36.pp điều trị loét dd-tt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 36: trình bày phương pháp điều trị loét dd - tt

Nguyên tắc điều trị chung:

- Điều trị nội khoa đầy đủ, đúng cách và kiên trì

- nếu ko có kết quả mới điều trị ngoại khoa

I - Điều trị Nội Khoa

1. Nguyên tắc điều trị:

- Làm giảm bài tiết HCL:

+ Thuốc ức chế bài tiết.

+ Thuốc trung hoà acid

+ Thuốc diệt HP

- Tăng yếu tố bảo vệ:

+ Thuốc bọc phủ niêm mạc

+ Kích thích bài tiết chất nhày.

+ Kích thích, tái sinh tế bào biểu mô

2. Điều trị cụ thể:

a. Thuốc tác động lên thần kinh trung ương - thần kinh thực vật:

- Các thuốc này có tác dụng làm giảm co thắt và giảm đau. Cắt các kích thích dẫn truyền về vỏ não (thông qua cấu trúc lưới ở thân não).

+ Sulpird (Dogmatil): 50- 100mg/ngày, trong 10 - 15 ngày.

+ Diazepam, Metrobamat (400mg): dùng 1- 2 viên/ngày, thường uống trước khi đi ngủ.

- Cắt dẫn truyền qua sinap thần kinh phế vị:

+ Atropin (0,25mg): Dùng 2- 4 ống/ngày tiêm dưới da hoặc bắp. Hiện ít dùng vì thuốc gây mạch nhanh, khô niêm mạc, liều cao gây kích động, hoang tưởng...

+ Perenzenpin: 100-150mg/ngày, dùng đợt 10-15 ngày.

b. Thuốc trung hoà acid:

- Muối Almini và Magnesi.

- Alusi, Phosphalugen, Gastropulgit, Maalox.

Các thuốc trên có tác dụng nhanh nhưng ngắn, do vậy dùng chủ yếu để cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng.

c. Thuốc bảo vệ, băng bó ổ loét:

- Prostaglandin E1: Là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Biệt dược Cytotec, Misoprostol liều dùng 800mg/ngày, uống chia 2 lần vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Sucralfat: Sucratgel, Sucrabest liều dùng 4g, chia 4 lần/ngày dùng từ 4- 8 tuần.

- Teprenon: Dimixen, Selbex.

d. Các vitamin U, vitamin B1, vitamin B6, vitamin PP:

- Có tác dụng làm kích thích, tăng cường tái sinh các tế bào biểu mô, giúp bảo vệ, điều hoà độ acid và hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng.

e. Thuốc chống bài tiết:

- Ức chế thụ thể H2:

+ Cimetidin thuộc thế hệ 1; viên 200, 300, 400 mg; dạng tiêm 300mg, dùng 400- 800mg/24h

+ Ranitidin thuộc thế hệ 2; viên 150, 300 mg; dạng tiêm 50mg, dùng 150- 300 mg/24h.

+ Nizatidin thuộc thế hệ 3; viên 10, 20, 40mg; dạng tiêm 10mg, dùng 20- 40mg/24h

+ Famotidin thuộc thế hệ 4; viên 20, 40mg, dùng 20- 40mg/24h.

- Thuốc thế hệ sau ưu việt hơn vì liều dùng ít hơn, thời gian lành ổ loét nhanh hơn, tỷ lệ tái phát sau ngừng thuốc thấp hơn.

- Ức chế bơm proton H+/K + ATP ase:

+ Omeprazol viên nang 20mg, dùng 20- 40 mg/24h .

+ Lansoprazol viên nang 15, 30mg, dùng 15- 30 mg/24h.

+ Pantoprazol viên 40mg, dùng 40- 80 mg/24h.

+ Rabeprazol viên nén10, 20mg, dùng 10- 20mg/24h .

f. Thuốc diệt HP:

- Kháng sinh:

- Nhóm Imidazol

- Muối Bismuth

- Công thức dùng thuốc:

+ 2 kháng sinh + thuốc ức chế men bài tiết.

+ 3 kháng sinh + thuốc ức chế men bài tiết.

g. Sự kháng thuốc của HP:

- Hiện nay do tình trạng dùng thuốc bừa bãi trong điều trị nhiễm HP cũng như điều trị các bệnh lý khác, nên tình trạng HP kháng sinh hiện đã khá trầm trọng. Đã xuất hiện HP kháng Metronidazol: 33 - 70%, kháng Ampicillin, Tetracycline...

3. Phương thức điều trị cụ thể:

a. HP âm tính:

- Thuốc ức chế toan:

+ Thuốc ức chế bơm Proton: Hiệu quả rất tốt.

+ Thuốc ức chế H2: Hiệu quả tốt.

- Có thể dùng các thuốc:

+ Thuốc trung hoà acid.

+ Sucralfate.

+ Bismuth.

b. HP dương tính:

- Thuốc ức chế tiết acid dùng kèm 2 kháng sinh:

+ Thuốc ức chế tiết acid:

= Thuốc ức chế bơm Proton: Hiệu quả rất tốt.

= Thuốc ức chế H2: Hiệu quả tốt.

+ Hai kháng sinh thuộc các nhóm: Amoxicillin, tetracycline, Clarithromycin, Nitromidazol (metronidazol).

- Bismuth dùng kèm hai kháng sinh nêu trên:

- Bismuth dùng kèm thuốc ức chế tiết toan và hai kháng sinh đối với những bệnh nhân loét to hoặc HP dương tính mạnh.

4. Thời gian dùng thuốc:

- Kháng sinh dùng 7- 10 ngày

- Bismuth: Dùng 4 tuần hoặc 10 ngày tuỳ theo biệt dược

- Thuốc kháng toan, Sucralfate: Dùng 6 - 8 tuần

- Thuốc ức chế tiết acid: 4 - 6 tuần.

5. Khi ổ loét đã lành sẹo:

- Có người cho rằng không cần điều trị duy trì, khi nào có loét tái phát sẽ điều trị sau.

- Có người cho rằng cần điều trị duy trì, tuy nhiên liều thuốc duy trì giảm còn 1/3 - 1/4 so với liều tần công. Thời gian duy trì: 6 tháng - 1 năm

II - Điều trị Ngoại khoa:

- Chỉ định mổ tuyệt đối khi có biến chứng thủng ổ loét, hẹp môn vị, ung thư hóa

- Biến chứng chảy máu ổ loét chỉ mổ cấp cứu khi điề trị nội khoa đúng pp mà ko cầm đc máu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro