trên cơ bản đều rất nghèo. Vì rất nghèo cho nên biết tiết kiệm. Nhớ lại lúc nhỏ, khi ăn cơm, đồ ăn còn lại là ai gắp? Đều là cha và mẹ, vì họ đều đã rất quen rồi, không thể lãng phí thức ăn, cho nên đời sống tương đối chặt chẽ. Thứ nhất tạo thành thói quen tiết kiệm, thứ hai là đời sống càng khó khăn, người càng hiểu được cảm ân cha mẹ, thương yêu anh em chị em. Cho nên thế hệ của phụ thân tôi, khi ông đang đi học, đều không phải là cha mẹ thúc dục, mà đều là chính mình rất tích cực chủ động. Vì hy vọng thông qua sự thành tựu trên học tập, có thể về sau làm cho cha mẹ có được ngày tháng tốt đẹp. Quí vị thấy, đời sống nghèo khổ, đời sống đáng tin cậy thì làm cho người càng có chí khí, càng có hiếu tâm, cho nên chúng ta phải cảm ơn nghèo khổ.

Thế hệ này, vì từ nhỏ đời sống đã rất dư giả, muốn thứ gì có thứ đó, cho nên quen thói cao ngạo, quen thói xài tiền, lại không biết hiếu đạo, không biết gánh vác tôi luyện đời sống. Cho nên thế hệ này này của chúng ta không chỉ tiêu sài hết số tiền do mình làm ra, mà còn đi tiêu tiền của ai nữa? Tiền của cha mẹ. Làm sao các vị biết vậy? Rất nhiều thanh niên đã có thói quen phung phí, hưởng thụ đến mức độ nào vậy? Tiền lương của một tháng, vừa cầm trên tay thì lập tức phải đi shopping tốt nhất. Có thể tiền lương của cả tháng tiêu hết trong 15 ngày trước rồi. Những ngày tháng sau đó thì thế nào? Ngày tháng sau đó mua mì ăn liền từng gói từng gói từ từ mà ăn. Nhưng sau đó không thể tiếp tục, trở về tìm người cha già nói: "Ba ơi! Con hết tiền rồi". Ba rất tức giận nói: "Đã nói với con không nên sài phung phí, thế mà con không nghe. Đến đây, muốn bao nhiêu?" Vẫn là móc ra đưa chúng. Cho nên đời sống dư giả, chưa chắc đã mang đến cho con cái quí vị thái độ đời sống chuẩn xác.

Thời xưa rất nhiều người có học thức đã thấy rõ được điểm này. Khi triều Hán khai quốc, Lưu Bang đánh khắp thiên hạ, đã phong cho hơn 100 công thần, đều phong cho đất đai, cho họ rất nhiều đất đai. Hơn 100 vị công thần, trải qua 100 năm, sử học gia của triều Hán đột nhiên nghĩ ra nói: tôi đi tìm hiểu xem, đời sau của 100 vị công thần này như thế nào? Kết quả nhà sử học này rất là kinh ngạc, con cháu đời sau của 100 vị công thần này, trên cơ bản đều đã chìm xuống, rất nhiều người lưu lạc trên đường đi xin ăn. Trong đó chỉ có mấy người đời sau vẫn còn rất tốt, trong đó có một người tên là Tiêu Hà.

Khi chia đất đai, Tiêu Hà nhận lấy một mảnh đất rất xấu, vì miếng đất khô cằn, chỉ cần bạn không canh tác thì không có cơm ăn, cho nên ông lo nghĩ kế hoạch lâu dài, hy vọng con cháu của ông về sau hiểu được cần lao tiết kiệm. Những người được chia phần đất tốt, thích ăn mà biếng làm, hơn nữa đất tốt bạn ưa thích thì người khác cũng ưa thích, nên cũng có rất nhiều người đến dòm ngó, có rất nhiều người nghĩ cách hãm hại. Cho nên Tiêu Hà thấy được, không nên để tiền lại cho con cháu, mà quan trọng hơn là phải lưu lại trí huệ cho con cháu, lưu lại tấm gương tốt cho con cháu. Cho nên tiên sinh Tư Mã Quang từng nói: "để tiền lại con cháu, chưa chắc con cháu có thể giữ được, để sách lại con cháu, con cháu chưa chắc có thể đọc, không bằng trong âm thầm để lại âm đức cho con cháu, là cách tính dài lâu cho con cháu". Trong Kinh Dịch có câu giáo huấn rất quan trọng: "tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh". Âm đức nhất định có thể hỗ trợ con cháu đời sau. Âm đức không chỉ có thể hỗ trợ cho con cháu đời sau mà thôi, ngay khi chúng ta làm việc thiện, ngay trong quá trình lập thân hành đạo, đã làm thân giáo tốt nhất cho con cháu đời sau, cho nên cha mẹ có trí tuệ, sẽ chọn lựa như vậy.

Vì vậy, thế hệ của phụ thân tôi, vì đời sống tương đối khó khăn, có năm anh chị em, họ đi học không cần phải cha mẹ thúc đẩy, hơn nữa anh em chị em đều rất hòa thuận. Cho nên chỉ cần đời sống trải qua được tốt, cố gắng nâng cao trí tuệ của con cái, đời sống tinh thần của con cái, gia đình vẫn có thể kinh doanh tốt.

Chúng ta xem tiếp, có phải một người kiếm tiền thì sẽ được ít hay không? Có phải hai người kiếm tiền thì sẽ kiếm được nhiều chăng? Rất nhiều cặp vợ chồng cùng nhau kiến tiền, thế nhưng cũng không dư được bao nhiêu, một mặt thì bị bạn bè kéo, một mặt thì đi mua những món đồ lại bị gạt. Chúng ta phải lý giải được, tiền tài thật sự có được từ đâu, người thế nào mới có được tiền của? Phải đem cái đạo lý làm cho rõ ràng, nếu không thì cả đời bạn chỉ để kiếm tiền, nhưng cả đời cũng không kiếm được bao nhiêu tiền.

Thần tài cổ xưa của Trung Quốc là Phạm Nặc, tục danh là Đào Chu Công, ông là người thời đại Xuân Thu Chiến Quốc. Phạm Nặc cùng Văn Chủng giúp cho Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi phục hồi được Việt quốc, Phạm Nặc nói với Văn Chủng: "Việt Vương Câu Tiễn có thể cùng hoạn nạn, thế nhưng không thể nào cùng phú quý". Phạm Nặc rất biết nhìn người, cho nên biết nhìn người rất quan trọng, không biết nhìn người có thể cả đời sẽ nhận được ảnh hưởng không tốt. Bạn xem Văn Chủng không biết nhìn người, ông thấy vinh hoa phú quý trước sắp đến rồi, làm sao có thể bảo tôi buông bỏ nó được, không bằng lòng. Sau đó Việt Vương Câu Tiễn liền ban cho Văn Chủng tự sát. Phạm Nặc dẫn theo Tây Thi rời khỏi nơi đó, đến khu vực Giang Nam bắt đầu buôn bán. Ban đầu từ làm ăn nhỏ, làm được không bao lâu thì phát tài to. Phạm Nặc lập tức đem những tiền của này đi bố thí hết. Trải qua không bao lâu, trải qua vài năm ông lại phát tài, ông lại đem nó đi bố thí hết cho người bần cùng khốn khổ, sau đó lại bắt đầu từ buôn bán nhỏ. Trên lịch sử ghi chép: "tam tụ tài, tam tán tài".

Con người tại vì sao có tiền của? Nguyên nhân chân thật là ông hiểu được bố thí tiền của ra. Cách làm của Phạm Nặc như vậy, cũng là cẩn tuân giáo huấn của thánh hiền. Trong Đại Học có nhắc đến: "tài tán tất nhân tụ", khi chúng ta đem tiền của cho đi, cái gì tụ tại? Tất cả mọi người yêu thương đối với ta, lòng người đều hướng đến ta, cho dù bạn làm ăn buôn bán gì, họ đều sẽ đến mua giúp bạn, muốn đến ủng hộ bạn, vì bạn đã lấy được lòng người. Cho nên tiền tài cho đi rồi chẳng phải là không còn, không phải không nhìn thấy thì là không có, sức ảnh hưởng vô hình của nó, chỉ cần gặp được duyên thì khởi hiện hành.

Vì vậy chúng ta phân tích, tiền của có nhân có duyên mới có kết quả. Cái "nhân" ở bố thí tài, "duyên" là nỗ lực của bạn, cộng với tương trợ của quý nhân và cơ hội đến, thì tự nhiên sẽ kết "quả" tiền của. Cho nên kinh doanh tiền của cho gia đình, nhất định phải như lý như pháp mà kinh doanh, nếu không thì dù bạn có nỗ lực cả đời, cuối cùng có thể vẫn là uổng phí.

Chị gái tôi sau khi chị mang thai liền từ bỏ công việc công chức của chị. Rất nhiều bạn bè thân thích đều cảm thấy đáng tiếc, ngay đến mẹ chồng của chị cũng thường hay nói với chị: "con đi làm đi, mẹ giúp con giữ cháu". Thế nhưng nhân sanh có xả có đắc. Sau khi chị tôi từ chức thì đến ở trong nhà chúng tôi, sau này con chị đều là chính chịdạy. Chị tôi sau khi từ chức thì một mình anh rể tôi kiếm tiền, nhưng anh rể tôi càng ngày càng kiếm được nhiều tiền. Vì sao càng kiếm tiền càng nhiều vậy? Vì anh rể tôi mang tiền đưa cho chị tôi, chị tôi nói một mình ở nhà giữ con cũng không dùng vào đâu, nên thường hay mang đến đưa cho tôi. Chị nói, em mang đi in ấn kinh sách, làm một số việc thiện. Chị tôi biết giúp chồng mình tu tài bố thí, cho nên chồng của chị kiếm tiền ngày càng nhiều. Có lần hai vợ chồng chị đi mua đồ, cũng gặp lúc trung tâm mua sắm lớn khai trương, có thể bốc thăm trúng thưởng, giải hạng nhất là một chiếc xe hơi. Chị tôi cũng viết tên địa chỉ bỏ vào thùng tham dự thưởng, không bao lâu sau, trung tâm mua sắm gọi điện thoại đến nói: "cô Thái ơi, cô đã trúng được một chiếc xe hơi rồi". Cho nên hiểu được bố thí, "trong số có thì nhất định có". Không phải nói quí vị, có rất nhiều người đi làm kiếm được rất nhiều tiền, quí vị phải hiểu được trồng cái nhân của tài bố thí.

Có nhiều bạn nói: "tôi không có tiền thì làm sao trồng được cái nhân tài bố thí?" Tài này tuyệt đối không phải chỉ có tiền mà thôi, bố thí tài bao hàm "nội tài" và "ngoại tại". Chúng ta làm việc rất nỗ lực, cộng với kinh nghiệm và trí huệ của quí vị, đây đều thuộc về nội tài bố thí. Ngoại tài là tiền vàng, tài vật, cùng vật phẩm, những thứ này đều có thể tu tài bố thí. Bố thí tiền tài có phải quyên tặng càng nhiều thì phước báo sẽ càng lớn hay không? Không phải.

Tôi nhớ đã từng xem qua một bài báo, có một cặp nông phu, tuổi tác của họ đều rất lớn, cả đời dành dụm được một ít tiền, lúc đó bên cạnh họ xây một bệnh viện, là một bệnh viện rất tốt, hai vợ chồng họ liền đem tiền tích lũy cả đời quyên tặng để mua một chiếc xe cấp cứu. Mua một chiếc xe cấp cứu so với một xí nghiệp lớn tặng mấy mươi vạn thì người nào phước báo lớn? Người nông phu tích lũy cả đời đều đem đi bố thí hết, lòng thương yêu đó của họ có thể tạo phước cho bao nhiêu sinh mạng? Còn xí nghiệp mấy mươi vạn đó, đối với họ mà nói chỉ là thế nào? Ngọn tóc mà thôi. Cho nên phước điền phải từ nơi tâm mà trồng, phước phần cũng là do tâm sanh. Cho nên khi chúng ta tận tâm tận lực bố thí, cho dù là tiền nhiều hay ít đều có thể trồng vô lượng phước.

Thời xưa có một nữ sĩ, vừa lúc đi ngang qua ngôi chùa, cô liền bước vào chân thành lễ Phật. Lúc đó trên người chỉ có hai xu tiền, cô liền đem hết ra cúng dường. Phương trượng nhìn thấy rất cảm động, đích thân ra giúp cô niệm Phật cầu phước, giúp cô hồi hướng. Sau này cô được gả vào trong cung, giàu có rồi, cô mang theo mấy ngàn lượng đến ngôi chùa ấy, cũng là mang đến để cúng dường, nhưng vị phương trượng không bước ra, chỉ để cho một đồ đệ ra giúp cô tụng kinh hồi hướng. Vị tín nữ này liền rất hiếu kỳ, ngày trước chỉ cúng dường có hai xu thì phương trượng đích thân giúp mình sám hối hồi hướng, thế nhưng hiện nay tặng mấy ngàn lượng, vì sao chỉ bảo đồ đệ ra thôi? Vị tín nữ này cũng rất có trí huệ, cô đi thưa hỏi, đem vấn đề này làm cho rõ ràng. Cô liền chủ động đi tìm phương trượng, thưa hỏi xem vì sao lại như vậy? Phương trượng nói với cô: Hai xu tiền của cô là phát ra từ tâm chân thành, do đó nếu tôi không đi ra giúp cô hồi hướng là có lỗi với cô. Lần này tuy là cô mang đến mấy ngàn lượng, thế nhưng tâm của cô đã không còn chân thiết như lần trước đến đây, nên để học trò của tôi làm là được rồi.

Như vậy, phước điền của một người, cội gốc vẫn là ở tâm của họ. Chỉ cần chúng ta có tâm này, luôn biết xả tài để giúp đỡ người khác, thì phước báo của chúng ta từng li từng tí đều có thể tích lũy. Cho nên, đối với vấn đề tiền tài, chúng ta có sự nhận biết chính xác, sẽ không sợ được sợ mất. Nhìn thấy người khác kiếm được nhiều tiền, tâm của bạn sẽ thế nào? Sẽ thấp thỏm không an. Không cần thiết, chúng ta cứ thành thật mà tu tài bố thí của mình, tự nhiên quả báo liền hiện tiền. Như vậy là mặt kinh tế giải quyết rồi. Kế đến vấn đề giáo dục con cái.

Vợ chồng phải chọn lấy cùng hiểu hợp nhau, đương nhiên giáo dục chủ yếu phải lấy mình làm gương. Cho nên người xưa nói "tam tòng tứ đức", "phu nghĩa phụ thinh". Nghĩa là người làm chồng phải có ân nghĩa, phải có tình nghĩa, phải có đạo nghĩa, phải làm đến ân nghĩa, tình nghĩa, đạo nghĩa thì liền có thể làm tấm gương tốt cho con cái. Đối với cha mẹ của mình có ân nghĩa, thì con cái cũng hiểu được phải hiếu thảo với cha mẹ. Đối với vợ phải có tình nghĩa, người vợ cùng với ta gánh vác nặng nhọc, cùng lo liệu gia đình thật không dễ dàng. Từng giờ từng phút phải nhớ lấy ân tình này của vợ. Người vợ có một ân tình mà cả đời này chúng ta báo đáp cũng không hết, đó chính là giúp chúng ta nối dõi tông đường, cái sứ mạng này rất nặng. Một mình ta làm có được không? Không thể được, không ai có thể thay thế, cho nên chúng ta phải cảm ân. Làm người chồng mỗi lần nghĩ đến, vợ ta đã giúp ta nối dõi tông đường. Lúc nào chúng ta cũng đem cái ân đức này để ở trong lòng, vợ chồng sống với nhau có thể không tốt sao? Không thể nào.

Sau đó đối với con cái phải có "đạo nghĩa", nhất định phải đem con cái dạy tốt, đó là bổn phận và trách nhiệm của người làm cha mẹ.

Người vợ phải có "tứ đức": vợ đức, vợ ngôn, vợ công, vợ dung.

Người vợ phải có đức hạnh. Nếu người vợ không có đức hạnh, khi gả vào trong nhà người thì sẽ làm cho người ta thế nào? Lộn xộn không yên. Vốn dĩ trong nhà không có chuyện gì, khi gả vào nhà thì rối tung cả lên, cho nên "đức" rất quan trọng. Con trai có hiếu không bằng con dâu có hiếu. Vì vậy người xưa có nói: "cưới được một người vợ tốt, gia tộc có thể hưng thịnh ba đời. Nếu một người vợ không tốt thì sao, gia đình sẽ như thế nào? Sẽ bại đến ba đời". Cho nên cưới vợ tiêu chuẩn thứ nhất là gì? Đức hạnh, cưới vợ phải cưới người có đức. Hiện nay người nam có sự nhận biết như vậy nhiều không? Không nhiều, cho nên chúng ta phải giáo dục con cái, về sau tìm đối tượng phải chú trọng đức hạnh, phải có "vợ đức". Người vợ đức này, tự nhiên trong hành vi lời nói của người mẹ liền sẽ cho con cái sự ảnh hưởng thầm lặng. Mẫu thân của tôi thường hay nói với cha tôi: "cái lòng của ông quá mềm yếu", sau đó lại nói tiếp là "hết thảy mọi người đều như vậy". Vốn dĩ là đang nói cha tôi, sau đó toàn bộ thảy đều bị bà nói. Tôi muốn thêm một câu: chẳng phải mẹ cũng như vậy sao?

Tôi nhớ có một lần về quê ngoại, đi xe taxi về quê, kỹ thuật của người lái xe taxi không được tốt, khi lái vào một con đường nhỏ thì một bánh xe bị lọt xuống mương nước. Khi xe rơi xuống thì ống pô chạm xuống bùn nên sút ra. Nửa đoạn đường sau cái ống pô đó cứ kêu lên khọt khọt khọt khọt, cứ như vậy mà đến nhà ngoại tôi. Khi mẹ tôi lấy tiền trả tiền xe cho ông ấy, ngoài ra còn lấy 500 đưa cho ông ấy. Khi đó tôi còn nhỏ, động tác mà mẹ tôi lấy tiền ra, xin hỏi mẹ tôi có nói với tôi là bà đang làm gì không? Bà không nói, thậm chí bà còn không biết con trai bà đang đứng nhìn. Thế nhưng trong đầu của tôi xuất hiện ra mấy câu văn. Nghĩa là mẹ tôi cảm thấy họ là người lao nhọc, kiếm tiền không dễ dàng, tiền để sửa xe này nhất định sẽ tạo thành gánh nặng cho gia đình ông ấy, đời sống của chúng tôi tương đối có dư, nên giúp đỡ cho ông ấy một chút. Động tác của mẹ tôi khiến cho tôi rất cảm động. Cho nên từng lời nói việc làm của mẫu thân đều đã cho con cái sự giáo hóa thầm lặng. Sau đó, vì tôi sau này trong lúc giảng bài, đột nhiên hồi tưởng lại việc này, tôi gọi điện thoại nói với mẹ tôi việc này. Bà thế nào vậy? Bà sớm đã quên mất việc này rồi, thậm chí không hề biết con cái đang học tập, đang cảm động. Cho nên "vợ đức" đích thực là ngay trong từng lời nói việc làm đều đang ảnh hưởng con cái.

Thứ hai: "vợ ngôn". Lời nói của người mẹ lúc nào thì ảnh hưởng đến con cái vậy? Ngay khi thai giáo. Lời nói của người mẹ nếu như rất dịu dàng, em bé ở trong thai sẽ cảm nhận rất dễ chịu. Nếu như người mẹ ồn ào lớn tiếng, nói chuyện rất khó nghe, em này sẽ học tập ngay từ trong thai. Cho nên chúng ta thường hay đến nhà một số bạn bè, cảm thấy người trong nhà họ nói chuyện, dường như là đang gây lộn, đều rất lớn tiếng. Đó chính là một thói quen. Lời nói quá lớn tiếng, lời nói khó nghe, con cái của quí vị cũng đang học tập. Nếu như lời nói của chúng ta ôn hòa, lời nói có thể bao dung người khác, thì con cái sẽ học được tốt.

Tôi nhớ lại, cha mẹ tôi từ trước đến giờ, chưa từng ở trước chúng tôi nói người bạn nào đó không tốt. Việc này rất quan trọng. Khi cha mẹ ở trước mặt con cái nói người này không tốt, người kia rất không tốt, xin hỏi con cái của quí vị học được cái gì? Học được cái thấy người khác không tốt, khắp nơn phê bình, sẽ rất ngạo mạn, cho nên lời nói của chúng ta cũng phải nên cẩn trọng.

Thứ ba: "vợ công". Thời xưa phụ nữ biết may quần áo, biết làm rất nhiều việc nhà, đây gọi là "vợ công". Đổi lại tình huống hiện nay, phụ nữ còn phải đan áo lông làm gì nửa, việc này không cần thiết, vì hiện nay xí nghiệp tương đối phát triển. Tình hình gia đình thời xưa và thời nay không giống nhau. Thế nhưng một người mẹ muốn làm cho gia đình duy trì được tốt, vẫn phải có rất nhiều năng lực. Thí dụ nói trong nhà thì phải dọn dẹp cho sạch sẽ. Con cái ở trong hoàn cảnh dọn dẹp gọn gàng mà lớn lên, trong vô hình trung chúng sẽ cảm thấy đồ đạc phải được giữ sạch sẽ, phải để ngay ngắn. Nếu chúng nhìn thấy đồ đạc lộn xộn, chúng sẽ tự mình ra tay dọn dẹp. Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa ra, còn phải nấu được một số món ăn. Nếu chồng con ăn uống ở quán xá, thì sẽ có kết quả gì? Đều ra ngoài quán ăn thì không khí gia đình không còn ấm áp, rất ít khi ngồi chung với nhau. Thường ăn ở ngoài quán, thức ăn ở bên ngoài thế nào? Vừa dầu vừa mặn. Cho nên hiện nay bệnh gì là nhiều nhất? Bệnh cao huyết áp. Người bệnh cao huyết áp mà muốn đi trị bệnh thì phải ngồi xếp hàng chờ đến nửa ngày. Hiện nay người bị tai biến, đau tim rất nhiều. Trong nhà nếu như thường hay nấu những món ăn thanh đạm, sẽ khiến cho người trong nhà đều rất hoan hỉ, đều trở về nhà mà ăn. Tôi nhớ lúc nhỏ, có một câu khẩu hiệu rất hay: "ba ba về nhà ăn cơm tối", liền có không khí gia đình rất tốt.

Thứ tư: "vợ dung". Dung mạo của con gái, đương nhiên không phải là hóa trang lên giống như ngày kết hôn. "Vợ dung" là biểu thị rất đoan trang, rất giản dị, không phải sanh con xong thì tự bỏ rơi mình. Rất nhiều cô gái khi sanh con xong, cảm thấy ta nhất định giống như một bà mẹ rồi, cho nên không cần phải chưng diện. Rất có thể ông chồng vừa bước vào cửa thì giật thót cả người, "á" lên một tiếng rồi lập tức quay đi. Như vậy thì không tốt, phải làm cho ông chồng nhìn thấy vui vẻ vừa mắt. Hơn nữa bạn nghi dung đoan trang thì sẽ cho ai tấm gương tốt vậy? Cho trẻ nhỏ. Đúng! Chúng ta phải thấy được xa, cho nên "vợ dung" cũng rất quan trọng.

Khi vợ chồng đều có thể đoan chánh ngôn hạnh, phẩm hạnh của chính mình, thì nhất định sẽ giáo dục tốt con cái. Hiện nay nói nam nữ bình đẳng, cho nên "bốn đức" này người nữ cần, người nam cũng cần. Chồng cũng phải có đức, lời nói của chồng cũng phải nhẹ nhàng uyển chuyển, ngôn ngữ cũng phải thường hay miệng nở ra hoa sen, làm gương tốt cho con cái. "Chồng công", người nam không có bản lĩnh sao được, làm sao có thể duy trì gia đình. Tiếp theo là "chồng dung", bạn làm cha ở trong nhà mà ăn mặc lôi thôi, hoặc là khi ngồi gác chân trên bàn ghế, vậy thì cho đứa bé ảnh hưởng không tốt, đây cũng là chồng dung, con cái học được cái gì? Cho nên mỗi giờ mỗi phút chúng ta phải nhắc nhở chính mình, cho con cái tấm gương tốt, lấy mình làm gương là rất quan trọng.

Dạy trẻ nhỏ phải có cương có nhu. Có cương có nhu, nói dễ hiểu một chút chính là có người muốn diễn mặt trái, có người muốn diễn mặt phải. Có cương có nhu, có cứng có mềm, cho nên người xưa nói trung dung là đạo, không thể thái quá, cũng không thể bất cập. Nếu như ngày nay chỉ có ân, đối xử tốt với con không gì bằng, thì chúng sẽ không sợ cha mẹ, sẽ cỡi lên đầu cha mẹ mà đi. Nếu như nếu chỉ có uy, đối với con cái rất dữ dằn, con sẽ có cảm giác cách ly với chúng ta. Cho nên cương nhu phải xử dụng cho tốt.

Tôi cũng có đứa cháu là con của chị, có nhiều thời gian đều ở trong nhà chúng tôi. Anh rể tôi làm việc tương đối bận rộn, khi ở nhà chúng tôi, tôi cũng có trách nhiệm gánh vác việc dạy bảo đứa cháu này. Các vị nghĩ xem, tôi thích hợp diễn chánh diện hay phản diện? Các vị cảm thấy thế nào? Phản diện à? Làm sao vừa nhìn mà biết ngay vậy?

Tôi nhớ lại năm đầu tiên tôi đi dạy học, có lần học trò không giữ qui cũ, tôi mắng cho chúng một trận. Từ lầu hai đi xuống lầu một đi vào văn phòng, thầy giáo toàn trường đều nhìn vào tôi nói: thầy cũng tức giận à? Họ đều rất kinh ngạc. Kỳ thật, đáng tức giận mà không giận, thì không thể nào dạy tốt được học trò. Chúng ta tức giận là để cho học trò cảnh giác, về sau không được tái phạm cái lỗi này nữa. Cho nên nhân sanh như diễn kịch, đáng diễn như thế nào thì nên diễn như thế đó. Cho nên tôi đối với đứa cháu này của mình, tôi chính là diễn phản diện, mẹ của chú là chánh diện, phản diện cùng chánh diện nhất định phải phối hợp được tốt.

Tôi nhớ cũng là mấy năm về trước, hôm đó là đêm đón giao thừa, ăn cơm ở nhà chúng tôi, chú nhỏ này vừa cầm đũa lên liền cầm sát ở đầu đũa để gấp thức ăn. Tôi liền nói với bé, tôi nói: "Vĩ à, cầm như vậy có vi khuẩn, con cầm đũa thì nhất định phải cầm ở bên trên". Chú nhìn vào tôi, lại đưa tay cầm xuống phía dưới. Tôi rất có lòng nhẫn nại, tôi lại nói: "cầm như vậy sẽ có vi khuẩn, cho nên con phải cầm lên phía trên". Chú lại nhìn vào tôi, tuy là chú không nói lời nào, bạn biết được là ý gì không? Chú nói để xem ông có mức nhẫn nại đến cỡ nào? Rất nhiều trẻ nhỏ muốn xem mức nhẫn nại của cha mẹ, khi chúng vừa qua mức hạn chế của cha mẹ, thì chúng liền có thể muốn gì được nấy đối với cha mẹ, bạn sẽ từng bước nhượng bộ, chúng có thể dùng tình cảm để uy hiếp bạn. Tôi thấy ba lần khuyên chú ấy không ích gì, tôi lập tức bồng chú ấy lên, đi về phòng của tôi. Vì sao phải đi về phòng của tôi? Phải cắt đứt hết tất cả viện binh của chú ấy, thì chú mới biết sắp có việc không lành rồi. Khi tôi liền bồng chú ấy đi, mẹ tôi lập tức nói: "sắp đón giao thừa rồi, đừng có đánh mà". Có nên đánh hay không? Lẽ nào sắp đón giao thừa phạm sai lầm thì không cần xử phạt? Như vậy thì con cái sẽ không biết qui cũ ở chỗ nào.

Hiện nay có rất nhiều phụ huynh, vào ngày thứ bảy, ngày chủ nhật thì có thể ngủ đến giữa trưa, có tình hình này hay không? Năm ngày thì chúng bình thường, thứ bảy và ngày chủ nhật thì không bình thường, đời sống của họ liền lộn xộn lên, không có qui cũ. Cho nên hiện nay khi thứ hai đi học, biểu hiện của học trò thì như thế nào? Lười nhát. Cho nên qui tắc qui định không thể thay đổi bởi vì bất cứ tình huống nào. Nếu không thì con cái nhất định sẽ lười nhát không nỗ lực, nhất định sẽ đi đến chỗ vui chơi mà không tuân thủ qui tắc. Tôi giao phó với chị tôi, cho dù chị dẫn nó đi leo núi, đi ra ngoài chơi vài ngày, mỗi ngày nhất định phải cố định, đem theo những kinh điển để học thuộc lòng. Phải học thuộc lòng. Như vậy thì trong lòng nó sẽ hiểu rõ, cho dù ở trong nhà hay ở bên ngoài, bài tập học tập của chính mình đều phải làm cho tốt. Khi nguyên tắc của bạn rõ ràng, chúng sẽ cảm thấy đó là bổn phận của chúng, chúng sẽ không có tâm cầu may, chúng sẽ không ở đó mà nói: "Mẹ ơi! Hôm nay thôi đi mà". Nó sẽ nói những lời hay với quí vị. Cho nên nguyên lý nguyên tắc này nhất định phải nắm lấy.

Khi tôi bồng chú ấy đi vào phòng, kỳ thật vào lúc đó quan trọng nhất là phải để cho chú ấy biết chính mình sai rồi. Có phải chúng ta thích trừng phạt trẻ nhỏ hay không? Không phải vậy! Cho nên tôi liền nói với chú, con có khóc cũng không hề gì, con khóc càng lớn tiếng, thì cậu càng trừng phạt con nặng. Rốt cuộc khi bạn vừa nói như vậy, thì chúng sẽ như thế nào? Chúng sẽ khóc càng lớn tiếng, bạn liền đánh chúng một cái. Kỳ thật lúc đó chú ấy còn mang tả lót, cơ bản là sẽ không đau, chỉ là khí thế này của bạn làm cho chúng chấn động ngay. Bạn liền nói với chúng, nông nổi tuyệt đối không thể đạt đến mục đích của con, hôm nay con có khóc thế nào cũng không ích gì đâu. Ngay khi bạn rất kiên định, chúng vừa nghe thì chúng hiểu là phương pháp của chúng như vậy tuyệt đối không thể nào đạt đến được mục đích của chúng, chúng sẽ không khóc nữa. Khi chúng không khóc nữa, lúc này chúng ta liền nói với chúng, đem đạo lý giảng nói rõ ràng cho chúng nghe: "Cậu dạy con như vậy là muốn tốt cho con, con phải nên tiếp nhận giáo huấn của người lớn". Từ rất hung dữ biến thành thế nào? Biến thành rất từ ái. Sau khi giảng cho chú nghe rồi, tôi liền đi ra, phản diện đã diễn xong rồi, ai sẽ diễn tiếp? Chánh diện phải lên diễn tiếp, cho nên chị tôi liền đi đến. Khi chị tôi vừa đi đến, chú nhỏ liền chạy đến trước mặt chị, liền ôm lấy chị nũng nịu. Chị tôi lập tức liền nắm nó lại, con vừa phạm phải lỗi lầm gì? Phải để trẻ nhỏ tự mình nói. Chú không nói, lại tiếp tục ôm lấy chị tôi. Chị vẫn là rất kiên trì, lại hỏi con trai là con vừa phạm phải sai lầm gì? Phải để trẻ nhỏ tự mình nói ra, phải để trong ký ức của chúng không thể chứa đựng việc bị cậu trừng phạt, mà phải chứa đựng việc chính mình phạm phải những lỗi lầm gì. Sau khi nói xong, chị của tôi liền nói với con của mình, con phải đi xin lỗi cậu ngay. Còn muốn chú phải đến xin lỗi tôi, đây chính là tìm cơ hội để giáo dục, tạo nên một kết thúc rất đẹp. Rất nhiều bậc làm cha mẹ dạy con chỉ trừng phạt là xong, trút hết tức giận thì thôi, chứ không hề làm động tác kết thúc. Cho nên ngay trong ký ức của con cái, chúng chỉ cảm giác tính khí của cha không tốt, tính khí của mẹ không tốt. Cho nên ân đức và uy nghiêm phải đồng nhau, hai mặt này kết hợp phải cẩn thận.

Hiện nay phản diện có người diễn hay không? Người cha hiện nay có chịu diễn phản diện hay không? Không chịu làm. Vì sao hiện nay người cha không chịu diễn phản diện? Vì họ làm việc rất bận rộn, cảm thấy rất thiếu sót đối với con cái, khó gần gũi con cái, đều mong muốn con cái nở nụ cười, cho nên mỗi lần họ quay về nhà, thì mang về quà tặng, đồ chơi. Chẳng những không diễn phản diện, mà đều là diễn chánh diện. Sau đó con chạy đến: A ba ba tốt quá! Rồi vội vàng ôm lấy đồ chơi rồi đi. Một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, đều là như vậy, mang quà về cho con. Trải qua hai ba tháng, con lao đến "a! ba ba!", chúng không phải nhìn vào bạn, chúng nhìn vào phần quá, ôm lấy rồi bỏ đi. Đột nhiên có một hôm bạn trở về mà không có quà, chúng nói: sao ba về mà không có quà gì hết vậy? Cho nên không thể dùng vật chất để xây dựng quan hệ cha con, như vậy thì thật không tốt. Phải nên dùng sự quan tâm thương yêu của bạn để xây dựng quan hệ cha con.

Người cha không diễn phản diện thì ai diễn? Người mẹ diễn à? Thiên tính của người nữ là nặng về tình cảm, đều rất quan tâm đối với con cái, cho nên các cô diễn chánh diện là tự nhiên nhất. Nhưng hiện nay người mẹ không chỉ diễn chánh diện, mà còn phải diễn phản diện nữa. Có rất nhiều cô sau khi đóng xong phản diện với con, trong lòng mình lại cảm thấy rất là đau xót, đầu này thì phải diễn phản diện, có thể tí nữa lại phải biến thành chánh diện, có dễ diễn không? Thật khó diễn, vừa trút xong cơn giận, lại phải rất từ ái đối với con, cho nên người nữ hiện nay, bệnh nghiêm trọng nhất là gì? Gọi là nội tiết không thông, có phải vậy không? Thường phải diễn phản diện, lại phải chuyển thành chánh diện, tạo thành áp lực rất lớn đối với thân tâm của các cô. Cho nên người chồng phải diễn phản diện, bởi vì người nam thuộc cương, người nữ thuộc nhu. Có như vậy con cái mới không dễ dàng gây rối.

Chúng tôi nhớ lại lúc còn nhỏ, chỉ cần ánh mắt của cha trừng chúng ta một cái, chúng tôi lập tức sẽ hiểu được phải cẩn trọng. Tôi thường kiến nghị những người cha hiện nay, vì làm việc tương đối bận rộn, không nhất định phải dành nhiều thời gian để dạy con, không phải thời gian dài thì con cái mới cảm nhận được. Bạn quan tâm chúng, quan trọng nhất là bạn có cái tâm này hay không. Nếu như mỗi ngày bạn bỏ ra mười phút, trong mười phút này, điện thoại phải tắt đi, trong khoảng thời gian này chính là thời gian bạn cùng ở chung với con của mình, bạn phải đem sách thánh hiền ra, đem Đức Dục Cố Sự ra, mỗi ngày giảng cho chúng nghe hai điều. Bạn liên tục không ngừng làm như vậy, con cái sẽ cảm thấy bạn rất quan tâm đến chúng. Sau khi chúng nghe xong chuyện xưa rồi, khi đi đến trường học chúng sẽ kể với các bạn, ba của mình mỗi ngày đều kể cho mình nghe hai câu chuyện. Các bạn học sẽ như thế nào? Sẽ có cái nhìn kính phục. Sau đó chúng sẽ nói: nào, mình sẽ kể cho bạn nghe hai câu chuyện này. Đồng thời bạn huấn luyện chúng làm thế nào đem những giáo huấn của thánh hiền cùng chia sẻ với mọi người. Cho nên quan trọng nhất là bạn phải có cái tâm này.

Vừa rồi chúng ta có nói đến quan hệ ngũ luân, trong đó quan hệ vợ chồng là quan trọng nhất, vợ chồng chánh thì ngũ luân chánh. Cho nên "nhất môn thâm nhập", nhất môn này đã nắm được cương lĩnh đạo đức rồi, nắm được Đệ Tử Quy thì nắm được cương lĩnh của đạo đức. Cho nên chúng ta học tập trước tiên từ một môn Đệ Tử Quy này mà thâm nhập. Làm thế nào thâm nhập? Thâm nhập phải làm đến "hành giải tương ưng". Sau khi lý giải rồi, nhất định phải đi thực tiễn. Bạn thực tiễn nó sẽ giúp cho bạn thể hội đến đạo lý thánh hiền. Thể hội được càng sâu thì giải sẽ được càng sâu. Giải được càng sâu thì bạn hành được càng thiết thực. Cho nên giải giúp cho hành, hành lại giúp cho giải. Vì vậy, chúng ta học một câu, nhất định phải biết mau đi thực hành. "Trường thời huân tu". Trường thời là chỉ từng giờ từng phút. Tôi thường hay nói với bạn bè, chỉ cần bạn liên tục không ngừng nghỉ, mỗi ngày sớm tối đem Đệ Tử Quy đọc qua một lần, bảo đảm sau ba tháng, bạn sẽ cảm thấy đạo đức học vấn có tiến bộ rất nhiều. Thang thuốc này trước mắt người uống vào, hiệu quả đều rất tốt, các vị có muốn uống thử không?

Khi tôi ở Hải Khẩu, có một vị thầy giáo thật sự đã làm được. Vị thầy giáo này lần đầu tiên lên lớp, tôi có ấn tượng rất sâu. Vào tiết nguyên tiêu năm ngoái, khi ông nghe giảng mắt không hề dao động. Tôi giảng rất nhiều câu chuyện của thánh triết, ông đều cố gắng ghi chép lại. Ông học được hơn ba tháng thì đi đến trước mặt tôi nói: "thầy Thái ơi! Giáo dục thánh hiền tốt như vậy, không thể chỉ có gia đình tôi được lợi ích, tôi mong muốn quay về quê hương của tôi để dạy Đệ Tử Quy". Cho nên vì ông có lập chí, vì ông có thời gian dài không gián đoạn, sang và tối đọc qua một lần, cho nên nâng cao được rất nhanh. Buổi sáng đọc, nhắc nhở chính mình, hôm nay phải làm được những giáo huấn ngay trong Đệ Tử Quy. Buối tối khi đọc, chúng ta phản tỉnh một lúc, ngày hôm nay đã làm được điều gì, khích lệ cho mình một chút; những điều nào chưa làm được phải cố gắng hơn, sau không làm nữa, sau không tái phạm. Như vậy liền có thể nhận được kết quả rất tốt, có thể trường thời huân tu. Chữ tu là tu sửa cách nghĩ, cách làm, cách nói, từng giờ nhắc nhở chính mình tu sửa. Tu sửa ngay lúc bạn đối diện với người, qua lại với bạn, tu sửa ngay lúc đó.

Có một người bạn, anh ấy chia sẻ với tôi, anh nói anh khó sửa nhất chính là "nhân hữu đoản, thiết mạc kiệt", vì mấy mươi năm nay nói dài nói ngắn quen rồi. Anh cũng rất dụng công, sớm tối đọc qua một lần, kết quả mỗi lần ngay khi anh muốn nói dài nói ngắn, đột nhiên câu kinh văn trong Đệ Tử Quy liền xuất hiện ra, câu "nhân hữu đoản, thiết mạc kiệt", liền hiện lên trong đầu của anh, miệng của anh lập tức đóng bít lại. Đây gọi là trải sự luyện tâm, trải qua những sự việc này, không ngừng ở nơi đó tu sửa cách nghĩ cách nhìn, tu sửa ngay trong cách nghĩ cách nhìn.

Chúng ta tổng kết lại thái độ học tập. Thứ nhất phải lập chí; thứ hai là phải thực tiễn; thứ ba phải học tập có thứ tự, trước tiên nhất định phải xây dựng nền tảng đạo đức, sau đó đọc các kinh điển khác; thứ tư phương pháp học tập phải có thể nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Nếu chúng ta có thái độ chuẩn xác rồi, tiếp theo chúng ta phải bước vào học tập Đệ Tử Quy.

Học Đệ Tử Quy, thông thường người ta nghe đến "Đệ Tử", họ liền có nhận xét sai lầm là cảm thấy chỉ dành cho con cái học. Kỳ thật, "Đệ Tử" không phải là chỉ trẻ nhỏ, "Đệ Tử" là chỉ học trò của thánh hiền nhân. Chữ "Qui" cũng là chữ hội ý, một là chữ "Phu", một bên là chữ "Kiến", nên gọi là kiến giải của đại trượng phu. Kiến giải của đại trượng phu nhất định là tùy thuận giáo huấn của thánh hiền, cũng chính là chân lý của nhân sinh, để làm việc, để đối nhân xử thế. Cho nên chúng ta cùng học Đệ Tử Quy mới có thể dạy tốt được con cái. "Giáo nhi giáo nữ tiên giáo kỷ", muốn dạy tốt con trai con gái, trước tiên phải nâng cao chính mình, chính mình phải làm tốt trước, như vậy mới có thể làm tốt được công tác của thân giáo.

Trước tiên chúng ta đọc qua "Tổng Mục" một lần. Chúng ta cùng nhau đọc: "Đệ Tử Quy, thánh nhân huấn, thủ hiếu để, thứ cẩn tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hữu dư lực, tắc học văn". Các bạn! Nếu quí vị trở về nhà ngồi vào bàn đọc sách, đọc được có tinh thần như vậy, nhất định sẽ làm cho con cái quí vị đối với quí vị như thế nào? nghiêm túc cẩn trọng ra, sự hiếu học của quí vị sẽ khiến cho con cái cảm động.

Tiết học này chúng ta chỉ học đến đây thôi, xin cảm ơn!

Hết tập 5

U


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro