Chinh Phụ Ngâm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

        Phải chăng trong bất cứ cuộc chia li nào thì người ở lại cũng là người đau khổ nhất. Nền văn học Việt Nam đã chứng kiến biết bao cuộc chia li trong lịch sử. Đặc biệt ở cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX nước ta có nhiều biến động dữ dội về mặt lịch sử, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên, hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong tác phẩm của nhiều tác giả, Đặng Trần Côn đã lấy bối cảnh cuộc chia li đầy lưu luyến, bi thương của người phụ nữ phải xa chồng qua khúc ngâm "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".
         Với hiện thực chiến tranh tàn khốc, Đặng Trần Côn đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình đến nỗi đau của người phụ nữ để cất lên tiếng nói của cả thời đại.Với nguyên tác bằng chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác, tác phẩm đã nhận được sự đồng cảm đông đảo, nhiều bản dịch ra đời nhưng trong đó bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm đã thành công trong việc nêu lên giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.
               " Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
                  Ngồi rèm thưa rũ thác đòi phen"
         Hai câu thơ tái hiện lên hình ảnh người phụ nữ một mình ở nhà. Nàng lặng lẽ " dạo hiên vắng thầm gieo từng bước"-  bước chân trĩu nặng bao nỗi suy tư. Giữa không gian tĩnh mịch và vắng vẻ, người phụ nữ bồn chồn, thấp thỏm chờ tin chồng chính là hiện thân của nỗi cô đơn. Không gian mà thi sĩ gợi ra ở đây chính là "hiên vắng" nhỏ hẹp trước nhà. Sâu trong tâm hồn người phụ nữ đó đang chất chứa những nỗi niềm, tâm sự được bộc lộ thành những hành động dường như vô thức, nàng buông rèm rồi lại kéo rèm: "Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen", tâm tư nàng đang chờ đợi, trông ngóng tin chồng nhưng bật vô âm tín. Những động tác, cử chỉ lặp đi được lặp đi lặp lại nhiều lần như không mục đích, diễn ra theo sự chi phối của sự xáo động trong tâm hồn. Thời gian dường như trôi đi một cách nhàm chán, nặng nề, tẻ nhạt, ẩn giấu trong trạng thái tâm lí khắc khoải, bồn chồn, không biết chia sẻ cùng ai. Nhịp thơ chậm gợi lên cảm giác thời gian như ngưng đọng cùng nỗi nhớ của người chinh phụ.
              "Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
              Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
              Đèn có biết dường bằng chẳng biết
              Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
              Buồn rầu nói chẳng nên lời
              Hoa đèn kia với bóng người khá thương"
     Nàng cuốn rèm với sự chờ đợi, mong ngóng con "chim thước" ở "ngoài rèm" sẽ đem đến tin vui cho nàng về người chồng đang chinh chiến nơi chiến trường nhưng chẳng thấy. Nỗi nhớ của người chinh phụ được bộc lộ qua nhiều chiều không gian khác nhau, không chỉ ở "ngoài rèm" mà cả ở "trong rèm".Thế giới nội tâm của nàng nhuốm màu sắc tâm trạng. Người chinh phụ đã tự vấn mình rằng "Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?". Trong nỗi bồn chồn khắc khoải ấy, người phụ nữ không biết chia sẻ cùng ai, đành bộc lộ những tâm tư tình cảm đó với một ngọn đèn leo lét "Đèn có biết dường bằng chẳng biết". Nhà thơ đã sử dụng điệp ngữ bắc cầu "đèn biết chăng- đèn có biết" đã diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian vô tận và không gian tĩnh mịch, cô đơn dường như không bao giờ kết thúc. Đó là câu hỏi tu từ nhưng cũng là lời than thở, tự dằn vặt mình.Ngọn đèn đã chứng kiến và soi tỏ nỗi lòng của người chinh phụ, bởi "đèn" chính là người thức cùng, cùng người chinh phụ giãi bày tâm sự, nhớ mong. Nỗi cô đơn lẻ loi- đối bóng với đèn được tác giả sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm. Nỗi buồn ấy không thể bộc lộ mà người phụ nữ chỉ muốn giữ riêng cho mình: "Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi". Người phụ nữ cảm thấy cô đơn, trống trải trong chính căn phòng của mình bởi chính không gian chật hẹp, vắng vẻ nơi đây đã làm nàng gợi nhớ đến biết bao kỉ niệm quen thuộc. Thế nhưng để tìm được một người để có thể giúp nàng giãi bày tâm sự, lắng nghe nàng nói quả là một điều không phải dễ dàng.Nàng giữ riêng mình nàng biết, bởi có nói ra cũng đâu có ai hiểu được, đâu có ai đồng cảm với nàng. Nỗi nhớ được hiện ra ngày càng rõ nét hơn với hình ảnh "Hoa đèn kia với bóng người khá thương". Hình ảnh "hoa đèn" gợi nhắc đến bóng người thương đó chính là chồng nàng, người cùng nàng gắn bó cả cuộc đời thế nhưng nay nàng chẳng có một chút tin tức.Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn tương ứng với người chinh phụ, nỗi nhớ chồng đã làm cho người chinh phụ héo mòn theo thời gian.
Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ được thi sĩ thể hiện qua sự cảm nhận về thời gian và tâm lí:
              "Gà eo óc gáy sương năm trống,
               Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
               Khắc giờ đằng đẵng như niên,
               Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
               Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
               Gương gượng soi lệ lại châu chan.
               Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
               Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng."
    Nỗi nhớ chồng của người chinh phụ không chỉ được bao bọc trong không gian chật hẹp là căn buồng vắng, mà nỗi nhớ ấy còn được thường nhắc qua thiên nhiên, qua cảnh vật để nói lên tâm trạng của người chinh phụ. Người chinh phụ chìm đắm trong nỗi nhớ mong " đêm năm canh, ngày sáu khắc" chờ đợi rồi nhận ra thời gian trôi qua nặng nề, nỗi sầu của người chinh phụ bao trùm cả không gian và thời gian.Nàng cảm nhận được từng khoảnh khắc trôi qua, từng cảnh vật trong đêm khuya tĩnh lặng đó là tiếng gà gáy "sương năm trống",là những cành "hòe phất phơ rủ bóng bốn bên". Thế nhưng tiếng gà ấy lại "eo óc" gợi cho ta thấy trong một không gian tĩnh lặng, tiếng gà vang lên tang tóc, tang thương đến chán chường. Từ láy "phất phơ" có tính gợi hình cao cho thấy tâm trạng trông mong, ngóng chờ một chút tin tức về chồng của người chinh phụ.Nàng tìm cách giải toả nỗi sầu với những sinh hoạt thường nhật: đốt hương, soi gương, gãy đàn. Người phụ nữ ấy vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn trong chính tâm hồn mình, để những hành động của nàng giờ đây chỉ là "gượng". Nàng "gượng" đốt hương để cho căn phòng chìm ngập trong hương thơm thoang thoảng nhưng nàng lại chìm vào cơn mê man khi "hồn đà mê mải". Có lẽ, tâm trí nàng giờ đây chỉ có hình ảnh của người chồng mà thôi.Nàng "gượng" soi gương để chỉnh trang lại nhan sắc của mình, thế nhưng chẳng biết từ đâu mà "lệ lại châu chan".Nàng nhìn thấu nỗi đau của mình trong gương ấy và rồi không kìm được những giọt lệ chỉ chực tuôn trào. Nàng muốn thay đổi không khí yên tĩnh, u buồn, nàng gượng gảy những phím đàn để xua tan không khí yên lặng ấy. Thế nhưng, dây "uyên kinh đứt" phải chăng là dự cảm không lành về hạnh phúc mong manh chỉ như sợi tơ hồng của nàng để giờ đây chỉ còn lại những "phím loan ngại chùng".Nàng vốn mang trong mình nhiều nỗi lo nên khi dây "uyên kinh đứt" nàng lại còn lo lắng hơn.Người phụ nữ dường như đã đã chìm hoàn toàn vào tuyệt vọng, bút pháp tả cảnh ngụ tình của nhà thơ đã cho thấy sự héo úa cả về tâm tư và dáng hình người phụ nữ.Những nét sinh hoạt chỉ khiến cho người chinh phụ càng nhớ nhung thuở còn mặn nồng, gợi thêm cảm giác đau buồn cho người chinh phụ.
    Nếu ở khổ thơ trên là nỗi buồn, nỗi cô đơn triền miên của người chinh phụ thì ở khổ thơ này chính là nỗi nhớ thương chồng đau đáu, khôn nguôi:
          "Lòng này gửi gió đông có tiện?
            Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
            Non Yên dù chẳng tới miền,
            Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
            Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
            Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
            Cảnh buồn người thiết tha lòng,
            Cành cây sương đụng tiếng trùng mưa phun".
    Nàng " mượn gió đông" để gửi nỗi niềm nhớ nhung của mình đến người chinh phu ở " Non Yên"Không gian xa xôi cách trở nên người chinh phụ bèn nhờ cơn gió đông gửi đến chồng những lời yêu thương nhất. Tâm trạng của người phụ nữ được miêu tả trực tiếp qua nỗi nhớ dài đằng đẵng được so sánh bằng đường lên tận trời.Đất trời bao la liệu có thấu cho nỗi chia li đau đớn của nàng không?Nỗi nhớ thương ấy còn có cả dư vị của sự ngậm ngùi, xót xa "Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong". Đây là lời tâm sự của người chinh phụ xuất phát từ nội tâm đến chồng bật ra từ nỗi nhớ da diết. Trong lời độc thoại nội tâm này xuất hiện nhiều từ ngữ miệ tả không gian bao la, vô tận kết hợp với từ láy góp phần tăng thêm nỗi nhớ của người chinh phụ, " thăm thẳm" cho thấy chiều cao, rộng lẫn chiều sâu. Chính chiều cao của cổng trời đã miêu tả sự xa xôi của khoảng cách con đường đến với chồng, chiều sâu vô biên của nỗi nhớ làm cho ta cảm nhận được nỗi nhớ như đang cắt cứa vào lòng người chinh phụ.Trở về với thực tại càng cảm nhận được nỗi buồn của người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh được nhìn dưới đôi mắt buồn của người chinh phụ càng trở nên sầu muộn hơn:
             " Cảnh buồn người thiết tha lòng
           Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun"
    Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Thông qua biện pháp tả cảnh ngụ tình: tiếng côn trùng, âm thanh của giọt sương , không khí lạnh lẽo càng chất chứa thêm nỗi buồn trong lòng người chinh phụ.
          Với việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, câu hỏi tu từ, hình ảnh ước lệ, điệp từ, cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm đoạn trích đã thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của người chinh phụ. Trong chuỗi ngày lẻ bóng cô đơn, nỗi nhớ chồng, thương cho mình, đau xót cho tình cảnh dở dang, tương lai mù mịt tăm tối.Những câu thơ trong "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" như chứa chất nỗi đau, nỗi nhớ và khao khát hạnh phúc đôi lứa, tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về giá trị thẩm mĩ mà qua đó đòi quyền sống hạnh phúc góp phần cất lên tiếng nói phê phán chiến tranh, thể hiện sâu sắc và thấm thía nhất chủ đề của tác phẩm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#niel