Các loại dược liệu trong chương 27 (P1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1.Cỏ Bạc Đầu (Cỏ đầu tròn, thủy ngô công, pó dều dều, bạch đầu ông)





Bộ phận dùng là toàn cây.

Cỏ bạc đầu được biết đến là cây thuốc nam quý. Cây được rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Để sử dụng có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Tác dụng:

Chữa cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi.
Ho gà, viêm phế quản, viêm họng sưng đau.
Sốt rét, lỵ trực tràng, ỉa chảy;
Ðòn ngã tổn thương
Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, sâu quảng.



2.Hoàng Cầm ( Tên khác : Hủ trường, Không trường, Túc cầm , Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục, Khổ đốc bưu, Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm, Điều cầm, Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo, Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng)

Vị thuốc hoàng cầm được làm từ rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm có màu vàng sẫm

Công dụng : Hạ huyết áp, kháng khuẩn, giảm sốt, lợi tiểu...





3.THƯƠNG TRUẬT (Xích truật)


Bộ phận dùng : Thân rễ khô

Tác dụng:

Kích thích tiêu hóa.
Trị đau bụng do lạnh, đi ngoài phân lỏng nguyên nhân do lạnh.
Đau lưng mỏi gối, chân tay tê mỏi. Có tác dụng mạnh gân xương.
Trị một số bệnh về mắt như: quáng gà, mắt có màng mộng.










4. HOÀNG LIÊN


Bộ phận dùng là rễ cây

Tác dụng:

– Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn, đau mắt đỏ, viêm tai giữa có mủ

– Tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày.

– Dịch chiết: nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.




5. Trạch tả.(Thủy đề, mã đề nước)

Bộ phận dùng : Thân rễ khô

Làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu tiện ít, nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau buốt, phù do chức năng thận kém, dùng làm hạ cholesterol và lipid máu, viêm thận, đi tiểu ra máu, cước khí, bụng đầy trướng...

6.Tần Bì  (Sầm bì, Tần bạch bì, Chá thụ bì, Khổ lựu bì.)


Người ta dùng vỏ thân, hoặc vỏ cành cây tần bì đem phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc.

Tác dụng :

Chống viêm, chỉ ho, trừ đờm, giảm đau, sáng mắt.
Trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, bạch đới, viêm khí quản mạn, mắt đỏ sưng đau, ra gió chảy nước mắt, ngưu bì tiển.


7. Quảng Huyền Sâm (Hắc sâm, Nguyên sâm, Giác sâm)


Bộ phận dùng: Rễ củ

Tác dụng :

Chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường, dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yết hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón.

Làm tăng sức co bóp cơ tim và làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhẹ, kích thích hô hấp, kháng khuẩn, chống viêm, an thần, lợi tiểu.

Tây y làm thuốc mạnh tim, giảm sốt, chống viêm nhiễm trong các bệnh viêm họng, viêm amidan, lở loét trong miệng và mẩn ngứa…



8.  Nấm Chư Linh

Điều trị tiểu tiện, phù nề, tiêu chảy...



9. Đẳng Sâm Bắc. (Ngân đăng, Cây đùi gà)





Bộ phận dùng : Rễ củ.

Tác dụng :

Hạ huyết áp, tăng hồng cầu và bạch cầu, điều trị chứng biếng ăn do tì vị hư nhược, khí huyết thiếu, tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung khí.

10. Địa Hoàng (Sinh địa)

Bộ phận dùng : Rễ củ

Tác dụng :

Làm thuốc bổ, chống suy nhược cơ thể, bổ máu, lợi tiểu, làm sáng mắt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro