II- Hãy nắm bắt lấy công việc:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lưỡi dao bay tới, sượt qua mặt, những cú đá xối xả, nhưng tôi nhất quyết không buông cái chìa khóa. Vì cái bản năng không chịu khuất phục, tôi không thể để những chuyện như vậy xảy ra trước mặt mình, tôi nghiến chặt răng...

Phần 1. XIN ĐỪNG GÂY ẢNH HƯỞNG VIỆC XIN VIỆC

Ra tù, tôi cũng có bằng tốt nghiệp đại hoc trong tay, nhưng tôi không được thỏai mái. Với kẻ có tiền án tiền sự như tôi mỗi lần đi ra ngoài bán kính 2km từ nhà anh trai, nơi tôi khai trú là phải khai báo với cảnh sát.

Khi bị giam trong trại, tôi quyết tâm chia tay ý định "làm nghề chính trị" sang làm nhà chuyên môn kinh tế học, vì tôi nghĩ rằng kinh tế cho nước tôi cần thiết hơn chính bị bây giờ.

Hàn Quốc thời ấy, tốt nghiệp ở trường đại học tốt nhất ra cũng thất nghiệp lởn vởn ngoài đường, vấn đề mà đất nước chỉ có thu nhập bình quân đầu người 80USD gặp phải lớn nhất đó chính là việc làm. Và việc đó là việc của kinh tế, chứ không phải của chính trị, tôi nghĩ vậy nên cho rằng nếu kinh tế ổn định một phần nào đó rồi mình làm chính trị cũng không muộn.

Tốt nghiệp xong, tôi có xin việc mấy nơi, nhưng thi đi thi lại mấy lần, đến vòng hai thì toàn rớt. Tôi không phải là người tự do, cũng chẳng có việc để mà làm. Những đồng nghiệp làm phong trào sinh viên với tôi đều đã tham gia vào chính trường, tự nhiên, tôi cảm thấy thế gian này trống vắng như sa mạc. Cái cảm giác cả đất nước này, hay một bàn tay vô hình nào đó cản trở bước tiến của tôi, chính xác hơn là nắm giữ lấy tôi tạo cho tôi khủng khoảng về tinh thần.

Trường học giới thiệu cho tôi một chỗ làm, đó là một công ty may mặc nhỏ ở Deagu, không phải là nơi lâu dài để làm việc, nhưng tạm thời thì được. Trường nói với tôi là ở xa thì tránh được sự can thiệp của chính quyền, tôi cảm ơn về sự giúp đỡ đó.

Tôi rời khỏi Seoul, một cái nhà tù lớn đối với tôi. Cái công ty này hình như lần đầu tiên tuyển dụng nhân lực tốt nghiệp đại học tốt ở Seoul thì phải, họ chẳng giao cho tôi cụ thể việc gì cả. Rất may khi đó có người bạn từ Pohang lên, tôi đến ở nhờ bạn.

"Này, cậu Lee, cậu vừa làm việc công ty vừa bày cho thằng con tôi nó học với"

Đó là ngày thứ 10 bước vào công ty, giám đốc gọi tôi lên và đề nghị tôi làm luôn cả gia sư. Khi đó, tôi mới hiểu tại sao công ty này lại lên tận Seoul, rồi nhờ tìm sinh viên học giỏi xuất thân ở vùng quê nghèo khó.

Mục đích của tôi là làm cho cái miệng nó đỡ đói cơm, nhưng công việc ở đây thì chẳng có gánh nặng nào với cả cơ thể và tâm hồn của tôi. Nhưng đây không phải là doanh nghiệp mà tôi từng mơ ước. Làm thế này thì làm sao có thể đóng góp cho đất nước và xã hội được. Nếu những đồng chí xuất thân từ phong trào vận động sinh viên bây giờ đã tham gia vào chính giới họ nhìn thấy tôi, họ sẽ nghĩ gì? Tôi sẽ chẳng ngóc đầu lên được. Và một tháng sau, tôi rời Deagu.

Về đến Seoul, tôi đang lo lắng về tương lai của mình, thì một mẩu quảng cáo nhỏ trên báo đập vào mắt tôi.

"Tìm lao động phổ thông làm việc ở nước ngoài".

Đây là nội dung giới thiệu công ty Huyndea tìm nhân lực tại hiện trường Thái Lan, tôi cũng chẳng biết gì về xây dựng.

Lý do cái dòng quảng cáo ấy đập vào mắt tôi vì nó không phải vì qui mô công ty, mà nó là lối thoát cho tôi. Cái thời ấy, việc ngồi lên máy bay ra nước ngoài chỉ dành cho những quan chức chính phủ, lưu học sinh do chi phí nhà nước tài trợ hoặc một bộ phận rất nhỏ mà thôi.

Với tôi, chẳng có cái chỗ đặt chân ở mảnh đất này, thì việc đi ra nước ngoài là con đường duy nhất và, cái mảnh đất ấy dù có nghèo nàn, dù có khó khăn đến mấy, nhưng chỉ cần nó cho tôi một công việc thì đó chính là mảnh đất cứu rỗi của tôi. Tôi như bị điện giật, cuốn mình vào dòng chữ "đi ra nước ngoài làm việc".

Tháng 5 năm 1965, tôi nộp đơn, tốt nghiệp đại học hàng đầu ra chẳng có việc làm, mà việc này lại là việc xây dựng ở nước ngoài, thế mà người đến nộp hồ sơ đông như biển người biển nước, tôi hòa mình vào cái gọi là Những người thất nghiệp trẻ cay đắng, tuyệt vọng và cầm lấy tờ giấy ứng thi.

Thi vòng 1, thi viết, tôi đã làm xong, không biết là họ có liên lạc với mình không nhỉ, mà vào công ty rồi có ra nước ngoài được không? Cái vòng sắt đang còng vào tôi bao giờ sẽ được cởi ra. Một tuần trôi qua trong lo lắng, rồi cảm giác thất vọng bắt đầu tràn về.

Bỗng một hôm có tờ điện báo vẻn vẹn "gặp ông trưởng phòng nhân sự", nếu thi vòng 1 xong thì chỉ cần thông báo địa điểm và thời gian phỏng vấn là được rồi, lại còn gặp trưởng phòng nhân sự làm gì nữa nhỉ? Một bàn tay nào đó vô hình lại bắt đầu giăng lưới đây chăng?

Trưởng phòng nhân sự rút hồ sơ tôi ra, nét mặt vẻ tiếc nuối.

"Thi viết cậu thi thật tốt nhưng cậu có cái lí lịch phong trào học sinh, lãnh đạo công ty chưa biết nhưng tôi sẽ báo cáo, có cách nào không nhỉ?".

Sau này mới biết, anh ta là tiền bối đại học của tôi, ngay từ đầu, anh ấy đã có cảm tình với tôi.

Anh ta hỏi tôi là có cách gì không rồi ra đi, nhưng làm gì có cách gì. Tôi cũng chẳng biết nói với ai, đi kể chuyện này cho anh thứ 2, khi ấy anh ấy đang làm gia sư con của vị giám đốc một doanh nghiệp nhà nước, nhờ ông ấy viết cho tờ giấy bảo lãnh. Nếu không có niềm tin chắc chắn của anh trai tôi với người ấy, thì chẳng bao giờ có chuyện bảo lãnh, nhưng rồi bức thư ấy cũng chẳng có sức mạnh là mấy.

Tôi quyết định đối diện với nó, về đến nhà, tôi viết thư và người nhận là tổng thống Park Chung Hee, trong thư, tôi nói rõ cả cái "lý lịch" hoạt động của mình và lớn tiếng phê phán việc các cơ quan hữu quan đang tìm cách ngăn cản tôi hòa nhập cùng xã hội.

Vài ngày sau, có liên lạc từ dinh Tổng thống, Thư ký phụ trách dân sự là ông Lee Nak Sung, ông ta trông có vẻ là người sở hữu một cách tư duy hợp lý, nhưng ý kiến khẩn thiết của tôi chẳng làm ông ấy thay đổi, ông ta phản bác.

"Việc gây những bất tiện cho những người làm ảnh hưởng đến chế độ một nhà nước là điều đương nhiên, đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho sinh viên trong tương lai, chẳng thể nào làm khác được".

Một hồi sau, không biết có phải tội nghiệp cho cái cảnh của tôi, ông ta đưa ra một đề nghị.

"Cậu không tính vào làm cơ quan nhà nước hoặc thử đi du học thử xem sao, tôi sẽ giúp cậu, có bao nhiêu con đường sao cậu lại chọn doanh nghiệp tư nhân".

Tôi ngắt lời ông ta rằng tôi không quan tâm đến chuyện du học hoặc chuyện vào cơ quan nhà nước. Tôi không thể nhận bửa cái củ cà rốt mà đối phương từng là kẻ thù của tôi đưa ra như vậy, đó là cái việc hèn nhát. Đạo đức tôi không cho phép điều đó. Nhưng tôi hỏi anh ta rằng tại sao anh cơ quan nhà nước lại ngăn cản việc tôi xin vào làm việc tại công ty tư nhân. Trước khi chia tay, tôi nói với anh ta đưa ra lời nói cuối cùng.

"Nếu nhà nước ngăn chặn con đường của một cá nhân muốn sống, thì nhà nước đó sẽ vĩnh viễn mang nợ với cá nhân đó".

Nhưng rồi tôi quên câu nói đó, sau này, khi tôi làm Tổng giám đốc công ty Huyndea, còn ông ta làm Tổng cục trưởng tổng cục thuế, khi gặp ở vị trí cá nhân, ông ta nhắc lại câu nói đó cho tôi.

"Ông Lee này, câu nói cuối cùng của cậu đã gây cú sốc cho tôi, tôi quyết định họp lãnh đạo của Dinh Tổng Thống và đồng ý cho cậu vào làm việc tại Huyndea với điều kiện chỉ vào làm việc và không được làm trò gì bậy đấy".

Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy quả là đường đột quá, tôi cảm ơn người đã thực sự lắng nghe câu nói của mình, mỗi lần nghĩ lại, tôi lại tự mỉm cười.

Phần 2. TÔI NGHĨ XÂY DỰNG CHÍNH LÀ SÁNG TẠO

Đúng là sau thật nhiều thử thách, tháng 6 năm 1965, tôi thi phỏng vấn, người trực tiếp phỏng vấn là Chủ tịch Chong Chu Yong, và các vị lãnh đạo của công ty, tất cả 5 người, ông Chung mặc bộ đồng phục có gi rõ dòng chữ Công ty xây dựng Huyndea trên áo, giống như một vị tư lệnh chứ không phải là giám đốc công ty.

Tôi vừa xưng tên mình, ông Chung nhìn lý lịch của tôi, rồi nhìn chằm chằm vào tôi

"Cậu nghĩ xây dựng là cái gì?"

Câu hỏi gì mà bất ngờ, nhưng chẳng hiểu sao, tôi nghĩ sao nói vậy.

"Tôi nghĩ là sáng tạo".

"Tại sao?"

"Vì nó làm từ không mà thành có"

"Cậu này nói năng giỏi đấy nhỉ"

Ông Chung khẽ mỉm cười, nhưng những lời nhật xét của mấy vị lãnh đạo bên cạnh thì lại hoàn toàn tiêu cực.

"Dạo này nhiều thằng giang hồ chẳng biết cái gì nhưng ăn nói thì giỏi lắm".

Họ còn hỏi thêm tôi vào điều về nhân sinh quan nữa, tất cả họ có vẻ như đều đã biết cái lý lịch của tôi, nhưng họ chẳng tỏ ra thể hiện gì cả.

Thi xong chờ kết quả, tôi còn hồi hộp hơn cả việc thi lần một, cả thể xác và tâm hồn tôi đều chuẩn bị cho công việc, nhưng cuộc đời lại từ chối tôi, vì vậy tôi phải ra nước ngoài tìm việc và đây chính là cơ hội để đi làm.

Chẳng hiểu sao nụ cười của ông Chong về cái câu "xây dựng là sáng tạo" của tôi lại mang lại cho tôi một nét hấp dẫn đặc biệt, tôi cảm nhận rằng nếu cùng với ông ta làm việc thì tôi có thể làm đựơc cái gì đó. Một điều nữa cũng khiến tôi tò mò là vì tôi muốn biết kết quả của việc đàm phán với Dinh Tổng Thống thế nào.

Một tuần sau, có thông báo "bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 sẽ đi làm". Nơi làm việc của tôi là bộ phận quản lý chất lượng công trình. Tôi sẽ làm việc đây 3 tháng cho đến tháng 9.

Những người khác thì đó là những công việc đầu tiên của họ sau khi bước ra cổng nhà trường, nhưng với tôi, từ khi học lớp 1 tôi đã làm quen với ông việc, theo bố ra chợ bán vải, buôn rác của quân đội Mỹ, bán bánh bỏng ngô, bán diêm, bán trái cây dạo, dọn vệ sinh... chẳng có việc gì tôi không làm cả. Chỉ tính từ năm cấp 3 thì tôi cũng đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc, nhưng đây là công việc hoàn toàn khác với trước đây tôi đã làm, chứ không phải là việc đầu tiên.

Nhưng đến công ty mới phát hiện có một việc thật lạ, đó là tính quan liêu của tổ chức. Điển hình của việc đó chính là đã hết giờ làm việc nhưng nhân viên vẫn chẳng dám ra về vì còn phải để ý cấp trên về hay chưa, đây là hiện tượng nổi bật thời ấy của công ty chúng ta, với tôi thì đây là cảnh vô cùng lạ lẫm.

Tôi chịu đựng không nổi, bèn gửi phiếu điều tra đến tất cả mọi người, tôi gom ý kiến của nhân viên về tính không hiệu quả, tính thiếu năng động của tổ chức khi nó bị quan liêu hóa, và tất nhiên câu trả lời phải cải tiến là nhiều hơn cả, tôi báo cáo nội dung này cho cấp trên, nhưng tôi lại trở thành nhân vật bị để ý, lại thêm vào đó là cái lý lịch "phong trào học sinh".

Tôi vào công ty nhưng việc đầu tiên phải làm không phải là làm để lấy lòng xếp, nếu nghĩ đến cái việc "tội nổi loạn" rồi nghĩ đến sự giám sát của các cơ quan nhà nước, chắc chắn tôi phải là người im lặng, và cũng phải tìm mọi cách để nịnh cấp trên, nhưng tôi lại trở thành nhân vật có vấn đề. Tôi chỉ nghĩ về sự tồn tại của công ty, hành động đường đột của tôi về mặt đạo đức chẳng có gì đáng trách cả, chẳng có ai trực tiếp trách tôi.

Sau lần gặp ông Chung ở đợt phỏng vấn, lần tiếp theo tôi gặp được ông là ở trường bồi dưỡng cho nhân viên mới vào của công ty vào mùa hè năm đó tại Giangnung. Chúng tôi là đợt tuyển dụng thứ hai của công ty, lần trước đây chỉ tuyển dụng ở số lượng một chữ số, nhưng năm đó lại tuyển những 28 người đều tốt nghiệp đại học. Cũng có thể nói đây là kỳ tuyển dụng đột biến về chất lượng cũng như số lượng của công ty.

"Chương trình bồi dưỡng trước khi vào công ty" chính là "cửa thông qua" là sự đón tiếp không khách khí của chủ công ty, ông Chung đón mừng các thành viên mới của công ty mà hoàn toàn không có khoảng cách bằng việc uống rượu, hát hò với nhau, đây là nghi thức củng cố và tăng cường sự đoàn kết và tính nhất thống của Huyndea.

Đến tới nơi, chúng tôi cảm nhận như đây là bãi cát và những bờ biển của chúng tôi, ông Chung cùng chơi bóng chuyền và vật với chúng tôi, đền cuối cùng, ông cùng với chúng tôi chia sẻ.

"Đêm nay ta thức cả đêm uống nhé, đàn ông phải phong lưu chút chứ, chúng ta sẽ uống đến khi trăng kia lặn vậy".

Ông Chung nâng cao ly rượu, chúng tôi ngồi xung quanh ngọn lửa, ly rượu đựơc xoay vòng đều. Chỉ qua mấy vòng, những người uống kém đều bắt đầu nói lung tung và gục đầu xuống cát.

"Ai xỉn thì lui ra, uống tiếp đi".

Cái vòng tròn uống rượu ngày càng méo nhưng ông Chung thì chẳng hề gì, chỉ còn lại 5 người, tốc độ xoay vòng của ly rượu cũng ngày càng tăng lên. Cuối cùng chỉ còn lại tôi, một người nữa, sau này anh ta phụ trách công trình tạo Goam và một kỹ sư công trình, tất cả 4 người.

"Trái tim người đàn ông phải lớn như biển kia kìa".

Ông Chung vẫn to tiếng như thuở nào. Và cuối cùng người kỹ sư cũng rời bàn tiệc, chỉ còn lại 3 người, tôi vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Tôi không phải là người thích uống rượu, nhưng chưa bao giờ tôi say mà không biết gì cả. Tôi luôn chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị tinh thần từ khi gặp ông Chung lần đầu tiên, mặt trăng bắt đầu lặn và bình minh ló lên, khi đó, ông Chung đứng dậy.

"Ta vào trước đây, các cậu cứ tiếp tục uống".

Phần 3.CUỘC CHIẾN GIỮA CẬU NHÂN VIÊN MỚI TÒ TE VÀ LÃNH ĐẠO CAO NIÊN

Đầu tháng 10, tôi được nhận chức kế toán lần đầu tiên tại hiện trường, đó là công trình xây dựng nhà máy phân bón số 4 ở Chinhea. Công trình quả thực là to lớn, nó giống như một tòa nhà hát thực sự. Người chỉ huy công trình đó chính là trưởng công trình, ông là một trong những chuyên viên kỹ thuật lâu đời nhất của công ty xây dựng Huyndea. Thời ấy, tất cả các nhân viên kỹ thuật đều như vậy cả, họ không có cơ hội để học hành một cách bài bản tại trường đại học, nhưng là những người mang trong mình những tài sản rất lớn đó là kinh nghiệm hiện trường rất phong phú, đúng là nhân vật "trưởng thành từ thực tế".

Cứ sáng sớm, 4h sáng là ông dậy, đánh thức tất cả mọi người cùng dậy.

"Mấy thằng trẻ dạo này lười quá, người ta ngủ mà mình cũng ngủ thì công trình nào mà còn lời nữa chứ".

Chuyện gì ông cũng làm như thế, đặc biệt ông vô cùng ghét "thành phần ngồi bàn giấy mà tốt nghiệp đại học ra còn hôi mùi sữa". Tất nhiên trong số đó cũng có tôi.

Việc ứng tiền cho nhân viên là một trong những công việc quan trọng của tôi. Việc ứng tiền chủ yếu thực hiện sau 5h chiều, ban ngày họ làm, ban đêm mới ra ngoài được, vì vậy khi họ ứng tiền thì tôi thường tạo điều kiện tốt nhất có thể cho họ, chuyện này có vẻ như làm vướng mắt ông trưởng công trình

"Này, kế toán, sao sau 5h còn ứng tiền là sao, cậu đã thấy ngân hàng nào trả tiền sau 5h chưa?".

Chẳng có cách nào khác, ngân hàng là ngân hàng, công trình là công trình, nói như ông chẳng khác gì công nhân bỏ việc ban ngày, đến xếp hàng mà ứng tiền sao? nhưng tôi không thể chống cự, lời của ông ta đúng với nguyên tắc.

Không bao lâu sao, ông ta tìm đến ứng tiền, khi đó đã hơn 5h chiều.

"không được ạ !"

"Cái gì chứ ?"

Ông ta hỏi lại vẻ như nghi ngờ đôi tai của mình, ai dám cãi lời trưởng công trình, người là vua ở đây, mà lại là nhân viên mới toanh, vào công ty chưa được nửa năm như tôi. Nét mặt ông không tin vào sự thật.

"Cậu đừng có mà đùa, đưa đây nhanh lên, chuyện đang gấp".

"Sau 5h chiều, cấm không cho xuất tiền mặt".

"Biết, nhưng tôi là trưởng công trình".

"Qui định mà trưởng công trình đặt ra, trưởng công trình lại vi phạm nó thì chẳng ai tuân theo nó nữa đâu, tôi không cho ứng tiền đâu".

"Đúng là điên vì cái thằng này mất, này, mày có điên không đấy, cái này dùng cho việc của công ty, chuyện rất quan trọng".

"Giữ gìn nguyên tắc của công ty cũng là việc quan trọng ạ".

"Vậy đấy hả, được rồi".

Ông ta chẳng có cách nào khác đành bỏ đi, tôi đã chuẩn bị tinh thần để chịu đựng sự trả thù của ông, nhưng từ đó về sau, khi tôi đi ngân hàng thì ông ấy lại còn cho tôi đi nhờ nếu cùng đường, còn thậm chí đến ngân hàng rồi mới đi việc của mình, ông ta lại cảm thấy quí tôi hơn. Một hôm, trên đường đưa tôi đến ngân hàng, ông ấy nói.

"Lee này, cậu một lúc nào đó sẽ trở thành một nhân vật lớn ở công ty đấy".

Tôi cứ nghĩ trong lòng rằng chắc ông này dẻo miệng như thế để dễ cho chuyện ứng tiền đây, nhưng không phải, từ đó về sau, chẳng bao giờ ông ấy yêu cầu ứng tiền sau 5h nữa.

Phần 4. Vụ cái két sắt ở Thái Lan

« Cậu Lee sang công trình ở Thái Lan, phải lên văn phòng mẹ ngay đi »

Đó là điện thoại của giám đốc Chong từ văn phòng mẹ, đầu tháng 12 khi tôi đang làm việc tại công trình Chinhe. Công trình Chinhe đúng là một trường học lớn đối với tôi. Đến tại thời điểm đó thì các công ty xây dựng trong nước chưa bao giờ có bất cứ kinh nghiệm gì về xây dựng nhà máy, không những vậy mà tất cả đội ngũ nhân sự tại công trình phải vừa làm sai đến đâu sửa đến đó và họ dùng chính thân thể của mình để giải quyết mọi tình huống, Thế mà tôi lại được lệnh ra nước ngoài. Với người mới vào công ty như tôi thì đây là một vận may rất lớn, và đó cũng là mục tiêu ban đầu khi tôi vào công ty, nhưng nó đến sớm ngoài sự chờ đợi của tôi.

Công trình xây dựng hải ngoại đầu tiên của lịch sử xây dựng Hàn Quốc chính là đường cao tốc Phathani Narathiwoat ở phía Nam Thái Lan, là tuyến đường 2 làn xe, tổng chiều dài 98 km kết nối hai thành phố là Pathani và Narathiaot, hai thành phố ở vùng Dihe sát biên giới với Malaixia. Đây là dự án chính phủ Thái vay từ ngân hàng phát triển châu Á IBRD, được đấu thầu vào ngày 30 tháng 9 năm 1965, Huyndea trúng thầu với giá thấp nhất sau cuộc cạnh tranh với 29 công ty khác của 16 nước từ Đức, Nhật, Pháp, ITali, Hà lan..

Giá trúng thầu là 5 220 ngàn USD, số tiền này nhiều hơn doanh thu của công ty xây dựng Huyndea. Vì vậy Huyndea dồn mọi sức lực cho nó

Tổ chức của công trình tại Thái lan còn lớn hơn cả công ty mẹ ở Seoul, Phó tổng giám đốc phụ trách hạ tầng Lee Yon Sul và phó Tổng Kwon Ki Tea thường trú luôn tại đây làm chỉ huy công trình, đưa tất cả nhân sực hạt nhân và kỹ thuật của Huyndea qua đây. Còn tôi chỉ là anh kế toán quèn, trên tôi có rưởng phòng, trên nữa có trưởng ban, những người tham gia công trình đó sau này đều trở thành nhửng đầu tàu để kéo công ty xây dựng Huyndea đi lên.

Không chỉ nó là công trình xây dựng hải ngoại đầu tiên của Hàn Quốc, mà nó còn mang một ý nghĩa rất lớn là dự án đầu tiên bước ra thị trường nước ngoài. Thời ấy, một công ty vừa và nhỏ như Huyndea đã làm được một việc mà cả những tập đoàn lớn đều không làm được. Cũng nhờ tinh thần khám phá này mà mới có Huyndea ngày hôm nay

Công trình này bắt đầu khởi công vào ngày 7 tháng 1 năm 1966, nhưng nó không triển khai đúng như mong đợi là công trình xây dựng hải ngoại đầu tiên của Hàn Quốc. Vì nó là kết quả của việc chúng tôi chẳng có bất cứ kinh nghiệm nào mà chỉ có tham vọng muốn làm. Công trình đường cao tốc này l2 dự án được chuẩn hóa quốc tế. Thời ấy, ở Hàn Quốc, cái từ « Đường cao tốc » còn là từ ngữ xa lạ với mọi người. chẳng những thiết bị về xây dựng, mà đội ngũ kỹ thuật chúng tôi cũng chẳng có.

Máy móc mà chúng tôi đưa sang nó cũ kỹ đến mức kỹ sư người Mỹ nhìn thấy thiết bị chúng tôi cười nhạo « Cái công trình này mà làm xong trong 5 năm thì.......... ». máy hóc chúng tôi thời gian hỏng hóc nhiều hơn thời gian làm việc. Quản lý công trình cũng thế. Do công trình chẳng quản lý một cách có hệ thống và nhất quán nên kế toán quèn hay bộ phận chỉ huy cũng có khác gì nhau.

Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi tuyển dụng lao động người Thái vào làm việc, nhưng do ngôn ngữ bất đồng nên quản lý không nổi, xung đột xẩy ra thường xuyên. Năm đầu tiên đã phải dùng đến gần 70% tổng dự toán chi phí nhưng công trình thì chỉ làm vỏn vẹn được có 30%. Chuyện mất mặt với bạn bè quốc tế thì tính sau, bây giờ nó đang ảnh hưởng đến chính sự tồn vong của công ty.

Cái vụ án « Cái két sắt » mà tôi gặp phải chính là tượng trưng cho nguy cơ đó, và đó cũng là dịp để tôi bén rễ vào công ty.

Đó là một buổi tối của giai đoạn mà các xung đôt tại công trình lên đến đỉnh điểm. Tôi đang ngồi tại văn phòng và chỉnh đốn lại số liệu kế toán còn tồn. Khi đó vẫn còn 2 nhân viên kế toán người Thái đang làm việc

Bỗng bên ngoài có tiếng ồn ào, tôi nhìn ra ngoài thì vị kế toán người Thái nhìn tôi gấp gáp « Mr Lee, trốn đi nhanh lên ».

Tôi cứ tưởng công nhân Thái họ quậy phá, nhưng nhìn ra mới thấy toàn công nhân từ Hàn Quốc sang. Họ tay cầm dao găm, lục lọi hết tất cả mọi thứ của công ty. Cái trò quậy phá của nhóm bạo động ấy mà. Tôi thấy nhiều cán bộ công trình ngửi được tình cảnh nên họ lên xe chạy mất. Người Hàn Quốc lúc đó ngoài tôi và nhóm bạo động, chẳng còn ai. Thậm chí là người Thái ở lại còn đông hơn.

Nguyên nhân bạo động xẩy ra thì có nguồn gốc từ thời mới bắt đầu rời Hàn Quốc. chúng tôi tuyển thợ vận hành máy ở Seoul nhưng sau này tìm hiểu mới biết là tuyển toàn nhóm giang hồ bạo lực ở Icheon. Do công trình xây dựng ở nước ngoài có nhiều ưu đãi, nên họ muốn giành lấy của riêng cho mình, cái mà ngày nay thì người ta thường gọi là « ngụy trang xin việc » của nhóm giang hồ. Ở công trình, bất mãn của nhóm công nhân Thái cũng nhiều nhưng của nhóm thợ từ Hàn Quốc lại bùng phát trước.

Có vẻ như nhóm bạo động lấy mục tiêu chính là văn phòng mà tôi đang ngồi, nhưng tôi cũng chẳng có đường mà tránh. Họ đang bao vây văn phòng của chúng tôi. Có ra khỏi văn phòng thì cũng bị họ bắt lại mà thôi. Và nếu tôi tránh đi chỗ khác thì két sắt và sổ sách kế toán làm sao, tôi quyết định ở lại.

Nhóm bạo động gặp cái gì đập cái đó, hò hét và hướng về phía văn phòng tôi. Hai nhân viên người Thái cuối cùng khi thấy họ lại gần cũng chẳng còn cách nào phải tránh ra, ở văn phòng chỉ còn lại mình tôi.

Họ giật cửa ra cái sầm, nhóm họ khoảng 15 người ùa vào văn phòng. Mùi rượu nồng nặc. Nhóm bạo động say xỉn, tay cầm dao và thanh gỗ thở hổn hển. Họ đang say rượu, lại đang hết sức hưng phấn, vì vậy chẳng thể đoán là họ sẽ làm chuyện gì.

Họ thở phào khi thấy tôi có một mình. Một người trong số họ tay cầm dao, cắm cáo phập vào cái bàn của tôi, cạnh cái két sắt.

« Đưa cái chìa khóa két sắt đây, trước khi chúng tao lớn tiếng ».

« Tôi không đưa »

« Thằng này chắc muốn chết hả » ?

Họ cứ muốn như là dùng dao cứa vào mặt tôi. Tôi lùi ra sau vài bước, dựa lưng vào tường, họ cười khúc khích

« Mày nói không đưa chìa khóa két sắt phải không, được rồi để xem ».

Cái dao cắm phậm vào bên trái phía cổ tôi. Tôi quay đầu sang bên phải, trước mắt tôi tối om. Lần này thì lưỡi dao lại đi qua bên phải sát cổ. Tôi lại quay đầu sang bên trái.

« Thế này thì mình sẽ chết ».

Tôi nắm mắt lại, không tránh đi đâu nữa. Bỗng nhiên tôi nhớ đến người mẹ quá cố, nhưng an hem đang ở quê hương.

Bước chân gần sát đến với thần chết thì thoáng nghĩ hay là mình đưa chìa khóa cho họ xuất hiện trong đầu. thực ra thì trong két sắt cũng chỉ còn vài đồng tiền lẻ. Đưa chìa khóa cho họ lúc này thì cũng chẳng ai nói gì được tôi cả. Nhưng tôi nhất quyết không đưa. Điều này không phải vì công ty, tôi cũng chẳng có thời gian để suy nghĩ về cái gọi là sứ mệnh của mình. Tất cả có lẽ chỉ vì bản năng không muốn bị khuất phục của mình. Tôi nghĩ không thể để những chuyện đó xẩy ra trước mặt mình được, tôi nghiến chặt răng

« Ơ, cái thằng này nó nhắm mắt lại rồi , nhắm mắt thì còn gì thú vị nữa, này, mở mắt ra ».

« Nó không mở thì mình banh nó ra vậy ».

Họ thấy hình như dọa tôi không có kết quả, đành chỉ vào cái két sắt nói tôi mở két ra. Hai người đứng ở phía két sắt tránh ra giành đường chờ sẵn. Tôi bước 3-4 bước tiến lai phía két sắt, rồi bỗng nhiên tôi ôm chầm lấy cái két sắt vào ngực mình.

« Đập tan nó ra »

Mấy bàn tay nắm lấy ót tôi và kéo. Tôi gục xuống sàn nhà. Tôi ôm lấy cái két sắt vừa rơi từ trên bàn xuống, nằm sấp xuống nền. Cái tôi đang ôm không phải là két sắt mà là sự tự trọng của tôi. Cả người, lưng, mông, sườn phải sườn trái bắt đầu bị đánh tơi tả. Càng bị đánh, tôi lại càng ôm chặt két sắt.

Bỗng có tiếng xe cảnh sát và còi hú, vừa có tiếng phanh xe gấp gáp, tụi giang hồ lập tức bỏ chạy hết. Cảnh sát và nhân viên của công ty đi vào thấy tôi còn ôm két sắt, mặt mất hồn thì họ có vẻ như hiểu được câu chuyện và không nói được lời nào.

Câu chuyện này truyền về văn phòng ở Băngkok và văn phòng mẹ tại Seoul.

« Kế toán Lee Myong Park đã một mình cố giữ két sắt bằng mạng sống của mình »

« Cái cậu ta một mình chống lại tụi giang hồ và đẩy lùi chúng đấy. Người ta nói mắt nhỏ thì gan to, đúng là giỏi thật ».

Câu chuyện về sự dũng cảm của một nhân viên quèn đã trở thành một huyền thoại, còn tôi thì trở thành anh hùng, nhưng tôi thì đến bây giờ vẫn coi đó là chuyện rất bình thường, vì nó xuất phát từ lòng tự trọng vốn dĩ là bản năng của tôi, chứ không phải là từ sứ mệnh hoặc một phán đoán khác lạ nào ».

Phần 5. Vậy cậu lụm hết một mình đúng không ?

Công trình đường cao tốc Thái chậm tiến độ, ông Chung thường ở lại công trình hơn. Người thứ 2 đón buổi sáng tại công trình chính là ông Chung. Ông Chung thường sau khi đi một vòng công trình, quay lại ngồi ở văn phòng mà chìm đắm trong suy nghĩ. Việc thường 6h sáng bắt đầu nhưng ông Chung muộn nhất là 5 giờ đã dậy, người dậy sớm nhất là tôi.

Ngay từ thuở nhỏ, do mẹ sáng nào cũng cầu nguyện nên tôi dậy sớm, thời cấp 2, cấp 3, rồi đại học, thời gian dậy buổi sáng của tôi thường cố định, tại công trường Thái Lan thì tôi thường dậy lúc 4h sáng. Thời gian ngủ hằng ngày của tôi từ xưa chỉ khoảng 4 tiếng một ngày, đến bây giờ tôi vẫn duy trì thói quen 1h ngủ và 5 h dậy.

Hai tiếng đồng hồ tại công trình chính là thời gian duy nhất của riêng tôi, đọc sách, học tiếng Anh tôi đều làm vào buổi sáng, tuy ngắn nhưng nó là thời gian rất thoải mái.

Ông Chung thường dậy vào lúc 5h, nhưng bỗng một hôm từ sáng sớm, ông đã xuống văn phòng và ngồi canh tôi.

« Cậu Lee làm gì mà từ sáng sớm mà đã chăm chú thế »

« Dạ không phải việc công ty đâu ạ, việc cá nhân ạ ».

« Việc cá nhân ? việc gì chứ »

« Cháu đọc sách mà cháu thích ấy mà, ban ngày đâu có thời gian đâu ».

« Uh ».

Và khoảng 6 tháng 6, ông Chung quay lại công trình và ở tại ký túc xá. Khi đó công trình đã khởi công đươc khoảng 1 năm rưỡi.Hôm đó, tôi không đọc sách như thường lệ nữa mà ngồi chờ ông Chung xuống, Khoảng 5h, ông Chung đi xuống văn phòng nhìn xung quanh, tôi mở lời ý định mình để trong lòng từ lâu.

« Thưa giám đốc, dự án này có lời không ạ »

« Chuyện đó cậu hỏi làm gì »

' Cháu là nhân viên kế toán quèn nên không biết được qui mô và quá trình tiến hành của dự án vì vậy không có cơ hội tính toán đơn giá toàn thế, nhưng theo dự đoán của cháu thì công trình này chắc chắn sẽ lỗ, thiệt hại thì thời gian sắp tới sẽ càng ngày càng tăng vì vậy cháu đang lo lắng, ông có biết điều đó không ?

« Không, chắc cậu nhầm lẫn, chắc chắn có lời mà, người ta báo cáo đầy đủ cho tôi mà »

Ông Chung về nước ngay, tôi nghĩ phán đoán của mình không sai chút nào, vì vậy tôi huy động tất cả những tài liệu mà tôi có thể. Tôi tổng hợp, phân tích cả vấn đề và báo cáo cho trưởng phòng và trưởng ban. Chắc chắn đây là dự án lỗ. Thế mà mọi người vẫn không biết, ngày ngày cứ vui vẻ. Thế này thì còn lỗ nữa. Tôi nói tất cả những suy nghĩ của mình. Nhưng cấp trên thì phản ứng lạnh nhạt. Ý họ nói là nhân viên quèn thì cứ làm việc của nhân viên quèn thôi.

Nhưng tôi vẫn không chùn bước, mỗi lần có cơ hội tiếp cận với cả trưởng và phó phòng, tôi đều nói chuyện về số tiền thiệt hại của dự án

Trưởng phòng xưa nay, không bao giờ để ý đến lời nói của tôi bỗng một hôm gọi tôi vào. Anh ta hỏi tôi tài liệu này lấy đâu ra.

« Thi công nó rõ ràng ràng mà. Dự toán thì có giới hạn, chỉ cần chúng ta biết chi phí thì tính được thôi, vì không biết số lượng vật tư từ công ty mẹ sang nên tôi có hỏi văn phòng ở Băngkok, chỉ từng này dữ liệu cũng thấy lỗ rồi, nếu còn những chi phí mà tôi không biết thì chắc chắn còn lỗ nữa.

«Cậu đưa cái tài liệu ấy đây, nếu mọi người đều biết sự thật là lỗ thì nó sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc của công ty, vì vậy tạm thời cứ giữ bí mật nha ».

Sau này mới biết là tay trưởng phòng lấy cái báo cáo của tôi làm thành báo cáo của hắn, rồi báo với ông Chung, Ông Chung sang công trình ngay lập tức, còn nhanh hơn cái vụ bạo động lần trước, đưa cả đội kiểm tra sang, lục toàn bộ cả công trình. Hình như ông Chung nghĩ là ai đó đã lấy cắp tiền của dự án. Tất nhiên là 3 nhân viên bộ phận kế toán phụ trách vốn chúng tôi là đối tượng bị điều tra đầu tiên.

Sổ sách và tài liệu chất đầy gần mấy xe tải chở về Băngkok, tôi, trưởng phòng và trưởng ban 3 người bị 'giam lỏng ' tại một căn phòng của một khách sạn. Cả đội thanh tra từ Seoul sang mất 10 ngày tìm kiếm nhưng họ không thể tìm ra bất cứ dấu vết nào về việc tiền bị thâm hụt. Ông Chung giật mình, vì riêng tiền lỗ vốn ước tính cũng đã tương đương doanh thu 1 năm của công ty.

Đội thanh tra kiểm tra xong, công Chung gọi trưởng ban, trưởng phòng và tôi tiếp tục điều tra, trưởng ban bị điều tra trước, rồi đến trưởng phòng, nhưng điều lạ là cả hai họ đều có vẻ rất dương dương tự đắc rằng hai người còn lại trong đó có tôi như là những người được miễn tội. Đến lượt tôi, tôi chẳng hiểu tại sao nên rất lo lắng

Tôi vừa đẩy cửa phòng đi vào thì ông Chung nói trước, nhẹ nhàng

' Cậu Lee, không có công trình nào mà tôi chưa làm, không có việc gì mà tôi chưa trả qua cả, vì vậy công trình này mà lỗ thì đúng là không hiểu nổi, chắc chắn ai đó đã lấy tiền công ty, tôi tuyệt đối tin cậu, trong hai người trưởng phòng và phó phòng, ai là thủ phạm cậu nói coi, hoặc còn ai nữa không »'.

Tôi là thủ quĩ tại công trình, tất cả những khoản chi tại đây đều phải có chữ ký của tôi mới được chi. Theo tôi biết thì chẳng có ai lấy tiền của công ty cả. mà cũng không có cách nào họ có thể ăn tiền công ty mà tôi không biết. Theo ý kiến tôi thì không phải là ai lấy tiền của công ty, chỉ đơn giản là vì công ty thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nên đã bỏ thầu giá quá thấp, cộng thêm không nắm bắt được đơn giá thi công công trình nên chi phí chi ra bừa bãi, đó là kết quả tích lũy từ xưa đến nay ».

Ông Chung nhìn thẳng vào mặt tôi

« Hay cậu ăn một mình ».

« Ở vị trí tôi thì đâu có thể làm được cái việc đó , không biết là ông cò nhớ không nhưng mấy trước, tôi đã từng hỏi giám đốc là dự án này có lời không, khi ấy giám đốc có nói là chắc chắn sẽ lời mà. Tôi thấy giám đốc nói là có người báo cáo thường xuyên nên tôi cũng yên tâm, nhưng tôi vẫn thấy lo nên đã làm báo cáo và nói mấy lần với trưởng ban rồi.

« Vậy hả, vậy cậu báo cáo cho trưởng ban hả »

« Dạ, tôi cố gắng thu tập tài liệu và tính toán rồi ạh ».

'Cái thằng cha này, cấp dưới báo cáo mà hắn lại làm như mình phát hiện ra, đúng là đểu ».

Ông Chung lẩm bẩm một mình, rồi hỏi lại tôi

« Vậy cậu nghĩ là trưởng phòng và trưởng ban không ai ăn tiền công ty đúng không »

« Dạ đúng vậy »

« Vậy hả, lạ thật, Trưởng ban thì nói cậu và trưởng phòng, trưởng phòng thì nói cậu và trường ban, làm sao cậu lại chắc chắn là hai người đó không có lấy tiền công ty ?

« ............. »

Nét mặt tươi cười của hai người lúc nãy khi bước vào phòng hiện lên, tôi chẳng biết nói sao nữa

« Được rồi, cậu về chờ đi ».

Về đến khách sạn, trưởng phòng và trưởng ban đồng thanh hỏi

« Cậu nói gì rồi »

« Em chẳng nói gì cả, lỗ vốn vì tính gí thần sai, cũng chẳng có ai ăn tiền công ty bất chính cả ».

« Vậy hả, vậy giỏi lắm ».

Đêm hôm ấy đội thanh tra đưa ra kết luận, cả ba chúng tôi ngồi chờ như những kẻ tội phạm và ngủ quên mất.

Khoảng 7 h sáng, có điện thoại đến, đó là một cán bộ của chi nhánh Băngkok, ông ta nói tôi xuống nhà ăn một mình. Hai người còn lại cứ nghĩ mình còn tiếp tục bị điều tra nên cảm thấy ngơ ngác.

Xuống nhà ăn của khách sạn, thật không ngờ ông Chung đang ngồi một mình ở đó

Ông ta mời tôi ngồi, hỏi thăm chuyện gia đình bố mẹ quê hương, rồi đưa menu nói tôi chọn món ăn.

« Dạ để tôi về phòng ăn với trưởng phòng và trưởng ban »

« Họ sẽ ăn ở trong phòng, kệ họ đi »

Chẳng có cách nào khác, tôi đành ngồi đối diện và ăn sáng với ông Chung, tôi thật ấn tượng về hình ảnh ông ấy gọi món ăn một cách rất tự nhiên trong khi tiếng Anh lại không giỏi. Tôi cũng không dám hỏi kết quả điều tra, một bửa ăn căng thẳng. Ăn gần xong, ông chung đột nhiên đề nghị

« Cậu Lee, cậu cậu phụ trách cái công trình này có được không ».

« Dạ, ông nói gì chứ ạ »

« Hôm nay trưởng và phó phòng về nước, ý tôi muốn nói cậu phụ trách công trường này »"

« Nếu vậy, trưởng ban và trưởng phòng mới đến ạ ».

« Khỏi cần đi, một mình cậu cũng làm được rồi, toàn mấy thằng đểu, không bằng thằng lính bình thường. Cậu về nước, trực tiếp chọn vài người sang đây làm dưới cậu ».

Tôi liên tục từ chối. Đặc cách mà quá đặc cách. Tôi không những lo vì kinh nghiệm và năng lực của mình, mà còn sợ trật tự của công ty cũng sẽ bị đổ.

Sự đặc cách đó còn tiếp diễn đến sau này, khi tôi lên trưởng ban, phó giám đốc và giám đốc. Bên ngoài thì có vẻ đó là sự đặc cách đặc biệt, nhưng với ông Chung thì đó là điều động nhân sư hợp lý. Chủ nghĩa ưu tiên năng lực, cái suy nghĩ tiến thủ rằng phải tạo vị trí cho tất cả những người có năng lưc làm được việc bất chấp tuổi tác là ưu điểm lớn nhất trong những ưu điểm của nhà kinh doanh Chong Chu Yong

Đó là vào thời điểm dự án đường cao tốc đi vào giai đoạn gần kết thúc với lỗ vốn cực lớn. Giai đoạn cuối của dự án thì lãnh đạo lão luyện quản lý còn khó, thế mà cái việc ấy lại giao cho một nhân viên mới toanh, thậm chí là còn quèn như tôi, sự quyết đoán của ông Chung đúng là nhanh, nhưng khả năng xúc tiến sự việc của ông còn nhanh hơn nữa.

Buổi sáng ngày hôm đó, có lệnh điều động nhân sự, « Trưởng ban, trưởng phòng về nước ngay, nhân viên Lee Muyong Park về nước tuyển người qua đây làm việc và quay lại ngay », 15 ngày sau khi trưởng ban và trưởng phòng về nước, tôi về đến nơi thì thấy họ đã viết đơn xin nghỉ việc và ra khỏi công ty.

Tôi chọn 3 người ở văn phòng mẹ và quay trở lại công trình, tôi phụ trách luôn cả vai trò của trưởng ban quản lý dự án và trưởng phòng kế toán. Nhân viên và lại đi chỉ thị nhân viên thì thấy cũng kì, vì vậy nên tôi được phong làm chức phó phòng, đó là lúc tôi vào công ty chưa được 2 năm.

Phần 6. TRANG ĐIỂM VÀO BAN ĐÊM ẤY

Công trình kết thúc, mức lỗ còn lớn hơn cả dự tính, nếu không có sự tham gia chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc thì chắc chắn là Huyndea có thể sẽ không vực dậy được nữa. Nhưng những thiệt hại tại đường cao tốc ở Thái Lan thì Huyndea đã lấy bù được từ nhửng dự án xây dựng ở Việt Nam, thậm chí còn tham gia vào các dự án khác ở Thái lan và bắt đầu bước vào giai đoạn thử thách mới. việc xây dựng đường Cao tốc Kyong Bu cũng đả góp phần làm khắc phục thay đổi hậu quả của dự án tại Thái

Dự án đường cao tốc Kyongbu, một dự án tràn đầy sự chờ đợi và hưng phấn vì đây là « sự kiện lớn nhất của lịch sử từ ngày lập nước đến nay » ấy thực ra là kế hoạch liều lĩnh được kết nối bởi niềm tin » phải xây dựng đường động mạnh cho quốc gia thì máu mới chảy » của tổng thống Park Chung Hy và và ý niệm « chúng ta có thể làm được » của ông Chung Chu Yong.

Ban đầu, chính phủ dự tính mượn vốn vay của ngân hàng IBRD để xây dựng đường cao tốc. Họ cử đoàn chuyên gia đến khảo sát. Họ trú ở một điểm giữa Seoul và Busan, rồi tính xem lượng xe tải, xe buýt, xe jeep đi qua trong một tuần là bao nhiêu, và kết luận của ngân hàng IBRD là «Tạm thời vài năm nữa Hàn Quốc không cần đường cao tốc, sửa chữa hệ thống đường hiện nay cũng đủ rồi ».

Nhưng chính phủ thì không chịu khuất phục, họ đã lập một kế hoạch đầy tham vọng là sẽ xây dựng đường cao tốc với qui mô tài chính không quá 40 tỷ won, lại thêm Huyndea nói thêm rằng nữa là có thể làm được nên công trình đã được khởi công. Cái công trình xây dựng đường cao tốc Kyong Bu là một đại sự kiện của lịch sử ấy chỉ bắt đầu bằng tinh thần tự chủ và ý chí.

Khi đó, đảng cầm quyền và đảng đối lập, rồi các cán bộ cao cấp trong chính phủ cũng cực lực phản đối. Thậm chí là họ còn phản đối trù ẻo theo kiểu « Cũng như vua Dewon xây cung Kyongbuk được giữa chừng thì diệt vong, Park Chung Hy chắc cũng xây đường cao tốc dở rồi thất bại cho coi ».

Thời ấy ở Hàn Quốc số người đã nhìn thấy con đường cao tốc còn rất ít. Ban đầu, kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc của Huynde đóng góp vào dự án này rất lớn là điều không phải bàn cãi. Con đường cao tốc không ai có thể phủ nhận rằng nó đóng góp rất lớn vào sự thành công phát triển kinh tế bằng những ảnh hướng quyết định đến cả hệ thống phân phối hàng hóa, xúc tiến công nghiệp hóa, làm điểm tựa ổn định cho chính sách định hướng xuất khẩu.

Nhìn thấy những vấn đề ngày hôm nay mà chúng ta vẫn chưa giải quyết được, chỉ vì không tiếp tục quyết tâm, thì mới thấy ý chí và tầm nhìn của những người lãnh đạo ngày xưa là đáng được đánh giá cao.

Năm 1968, sự kiện 1.21 với hoàng loạt binh sĩ có vũ trang xông vào thẳng tòa Dinh Tổng Thống khiến đất nước lại một phen hỗn loạn nhưng dự án đường cao tốt thì vẫn tiến triển theo kế hoạch. Công ty xây dựng Huyndea đảm nhận 1/3 toàn dự án gồm phần khởi đầu từ Seoul đến Suwon.

Tháng 3 năm 1968, dự án đường cao tốc Thái kết thúc, tôi về nước, và ông Chung điều động tôi thành trưởng phòng quản lý trạm trang thiết bị nặng của công ty xây dựng tại Sebinggo.

Tôi giống như bị đánh ở sau lưng. Tuy dự án tại Thái Lan bị lỗ nhưng nó là dự án khó kết thúc, tôi lại làm việc đã 3 năm ở nước ngoài nên cứ nghĩ mình sẽ được bố trí ở bộ phận quản lý hoặc bộ phận kế toán của công ty mẹ, kể cả những người nghĩ rằng tôi sẽ được bố trí vào vị trí vàng cũng ngạc nhiên vì điều đó.

Thậm chí có người còn nói « Cái cậu Lee Myng Park đang ngon lành chắc đợt này toi rồi ».

Trạm trang thiết bị nặng không phải là nơi mà các sinh viên đại học học chính qui vào làm việc, mà nó là nơi bố trí tạm thời lộn xộn cho tất cả những người vào làm việc tạm thời, hoặc từ công trình về nhưng chưa có chỗ làm phù hợp.

Tôi thức cả đêm để suy nghĩ và cuối cùng quyết định thay đổi suy nghĩ của mình, tội bỗng nhớ đến công trình xây dựng đường cao tốc ở Thái Lan, và thấy con đường cao tốc Kyongbu đang xây dựng ào ạt hiện nay có thành công hay không là phụ thuộc vào chính trang thiết bị. Rất nhiều thiết bị hiện đại cũng đang được mua bằng vốn vay đang nhập hàng loạt vào dự án, và trạm thiết bị nặng bây giờ không còn là nơi sửa chữa thiết bị hư hỏng của sư đoàn 8 Mỹ nữa, dùng sữa của việc xây dựng đường cao tốc chính là trạm thiết bị nặng.

« Muốn thành công ở công ty xây dựng thì nhất thiết phải hiểu về máy móc thiết bị, nhân viên quản lý vốn tốt nghiệp đại học thường không có cơ hội tiếp xúc với máy móc, chắc chắn là phải có lý do gì đó nên mới cử tôi xuống trạm này, đến đó ta học vậy ».

Tôi dẹp bỏ tất cả những sự lo lắng hay đồng tình, kể cả những ánh mắt tội nghiệp. Cấp trưởng trưởng là cấp trưởng ban, còn ngay phía dưới trưởng ban là trưởng phòng, là tôi, một người mới hoàn toàn. Trong số những tài xế và thợ được gọi là « ăn cơm dầu ấy » có những lão tướng kinh nghiệm cả 20 năm, họ là những chiến binh đã cùng ăn cơm dầu với ông Chung từ cái thời ông còn vận hành xưởng sữa chữa xe oto Ado, đó là thời kỳ trước khi công ty Huyndea xây dựng được thành lập. Tất cả họ làm việc dưới quyền điều khiển của phó giám đốc phụ trách mảng máy móc Kim Yong Chu, vốn được gọi là « Phó giám đốc vua » và bản thân họ thì được gọi là « Phái của vua ».

Việc đầu tiên của tôi làm đó chính là phải thay đổi tư duy suy nghĩ kiểu cố chấp không chịu thay đổi của cái « Đảng phái vua này. Tất cả những người làm ở lĩnh vực này họ đều dùng tiếng Nhật để gọi các linh kiện. Thậm chí đến mức là những người quản lý tốt nghiệp đại học ra, chỉ dựa vào menu bằng tiếng Anh thì không thể nói chuyện với họ được. Phái của vua này nói « đưa cái deawo » thì đương nhiên là nhân viên mới chẳng hiểu cái gì cả. Và thế là họ lại trách móc những người mới vào. Trong tiếng Anh, dewoo nghĩa là hộp số riêng.

Tôi gọi tất cả nhân viên văn phòng và thợ lại, đào tạo cho họ

« Đây không phải là mấy cái thiết bị cũ từ sư đoàn 8 của Mỹ ra nữa, mà là những thiết bị rất mới được nhập từ nước ngoài về. càng ngày chúng ta càng đặt hàng nhiều từ các công ty của Mỹ, hộp số mà các anh lại nói là cái Deawoo thì ai mà biết được. Không chỉ tên của linh kiện cho đúng nghĩa mà cũng phải biết được mã số cố định được dán lên mỗi linh kiện. Vì nói tên thì không thể biết được qui cánh và đơn vị sản xuất, kính đề nghị từ nay trở đi khi cần bất cứ linh kiện gì đề nghị căn cứ vào menu để được cung cấp, các anh mà còn nói theo kiểu cũ thì chúng tôi không cung cấp ».

Lập tức những kỹ sư đã trở nên nhẹ nhàng hơn với đám nhân viên mới vào vì họ muốn biết mã số cố định và tên của linh kiện. Thấy đảng phái vua đã bắt đầu đi vào trật tự, tôi nhấn thêm một bước. Xưởng thiết bị của đường cao tốc thì phải hoạt động một cách hết sức bận rộn, trên cả xưởng binh khí thời chiến tranh. Và tất cả phải cần sự căng thẳng cũng như kỷ luật thép.

Tôi ép thời gian đi làm từ 7h lên 6 h. Những cán bộ thời nay, đặc biệt là công đoàn mà nghe chuyện này chắc họ thất kinh thất sắc mất. Bất kể già trẻ gái trai, buổi sáng 6h tập trung tại sân vận động, tập thể dục 10 phút, và 20 phút tiếp theo đi bộ xung quanh nhà mày, làm vậy là để sau khi tất cả mọi người đều đã hết sức tập trung thì mới bước vào làm việc.

Tôi cũng cấp triệt để việc đánh bài vào giờ nghỉ. Lúc đầu tôi thấy họ cứ nghĩ chuyện đó như là quyền lợi, cứ đến giờ nghỉ là họ tụm năm tụm bảy, nào là bài, cờ batuc, cờ tướng. Tôi nói họ chiều thứ 7 thì may ra còn có thể, chứ tuyệt đối không chấp nhận chuyện thiếu kỷ cương nơi làm việc.

Mấy vị cao niên miệng thì làu bàu « đúng là chúng mình gặp đúng vớ vẩn, phải vất vả dưới quyền cái thằng quản lý trẻ » nhưng họ cũng tuân thủ tốt. Nhưng nhân viên nữ thì phản đối rất mạnh.

« Với nhân viên nữ như chúng tôi đi làm việc 6 h thì quá sớm, đàn ông chỉ cần rửa mặt cái là đi làm được rồi, nhưng chúng tôi còn phải trang điểm, tối thiểu mất 30 phút, hãy cho chúng tôi đi làm muộn hơn 30 phút so với cánh đàn ông ».

Tôi không hề lay chuyển

« Cánh đàn ông thường 8-9 h tối họ mới về nhà, nhưng các chị thì 7-8 đã về rồi, vậy là có nghĩa các chị buổi tối có nhiều thời gian hơn. Vậy thì buổi tối nên tranh thủ trang điểm sơ qua trước khi đi ngủ đi. Sáng hôm sau chỉ cần đánh răng và vẫn giữ được khuôn mặt đẹp để đi làm cùng với cánh đàn ông mà ».

Chắc nhóm nhân viên nữ thật không hiểu nổi nữa nên họ chẳng nói gì đành quay về.Thời nay, chuyện đó là chuyện không thể bao giờ có, nhưng thời đại của chúng tôi chúng tôi đã phải nỗ lực để chiến thắng cái nghèo như thế đấy.

Phần 7. Dùng cái máy xúc đầy lùi chỉ thị của Dinh Tổng thống

Đường cao tốc Kyongbu không phải là đường cao tốc bình thường, hoàn toàn là một cuộc chiến đấu. Tổng thống là tư lệnh, còn ông Chong là tư lệnh dã chiến xuất thân từ doanh nghiệp. Tôi đưa thời gian làm việc tại nhà máy Sebinggo sớm hơn một giờ khiến cho tiếng oán trách ngày càng nhiều hơn, nhưng thực tế thì cái giờ toàn công ty đang tập thể dục thì toàn bộ công trình đường cao tốc với chiều dài 400 km ấy những máy xúc đã bắt đầu làm việc hối hả, ông Chung thì luôn hối hả từ Suwon đi xuống đường hầm Tanche ở Deajon bằng chiếc xe jeep.

Con đường hoàn công và lập tức lập nên kỷ lục « Con đường cao tốc được hoàn công trong thời gian nhanh nhất và rẻ nhất trên thế giới ». Và thực tế là con đường này cũng đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế của Hàn Quốc cho đến tận đầu những năm 1980.

Tất nhiên, sau này khi còn phải sửa chữa, mở rộng và chúng ta cũng đã phải trả một cái giá đắt cho chủ nghĩa tốc quyết tốc hành , nhưng những gì ông Chung giành cho công trình này là không thể tưởng tượng nổi. Ông ta làm việc tập trung đến mức thậm chí đặt luôn cả chiếc giường giã chiến, đắp chăn ngủ tại công trình như công nhân.

Hiện tại, không ít người vẫn phê phán Huyndea khi so sánh với đường cao tốc của Nhật bản và của Đức. Nhưng nếu với trình độ kỹ thuật trong nước, để làm đường cao tốc với chuẩn của Đức thì có lẽ mất 10 năm sau mới xây nổi. Thời ấy, nó là tác phẩm nổi tiếng nhất với Kỹ thuật và vốn của chính Hàn Quốc.

Dự án đường cao tốc Kyongbu cũng là điểm chuyển mình của nền xây dựng hàn Quốc, đó là thời điểm thực sự máy móc làm việc. Xưởng thiết bị nặng của chúng tôi vai trò lại càng quan trọng. Nếu không hỗ trợ máy móc nhanh chóng thì cuộc chiến đấu không thể tiến hành.

Ông Chung một ngày phải gọi mấy cuộc để đốc thúc việc sửa chữa máy. Có cả giám đốc, có cả trưởng phòng kỹ thuật nhưng ông lại cứ tìm tôi. Ông Chung thì rất rành về máy móc, tính tăng, thiết bị, tên gọi nhưng tôi là trưởng phòng quản lý thì lại chẳng biết gì nhiều về máy móc cả. Vì vậy các cuộc điện thoại chẳng bao giờ dài.

« Sao, hư cái gì mà sửa lâu thế » ?

Tôi làm sao mà trả lời được

« Cái thằng bệnh hoạn, không biết cái gì nên việc mới muộn đúng không ».

Đâu có phải chỉ điện thoại không ? Có lúc ông còn mặc cả quần áo bảo hộ, đột ngột xuất hiện, chửi bới làm ầm ỹ một chặp rồi mới đi. Ông cứ chửi ỏm lên rằng ở công trình thì không có máy móc mà làm việc chẳng hiểu cái xưởng thiết bị nặng chúng nó làm cái gì.

Có một hôm, cũng bị la một trận. Số là do cái máy xúc D 28 tôi sửa không được, bèn lấy hẳn cái máy cùng loại là HD16 tháo rời hẳn ra. Máy móc phải gửi xuống công trình, thế mà tôi lại còn tháo cả một cái máy đang yên đang lành ra, tất cả mọi người đều hoảng.

Tôi giở từng tờ Menu một, học thuộc tên và tính năng của từng loại linh kiện, rồi sau đó lắp lại. Và như vậy tôi đã hiểu được tính năng, linh kiện và cấu trúc của cái máy xúc, loại máy quan trọng nhất trong việc xây dựng công trình hạ tầng, từ đó tôi cũng cảm thấy mình tự tin hơn với các loại máy móc khác.

Ngày hôm sau, lại ầm ỹ, chuyện này đã được dự đoán từ trước

« Dạ chắc muộn vài tiếng đồng hồ »

« Sao lại muộn ? »

« Dạ vì tháo nó ra hết, rồi lắp lại nên sáng nay mới bắt đầu sửa chữa ».

« Cái gì, cái máy đang tốt thế mà lại đi tháo nó ra, thằng nào phụ trách cái đó mà lại để xẩy ra chuyện này ? »

« Dạ tôi làm việc đó ạ »

Ông ta chẳng biết nói sao, hay là ông cũng đoán được điều gì đó nên không truy hỏi thêm, mà « Nhanh mà gửi xuống đi » rồi tắt điện thoại.

Việc tôi tháo cái máy xúc ra là vì tôi không muốn ngồi mà nghe giám đốc chửi nữa, đó là lý do đầu tiên, nhưng tôi nhìn xa hơn. Phải nắm bắt được thiết bị thì mới điều khiển được thợ lái. Nhưng lý do căn bản nhất chính là tính cách của tôi phải nắm bắt tất cả mọi việc mình làm. Tôi không thể để công việc lôi kéo mình, bị công việc dồn ép và dày đạp lên mình. Tôi tháo cái máy xúc là vì muốn chính tay mình nắm bắt công việc.

Từ khi hiểu được cái máy xúc, tôi có một lần đích thân mình đứng ra điều khiển nó.

Ở cạnh xưởng chúng tôi có một nhà máy quốc doanh chuyên sản xuất các loại đá xay (sỏi) qui mô lớn nhất trong nước thời đó. Đương nhiên, họ cũng ký hợp đồng với Huyndea vì chúng tôi là nhà xây dựng có nhu cầu nhiều đá nhất, mối quan hệ cũng gần gũi.

Nhưng cái nhà máy này gây ra quá nhiều bụi, máy móc chúng tôi thì cực kỳ kỵ các loại bụi. Vì vậy các loại thiết bị tại xưởng của chúng tôi lúc nào cũng phải chiến đấu với các loại bụi. Phía nhà máy kia họ không phải không biết. họ có cam kết là đến thời gian nào đó sẽ lắp đặt hệ thống chống bụi nhưng không giữ lời hứa.

Tôi điện thoại cho người phụ trách bên đó. Tôi thông báo cho họ biết là đến ngày nào đó phải giữ lời hứa của mình. Nhưng đến tối thì vẫn chẳng thấy phía nhà máy thông báo bất cứ nội dung gì. Thậm chí lại còn làm đêm nửa. Tôi bấm máy, vặc mạnh

« Anh là người đã hứa với tôi nếu không lắp hệ thống đó thì sẽ cho dừng sản xuất, thế mà bây giờ lại còn làm 24h ảnh hưởng đến việc sửa chữa máy móc ban đêm của chúng tôi là sao ? »

Họ cũng không vừa

« Dinh Tổng thống có nhờ chúng tôi cung cấp bê tông, vì vậy không thể không làm 24 h » :

« Chuyện đó là chuyện của các anh với Dinh Tổng Thống, anh định không giữ lời hứa với chúng tôi sao » ?

« Dinh Tổng thống sai là phải làm, hứa với Huyndea thì ăn thua gì .. »

Tôi cảnh cáo lần cuối cùng

« Hai tiếng đồng hồ nữa mà các anh cũng không xử lý xong thì chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh ».

« Đây là chỉ thị của Dinh tổng thống, còn các anh thích làm gì cứ làm ».

8h tối, nghĩa là 2 tiếng sau, họ không có động đậy gì, tôi lập tức đến nhà máy

« Tôi sẽ chờ đến 12h, và nếu không giữ lời hứa với chúng tôi thì sáng mai chúng tôi sẽ cho nhà máy các anh ngừng hoạt động cho mà xem ».

Đến tận sáng hôm sau, họ cũng không có cú điện thoại nào. Tôi leo lên máy xúc, khởi động. Lái máy hướng về phía nhà máy nọ. Tôi đào một cái hố thật sâu ngay giữa đường ra vào của nhà mày vốn giành cho mấy cái xe tải đi lại. Phía nhà máy chẳng biết làm thế nào nên một mặt họ điện thoại cho Dinh Tổng thống, một mặt họ tìm đến nhà máy chúng tôi quậy tưng. Họ nói phải phục hồi lại con đường. Tôi không chịu thua, và lập tức từ Dinh Tổng thống điện thoại xuống.

« Có phục hồi con đường đó hay không phụ thuộc vào chính thái độ của phía nhà máy, anh hãy liên lạc với phía đó, việc nhà máy không giữ lời hứa với chúng tôi nên chúng tôi chặn đường là việc không liên quan gì đến Dinh Tổng Thống, tôi không biết là bên đó phải giao hàng gấp thế nào, nhưng thiết bị chúng tôi mà chạy không được thì đường cao tốc thiệt hại là vô kể ».

Văn phòng trợ lý Tổng thống không thể ép tôi được nữa, họ tắt điện thoại. Họ kêu cảnh sát đến đe dọa, nhưng tôi không chịu lùi bước. Cứ giằng co mất một ngày, buổi tối, phía nhà máy đã bị khuất phục.

« Chúng tôi sẽ lắp ngay những thiết bị cần thiết, sau đó sẽ hoàn chỉnh ngay »

Con đường vào đã được phục hồi, lần này thì có điện thoại từ văn phòng mẹ xuống trách móc

« Không có lệnh của văn phòng mẹ sao anh tự ý làm như vậy »

« Việc này tại công trình nên tôi xử lý là chuyện đương nhiên vì đây là trách nhiện của tôi, phải làm như vậy mới dễ giải quyết, văn phòng biết làm sao mà cự được với Dinh tổng thống ? »

Văn phòng mẹ không nói gì nữa, thật may là Dinh tổng thống không gọi cho văn phòng mẹ mà chỉ gọi trực tiếp cho Xưởng thiết bị. Sau khi sự việc giải quyết xong, một quan chức của văn phòng Tổng thống Hàn Quốc điện thoại cho một lãnh đạo của công ty chúng tôi ở văn phòng

« Cái cậu trưởng phòng quản lý tại công xưởng thiết bị của ông là ai mà làm cái kiểu đó hả ».

Phía công ty chúng tôi thì chẳng biết nói sao, đành phải vòng vèo

« Đó là cái cậu trưởng phòng mới chỉ biết nguyên tắc thôi ấy mà, cậu ta chưa biết gì về sự đời cả nên mới thế, mong anh thông cảm ».

PHẦN 8. Quí phu nhân phường Chongung

Ông Chung có nhiều nhân viên cấp dưới, nhưng có lẽ cái tên Lee Myong Bak đã trở thành một trong những cái tên tên trở nên quen miệng với ông từ lúc nào. Ông Chung giờ đã có thói quen vô điều kiện là dù ở công ty hay ở công trình, có việc gì là lập tức đều « Gọi Lee Muyong Bak »

Nhiều khi ông gọi cho trưởng ban quản lý dư án hoặc cán bộ nào đó nhưng đều có thói quen là gọi máy cho tôi. Bắt máy là lập tức ông ta chẳng nói trước nói sau, đơn phương tuôn ra một tràng như pháo tốc hành.

« Dạ thưa giám đốc, tôi Lee Myong park đây ạ ».

« Cái gì, ai chứ »

« Dạ trưởng phòng quản lý nhà máy thiết bị »

« Cậu sao lai ở đó ».

« Dạ đây là nhà máy thiết bị mà, dạ giám đốc gọi xuống đây ạ ».

« Vậy hả, thôi nha »

Được vài bữa lại tiếp tục những cuộc điện thoại như thế này, điện thoại chẳng kể ngày đêm gì cả liên tiếp tìm tôi, chắc vì thế nên phu nhân của ông bà Byun phu cũng thuộc cái tên tôi thì phải.

Một hôm, bà Buyn đến tận nhà máy thiết bị

« Trưởng phòng Lee phải không ? cậu vất vả quá »

Bà không vào văn phòng, mà dừng xe ngay ở ngoài sân chờ tôi, bà đưa cho tôi một cái bao thư màu vàng với nét mặt ái ngại.

« Cái gì đây ạ ».

« Lý lịch ấy mà, trưởng phòng Lee, cậu giúp tôi, tôi biết là khó nhưng đây là con của một người bạn từ thời còn ở dưới quê nên chẳng từ chối được. Chuyện bất đắc dĩ nên cậu thông cảm « .

« Dạ chuyện này giám đốc đồng ý chưa ạ ».

« Giám đốc đồng ý thì tôi còn đến đây làm gì, cậu cũng biết là những chuyện thế này không bao giờ nói được với ông ấy còn gì »/.

« Dạ tôi làm việc ớ đây không phải là việc của cá nhân mà là việc công ty, vì vậy nếu không có sự đồng ý của ông Chung thì tuyệt đối tôi không thể thực hiện. Hoặc bà nói với giám đốc, hoặc để tôi nói trực tiếp với ông ấy ».

« Không được đâu, phải đưa nó vào nhưng đừng cho ông ấy biết »

« Dạ không được đâu ạ ».

« Không được thì thôi vậy ».

Bà ấy quay về, mệt mỏi.

Thời ấy, ở xã hội Hàn Quốc xin việc là việc rất khó, nếu là vợ giám đốc là lập tức tứ phía người ta nhờ xin việc như là lũ đến. Trong số đó cũng có nhiều trường hợp không thể từ chối. Vào làm kỹ sư nhà máy thiết bị mà có cái ô là vợ giám đốc cũng không được thì dùng cái ô nào mới vào được, chắc chắn là phu nhân cũng hiểu điều đó nên mới hết sức khẩn khoản như vậy.

Nhưng suy nghĩ của tôi thì rõ ràng, tôi không lùi bước với nguyên tắc là khi nào cần người thì tuyển người đúng yêu cầu chúng tôi để sử dụng, không phải chỉ vợ giám đốc, mà người cùng quê, thân thích tôi cũng một mực từ chối.

Hình như vì cái thái độ đó của tôi cho nên nhiều người không ưng thì phải, ở văn phòng bắt đầu có lời qua tiếng lại thằng cha trưởng phòng quản lý nhà máy thiết bị nào là vênh váo, nào là không có sự linh động, đủ mọi thứ..

Những lời đồn ở Huyndea như làn khói bay ra ngoài, đến tai anh trai thứ 2 của tôi đang làm việc tại Kolon, một buổi tối, anh tôi gọi đến gặp.

« Ở nơi làm việc thực hiện theo nguyên tắc nguyên lý thì cũng chẳng có gì xấu cả, nhưng khi còn làm nhân viên thì cũng chẳng sao, nhưng đã là càn bộ mà còn làm vậy thì khó xử đấy. Thành cán bộ rồi mà việc gì cũng cứng nhắc thì không hành lãnh đạo được đâu, từ thời nhỏ anh thấy em là đứa vất vả nhất, vì vậy anh mong em sống cho thật thoải mái.

Lời khuyên của anh trai cũng xuất phá từ sự lo lắng giành cho đứa em, nhưng tôi đã trả lời thế này.

« Em vẫn đang làm việc với tư cách là nhân viên bình thường, là nhân viên thì phải làm theo đúng nguyên tắc, nhân viên mà thực hiện vượt quá quyền của mình thì công ty chỉ lung lay mà thôi, nếu khi em đã thành lãnh đạo thì khi đó em sẽ xử lý sự việc linh động phù hợp với vị trí tương ứng, nhưng em chưa bao giờ suy nghĩ rằng mình sẽ trở thành một lãnh đạo ».

Tất cả những người làm công ăn lương đều mong muốn làm lãnh đạo, nhưng với tôi thì kể cả những ước mong đó tôi cũng không mong muốn cho mình. Tôi chỉ muốn làm việc hết mình với tất cả những gì xảy ra với tôi, từng phút từng giờ mà thôi.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro