CHƯƠNG 2. Cho đi thật nhiều: Quan điểm về sự giúp đỡ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Chúng ta là du khách trên thành tinh này... Trong khoảng thời gian du lịch, chúng ta phải cố làm điều gì đó tốt đẹp, hữu ích bằng cuộc sống của mình.
—Dalai Lama
Kỳ nghỉ ở Riviera, xe Chrysler PT Cruiser hay kem chống lão hóa không phải bí quyết để hạnh phúc. Chỉ có một thứ có thể mở cánh cửa dẫn tới sự bình yên trong tâm hồn. Thực hiện một mục đích lớn hơn khuôn mặt bạn nhìn thấy trong gương mỗi ngày. Cho đi mọi thứ bạn có để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, sáng rạng hơn và đẹp đẽ hơn.
Phần lớn chúng ta không biết làm sao để cho đi. Chúng ta sống với một hệ thống trao đổi bí mật. Bạn làm việc này rồi tôi sẽ làm việc kia. Bạn gãi lưng cho tôi thì tôi sẽ gãi lưng cho bạn. Cho dù bạn có thừa nhận hay không thì chúng ta đều cho đi những thứ mình hy vọng sẽ nhận lại được. Không nhất thiết phải là tiền bạc. Rất nhiều người trong chúng ta tìm kiếm sự trân trọng, tình yêu hay chiếc vòng ngọc trai từ Tiffany's. Nhưng chừng nào vẫn giữ sổ ghi điểm kiểu đó thì chúng ta sẽ bị sa lầy trong sự sợ hãi.
Khi bạn sống mà hy vọng người khác làm gì đó cho bạn, cho dù chỉ là nhận thức mọi thứ giống bạn thì bạn đang tỏ ra là nạn nhân. Bạn đang nhận lại chứ không phải cho đi. Cho đi thật cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ vai nạn nhân.
Bạn phản đối rằng: "Nhưng tôi không phải nạn nhân!" Mỗi khi bạn từ chối trách nhiệm của mình trong bất kỳ tình huống nào thì bạn đang đóng vai nạn nhân. Nếu bạn từng tin rằng ai đó, hoàn cảnh nào đó hoặc lý do khách quan nào đó khiến bạn phải làm một việc nhất định thì bạn đang đóng vai nạn nhân.
Hãy thử xem những câu nói dưới đây.
"Tôi không đừng được. Đó là con người của tôi mà."
"Bạn không biết tuổi thơ của tôi rất khủng khiếp."
"Tôi chán ngấy _______ rồi."
"Tại sao điều này luôn xảy ra với tôi?"
"Cuộc sống của tôi sẽ không bao giờ như cũ."
"Thế giới dạo này điên loạn quá."
"Con người thiếu nhạy cảm quá."
Bạn cần "trưởng thành và vượt lên chính mình." Khi chúng ta thật sự trở nên vĩ đại để phục vụ, để cho đi mà không mong đợi gì thì cảm nhận của chúng ta về quyền lực cá nhân, sự bình yên trong tâm hồn cùng khả năng yêu thương và tin tưởng của chúng ta cũng sẽ có những bước thay đổi lớn.
Albert Schweitzer là một ví dụ hoàn hảo. Ông là nghệ sỹ chơi đàn organ nổi tiếng, nhà văn và chuyên gia về Bach. Nhưng khi đọc về tình trạng sức khỏe tồi tệ tại châu Phi, ông đã không thể "sống cho chính mình" được nữa.
Ông đăng ký học trường y, bất chấp ý kiến của gia đình và bạn bè, những người cho rằng ông bị điên khi bỏ sự nghiệp thành công của mình để đến châu Phi. Họ nói: "Anh vô lý quá. Anh nên ở lại châu Âu. Anh có thể quyên góp tiền chăm sóc y tế ở đây mà."
Nhưng ông trả lời: "Chúng ta không nên hỏi xem một mục đích là có lý hay không. Chúng ta phải hành động theo sự thôi thúc bên trong mình."  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro