Chương 4: Lê Quang Quyền bái sư

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lê Quang Quyền đến bái lạy Nguyễn Tri Phương:
- Con xin được ra mắt quan lớn.
Nguyễn Tri Phương cười nói:
- Một người anh dũng và cũng chịu đòn rất tốt.
Trương Định tuy không giết được cừu nhân nhưng đã cứu được tiểu muội nên lòng an ủi phần nào, liền cùng tiểu muội ra mắt sư phụ.
Trương Định tâu:
- Con xin ra mắt em gái của con với thầy, nhờ ơn lớn của thầy mà con cứu được em.
Nguyễn Tri Phương đáp:
- Các con được an toàn là ta vui rồi, bảo vệ nhân dân là nhiệm vụ của ta mà.
Trương Định nói:
- Con chỉ mong được bằng một phần của thầy thì cha mẹ con đã không mất, sau này con quyết tìm Ô Hợp Trưởng báo thù cha mẹ.
Nguyễn Tri Phương cười nói:
- Ta sẽ dạy dỗ thật nghiêm khắc.
Tiểu muội của Trương Định tên là Trương Hoa, mắt xanh da trắng như tuyết, người đẹp như hoa, quả đúng là tuyệt sắc.
Trương Hoa bái kiến:
- Con xin được bái kiến ân nhân đã cứu mạng con, nếu ngài không chê thì con xin được theo hầu ngài.
Nguyễn Tri Phương nói:
- Tốt lắm, ta là Quan đại thần nhà Nguyễn Văn được cử vào phía nam để giúp dân chúng khai khẩn đất hoang, giúp dân có cơm ăn áo mặc, nay đến vùng này tuy là gặp điềm dữ, nhưng mà may mắn thay ta lại gặp được những người hiền tài anh dũng như các con, thật là phước đức của vua tôi nhà Nguyễn Văn.
Ba đứa trẻ cùng nói:
- Chúng con xin tạ ơn quan lớn đã khen.
Nguyễn Tri Phương nói tiếp:
- Nãy giờ đã quan sát thấy tình cảm của các con như vậy, ta mang danh quan lớn mà lại chẳng giúp được gì cho người dân thì thật đáng xấu hổ, nay ta sẽ nhận cả ba ngươi làm đệ tử cùng ta đi khai khẩn đất hoang cho người dân bớt khổ cực.
Ba đứa trẻ hô lớn:
- Sinh mạng của chúng con đều nhờ ơn thầy mà có thì việc của thầy chính là việc của chúng con.
Lê Quang Quyền tinh thông võ nghệ lẫn hiểu biết sách vở đạo lý làm người, nên tuy còn nhỏ nhưng được làm nhị sư huynh và Trương Hoa là tiểu sư muội.
Ba người theo thầy rèn văn luyện võ, giúp dân chúng khai khẩn đất hoang nên dân chúng ở các vùng đất phía Nam rất cảm mến công lao của bốn thầy trò.
Bấy giờ thầy trò Nguyễn Tri Phương tiến quân đến phía đồng bằng sông cửu long, nhận thấy nơi đây cây cối tốt tươi đất đai bằng phẳng nhưng lại thưa dân thì Nguyễn Tri Phương nói với Trương Định:
- Ta thấy nơi đây thật tốt tươi từ cảnh vật đến lối sống của con người, nhưng tại sao vùng này lại kém phát triển như vậy?
Trương Định đáp:
- Thưa thầy, con vào phía nam đã lâu năm nên con có hiểu chút ít về lối sống người dân địa phương.
Nguyễn Tri Phương hỏi:
- Con hãy cứ nói.
Trương Định đáp:
- Dân ở đây tuy có lối sống tình cảm giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, tuy nhiên họ lại quá dựa dẫm, ỷ lại vào tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, đất đai màu mỡ, trồng ít lúa mà vẫn nhiều gạo, sông nước dồi dào không cần nuôi vẫn bắt đầy rổ cá.
Nguyễn Tri Phương nói:
- Chính vì như vậy, nên họ không còn sự cầu tiến nữa cũng phải, và cũng
chẳng cần lo nghĩ cho tương lai, không cần dự trữ lương thực.
Trương Định nói:
- Tuy là đất đai trù phú như vậy, nhưng ở đây lại có nhiều đợt thiên tai, thế là người dân lại đói kém, nên rất ít người dám khai khẩn đất hoang, vì sợ bão lũ sẽ khiến họ bị cô lập.
Nguyễn Tri Phương nghe đã hiểu vấn đề liền nói:
- Tốt lắm con có đôi mắt quan sát thật kỹ, nay chúng ta đã hiểu nguyên nhân thì cách giải quyết sẽ dễ dàng thôi.
Trương Định đáp:
- Tạ ơn sư phụ, nhờ ơn thầy dạy bảo mà con mới hiểu biết nhiều thứ trên đời.
Nguyễn Tri Phương vui mừng nói:
- Đất hoang còn quá nhiều mà toàn là đất đai màu mỡ nên chúng ta cần phải kêu gọi người dân khai khẩn đất hoang, lập đồn điền cũng như xây đê chống lũ để phát triển đời sống ấm no cho nhân dân.
Trương Định nói:
- Con đã hiểu ý thầy dạy, nhưng chúng ta phải bắt đầu từ vùng nào trước con mong thầy chỉ dẫn.
Nguyễn Tri Phương đáp:
- Sức ta chỉ có hạn mà thiên hạ lại quá rộng, mấy bữa nữa ta sẽ xin cho con chức Quản cơ ở Gò Công và bây giờ con hãy vào đó trước rồi quân lính mang ấn sẽ đến sau. Con hãy nghe ta vào đó quy tụ thêm dân chúng các vùng xung quanh tập trung lại mà lập đồn điền.
Trương Định đáp:
- Con xin nhận lệnh của thầy, con nguyện dốc hết sức mình để trả ơn nuôi dạy bấy lâu của người.
Nguyễn Tri Phương ngậm ngùi nói:
- Thầy trò ta lâu nay dựa dẫm nhau mà sống, trải qua bao gian khổ cũng không từng chia lìa, nay vì lợi ích của nhân dân thầy trò ta phải cách xa, mong sau này chúng ta sẽ còn được vinh hiển cùng nhau.
Trương Định lòng đau như cắt, đáp:
- Xin thầy chớ lo lắng cho học trò, con đi giúp dân rồi sẽ trở lại hầu bên thầy sớm thôi, mong thầy giữ gìn sức khỏe sau này con sẽ báo đáp ân nghĩa của thầy.
Hai thầy trò đang sụt sùi tâm sự thì Trương Hoa đến bái kiến:
- Mời thầy dùng trà!
Nguyễn Tri Phương đáp:
- Ta cho con miễn lễ, nay con đến đây thì tiện lắm.
Trương Hoa nói:
- Con đã đến mong thầy chỉ dạy...
Nguyễn Tri Phương nói:
- Tới đây anh con sẽ được triều đình là Quản cơ đất Gò Công, hai huynh muội con mà hai anh em sinh đôi nên ta không nỡ để các con xa nhau nên giờ con hãy theo anh đến đó lập công báo ân vua.
Trương Hoa nghe thấy lòng cũng buồn, nói:
- Con được thầy tái sinh một mạng, không biết con đã làm gì lầm lỗi mà nay thầy đuổi con đi.
Nguyễn Tri Phương bùi ngùi tỏ:
- Con là người con gái nết na thùy mị, văn chương giỏi võ cũng tài, ấy là một người phụ nữ trăm năm mới có một, mà con lại ở bên hầu hạ ta thì thật là uổng phí cuộc đời.
Nay ta ban cho con Phụng Tiên kiếm, ban cho Trương Định Thanh Long kiếm, hai con hãy nghe lời ta, cùng nhau đến đó lập công đền ơn vua tạ ơn nước.
Trương Hoa và Trương Định cùng đồng tạ ơn và ba thầy trò tạm biệt mà lòng còn nhiều lưu luyến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro