NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Ảo tưởng bị nhầm lẫn với sự thật chính là mặt đường dưới chân chúng ta.
— Barbara Kingsolver, Poisonwood Bible
Trong các chương tiếp theo, tôi sẽ trình bày 7 quan điểm LỚN đóng vai trò là bản chất thứ hai của những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn. Tin vui là, đây là những quan điểm bạn từng có. Đây là những quan điểm xuất hiện từ thời thơ ấu, những quan điểm được khắc sâu trong con người của bạn.
Sống cuộc đời như bản thân mong muốn lập luận rằng những quan điểm có từ thời thơ ấu là những điều lớn lao, quan trọng trong cuộc đời – những quan điểm mà chúng ta từng có trước khi được dạy rằng để chân bẩn và nhảy lên giường là sai.
Hãy quay về thời thơ ấu khi mọi thứ đều có thể. Khi chúng ta học cách "thôi điệu cười ngớ ngẩn" trước khi được dạy phải "đề phòng", "cẩn thận" hay "tránh xa người lạ." Ngoài việc uống 8 cốc nước mỗi ngày thì phần lớn những điều "họ nói" là sai. Hoặc ít nhất là không liên quan, không cần thiết và không hiệu quả cho cuộc sống cuộc đời như bản thân mong muốn.
Marianne Williamson kể câu chuyện về một cô bé đã nộp một bức tranh vẽ một cái cây màu tím lên cô giáo mình. Giáo viên đó đã nói rằng: "Cô chưa bao giờ nhìn thấy một cái cây màu tím cả." Cô bé trả lời: "Tiếc quá. Thật là đáng tiếc." Và mặc dù "thật tiếc" là bạn có thể cũng đã quên mất những cái cây màu tím và ý nghĩa ẩn đằng sau đó, nhưng "thật tốt" là bạn ở đây và sẵn sàng để nhớ lại những thứ đó.
1. Nghĩ lớn: Quan điểm về sự táo bạo, hay tại sao không cần thiết phải "cẩn thận." Trước khi bắt đầu đến trường, phần lớn chúng ta đều được nghe câu nói "Hãy cẩn thận" hàng trăm lần. Về cơ bản, đó là lời chỉ dạy mà một người mẹ cần nói để cảnh báo mỗi khi con mình chạy vào phòng gym, tham gia đội bóng đá hay theo đuổi chàng trai mà cô bé thích.
Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích trẻ em bỏ qua sự thận trọng.
"Hãy ra ngoài."
"Hãy mạo hiểm."
"Hãy làm gì đó khiến mình phải xấu hổ."
Thận trọng không giúp được gì cho chúng ta. Nếu Martin Luther King, Jr. thận trọng thì ông không bao giờ có giấc mơ về một ngày nào đó con người sẽ không bị đánh giá bởi màu da của họ. Nếu Christopher Columbus thận trọng thì ông không bao giờ đến được với Thế Giới Mới. Dù sao, theo hiểu biết của cha mẹ ông thì thế giới là một mặt phẳng và ông có nguy cơ rơi khỏi rìa.
Quan điểm đầu tiên về Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Nghĩ lớn hay Quan điểm táo bạo. Những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn không thận trọng. Họ không chịu yên vị. Họ không cảm thấy phải làm điều gì đó đơn giản như cha mẹ họ đã làm. Hay vì người khác làm vậy. Những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì. Giống như Nike nói, họ "cứ làm thôi."
2. Cho đi thật nhiều: Quan điểm về sự giúp đỡ, hay tại sao không cần phải "luôn luôn tìm kiếm số một." "Họ nói" phải luôn để ý trước sau, phải bảo vệ không gian riêng của mình. Nhưng trớ trêu thay khoảnh khắc xác định, thời điểm bước ngoặt của Những con người vĩ đại xuất hiện trong cuốn sách này chính là khoảnh khắc họ quyết định "vượt qua chính mình." Andrea Campbell gặp 20 trẻ em khuyết tật từ Nga khi đang ngồi trong văn phòng của bác sỹ và nhận ra rằng: "Chà, tôi có gì phải lo lắng chứ?" Còn với Patch Adam, đó là cảm giác đồng cảm với một chàng trai cô đơn không bạn bè. James Twyman vượt qua bản thân mình khi làm việc với các nạn nhân mắc bệnh AIDS vô gia cư.
Quan điểm thứ hai về Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Cho đi thật nhiều hay Quan điểm giúp đỡ. Đó là việc có thể cho đi mọi thứ bạn có mà không mảy may mong chờ được đền ơn. Bạn không cần phải có trí thông minh phi thường hay tài năng xuất chúng để trở thành người quan trọng. Tuy nhiên bạn phải vượt qua khỏi suy nghĩ tầm thường rằng "tìm kiếm số một" là hành động khôn ngoan.
3. Ban phước nhiều hơn: Quan điểm về lòng tốt, hay tại sao bạn nên "trò chuyện với người lạ." Kể từ khi tập đi, chúng ta luôn được dạy nên tránh xa những người chúng ta không biết. "Họ nói" tốt nhất nên thận trọng cho đến khi chúng ta nhận được thư giới thiệu.
Nói cho cùng thì theo họ, "bên ngoài có rất nhiều kẻ điên rồ."
Nhưng bạn biết không, 99,9% những người trên thế giới này thật sự tốt bụng. Cứ mỗi kẻ điên rồ xuất hiện trên tin tức thì lại có 5.000 người sẵn sàng nhường áo khoác cho bạn. Khi chúng ta tỏ vẻ nghi ngờ, thiếu tin tưởng và không sẵn sàng trò chuyện với người lạ thì chúng ta chỉ thúc đẩy sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng, hơn nữa chúng ta bỏ lỡ cơ hội gặp một nhóm bạn tuyệt vời.
Vì vậy, theo tôi, "Hãy trò chuyện với người lạ."
Trên thực tế, hãy trò chuyện cho đến khi không ai còn xa lạ nữa.
Nếu bạn cần thư giới thiệu
thì hãy dùng bức thư dưới đây của tôi
Thư giới thiệu cho  

  (Bạn có thể điền vào chỗ trống các loại tên như Tom, Dick hay Harry, bất cứ tên nào. Tôi không quan tâm xem người đó vô gia cư, khuyết tật hay tù nhân. )
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ là một người tốt. Với một chút yêu thương và đồng cảm thì anh ấy/ cô ấy sẽ làm được những điều rất tuyệt vời.
Chắc chắn anh ấy/ cô ấy có thể đã mắc một số sai lầm, có thể thực hiện một số hành động ngốc nghếch, nhưng anh ấy/ cô ấy còn rất nhiều tình yêu thương để cho đi và rất nhiều ý tưởng có thể thay đổi thế giới.
Hãy bằng mọi cách yêu thương người này.
"Hãy coi anh ấy/ cô ấy" như một người bạn, người tâm tình một cách sớm nhất có thể. Đừng chờ đợi. Đừng chần chừ. Không có gì phải lo ngại. Người này là một báu vật.
Kính thư,
Pam Grout
Quan điểm thứ ba của Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Ban phước nhiều hay Quan điểm về lòng tốt. Nó có nghĩa là kết nối với người khác. Lan truyền tình yêu thương và lòng tốt. Mỗi chúng ta đều được giao một vị trí trong khu vườn vũ trụ rộng lớn. Chúng ta có thể chăm sóc nó một cách vui vẻ hoặc nhìn cỏ dại phát triển.
4. Tạo sự khác biệt: Quan điểm về lòng cam kết, hay lý do tại sao bạn không nên "xem tivi quá nhiều." Đây có lẽ là rào cản lớn nhất để có được một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Sự thụ động.
Chúng ta trở thành người xem thay vì người hành động. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trung bình khả năng người Mỹ ngồi xem tivi vào buổi tối cao gấp 3 đến 4 lần so với khả năng họ trò chuyện với gia đình và bạn bè. Thời gian ngồi trước từ 4 đến 6 tiếng. Thời gian đó chiếm 1/3 thời gian thức giấc của chúng ta. Tôi không có ý xúc phạm ai nhưng quả thực xem tivi quá nhiều là trò vô bổ nhất mà tôi từng thấy.
Cứ như vậy, dần dần, chúng ta từ bỏ di sản của mình. Chúng ta từ bỏ khả năng tư duy cho bản thân, sáng tạo, tưởng tượng, lập kế hoạch và mơ mộng. Trong mỗi con người chúng ta là một đầu bếp bậc thầy, nhà sáng chế, nhà văn và nhà lãnh đạo. Tất cả các anh hùng, người khổng lồ đang tồn tại trong tâm hồn của chúng ta đều chán ngấy khi phải chứng kiến "từng ngày trong cuộc sống của chúng ta."
Có thể chúng ta đều biết về mọi nạn đói xảy ra tại châu Phi, kết quả của mọi sự kiện thể thao và mọi chi tiết của tội ác mới nhất. Nhưng chúng ta làm gì?
"Chỉ ngồi xem tivi."
Một phụ nữ người Amish
7 đến từ miền Nam Pennsylvania từng trả lời người thăm dò ý kiến về các tiện nghi hiện đại rằng: "Chúng tôi không muốn có tivi bởi chúng khiến chúng tôi không thể ghé thăm hàng xóm. Làm sao chúng ta có thể quan tâm đến nhau nếu chúng ta không biết gì về hàng xóm của mình?"
Yếu tố thứ tư của Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Tạo sự thay đổi lớn hay Quan điểm về lòng cam kết. Nó có nghĩa là chọn một lý tưởng, để lại một di sản. Nó có nghĩa là đứng lên và hành động, tin vào sức mạnh tạo ra sự khác biệt của một cá nhân.
5. Tưởng tượng phong phú: Quan điểm về sự sáng tạo, hay tại sao bạn không bao giờ nên "đi theo hàng." Vấn đề với lời khuyên được nhắc đến rất nhiều lần này là không ai biết đâu là hàng lối. Và những người giả vờ chắc chắn đang chỉ cho bạn thấy hàng lối của họ. Vậy cũng tốt cho họ thôi. Nhưng đó không phải hàng lối của bạn. Hầu như mọi thứ đều có thể và bạn có quyền tự do sử dụng bất kỳ lời hướng dẫn nào mình chọn. Nhưng không có hàng lối nào cả.
Nhà tự nhiên học người Pháp John Henry Fabre đã thực hiện một thí nghiệm thú vị về loài sâu bướm Thaumetopoea pityocampa
8. Chúng xếp thành hàng và nhắm mắt diễu hành theo nhau. Không quan trọng con đi đầu đang tiến tới vách đá hay dưới lốp xe. Những con sâu bướm nhỏ bé ngoan ngoãn luôn đi theo hàng. Fabre đổ đầy đất vào một chậu hoa lớn. Xung quanh thành chậu, ông đặt 15 con sâu bướm. Chắc chắn là chúng nối đuôi nhau đi theo vòng tròn cho đến khi không thể biết đâu là con đi đầu và đâu là các con theo sau.
Ở trung tâm chậu hoa, ông đặt rất nhiều lá thông, nguồn thức ăn chính của sâu bướm. Không may là, các con sâu bướm đã diễu hành vòng tròn trong 7 ngày 7 đêm cho tới khi chúng ngất đi vì đói và kiệt sức.
Tôi nghĩ đó là những gì chúng ta đã và đang làm. Chúng ta quên mất ai là người lãnh đạo và ai là người đi theo. Tôi không có ý đổ lỗi cho ai nhưng có lẽ việc đi theo hàng lối đang dẫn chúng ta tới một cuộc diễu hành không có mục đích, mệt mỏi và thiếu tinh thần. Chúng ta cần bước ra khỏi hàng và thể hiện con người thật của mình.
Quan điểm thứ 5 của Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Tưởng tượng phong phú hay Quan điểm về sự sáng tạo. Vào ngày bạn sinh ra, ông Trời đã cho bạn khả năng sáng tạo. Đó là khả năng mà cả thế giới cần tới. Tưởng tượng phong phú nghĩa là mở cửa cho sự kỳ diệu, những triển vọng sâu sắc giúp lấp đầy tâm hồn của bạn.
6. Tham gia hết mình: Quan điểm về hạnh phúc, hay tại sao bạn không bao giờ nên "thôi điệu cười ngớ ngẩn." "Họ nói" chúng ta không nên cho phép bản thân bị đánh lạc hướng bởi sự ngớ ngẩn. Công việc của chúng ta là "làm việc" và "góp phần phát triển tổ quốc."
Sự ngớ ngẩn, theo họ, là lãng phí thời gian quý báu.
Tôi xin đáp lại: "Lo-to-to." Trên thực tế, chúng ta cần nhiều hơn sự ngốc nghếch, cần sẵn sàng khiến bản thân mình trông giống kẻ lập dị hơn.
Từ silly (ngớ ngẩn) xuất phát từ từ sillig trong tiếng Anh trung đại có nghĩa là "hạnh phúc." Nếu tất cả chúng ta đều sẵn sàng làm ba việc ngớ ngẩn mỗi ngày, như mặc trái áo khoác hoặc hát to trên trong lúc bị kẹt xe trên đường cao tốc thì chúng ta chắc chắn sẽ nhận được nhiều niềm hạnh phúc hơn. Chúng ta sẽ được giải phóng để tạo ra những con đường mới, tìm ra những cuộc phiêu lưu mới. Là những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn, chúng ta không ở đây để làm những việc đã được hoàn thành trước đó.
Có lẽ tất cả chúng ta nên thả lỏng bản thân một chút và đưa giấc mơ của mình đến một vì sao ngốc nghếch.
Quan điểm thứ sáu của Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Tham gia hết mình, hay như tôi gọi là Quan điểm về hạnh phúc. Nó đồng nghĩa với việc coi cuộc sống như một cuộc phiêu lưu vĩ đại, coi mỗi ngày như một trải nghiệm thú vị và khác thường.
7. Yêu thương nhiều hơn: Quan điểm về tâm hồn, hay tại sao việc bạn có "luôn mặc đồ lót sạch" hay không không quan trọng. Có một vấn đề nhỏ với lời khuyên này. Đồ lót sạch tập trung vào những thứ vật chất. Nó ám chỉ rằng nếu bạn có đồ lót phù hợp hay đồ đạc phù hợp hay chiếc xe phù hợp thì bằng cách nào đó cuộc sống sẽ trở nên thuận lợi hơn. Trong trường hợp bạn chưa hiểu ra thì vật chất không mang lại co chúngta hạnh phúc.
Trên thực tế, tôi đánh bạo nói rằng cuộc theo đuổi vật chất một cách mù quáng chính là thứ khiến chúng ta bất hạnh và căng thẳng. Cho dù bạn mặc loại đồ lót nào thì điều đó cũng không mang lại điều gì khác biệt. Điều quan trọng là giấc mơ viết trên trái tim bạn và bạn có thể lan truyền bao nhiêu tình yêu thương và lòng trắc ẩn tới người khác.
Quan điểm cuối cùng của Sống cuộc đời như bản thân mong muốn là Yêu thương nhiều hay Quan điểm về tâm hồn. Bạn không giúp được gì cho ai nếu chỉ đóng vai trò nhỏ bé. Yêu thương nhiều nghĩa là nhận ra con người thật sự của bạn và lý do bạn tồn tại.
CÒN NỮA ...
Với mỗi quan điểm, tôi thêm vào 3 phần: Tiểu sử của Những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn, 3 Câu hỏi lớn và Trại huấn luyện tâm hồn.
Những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn  

KHÔNG NGHI NGỜ GÌ NỮA, MỘT NHÓM NHỎ CÁC CÔNG DÂN CÓ LÒNG CAM KẾT CÓ THỂ THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI.

  — Margaret Mead
Những người muốn vẽ tranh thì học hỏi Picasso. Những người muốn chơi piano thì học hỏi Mozart. Chúng ta, những người muốn sống cuộc đời như bản thân mong muốn thì phải học hỏi Những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn.
Trong suốt lịch sử đã có hàng nghìn người đã lấy hết can đảm để theo đuổi tầm nhìn riêng. Những người như Mary Colte, một kiến trúc sư cách mạng, người bắt đầu khởi nghiệp vào năm 1902, 18 năm trước khi phụ nữ có quyền bỏ phiếu. Những người như Osseola McCarty, một phụ nữ làm nghề giặt quần áo, người đã quyên góp được hàng trăm nghìn đô-la học bổng đại học cho trẻ em Mỹ gốc Phi. Những người như Jimmie Davis, người mà trong thời gian ngắn ngủi đã làm thống đốc của Louisiana và nhạc sỹ viết nhạc miền Tây và country thành công. Những người như C. J. Walker, người trở thành triệu phú nữ đầu tiên của nước Mỹ bằng cách sản xuất và bán các sản phẩm chăm sóc tóc.
Sống cuộc đời như bản thân mong muốn tức là tham gia hội anh em quyền năng. Tức là đối mặt với Joan of Arc, Michael Jordan, Eric Clapton. Tức là đi theo Shakespear, Rumi và Oprah Winfrey, người từng nói: "Tôi luôn biết tôi là ngôi sao lớn đợi thời." Tức là tham gia một nhóm bao gồm rất nhiều thành viên đầy tự hào từ mọi nơi và mọi thời điểm.
Những người sống cuộc đời như bản thân mong muốn mà bạn gặp trong cuốn sách này vẫn đang sống. Họ là những người tôi được gặp trong suốt thời làm phóng viên. Có người tôi biết rõ. Có người tôi mới chỉ đọc tiểu sử trên các tạp chí. Một số khác, tôi chỉ theo dõi họ bởi họ truyền cảm hứng để tôi "biến cuộc sống của mình trở nên phi thường."
Tất cả đều là những ví dụ tuyệt vời về những gì có thể. Các nhà khoa học hiểu rõ tầm quan trọng của các ví dụ về học tập và hành vi. Một nhà ngữ nghĩa học có tên Alfred Korzybski đã gọi khả năng học hỏi từ người khác này là "ràng buộc về thời gian." Kiến thức thu được từ người khác ràng buộc chúng ta với nhau, nếu một người có thể làm được thì chúng ta cũng có thể.
Có lẽ bạn đã nghe tới Thuyết con khỉ thứ 100. Các con khỉ trên một hòn đảo xa xôi đã sử dụng thành thục phương pháp hái chuối trên cây. Chẳng bao lâu sau, các con khỉ trên các hòn đảo khác cũng bắt đầu hái chuối theo cách này, mặc dù chúng không tiếp xúc gì với những con khỉ đầu tiên sử dụng thành thạo phương pháp này. Thuyết này cho rằng nếu có đủ thành viên trong một nhóm (trong trường hợp này là 100 con khỉ) tiếp thu một kiến thức hoặc kỹ năng mới thì nó sẽ được chuyển tiếp một cách vô thức vào trong tập thể và mọi thành viên sẽ tiếp thu được kiến thức hoặc kỹ năng đó.
Khi một trong số chúng ta tăng điện áp thì tất cả chúng ta sẽ nhìn thấy rõ hơn.
Những người có thể nhanh chóng khai thác kiến thức của người khác và những người có thể tiếp thu kỹ năng mới, quan điểm mới và hành vi mới sẽ có được lợi thế quan trọng trong cuộc sống. Martin Luther King, Jr. nghiên cứu cuộc đời của Gandhi. Rất nhiều trong số các ý tưởng tuyệt vời của Gandhi lấy từ Tolstoy. Robert E. Lee bắt chước George Washington. Anh em nhà Wright lấy cảm hứng từ một nhà sáng chế người Pháp. John Wooden, cựu huấn luyện viên bóng chuyền của Đại học California, Los Angeles, nói rằng huấn luyện viên bóng chuyền Ward "Piggy" Lambert của Đại học Purdue đã dạy ông mọi thứ mà ông biết. Einstein học hỏi từ Newton và Newton học hỏi từ Galileo. Và cứ như vậy.
Chúng ta đều kết nối với nhau. Có thể quyết định sống cuộc đời như bản thân mong muốn của bạn sẽ trở thành quyết định làm thay đổi cán cân. Có thể bạn chính là con khỉ thứ 100.
  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro