Ma pháp & Ma pháp sư: Phân loại - Phân cấp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Về cơ bản, ma pháp được chia làm 15 cấp và 12 nhóm, ma pháp sư được chia làm 5 cấp, 2 phân loại theo phương thức khởi tạo và 4 phân loại theo lĩnh vực ma pháp.


1. Phân cấp Ma pháp

Ma pháp được phân cấp dựa theo tầng và lớp của pháp trận.

Sơ cấp: pháp trận từ 1 lớp đến 3 lớp (bậc 1 - bậc 3)

● Đơn tầng: 1 tầng

● Song tầng: 2 tầng

● Đa tầng: 3 tầng trở lên

Trung cấp: pháp trận từ 4 lớp đến 9 lớp (bậc 4 - bậc 9)

● Sơ trung tầng: 1-3 tầng

● Trung trung tầng: 4-6 tầng

● Cao trung tầng: 7-9 tầng

● Thượng trung tầng: 10 tầng trở lên

Cao cấp: pháp trận 10 lớp trở lên (trên bậc 10)

● Sơ cao tầng: 1-2 tầng

● Trung cao tầng: 3-4 tầng

● Cao cao tầng: 5 tầng

● Thượng cao tầng: 6 tầng

● Sơ thượng tầng: 7 tầng

● Trung thượng tầng: 8 tầng

● Cao thượng tầng: 9 tầng

● Thượng thượng tầng: 10 tầng trở lên


2. Phân loại ma pháp theo chức năng

Có 12 nhóm ma pháp chức năng, được chia thành 9 nhóm chức năng cơ bản và 3 nhóm chức năng không cơ bản, trong đó:

Nhóm ma pháp chức năng cơ bản

- Ma pháp điều khiển - chi phối

- Ma pháp tấn công

- Ma pháp phòng thủ

- Ma pháp phục hồi - chữa trị

- Ma pháp điều chế - chế biến

- Ma pháp biến hình - hoá hình

- Ma pháp giải thể - huỷ pháp

- Ma pháp phản pháp

- Ma pháp phong ấn

Nhóm ma pháp chức năng không cơ bản

- Ma pháp kết nối - giao kết

- Ma pháp phán quyết - hành quyết

- Ma pháp phụ trợ

· ma pháp di chuyển và dịch chuyển

· ma pháp cộng hưởng

· ma pháp triệu hồi

· ma pháp ngăn cách và phân tách không gian

· ma pháp phụ trợ vận động

· ma pháp phụ trợ giác quan

· ma pháp phụ trợ ma pháp

· v.v.


3. Phân loại ma pháp theo vùng tác động

a. Ma pháp không tác động thời không: Những ma pháp không tạo ảnh hưởng trực tiếp lên thời không ma pháp.

- Ma pháp tác động phi ma pháp: còn gọi là ma pháp vật lý, là những ma pháp không gây ảnh hưởng trên phương diện ma pháp, thương tích gây ra từ ma pháp tác động phi ma pháp được gọi là sát thương phi ma pháp hoặc sát thương vật lý. Điển hình của phân nhóm này là các ma pháp tấn công thể xác gây nên sát thương phi ma pháp, và các ma pháp điều khiển hoặc thay đổi tính chất hình dạng của vật chất vô hồn thức không hình thành quá trình sản sinh hồn thức hay biến đổi cấu trúc hoá học.

- Ma pháp tác động ma pháp: còn gọi là ma pháp thuận tính, là những ma pháp gây ảnh hưởng trên phương diện ma pháp hoặc cả ma pháp và phi ma pháp, thương tích gây ra từ ma pháp tác động ma pháp được gọi là sát thương ma pháp.

● Ma pháp tác động hồn thức: là những ma pháp gây ảnh hưởng lên linh hồn hoặc linh thức hoặc cả hai của sinh vật hoặc vật chất. Điển hình của phân nhóm này là các ma pháp tấn công hồn thức hoặc hành lang ma pháp và các ma pháp điều khiển và chi phối hành động, suy nghĩ, tình cảm, v.v.

● Ma pháp tác động ngoài hồn thức: là những ma pháp gây ảnh hưởng lên thể xác của sinh vật hoặc vật chất. Điển hình của phân nhóm này là các ma pháp tấn công gây nên sát thương ma pháp, và các ma pháp biến hình - hoá hình.


b. Ma pháp tác động thời không: Những ma pháp tạo ảnh hưởng trực tiếp lên thời gian ma pháp và/hoặc không gian ma pháp, bao gồm:

- Ma pháp tác động lưỡng vùng phi ma pháp

- Ma pháp tác động lưỡng vùng ma pháp

- Ma pháp tác động thời gian phi ma pháp

- Ma pháp tác động thời gian ma pháp

- Ma pháp tác động không gian phi ma pháp

- Ma pháp tác động không gian ma pháp


4. Các phân loại ma pháp bổ sung

- Ma pháp chiến tranh: Những ma pháp chuyên dụng của chiến tranh ma pháp, tuy không hẳn là ma pháp cấm, nhưng do khả năng ảnh hưởng mạnh và tầm ảnh hưởng lớn, các ma pháp chiến tranh cũng được ghi chú trong Sách Đen.

- Ma pháp huyết thuật: Yêu cầu dùng máu để kích pháp, tuỳ thuộc vào ma pháp mà sẽ kích pháp ở thành tố nào. Ma pháp huyết thuật được chia ra làm bốn loại, gồm huyết thuật cơ bản (không có yêu cầu về máu kích pháp), huyết thuật chủng tộc (có yêu cầu về máu kích pháp trên phạm vi chủng loại hoặc gia tộc), huyết thuật truyền giáo (yêu cầu về máu kích pháp trên phạm vi vị trí nhiệm vụ), và huyết thuật nhận dạng (yêu cầu về máu kích pháp trên phạm vi cá nhân).

- Ma pháp bùa chú: Ma pháp sư sẽ trích xuất tơ ma pháp của bản thân để tạo thành một vòng hành lang ma pháp kín trên bùa chú, gắn với phác đồ của một ma pháp cố định, có thể ở dạng pháp ngữ hoặc ma trận. Khi sử dụng, ma pháp sư sẽ dẫn truyền pháp lực vào bùa chú để kích hoạt ma pháp trên đó. Ma pháp bùa chú tiêu tốn ít pháp lực hơn so với ma pháp thông thường vì chỉ cần dẫn truyền lượng nhỏ ma pháp lúc khởi đầu để hoạt hoá dòng pháp lực sẵn có trong hành lang ma pháp trên bùa, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát hơn do ma pháp bùa chú đều là ma pháp nhận chủ, tuy nhiêntốc độ khởi tạo ma pháp sẽ chậm hơn.

- Quyền năng: Những ma pháp mang tính cố định hoàn toàn về chức năng, tên gọi, pháp chú, pháp thức và pháp trận, lưu dấu tại Thời Không Lệnh Pháp. Khi sử dụng quyền năng, ma pháp sư chỉ có thể can thiệp bằng việc kiểm soát lượng pháp lực cung cấp để thực thi quyền năng ở cường độ mong muốn. Tuy nhiên, mặc dù rất hiếm và nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp ma pháp sư thay đổi các yếu tố của quyền năng, và trong hầu hết tình huống thì việc này sẽ bị truy cứu tội danh ma pháp.

Quyền năng tuyệt đối: Những quyền năng thuộc về một vị trí nhiệm vụ cấp cao của Ma pháp Giới do Căn phòng Thời Không thừa nhận, trong đó nổi tiếng nhất là Tháp Ký Ức và Ranh Giới Tồn Tại của Tổng lãnh Sứ giả Căn phòng Thời Không.

Các quyền năng đều được xếp từ cao trung tầng trở lên.

- Phân loại theo độ bền vững:

· Ma pháp tức thời: Ma pháp kết thúc sau khi thực thi.

· Ma pháp duy trì: Ma pháp còn thực thi hoặc ở trạng thái chờ chừng nào còn cung cấp pháp lực.

· Ma pháp bền vững: Ma pháp tồn tại kể cả khi không cung cấp pháp lực.

- Phân loại theo thời kỳ hình thành:

Ma pháp nguyên: Những ma pháp được sử dụng từ trước khi Căn phòng Thời Không được kiến tạo, đại diện cho ma pháp sư thế hệ thứ nhất và thứ hai. Không cần đáp ứng các yêu cầu về thành tố ma pháp, không phụ thuộc vào thời không ma pháp, nhưng lại có yêu cầu rất khắt khe về pháp lực và hầu như chỉ có thể sử dụng bằng pháp lực tự nhiên.

Ma pháp bán nguyên: Không phải là một phân loại chính thức, dùng để chỉ những ma pháp không đủ điều kiện để là ma pháp nguyên nhưng không phổ biến và phụ thuộc vào Căn phòng Thời Không như ma pháp vô nguyên - không cần đáp ứng các yêu cầu về thành tố ma pháp và có thể sử dụng pháp lực chuyển hoá, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào thời không ma pháp. Những ma pháp được hình thành và sử dụng trong thời kỳ kiến tạo Căn phòng Thời Không, đại diện cho ma pháp sư thế hệ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Ma pháp vô nguyên: Những ma pháp được hình thành vào giai đoạn hoàn thiện Căn phòng Thời Không, được sử dụng phổ biến rộng rãi, có thể dễ dàng thực thi bằng pháp lực chuyển hoá, nhưng cần đáp ứng các yêu cầu về thành tố ma pháp và có tính phụ thuộc rất cao vào thời không ma pháp.


5. Phân cấp ma pháp sư

Cấp bậc của ma pháp sư chủ yếu được xác định thông qua quy trình đánh giá năng lực ma pháp. Quy trình này được mọi đơn vị đào tạo và giáo dục ma pháp sử dụng, nhưng không phải một quy trình bắt buộc trừ khi ma pháp sư đảm nhận vị trí nhiệm vụ có yêu cầu cụ thể về cấp bậc ma pháp.

- Ma pháp sư Sơ cấp: cấp mặc định khởi đầu của ma pháp sư, tuy nhiên ma pháp sư có thể khởi đầu ở cấp cao hơn phụ thuộc vào điểm đánh giá đầu vào.

- Ma pháp sư Trung cấp: vượt qua bài kiểm tra ma pháp sơ cấp và trung cấp.

- Ma pháp sư Cao tầng: vượt qua bài kiểm tra ma pháp hai bậc cao tầng thuộc nhóm ma pháp cao cấp, với yêu cầu tối thiểu: năng lực kiểm soát pháp lực và 6/12 nhóm ma pháp chức năng đạt cao cao tầng, trong đó có ít nhất 1 nhóm đạt thượng cao tầng.

- Ma pháp sư Thượng tầng: vượt qua bài kiểm tra ma pháp bốn bậc cao tầng và một bậc thượng tầng thuộc nhóm ma pháp cao cấp, với yêu cầu tối thiểu: năng lực kiểm soát pháp lực đạt cao thượng tầng, đạt điểm ma pháp trung thượng tầng 3/12 nhóm ma pháp chức năng, trong đó có 1 nhóm thuộc 9 nhóm ma pháp chức năng cơ bản.

- Tổng lãnh Ma pháp sư: hoàn thành huấn luyện ma pháp của Căn phòng Thời Không và vượt qua bài kiểm tra ma pháp thượng đẳng, với yêu cầu tối thiểu gồm: năng lực kiểm soát pháp lực đạt trung thượng tầng, toàn bộ 12 nhóm ma pháp đạt sơ thượng tầng, trong đó có 4 nhóm đạt trung thượng tầng, 2 nhóm đạt cao thượng tầng và 1 nhóm đạt thượng thượng tầng.

Theo nguyên tắc, với cấp bậc từ sơ cấp cho đến thượng tầng, ma pháp sư cần trải qua bài đánh giá năng lực được chuẩn hoá và xác nhận bởi Căn phòng Thời Không. Riêng đối với cấp bậc Tổng lãnh Ma pháp sư, huấn luyện ma pháp và bài kiểm tra đánh giá năng lực phải được tổ chức với sự phối hợp của thành viên của Căn phòng Thời Không và Hội đồng Chưởng quản Ma pháp Giới. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sở hữu huyết thống ma pháp và quyền năng đặc biệt, cấp bậc của ma pháp sư có thể cao hơn so với đánh giá, hoặc thậm chí được xác định kể cả khi chưa làm đánh giá.

Lưu ý: Đối với thứ pháp sư, năng lực ma pháp cũng được đánh giá dựa theo hệ thống phân cấp ma pháp sư, tuy nhiên thông tin sẽ kèm theo cấp phân hoá của hành lang ma pháp, và bởi vì sử dụng hệ thống phân cấp phân hoá, cho nên việc đánh giá năng lực phân cấp ma pháp sư cũng không phổ biến đối với thứ pháp sư.

Ngoài năm bậc phân cấp cơ bản, ma pháp sư còn có thể được xếp vào cấp bậc Đại Pháp sư hoặc Thượng Pháp sư nếu đạt được yêu cầu, gồm có:

- Đại Pháp sư: những ma pháp sư được Căn phòng Thời Không thừa nhận có đủ năng lực để chưởng quản hoặc giám sát Thời Không Lệnh Pháp, những ma pháp sư thuộc Căn phòng Thời Không và Thời Không Lệnh Pháp nhưng không làm nhiệm vụ chưởng quản hay giám sát.

- Thượng Pháp sư: các ma pháp sư được Căn phòng Thời Không thừa nhận có đủ năng lực làm ứng cử viên thừa kế pháp tự kiến tạo, ma pháp sư làm nhiệm vụ chưởng quản hoặc giám sát Thời Không Lệnh Pháp trên phạm vi đơn vũ trụ và/hoặc toàn diện.

Sự thừa nhận dành cho cấp bậc và danh hiệu "thượng pháp sư" và "đại pháp sư" là không công khai trong hồ sơ thông tin ma pháp sư, vậy nên ma pháp sư có quyền lựa chọn công khai hoặc không công khai thông tin cấp bậc, sử dụng hoặc không sử dụng danh hiệu. Ma pháp sư mang cấp bậc Thượng Pháp sư được sử dụng danh hiệu Đại Pháp sư nếu muốn, không có chiều ngược lại. Ma pháp sư cấp bậc Đại Pháp sư được sử dụng danh hiệu Nguyên lão hoặc Tổng lãnh Ma pháp sư, không có chiều ngược lại. Ma pháp sư các cấp bậc cơ bản không được sử dụng danh hiệu khác với cấp bậc của mình.


6. Phân loại ma pháp sư

a. Phân loại theo đặc điểm pháp lực và ma pháp

- Phân loại theo phương thức khởi tạo:

Ma pháp sư bùa chú: chuyên sử dụng ma pháp bùa chú, còn được gọi là triệu hồi sư vì hầu như sẽ luôn bắt đầu thực thi ma pháp bằng một ma pháp triệu hồi.

Ma pháp sư dẫn động: thực thi ma pháp trực tiếp bằng cách dẫn động pháp lực.

Thông thường, ma pháp sư chỉ lựa chọn đi theo một hướng là bùa chú hoặc dẫn động, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ma pháp sư thực thi ma pháp theo cả hai phương thức, khi đó ma pháp sư sẽ được xếp vào nhóm dẫn động hỗn hợp.

- Phân loại theo lĩnh vực ma pháp:

Ma pháp sư ngự linh (ngự linh sư): có ba phân loại dựa theo khả năng ngự linh ba đối tượng linh thú - linh thụ - linh khí, gồm có đơn chức - chỉ ngự linh một đối tượng, song toàn - ngự linh hai trong ba đối tượng, thượng tam - ngự linh cả ba đối tượng linh.

Ma pháp sư chiến đấu: có hai phân loại nhỏ là ma pháp sư chiến đấu hệ thuần ma pháp và ma pháp sư chiến đấu hệ kết hợp ma pháp.

Ma pháp y sư: được chia ra làm bốn cấp bậc, gồm y sư sơ cấp, y sư trung cấp, y sư cao tầng và y sư thượng tầng.

Ma pháp sư điều chế: trong đó ma pháp dược sư là phân loại đặc biệt của ma pháp sư điều chế.

b. Phân loại theo đặc điểm hành lang ma pháp

- Ma pháp sư vô nguyên: hành lang ma pháp kết nối với Thời Không Lệnh Pháp.

- Ma pháp sư nguyên: hành lang ma pháp kết nối trực tiếp tới Tháp Pháp Lực của Căn phòng Thời Không.

- Sinh nguyên pháp sư: không có hành lang ma pháp, có khả năng tự tổng hợp pháp lực từ môi trường, thời gian phát triển theo tốc độ của Căn phòng Thời Không & Vũ trụ Khởi Sinh.

c. Phân loại bổ sung

- Ma pháp sư viễn cổ: những ma pháp sư nguyên và vô nguyên còn tồn tại từ trước Thời Không Thách Thức.

- Ma pháp sư thượng cổ: những ma pháp sư sinh nguyên còn tồn tại từ trước Thời Không Thách Thức.

- Ma pháp sư thượng nguyên: những pháp sư tồn tại từ trước khi hình thành Căn phòng Thời Không, gồm toàn bộ 5 thế hệ pháp sư không có pháp tự.

- Ma pháp sư sáng thế: những ma pháp sư kiến tạo ma pháp cấu thành Căn phòng Thời Không.

- Ma pháp sư kiến tạo: những ma pháp sư kiến tạo ma pháp cấu thành Thời Không Lệnh Pháp và các đời thừa kết pháp tự kiến tạo.

-----


Phụ lục

MỘT SỐ THÔNG TIN MA PHÁP


Cơ chế ma pháp phục hồi - chữa trị

- Cơ chế 1: Lưu giữ thông tin ma pháp

Nền tảng đầu tiên của ma pháp phục hồi - chữa trị là Cơ chế nền của ma pháp bằng cách sử dụng ma pháp thay đổi thông số thông tin tại vùng bị thương trở về thông số trước đó. Năng lực ma pháp càng cao, thông tin thay đổi được càng nhiều, ở mức độ cao nhất trên lý thuyết thậm chí có thể hồi sinh.

- Cơ chế 2: Cường hoá khả năng hồi phục

Nền tảng thứ hai để xây dựng ma pháp phục hồi - chữa trị sẽ ngược lại với cơ chế thứ nhất, đó là sử dụng ma pháp để thực hiện các phương pháp sửa chữa và đẩy nhanh thời gian hồi phục tại vị trí thương tích.


chế ma pháp dịch chuyển: Dịch Chuyển Tức Thời & Bước Nhảy Không Gian

- Bước Nhảy Không Gian là dùng ma pháp kéo hai không gian lại gần nhau bằng cách chèn không gian dịch chuyển vào giữa hai vùng không gian đó, tuỳ vào cấp độ mà khoảng cách chuyển tiếp do không gian dịch chuyển tạo nên là bao nhiêu. Nếu khoảng cách đủ lớn, không gian dịch chuyển sẽ được nhìn thấy như một khoảng không tối tựa như hố đen không tiếp nhận bất ánh sáng nào.

- Dịch Chuyển Tức Thời là dùng ma pháp gộp trùng hai không gian lại bằng cách đặt không gian dịch chuyển lên cả hai không gian, để hai vùng không gian trở thành một ở không gian dịch chuyển. Quá trình dịch chuyển hoàn thành khi vùng không gian ban đầu được tách ra khỏi không gian dịch chuyển, độ dài của quá trình này dựa vào cấp độ ma pháp và các màn ngăn cách không gian.


Các ma pháp giao kết

Giao kết ma pháp là dấu vết của các ma pháp giao kết, gồm khế ước, thề ước, hợp đồng.

- Khế ước: Do khế chủ của khế ước nắm giữ, phạm vi rộng, có thể là quan hệ ngang bằng hoặc chủ-tớ, có thời hạn hoặc vô thời hạn.

- Thề ước: Do chủ nhân thề ước nắm giữ, là quan hệ ngang bằng hứa hẹn, là lời thề của người lập thề ước, có thể giữa các sinh vật với nhau hoặc giữa sinh vật với Căn phòng Thời Không và/hoặc Thời Không Lệnh Pháp, vô thời hạn.

- Hợp đồng: Do tất cả người tham gia hợp đồng cùng nắm giữ, là quan hệ hợp tác, có thời hạn.

Các ma pháp giao kết đều là ma pháp bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro