I- THẦY GIÁO CỦA TÔI CHÍNH LÀ SỰ NGHÈO ĐÓI VÀ NGƯỜI MẸ'

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ký ức đầu tiên của tôi về thành phố biển Pohang chính là sự nghèo đói. Cái nghèo đói dính chặt vào đại gia đình chúng tôi như cái vỏ sò bám chặt ấy nó đeo bám tôi cho đến khi tôi vào cả lứa tuổi 20.

Phần 1. Cái tặng thêm của bố tôi:

Tháng 11 năm 1945, cả gia đình chúng tôi 8 người khăn gói rời Osaka Nhật bản. Cả gia đình chúng tôi gồm bố mẹ, anh cả, anh hai, chị, tôi và em gái leo lên chiếc thuyền chở khách tạm hướng về phía Busan. Chuyến đi về nước hoàn toàn của gia đình chúng tôi. Tất cả tài sản mà gia đình chúng tôi gom được ở mảnh đất khổ cực và cay đắng Nhật Bản chỉ là mấy đồng tiền, mấy bộ quần áo cũ và mấy thứ đồ dùng sinh hoạt hằng ngày mà thôi.

Con thuyền về nước chở đầy người Hàn Quốc, nhưng rồi thuyền đắm trước quần đảo Surima, tất cả mọi người đều được cứu sống, nhưng hành lý thì chìm xuống biển cùng thuyền bè cả. Và đúng nghĩa của từ ngữ, chúng tôi về nước với hai bàn tay trắng.

Khi được vớt lên khỏi hòn đảo và đặt chân lên mảnh đất quê hương, tôi mới 4 tuổi. Tôi chẳng còn bất cứ một ký ức nào về con đường về nước ngày ấy, và ký ức đầu tiên của tôi về quê hương chính là cái nghèo đói của góc chợ Pohang. Trở về quê với cái mạng còn sống đã là may mắn lắm, và đón chúng tôi ở quê hương chính là sự nghèo đói. Tôi cũng không nghờ cái nghèo đói giống xác xơ như chỉ còn một cái vỏ của con nhộng khô với cả gia đình chúng tôi theo tôi cho đến tôi hơn hai mươi tuổi.

Bố tôi là con út trong một gia đình 3 anh em, mảnh đất nhỏ bé, có lẽ bố tôi giành lại cho hai anh còn mình thì rời quê hương khi còn trẻ. Cũng giống như cuộc đời và bước đi của bao nhiêu thanh niên khác sống cuộc sống của người dân mất nước dưới ách thực dân, ông làm đủ nghề để kiếm sống, và ông làm quen với kỹ thuật chăn nuôi số lượng lớn bò và heo.

Bố tôi cùng với các bạn trẻ khác tìm đường sinh sống và sang đến Nhật, ông được tuyển vào làm việc tại nông trường gần thành phố Ôsaka. Ông thành người nông dân sang vắt sữa, cắt cỏ chăm sóc cho bò. Cuộc sống buồn tẻ hơn ở quê hương, nhưng bố tôi chuyên tâm vào công việc và ông đã có thể tiết kiệm được một ít tiền.

Khi đã ổn định một phần nào công việc tại Nhật Bản, ông quay về quê và lấy vợ, đón cô dâu là con nhà họ Che, ở Panyawol, bây giờ đã được gộp vào thành phố Teagu.

Hai vợ chồng tân hôn cưới nhau chưa được bao lâu thì lên đường sang Nhật, và bất chấp cuộc sống tha hương, bố mẹ tôi đã sinh hạ 6 người con. Em út tôi thì sinh tại Hàn Quốc, sau khi chúng tôi đã hồi hương.

Về đến quê hương, rất may là trong cuộc chiến ngày 25 tháng 6, bố tôi vẫn xin được việc, đó là một nông trại của phó giám đốc một quĩ phát triển. Công việc thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng có lẽ nó phù hợp với tính cách và kinh nghiệm của bố tôi.

Bố tôi là người điển hình về giá trị quan và truyền thống về nho giáo, ông nhấn mạnh sự yêu thương và đùm bọc giữa anh em với nhau, từ cách chào hỏi cho đến cách cung phụng người lớn, những điều đó đã làm ảnh hưởng đến nhân cách bên ngoài của anh em chúng tôi.

Thực ra thì trong một gia đình nghèo khó, việc giữ được uy quyền của người chủ gia đình là một điều không dễ dàng chút nào. Thường như vậy người ta thường bạo lực đòn roi vì cảm thấy mình bất lực, hoặc họ thường phủ nhận sự tồn tại của mình. Nhưng bố tôi vẫn giữ được uy lực nghiêm khắc trong gia đình dù nghèo khổ.

Khi bố tôi làm viêc ở nông trường, thì những thành viên trong gia đình chúng tôi cũng tạm ổn định, nhưng chiến tranh ngày 25 tháng 6 nổ ra, và cái tổ ấm đơn giản của chúng tôi tan vỡ thành từng mảnh nhỏ. Phía đông tuyến phòng ngự sông Nakdong là nơi giao tranh kịch liệt giữa quân đội hai bên.

Khi quân phương Bắc chiếm được Pohang, cả gia đình tôi lánh nạn xuống một khu vực gần xã Hưng He quê chúng tôi. Nhưng bố tôi vẫn không rời nông trường vì ông muốn ở lại chăm sóc đàn gia súc. Gia chủ đã bỏ đi, nhưng ông vẫn ở lại làm tròn phận sự của mình chăm sóc trang trại. Và khi chiến tuyến được lập lại, tất cả gia đình quay lại Pohang thì ông lại trở thành người thất nghiệp.

Tôi bắt đầu làm việc từ khi còn đi học lớp thấp của tiểu học, tôi theo hình bóng cao dong dỏng của bố tôi, đi khắp các chợ Yong Tuk, Hong He, An kang và Kokkang.

Khi ấy bố tôi bán vải. Cái nghề buôn vải, lời lãi hay không phụ thuộc vào cái tay đo. Những người buôn vài từ phương bắc xuống bày cho cha tôi khi bán cách đo phải có sự trùng lặp khi đo, phần còn lại thì coi như là một phần khuyến mãi tặng thêm, khách hàng thì cứ tưởng rằng mình mua 6 thước và được thêm vài tấc nữa.

Bố tôi thì không vậy, ông đo sáu thước đủ 6 thước, và thêm thì là thêm. Và ông lại thường bán nợ, thậm chí chẳng còn hỏi cả người mua nợ họ tên gì và địa chỉ ở đâu. Ông chỉ ghi lại cái áo và màu sắc áo mà khách hàng mua, sau này, khách không trả tiền thì cũng chẳng có cách nào mà nhận ra họ. Lương tâm của ông không cho phép lừa người khác.

Thời trẻ, bố tôi có đi nhà thờ, nhưng rồi khi 28 tuổi, ông tranh cãi kịch liệt với mục sư và từ đó không bao giờ ông đi nữa. Sự việc là ở vùng quê, nhiều người thường tặng thêm lương thực ngoài tiền vào mùa tạ ơn. Và mục sư thì chỉ cầu nguyện cho những người nào đóng góp tiền bạc hoặc lương thực.

"Tại sao ông lại cầu nguyện cho những người đóng góp, đáng ra ông phải cầu nguyện cho những người muốn đóng góp nhưng không có khả năng đóng góp hơn chứ"

Nhìn cảnh ông bán vải già tranh cãi với vị mục sư, tôi hiểu một sự thật rằng người có lương tâm không lừa người khác chính là người hành động mà không đi khỏi nguyên tắc và nguyên lý. Nguyên lý và nguyên tắc là những điều đơn giản nhất, nhưng là sức mạnh lớn nhất.

Phần 2. Buổi sáng mùa hè.

Pohang là thành phố cảng nhỏ bé đầy mùi tanh của cá sau chiến sự ngày 25 tháng 6. Mẹ tôi trải cái chiếu ở nơi heo hút nhất của chợ để bán ít trái cây, từ lứa tuổi 5-6, tôi đã xuất hiện ở chợ để giúp mẹ khi cần sai vặt.

Ký ức chiến tranh 25/6 với tôi lúc tôi vào vừa vào tiểu học vẫn còn rất sống động trong tôi. Vì trong cuộc chiến tranh đó, tôi đã chứng kiến cái chết của chị tôi và em gái út. Cha tôi ở lại trang trại, còn gia đình tôi thì lánh nạn về nhà bác ở Honghe, một ngày hè nóng nực, vào một buổi sáng khi ánh sáng mặt trời vẫn còn chưa quá nóng. Chị tôi cõng cô em út ra ngoài sân để dỗ giành em, có tiếng máy bay bay qua và có tiếng nổ rồi tiếng đất rơi như những cục đá bằng nắm tay đổ xuống. Một lát sau, khi ngẩng đầu lên, tôi không thấy chị và em đâu, cả nhà mở cửa chạy ra ngoài sân thì thấy hai chị em đang nằm ở góc sân. Trên lưng và trên trán, máu chảy thành dòng, cả người cháy đen nhận không ra nữa.

Mẹ tôi gần như ngất đi. Mẹ lấy phần sức lực còn lại, chạy vào núi, đào lấy cây lá ngải về bóp và đắp khắp người chi và em, việc mua thuốc là điều không thể trong thời buổi chiến tranh và nghèo khó.

Người trong làng nói rằng quân Mỹ nhận được tin quân phương Bắc đã vào làng đêm qua nên đưa máy bay đến bỏ bom.

Cuộc chiến vẫn tiếp tục mà trọng tâm là ngôi làng của chúng tôi. Mẹ đưa chúng tôi đến nơi khác để được an toàn hơn, trong cuộc chiến tranh khốc liệt, chỉ còn mình mẹ tôi ở lại để lo cho những đứa trẻ trong tình cảnh nguy hiểm. Bất chấp sự chăm sóc và cầu nguyện của mẹ, chi và em tôi đều ra đi sau 2 tháng chống chọi với đau đớn.

Phần 3. Cậu bé tay dài.

Bố tôi mất việc, cả nhà phải chuyển đến một ngôi chùa dưới chân núi. Gọi là nhà nhưng chỉ là một căn phòng với 15 gia đình cùng sống. Ngày nào có việc làm thì ngày đó là ngày may mắn, họ là những người bị sự đói nghèo dồn đến đường cùng, từ sáng sớm đã nghe tiếng cãi nhau, tiếng kêu thét vì nghèo đói, tiếng người chết vì bệnh tật.

Chỉ có mỗi gia đình tôi là yên ắng hơn cả, vì cả nhà phải nhảy vào cuộc chiến sinh tồn, thế mà vẫn nhiều bữa đói ăn.

Thời ấy, món ăn mà gia đình tôi hay ăn nhất chính là là bã rượu, lý do vì nó là rẻ nhất. Tôi là con trai út trong nhà, ngày nào cũng được cử đến quán rượu, mua loại bã rượu tồi nhất trong tất cả các loại bã rượu để về nuôi sống cả gia đình. Ngày hai bữa, không biết có phải vì chất cồn hay không mà mặt mũi tôi lúc nào cũng đỏ ửng.

Không biết có phải lý do tôi có thể uống rượu hơn bất cứ ai ở những cuộc nhậu khi đi làm chính là nhờ sự luyện tập từ nhỏ hay không, nhưng với tôi, có lẽ đó là di sản duy nhất mà cái nghèo đó để lại.

Tất nhiên, việc đưa cơm đi học là khái niệm có mơ cũng chẳng có. Sẽ không ai hiểu thế nào là đau khổ cái cảnh buổi trưa, khi lũ trẻ bày cơm ra ăn, còn mình thì không chịu đựng được với cái bụng bơm đầy nước là thế nào nếu chưa bao giờ nhìn thấy cảnh đó bao giờ. Và bất cứ ai, chưa nhịn đói thì cũng không thể hiểu được cái cảm giác uống bao nhiêu nước cho đầy bụng nhưng vẫn không lấp được cái cảm giác trống tuếch trong bụng.

Thời bố tôi còn làm việc ở Nhật, bố tôi còn gửi một phần tiền kha khá về cho bác ở quê, lại còn đưa chú sang Nhật để học, thế mà về đến quê, khi con cái đi học thì ông lại chẳng có tiền cho con đi học.

Tôi thường bị đuổi học vì không thể đóng tiền học phí. Mỗi lần như vậy, tôi đều leo lên núi phía sau trường, chơi một lúc và quay vào lớp nói với thầy cô rằng cha mẹ tôi nói vài hôm nữa sẽ đóng ngay.

Vì ai chẳng biết, tôi có về nhà thì cũng chẳng lấy đâu ra tiền mà đóng cả.

Khi còn đi học tiểu học, chẳng có việc gì là tôi không làm. Quệt lưu huỳnh vào đầu que diêm đưa đi bán, rồi bán kimbap ngoài vòng dây thép gai quân đội, làm bánh bột bán rồi bị hiến binh bắt và ăn đòn. Chuyện nhịn cơm thì là cơm bữa, rồi lại nhịn ăn, rồi lại đi đi về về trường và nhà mỗi ngày 4 tiếng đi lại đã làm tôi dù đang ở tuổi thiếu niên, nhưng bắt đầu đau ốm.

Khi vào lớp 6, tôi bắt đầu bệnh, nằm liệt giường 3 tháng trời. không thể đi viện thì đã đành nhưng đến bây giờ tôi vẫn chẳng biết mình bị bệnh gì, có lẽ là do suy nhược cơ thể. Có lẽ cũng nhờ vào sức trẻ tuổi mới lớn, sau 3 tháng thì tôi ngồi dậy được và lại bắt đầu ngày 4 tiếng đi lại đến trường.

Có lẽ vì vậy mà trong anh em chúng tôi, tôi là người nhỏ nhất, mọi người trong nhà tôi thường cao hơn nhà khác cả cái đầu, từ bố, anh hai, anh ba đều cao trên 1,8 mét, chỉ có mình tôi là 1,73m.

Nhưng tay tôi thì lại dài hơn tay người bình thường đến 10cm, có lẽ nếu không có trận ốm thời ấy, chắc tôi cũng đã cao lớn như các anh, và cái biệt danh, cậu bé tay dài bắt đầu từ đó.

Phần 4. Xin cơm người khác mà ăn thì hãy liệu hồn

Gia đình bên ngoại tôi theo đạo cơ đốc từ sớm, mẹ tôi là người sùng đạo, lấy chồng rồi nhưng bà vẫn một mình theo tín ngưỡng của mình trong ánh mắt dò xét của mọi người trong gia đình. Có lẽ, không nhờ vào mẹ tôi thì nhà tôi không thể chiến thắng được gánh nặng của nghèo đói và sụp đổ.

Mẹ tôi cao dong dỏng, khuôn mặt gầy nhưng đôi mắt thì luôn rất sáng. Mẹ nói mẹ học đến tiểu học, nhưng không thấy mẹ nói đến từ tốt nghiệp, vì vậy có lẽ bà nghỉ học giữa chừng. Học lực của bà tuy kém, nhưng có lẽ trí nhớ thì phi thường, ngày giỗ của hàng xóm xa, ngày sinh nhật của người thân, việc lớn việc nhỏ của người trong gia đình người khác, bà đều ghi nhớ trong đầu.

Nhà tôi thường bắt đầu buổi làm việc vào 4h sáng. Vào lúc đó, mẹ thức tất cả anh em chúng tôi dậy và bắt đầu một ngày mới bằng công việc cầu nguyện. Cách cầu nguyện của mẹ tôi cũng thật đặc biệt. Sau khi cầu đất nước và xã hội an bình, bà mới cầu đến sự bình yên của mọi người trong gia đình, sau đó là hạnh phúc của bà con trong xóm, nhà có người đau ốm, nhà nào làm ăn thất bại, nhà nào cãi nhau với hàng xóm ...đủ cả...đều mong được bình an.

Rồi đó mới đến tên anh em chúng tôi mà chẳng có một lời nào dành cho bà cả. Với bà, cuộc sống của chúng tôi là nghèo khó nhưng luôn nhường cho người khác ở vị trí trước tiên. Và bà thường cầu nguyện cho các anh chị khá dài, trong khi với tôi, bà chỉ vỏn vẹn một câu rằng " Hãy ban cho thằng Park được lớn lên mạnh khỏe".

Việc cầu nguyện ngắn như vậy, cũng phản ảnh vị trí của tôi trong gia đình. Vì ba tôi làm cho quĩ phá triển của trường thương mại Dongji nên anh cả và anh hai đều tốt nghiệp, anh trai tôi vốn từ nhỏ là người khéo tay, giỏi buôn bán nên rời gia đình ra đi khá sớm. Anh hai tôi thì lên Seoul toàn tâm toàn ý cho việc học. Còn tôi con út thì ở nhà giúp mẹ bán hàng ở Pohang và kiếm tiền học phí cho các anh.

Việc cầu nguyện với tôi vào buổi sáng là điều vô cùng cực khổ. Ngồi sấp ngửa gật gà gật gù, nghe đến tên mình thì chợt tỉnh giấc.

Nhưng còn một việc mà khổ cực hơn việc cầu nguyện đó là đi giúp việc cho hàng xóm khi nhà họ có việc mà không được đòi hỏi bất cứ một thù lao nào. Kết thúc việc học ở trường, kéo cái thân mệt mỏi về đến chợ là tôi luôn nhận lệnh từ mẹ.

"Park à, hôm nay nhà bán dầu gả con gái đầu, đến đó giúp cho người ta một tay".

"Có phải thân thích mình đâu mẹ?"

"Hàng xóm còn hơn thân thích đấy con. Có đi nhanh lên không."

Tôi bước dậy đứng đi, và tiếng hét của mẹ luôn vang lên sau lưng.

"Mày đến đó mà uống của người ta một ngụm nước thôi thì liệu hồn, người ta cho thức ăn mà cứ thế ôm về đây thì biết tay tao, biết chưa".

Cho đến khi lên tận cấp 3, tôi vẫn là cậu bé có tính hướng nội. Ban đầu, việc đến nhà người khác giúp việc theo mệnh lệnh của mẹ là điều thật khó. Tôi thường chẳng nói năng gì, cứ lảng vảng ở bếp, lúc thì múc nước, hoặc bưng thức ăn, khi hết việc thì chẳng nói năng gì rồi cứ thế ra về. Dần dần, tôi cũng biết chào hỏi những câu đơn giản như "Cháu đến giúp việc đây ạ" hoặc " Xong việc rồi, cháu về đây ạ".

Có một việc mà còn khó khăn chẳng kém gì việc chào hỏi, đó là làm thế nào để đẩy lùi cơm thèm thuồng của những món ăn đầy mỡ. Chẳng ai nhìn cả, và cũng có thể lấy một miếng bỏ vào miệng được, nhưng mỗi lần như thế tôi lại nhớ đến lời dặn của mẹ. Cuối buổi, khi người ta gửi lại một ít thức ăn, tôi không ăn thì cũng có thể để cho anh chị và những người trong gia đình, nhưng khi nghe lời dặn của mẹ, tôi lại rụt tay lại, và thậm chí có hàng xóm còn trách móc "Cái thằng vênh váo, nó lấy ăn thì sợ đau bụng hay sao chứ".

Việc đó lặp đi lặp lại mấy lần, tôi dần hiểu ra tại sao mẹ tôi lại dặn tôi như vậy. Vì có làm như vậy mới là sự giúp đỡ đường hoàng.

Hàng xóm không thể coi thường chúng tôi và họ luôn nói "Nhà thằng Park đúng là có khác, mấy đứa bé có nghèo nhưng lòng tự trọng thì thật là lớn, giáo dục gia đình thật là đến nơi đến chốn".

Cầu nguyện cho gia đình người khác, và giúp việc họ, với tôi, là việc phiền toái. Nhưng giúp đỡ cho những người thất học và nghèo khó, đặc biệt là giúp đỡ cho những gia đình giàu có mà lại không chờ đợi sự trả công nào thật là một bài học quí giá.

Người nghèo khó, nếu chỉ trông đợi vào sự giúp đỡ của người giàu thì không bao giờ thoát khỏi nghèo đói được. Anh em chúng tôi lớn lên và không biết từ khi nào chúng tôi đã trang bị cho mình sức mạnh để có thể khắc phục được đói nghèo. Về sau, tôi mới hiểu được sức mạnh của bài học mà mẹ đã dạy cho mình.

Phần 5. Ngày vào trường cấp 3

Vào khoảng khi tôi tốt nghiệp cấp 2, gia đình tôi lại càng khó khăn hơn, vì đó là thời điểm anh thứ 2 của tôi, người được chờ đợi là sự hy vọng của cả gia đình chuẩn bị thi vào đại học. Anh đầu đã vào bộ đội, anh hai tôi là người tốt nghiệp thủ khoa trường cấp ba thương nghiệp Dongji, vì không có tiền học phí nên đành vào trường sĩ quan lục quân, nhưng rồi do sức khỏe không tốt, một năm sau anh nghỉ học, rồi lại học để chuẩn bị thi vào đại học.

Anh thứ 2 là cả hy vọng của gia đình tôi. Anh ấy được học ở Seoul nhưng cũng vất vả chẳng kém gì chúng tôi. Còn bố mẹ tôi thì còng lưng thắt lưng buộc bụng làm việc cũng chỉ vì muốn giúp anh được phần nào.

Tôi thì đương nhiên là ngoài vòng của sự quan tâm. Thời còn học cấp 2, ba tháng nằm nhà mà chẳng biết cửa bệnh viện ở đâu. Gia cảnh khó khăn, vì vậy tôi luôn nghĩ việc vào học cấp 3 với tôi là việc chẳng liên quan gì đến tôi cả.

Trước khi tốt nghiệp, chương trình tư vấn học tiếp. Có một qui định rằng những học sinh giỏi của tất cả các trường cấp hai ở Pohang đều được vào học ở trường cấp ba Kyongbuk, ngôi trường danh giá nhất ở trong tỉnh. Giáo viên chủ nhiệm trong lớp cứ nghĩ rằng tôi sẽ học tiếp vì tôi là người có kết quả tốt thứ 2 trong lớp, cô nói tôi mời bố mẹ tôi đến gặp.

Đó là lúc mẹ tôi không bán hàng vặt nữa mà chuyển sang nướng và bán bánh hoa cúc ở một góc giữa chợ chưa được bao lâu. Việc buôn bán thì bận tíu tít vì chưa chuẩn bị được gì nhiều. Tôi giúp mẹ chuẩn bị, tôi đi học thì mẹ bán. Tôi chẳng có thời gian đâu mà học. Khi ấy, mẹ tôi còng lưng vì chuyện học phí của anh hai tôi, mỗi lần gặp hàng xóm bà thường thở dài.

Tôi nói với mẹ là cô giáo chủ nhiệm mời mẹ đến, thực ra cũng chỉ là nói để mà nói vậy thôi. Mẹ tôi vừa nướng bánh, vừa nhìn đôi mắt xa xăm đi chỗ khác

"Con cũng biết nhà mình làm gì có điều kiện mà cho con đi học nữa, anh con mà rớt đại học thì chưa biết....còn con muốn đi học thực sự, thì có thể vào học ở trường Shechin, ở đó nhà nước hỗ trợ học phí, nhưng mà con đi thì ai giúp mẹ? Việc ở đây mẹ làm một mình không nổi".

Tôi cũng đã dự tính câu trả lời đó, tôi biết không thể thể hiện điều gì mạnh mẽ hơn, nhưng nước mắt vẫn lưng tròng. Với tôi, mặc thừa quần áo, đồng phục của hai anh cũng đã tủi thân lắm rồi, bây giờ lại vì anh mà tôi không đi học được... tôi oán hận sự nghèo đói và các anh trai của mình.

Cô giáo tôi nghe xong chuyện của tôi, không hiểu nổi.

"Em không thể học được ở những trường số 1 ở Seoul, nhưng trường Kyong buk thì học đuợc. Thật là tiếc. Có cách nào không nhỉ. À, ở Pohang có trường cấp ba Dongji học ban đêm, em đi học đi, em còn trẻ không biết, chứ khi vào đời, cái bằng tốt nghiệp cấp ba giúp cho em nhiều hơn là cấp hai nhiều lắm đấy".

Tôi thưa chuyện đó nói với mẹ, mẹ tôi cứng rắn.

"Con phải bán hàng để giúp các anh, bán hàng cũng có thể sống tốt được mà".

Cuộc chiến hai chiều giữa cô giáo và mẹ kéo dài khá lâu, hai bên thật khó để truyền đạt hết ý của mình. Mẹ tôi thì nói là đi học trường ban đêm thì cũng phải có học phí đóng hàng tháng và không chấp nhận chuyện đi học, cô giáo chủ nhiệm cũng không vừa.

"Học sinh thi đầu vào thủ khoa sẽ được miễn học phí, em làm được đấy".

Mẹ tôi chấp nhận lời đề nghị của cô, vì đây là điều kiện không mất tiền.

"Vậy thì hứa đi, mẹ cho con thời gian đi học, nhưng chỉ trong khoảng thời gian không đóng học phí thôi".

Nhờ vào điều kiện đó mà tôi tốt nghiệp được cấp 3 vì tôi luôn đứng đầu trong 3 năm học trường đêm.

Phần 6. Cậu bé mùa đông vẫn đội mũ rơm

Khi tôi đi học, giúp việc cho mẹ chỉ còn tôi và em út Kyubun. Vì đã học cấp ba, nên việc tôi làm cũng bằng cả một người lớn. Việc bán kimbap như hồi còn học cấp 2 là chuyện thường. Tùy theo mùa mà bán, nào kẹo kéo, nào bánh kem, mùa đông thì bán bánh phòng.

Khi vào cấp 3, mẹ tôi mua thêm một cái máy làm bỏng ngô, đặt cạnh cái máy làm bánh hoa cúc bán một lúc hai thứ. Từ sáng sớm, sau khi chuẩn bị, tôi thì làm bỏng ngô, mẹ thì làm bánh hoa cúc. Từ sáng sớm đã có khách hàng, cả nhà tất bật và người thấm đẫm mồ hôi.

Khi bán bỏng ngô, tôi thường mặc đồng phục, cũng là bộ quần áo tươm tất nhất của tôi, nhưng cũng vì xong việc là tôi phải đến trường ngay, nhưng thật khó xử là cái trường tôi học lại đi qua trường cấp 3 nữ, cứ sáng chiều khi đi học và ra về, mỗi lần học sinh nữ nhìn tôi là khuôn mặt tôi lại đỏ bừng lên như là có lửa.

Tôi đã phải nỗ lực rât nhiều để có thể làm cho mình cảm thấy thỏai mái mỗi khi các bạn nữ sinh nhìn hình ảnh khuôn mặt của tôi và bộ đồng phục, cúi đầu để bán bỏng ngô và cười, nhưng chẳng có kết quả gì cả. Cái tính cách hướng nội, lại có lòng tự trọng cao của tôi vẫn vậy. Và có một điều rất khó khăn cho tôi hơn cả việc tạo cho mình cảm giác thỏai mái từ cái nghèo đói chính là giải phóng mình từ việc xấu hổ đối với người khác giới.

Và cuối cùng, tôi đã phải tìm một cái mũ rạ, đội sùm sụp xuống mà nướng bỏng ngô. mỗi lần nhìn thấy cảnh đội cái mũ rạ sùm sụp của tôi, mẹ tôi lại ầm ỹ " Đàn ông con trai, việc gì mà xấu hổ đến mức giữa cái mùa đông này lại đi đội mũ rạ là sao".

Phần 7. Ra đi và cầu nguyện.

Vào năm học lớp 11, tôi thử được "độc lập". Vì đằng nào cũng là buôn bán, nên tôi muốn tìm một việc khác kiếm tiền được nhiều tiền hơn. Và việc tránh được ánh mắt nóng rát mặt của những cô nữ sinh cấp 3 cũng là một lý do lớn khác nữa. Tôi tính sáng sớm đi học, bứt hoa quả để sẵn, đi học về thì kéo cái xe ba gác ra trước rạp chiếu phim, và khách hàng của tôi sẽ là những người khách xem phim.

Dự tính mới của tôi được mẹ tôi đồng ý dễ dàng. Mẹ mua cho tôi một chiếc xe ba gác mới, còn trái cây thì tôi lấy và chùi cho bóng lộn, làm cả đèn cho cái xe ba gác nữa. Lần đầu tiên đứng trước phim trường, đông người qua lại, cảm giác vừa hồi hộp nhưng cũng vừa rất ta đây. Hoa quả dưới ánh đèn xe ba gác, trông thật ngon miệng nữa.

Thế gian này, chẳng có việc buôn bán nào dễ cả. Buôn bán hoa quả cứ tưởng là lời nhưng tính lại thì không phải thế, vì giá cả và thời gian quyết định sinh mạng của nó. Ví dụ như khi ban đầu, kêu giá cao quá, bán không được thì trong thời gian còn lại phải làm thế nào bán cho hết, bất chấp giá cả ra sao. Việc xây dựng mức giá phù hợp giữa người mua và người bán cũng là một phép tính yêu cầu kỹ thuật cao.

Một đêm mùa hè, khi tôi bắt đầu bán hàng chưa được bao nhiêu. Một đêm mưa phùn, người buôn bán thường nói là mưa phùn thì quả thật là chẳng làm ăn gì được, sao mà đúng thật.

Khi tôi đang nhìn vào cổng rạp với hy vọng cuối cùng chờ đợi những người từ trong rạp xem phim đợt cuối đi ra. Một chiếc xe hơi đi lùi, chẳng nhìn phía sau gì cả cứ thế tông thẳng vào cái ba gác của tôi. Tất cả hoa quả rơi tung tóe. Mấy quả dưa vỡ tan tành.

Tôi quên mất là cái xe vừa đụng vào xe ba gác của tôi, cuống cuồng tìm nhặt mấy thứ trái cây đang lăn long lóc, khi ấy, trên đầu tôi là cả một tràng chửi rủa.

"Cái thằng nhóc, đặt xe đặt cho đúng chỗ, đặt chắn ngang đường người ta thì làm sao hả? mày tưởng cái đường này là chỗ cho chúng mày buôn bán hả? làm cho đàng hoàng nghe chưa".

Tôi sợ cái uy thế của kẻ chủ xe hơi, không biết cách nào khác phải xin lỗi, nhưng khi hình ảnh chiếc xe đi rồi thì sự phẫn nộ mới trào lên trong tôi. Sự thực thì tôi chẳng có lỗi gì cả. Tôi căm thù bản thân mình không đủ dũng cảm đứng trước uy thế của kẻ giàu có. Cái nỗi oan ức mình phải gánh chịu chỉ vì lý do nghèo khó lên đến tận đỉnh đầu.

"Sống thế này để làm gì cơ chứ, tốt nghiệp cấp ba thì cũng để làm gì cơ chứ? Thà bỏ đi chỗ nào còn hơn".

Tôi lục túi tiền, số tiền đủ để đi xe lên Seoul, nước mắt tôi lẫm chẫm, tôi bước vào quán nhậu ven đường, tôi nghĩ mình uống vài ly rượu rồi sẽ ra đi.

"Cô ơi, cho cháu một chai rượu và đồ nhắm". Tôi lên tiếng.

"Này học sinh, cháu sao thế". Người bán hàng bình thường thấy tôi mặt đồng phục học sinh bán hàng hiền lành, bà thấy ngạc nhiên hỏi lại

"Có gì đâu mà cô hỏi nhiều thế, cháu trả tiền cho cô cơ mà".

Đến mức, tôi phải cáu lên như vậy, người bán hàng chần chừ một lát vẻ muốn kéo dài thời gian. Chỉ trong mấy giây đó, trong đầu tôi lại chợt ra một ý nghĩ khác.

"Mình bán trái cây cũng lâu rồi, sao đến giờ bố mẹ vẫn chưa được thử một miếng trái cây".

Khi tôi đến lấy hàng ở phố bán trái cây sỉ về bán lẻ và lau những món hàng này bóng lộn, mẹ tôi nhìn và khen thật là ngon, nhưng vì tôi đang "độc lập buôn bán" và luôn muốn mình có môt chút lợi nhuận vì vậy tôi làm ra vẻ không nghe thấy mẹ nói gì.

Mẹ tôi sáng nào cũng cầu nguyện cho tôi, tuy ngắn hơn so với các anh và thật đơn giản, nhưng ngày nào mẹ cũng cầu nguyện cả.

"Mình có phải nhất thiết ra đi ngày hôm nay không? Thôi, đưa mấy thứ trái cây kia về tặng cho mẹ ăn thật thỏai mái rồi ngày mai ra đi cũng được, muộn thêm một ngày thì cũng chẳng có gì thay đổi cả".

Tôi lại nhặt những thứ đã rớt, đưa lên xe và kéo chiếc ba gác về nhà. Mẹ tôi đã về đến nhà

"Bố ạ, mẹ ạ, hôm nay bố mẹ ăn trái cây đi, con còn lại nhiều lắm".

Mẹ nhìn quả dưa hấu vỡ trên cái xe, tự nhiên lại thấy giọng nói của tôi mạnh mẽ, quá tự tin như vậy, mẹ hiểu đầu đuôi câu chuyện, chẳng nói gì và chui vào chăn ngủ. Tôi nằm mà chỉ nghĩ cách ra khỏi nhà.

Ngày hôm sau, mẹ tôi vẫn dậy và cầu nguyện như thường lệ. Nhưng ngày hôm đó lời cầu nguyện cho tôi dài hơn, có vẻ như đêm qua mẹ tôi không ngủ được.

"Xin hãy phù hộ cho Myung Park, mong nó có được sức khỏe, và công việc nó được trôi chảy....".

Tôi vẫn nhớ rõ lời cầu nguyện ngày đó của mẹ khác với ngày thường "Thì ra mẹ vốn quan tâm đến mình đấy chứ". Quá cảm động vì lời nói của mẹ và quá ngạc nhiên, tôi quyết định lùi thời gian bỏ đi một tháng nữa. Nếu lời cầu nguyện của mẹ tôi không khác đi, và nếu người chủ quán đưa rượu nhanh cho tôi, có lẽ tôi đã lên tàu ra đi hôm đó.

Phần 8. Từ xóm nhỏ Pohang, đến phố chợ Liteawon

Thời còn học bổ túc ban đêm, có một người bạn mà tôi không bao giờ quên ơn được, cậu ấy tên là Yang Jea Won. Tôi thường đi học với cậu ấy. Ban ngày, cậu đi làm ở công ty nho nhỏ, lúc tan ca thì về nhà chuẩn bị bài vở rồi đến chỗ tôi.

Nhà Lee Jea Won có hai con gà mái và một con gà trống, hai con gà mái thì mỗi ngày đẻ hai quả trứng, Jeawon ăn trộm một quả trong đó, mang đến trường cho tôi ăn. Cậu ấy thấy tôi ngày nào cũng ăn cháo cả, ốm đau liểng xiểng thế này thì lo lắng cho tôi một ngày nào đó suy nhược dinh dưỡng và sẽ ngã xuống lúc nào không biết chừng.

Quả trứng gà là nguồn bổ sung dinh dưỡng duy nhất mà tôi có được ở tuổi dậy thì. Thời ấy, người dân bán trứng gà có tiền vì vậy nó rất quí. Thời ấy, nhiều đứa bé đến trường mà không hề có cập lồng cơm, thế mà tôi lại còn được ăn trứng gà, món ăn chỉ con nhà giàu mới có.

Hai con gà mái, mà chỉ đẻ được 1 quả trứng, bố mẹ nhà cậu ấy sinh nghi và cho đến khi cái đuôi bị phát giác, thì tôi đã được ăn trứng ròng rã trong mấy tháng trời.

Ra trường, mỗi người một ngả, thậm chí còn không hỏi thăm nhau được, tôi cũng chưa trả được cái ơn ngày ấy, nhưng cả cuộc đời tôi không bao giờ quên cái ân huệ đó.

Cậu ấy cũng khó khăn lắm mới vào được đại học, bây giờ thì đã ổn định và sống cuộc sống dư dả, tôi cũng sẽ luôn khắc mang lòng biết ơn với cậu ấy mà sống.

Khi tôi học đến năm thứ 3 thì mẹ tôi công bố một quyết định quan trọng. Đó là việc dời nhà lên Seoul để giúp đỡ anh thứ 2 của tôi đang ở Seoul. Nhưng tôi và em gái thì phải ở lai Pohang cho đến khi tốt nghiệp. Bố mẹ tôi đã bán hết tất cả dụng cụ buôn bán và cả căn nhà nửa gian để lấy tiền nhằm lên Seoul có chỗ đặt chân. Bố mẹ thuê cho hai anh em một căn nhà nhỏ, nói rằng lên đến Seoul bố mẹ sẽ gửi tiền gạo xuống cho, vì vậy đừng lo lắng gì cả và rời Pohang.

Cuộc sống của tôi và em gái ở Pohang lại càng bi thảm hơn. Bố mẹ tôi hứa gửi tiền gạo, đúng là có gửi hằng tháng thật, nhưng số tiền đó là không đủ. Gọi là cơm, nhưng nếu không nấu như cháo thì chẳng đủ cho một tháng, suốt ngày vật lộn với cơn đói. Em gái tôi chịu đựng không nổi liền nói được 10 ngày cũng được, lấy gạo ra ăn cho thỏa thích, còn lại nhịn. Nhưng tôi nói là làm thế thì ta sẽ chết.

Chúng tôi tìm tờ giấy loại đã bỏ, làm thành 30 cái bao thư, chia đều 30 phần và mỗi ngày đưa cho em tôi một cái để nấu cháo. Bây giờ em gái tôi gặp tôi vẫn thường cười cay đắng "Anh đúng là khiếp thật, em khi đó định bỏ nhà ra đi cho rồi". Câu chuyện là sự thật, chứ không phải là nói để mà nói cho qua.

Bác tôi làm nông, nhà cũng ở không xa đó, nhưng tôi không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào. Tôi lên núi chặt củi về bán, thỉnh thoảng cũng tìm cách bán buôn, nhưng không thể nào đẩy lùi được nghèo khó.

Tháng 12 năm 1959, trước lễ tốt nghiệp cấp 3, tôi và em lên tàu hỏa đi Seoul, tôi sẽ được nhận thưởng vì tôi là thủ khoa tốt nghiệp năm đó. Nhưng tôi không đủ điều kiện để có thể chờ đến khi đó. Còn chuyện không có tiền tàu xuống ngược lại Pohang thì hiển nhiên rồi, vì vậy tôi nhờ bạn là Kim Chang Dea nhận bằng tốt nghiệp và giải thưởng hộ.

Trong chuyến tàu lên Seoul, tôi cảm thấy mông lung, 19 năm sống ở Pohang, chống chọi với cuộc sống, với tôi, lên đến Seoul thì cũng có gì khác đâu. Bố mẹ thì hình như vẫn chưa ổn định. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ trong lòng rằng Seoul khác với Pohang là vì có cái gì đó đang chờ tôi ở Seoul, nhưng hy vọng thì không trong bàn tay.

Bố mẹ tôi thuê một căn phòng nhỏ và bán rau ở chợ Liteawon, chẳng có gì khác với lúc đang ở Pohang cả.

Tôi lại có thời gian của riêng tôi. Tôi không thể buôn bán một mình như hồi còn ở Pohang, nói gì thì nói, không có vốn. tôi lên xe điện, đi hết ga cuối cùng này lại đến ga nọ, có lúc còn đi bộ từ Yongdongpo đến Miari, đường phố Seoul, tôi đi hết..

Nhưng chẳng hiểu tại sao bước chân tôi lại hướng về phường Anam và Sin shon, là khu vực đại học. Nhìn sinh viên mặc đồng phục, tôi cảm thấy trái tim mình trống vắng. Tôi giật mình quay bước chân lại khi chợt nghĩ "mình cơm còn không đủ ăn, đến đây làm gì chứ"?

Có một bức thiệp anh trai tôi gửi hồi tôi còn học lớp 11.

"Myong Park à, em đừng bỏ ý định đi học đại học, dù em có học bổ túc vào ban đêm thì em vẫn có thể vào đại học dù khó khăn thế nào, tùy thuộc vào sự nỗ lực của em".

Nhưng với tôi, khi cuộc sống sinh tồn là việc làm duy nhất thì cái gọi là nỗ lực ấy tôi chẳng biết phải làm thế nào và khi nào.

Một ngày nọ, trên đường từ Samkakji về Liteawon, tôi chợt nghĩ ra một suy nghĩ khá kỳ lạ trong đầu.

"Thầy giáo mình có dặn là cái bằng tốt nghiệp cấp 3 tốt hơn nhiều so với cái bằng tốt nghiệp cấp 2, vậy thì bỏ học đại học giữa chừng cũng tốt hơn cái bằng cấp 3 chứ. Vậy mình thi thử một lần xem sao, chỉ cần thi đậu, không đi học là mình trở thành người bỏ học đại học giữa chừng được rồi".

Nói thật, nghĩ thế chẳng khác gì Đonkihotê cả. Xuân đến, người bạn ở Pohang là Kim Shang Dea lên. Cậu ấy lên Seoul tìm căn phòng để có thể tự ôn thi, Tôi lập tức rời nhà, đến ở cùng với Kim để ôn thi đại học, Nhưng tôi chẳng biết ôn sách gì cả, Kim thì mới lên Seoul, chẳng giúp ích gì được nhiều.

Tôi tìm đến anh bạn học chung hồi cấp 2 ở Pohang, anh ta học trường cấp 3 Kyongki, vừa thi đậu vào Trường Luật của đại học Quốc gia Seoul. Tôi vừa kể câu chuyện của mình thì người bạn lên tiếng.

"Cậu mà học đại học hả? Đại học, không phải ai muốn học thì học đâu, cậu học cái trường ấy ra, đừng có nghĩ đến cái chuyện học đại học, chỉ lãng phí thời gian thôi, tìm hướng khác có khi lại có ích đấy".

Tôi xin mấy quyển sách mà cậu ấy đã dùng, cậu ấy chỉ trả lời chuyện khác, tôi về nhà bằng hai bàn tay trắng. Tôi cũng chẳng có gì phải buồn bạn cả. Vì đó là lời khuyên thực tế và hợp với khả năng của tôi vì bạn ấy hiểu tôi rất rõ. Nhưng mục đích của tôi không phải là đi học đại học, mà là thi đậu đại học.

Phần 9. Người tư vấn nhập học ở kênh CHONGKYE

"Đến Chongkieshon, ở đó có thể mua được nhiều sách tham khảo với giá rẻ lắm."

Sau khi nghe những người xung quanh khuyên như vậy, tôi bắt đầu tìm cách kiếm tiền. Tôi ra chợ Liteawon, làm công nhật và gom được số tiền "lớn" là 10 ngàn hwan, hướng thẳng đến Chongkieshon.. Tôi vào hiệu sách có treo cái bảng "Sách tham khảo chuyên luyện thi đại học". Chủ nhân cửa hàng sách cũ là người đàn ông khoảng 40 tuổi, tôi nói tôi vừa ở quê lên, tìm sách để ôn thi thì ông hỏi tôi sách gì?

"Dạ cái đó cháu cũng không biết nữa, không biết phải học sách gì".

Ông chủ nhìn tôi, vẻ tội nghiệp.

"Khối xã hội hay tự nhiên".

Xã hội hay tự nhiên, lần đầu tiên tôi mới nghe những từ ngữ lạ như vậy, tôi nghĩ mình từng học cấp 3 trường thương mại, anh cũng đang học đại học thương mại liền nói tự tin.

"Cháu định vào trường đại học khối thương mại".

"Vậy thì phải thi vào khối xã hội, định vào học trường nào?"

"Trường nào cũng được ạ, chú cho cháu sách nào có thể vào bất kỳ trường nào".

Ông chủ quán nhìn tôi, rồi lấy mấy quyển sách trên giá sách,

"Ba mươi ngàn hwan, bán thế là rẻ lắm rồi đấy".

"Bây giờ làm thế nào, cháu chỉ có 10 ngàn hwan thôi?"

"Này, mày định đùa với người bận bịu như tao sao?, cái thằng này đúng là càng lúc càng vớ vẩn".

Chủ quán cứ như muốn ăn thịt tôi, chửi tung tóe. Ông ta chửi dữ quá, tôi chẳng biết làm sao, lẩm bẩm một mình.

"Đâu có phải đi học đâu, chỉ muốn thi cho biết thôi chứ".

Chủ quán nghe thấy, lại càng khó hiểu.

"Cái gì, mày vừa nói gì? Sao mà có cái thằng kỳ cục như mày chứ? Mày vừa nói gì?".

Tôi kể đúng sự thật.

"Đúng là khó thật, không đi học, thì đi thi làm cái gì?".

Tôi tiếp tục nói sự thật, nếu ông ta không hả giận, chắc tất cả mọi thứ trong cửa hàng đều tung lên hết. Chủ cửa hàng, nghe xong tôi nói, chọn ra mấy quyển sách lúc nãy vừa bỏ vào giá sách.

"Học mấy quyển này là thi được rồi, có bao nhiêu tiền đưa đây, cầm lấy sách đi, còn lại sau này trả vậy".

Tự nhiên thấy chủ quán thay đổi, tôi đang chần chừ.

"Có đi đi không tao lại thay đổi ý kiến bây giờ, cái thằng nhà quê".

Tôi không thể tin được, ôm mấy quyển sách vào ngực rồi chạy đi, chạy thật xa để chủ quán không thể đuổi kịp.

Nhờ ông chủ quán, tôi có sách để học, nhưng thời gian thì không còn nhiều nữa. Cả ngày giúp bố mẹ, tôi tranh thủ thời gian ôn thi, nhìn vào những quyển sách cũ mới mua được, tôi mới biết những kiến thức mình học trong 3 năm qua chẳng có cái gì cả, tôi mày mò miệt mài mà học.

Tôi đăng ký vào trường đại học thương mại, thuộc đại học Korea. Tôi thấy phù hợp với trường này vì họ không cần ngoại ngữ 2, năm đó dự báo tỷ lệ cạnh tranh sẻ khốc liệt vì đây là khoa mới được thành lập vào năm 1960.

Ngày thi chẳng còn bao lâu nữa, nhưng không thể không giúp việc chợ cho gia đình, đầu óc tôi nặng nề vì công việc. Còn 1 tháng là đến ngày thi, tôi bắt đầu dùng thuốc chống ngủ mà học sinh thời đó hay dùng có tên là "Anna" uống để thức cả đêm mà học. Thậm chí là còn 4 ngày trước đợt thi, tôi lại bị bệnh nằm liệt. Cả gia đình tôi, chẳng ai quan tâm đến chuyện tôi thi cử cả. Họ chỉ nghĩ rằng thằng này nó thi thử xem sao, chẳng cần phải cản trở làm gì, chứ họ chẳng nghĩ là sắp thi, cần phải quan tâm đến tôi làm gì cả.

Ngày thi, tôi lảo đảo bước vào phòng thi. Thi tiếng Anh thì tôi làm được, toán cũng được, nhưng tôi không chờ đợi mình sẽ đậu, tôi hài lòng vì cái việc mình đã thi thử đại học, tôi nhẹ nhàng chờ ngày công bố kết quả thi.

Nhưng trong danh sách thi đậu, có tên tôi, vậy là giấc mơ của tôi thành hiện thực, bây giờ thì tôi đã thành kẻ bỏ học đại học giữa chừng, những người ở chợ Leetewwon đều vui và họ hỏi tôi là đã chuẩn bị tiền học phí chưa, tôi chỉ cười mà trả lời "cháu đâu có cần học phí, vì chỉ cần thi đậu là đã thành bỏ học giữa chừng rồi".

"Nói thế nghe sao được, tối thiểu cũng phải học một học kỳ mới gọi là bỏ chứ, thi đậu, mà không đăng ký học thì chẳng có tác dụng gì cả".

Tôi tìm hiểu thì quả đúng thế thật, trước mặt tôi bỗng trở nhiên tối om, cái cảm giác khó xử hơn cả việc đi thi cho đậu. Lấy tiền đâu mà đóng tiền học phí, mà đâu phải ai cũng có thể trở thành kẻ bỏ học đại học giữa chừng. Chẳng có cách nào khác phải bỏ thôi.

Thật may là đã có cách giải quyết, những người bán ở chợ hiểu tình cảnh của tôi, và họ giới thiệu cho tôi một công việc, đó là vứt rác ở chợ khi hết giờ giới nghiêm vào mỗi buổi sáng. Làm tốt thì cũng có thể có tiền học phí. Tôi nghĩ làm đựơc, nào biết khi xông vào nó mới cực khổ thế nào. Hằng ngày, từ sáng sớm, tôi phải kéo xe đi kéo xe lại nhiều lần như vậy thì mới hết đống rác. Tôi dự định chỉ kiếm tiền một học kỳ, thế mà kéo dài đến năm thứ 2, rồi đến năm thứ 3, khi tôi bắt đầu tham gia bầu cử chủ tịch hội sinh viên.

Phần 10. Này, ốm yếu như cậu lính cũng không nhận đâu

Khi tôi vào đại học, cũng đúng là vụ 5.16, cái bầu không khí của đại học Korea, nơi chủ đạo vụ việc 4-19 chìm đắm một cách đáng sợ.

Trở thành sinh viên, cuộc sống của tôi cũng chẳng có gì khác biệt cả, công việc dậy từ sáng sớm, chất cái đống rác to như đống núi ở chợ thải ra lên xuống ngọn đồi Lee Tea Won, chẳng khác gì như đi trên dây, chính là nguồn thu nhập duy nhất để giúp tôi có thể tiếp tục việc học hành. Học xong, tôi lại quay về chợ giúp mẹ.

Tôi gần như không có thời gian đâu ra mà học, giữa đêm khuya, tôi chỉ đủ nhấc được đôi mi mắt nặng trĩu để viết được cái bài luận.

Chuyện học ở trường cũng vậy, thời gian tạm nghỉ chính là thời gian quí báu nhất mà tôi có được, cứ có thời gian rỗi, là tôi đọc sách hoặc suy tư, chẳng có thời gian để mà nhậu nhẹt hoặc tán tỉnh bạn gái như những học sinh khác mới vào trường, chuyện không có bạn là cũng đương nhiên.

Tôi học năm thứ 2, mẹ tôi mở thêm một cửa hàng nữa, đây là sự biến đổi rất lớn.

Thời còn nhỏ, bán tạp hóa lang thang hết nơi này đến nơi nọ trong chợ, rồi thời bán bánh hoa cúc và bỏng ngô ở cái góc chợ Pohang, rồi cái thời lang thang bán hoa quả ở cái con đường vắng người như trên sa mạc, thời ấy, cái mà gia đình tôi mong muốn nhất không phải là ăn ngon mặc đẹp mà chính là có một "cửa hàng của mình" ở góc chợ.

Thời ấy, khi còn bán hàng rong, lang thang trước nhà người này người kia, chúng tôi cứ bị một chủ cửa hàng đuổi một cách thậm tệ, tôi ghét người chủ cửa hàng ấy đến mức ước mơ duy nhất cháy bỏng của tôi là nếu có tiền tôi sẽ mua đứt cái cửa hàng đó, (sau này, khi tôi thành tổng giám đốc công ty xây dựng Huyndea, tôi về quê tìm lại cửa hàng đó, nhưng nó đã bị biến mất vì qui hoạch đô thị).

Và bây giờ, ước mơ của tôi đã thành hiện thực.

Nhưng chẳng phải vì có cửa hàng mà chân tay chúng tôi thỏai mái hơn. Tôi kiệt sức, dù tuổi tôi có trẻ đến mấy thì việc sáng sáng 4h dậy, dọn rác là việc mà quá sức chịu đựng của tôi.

Tôi nghĩ, vào quân đội chính là lối thoát duy nhất của mình. Việc đi lính dẫu sao cũng tốt hơn cái hiện thực tìm không ra lối thoát. Đi lính không lo chuyện ăn uống, lại có thể thoải mái về mặt tinh thần sau một khoảng thời gian thích ứng, đây là cách duy nhất để có thể nạp lại năng lượng cho mình.

Kết thúc học kỳ 1, năm thứ 3, tôi tình nguyện nhập ngũ. Sau đêm đầu tiên tại trại huấn luyện Nonsan, ngày hôm sau bắt đầu kiểm tra sức khỏe, tất cả những người trước mặt tôi đều thông qua không có vấn đề gì, đến tôi thì viên bác sĩ sau khi đặt ống nghe chỗ này chỗ kia, liền nói.

"Cậu không biết sức khỏe của cậu ra sao mà đến đây".

"Tôi chẳng biết gì cả".

"Này, lính cũng chẳng chịu nhận cậu đâu, sao mới có hai mấy tuổi đầu mà sức khỏe thế này? Cậu kiểm tra cụ thể xem".

Tôi kiểm tra cụ thể, đúng là sức khỏe tôi chẳng ra gì cả, đặc biệt là kết quả là khí quản tôi bị dãn ra, tên bệnh là bệnh giãn thanh quản. từ lâu tôi đã hay bị ho và sốt. Mỗi lần như vậy, tôi chỉ muốn nằm, tất cả những triệu chứng đó là vì khí quản tôi bị giãn. Không những thế, tôi còn mắc cả bệnh viêm mủ màng phổi. Viên bác sĩ nói với tôi.

"Bệnh giãn khí quản, về cơ bản là không điều trị được đâu, nếu làm việc quá sức sẽ bị sốt, không huấn luyện được, lại có thêm bệnh viêm mủ màng phổi ác tính, người thế mà cậu còn xin đi lính, cậu tưởng quân đội là trường trung tâm dinh dưỡng sức khỏe hả".

Tôi bị đuổi khỏi trại huấn luyện Nonsan vì không đủ điều kiện về sức khỏe, người ta thì tìm mọi cách này cách nọ để trốn tránh đi lính, tôi thì muốn đi lại không đi được vì bệnh tật. Tôi về đến nhà, thậm chí đội phòng chống gián điệp còn cử người đến nhà điều tra xem có phải tôi cố tình tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự hay không.

Ra khỏi trại, tôi được bạn giúp đỡ nhập viện một bệnh viện công. Bệnh viện này không tốn tiền điều trị. Và đúng là cái câu nói người nghèo nhục nhất là khi đi bệnh viện và đi tù quả đúng là không sai chút nào.

Một buổi sáng, khi bác sĩ đi khám luân phiên, bác sĩ trực dẫn theo mấy người thực tập, đang xem bệnh lý của tôi. Tôi đang chợp mắt thì nghe giọng bác sĩ phụ trách

"Thuốc này không đúng với bệnh nhân này đâu, hãy dùng thuốc ...(nói bằng tiếng Anh).

Nhưng một sinh viên thực tập trả lời:

"Bệnh nhân này là người cực nghèo, không thể dùng thuốc đó được ạ".

"Vậy sao".

Họ chuyển ánh mắt sang bệnh nhân phía bên kia, cặp mắt của tôi không thể mở ra vì tôi biết rằng tôi mở ra nghĩa là họ biết tôi đã nghe họ nói gì, và như vậy lại càng bi thảm hơn.

Từ khi sinh ra, tôi mới được vào viện, và ở đây, tôi khỏe phần nào và ra viện sau khoảng một tháng. Do cơ thể tôi hoàn toàn hấp thụ thuốc nên dù thuốc rẻ tiền vẫn có hiệu quả.

Phần 11. Kẻ nhà quê thử sức

Ra viện, tôi lại tiếp tục dọn rác và đi học. Ở nhà tôi có chút thay đổi, khi tôi học năm thứ 3, anh hai tôi tốt nghiệp đại học và vào Kolon làm việc, anh ấy là cậu con trai mà bố mẹ tôi dồn nhiều hy vọng nhất đã kết thúc việc học hành và ra ngoài xã hội. Công việc ở chợ Leeteawon cũng chẳng có gì thay đổi, nhưng bầu không khí trong nhà thì tốt hơn lên được một chút.

Ngoài xã hội, có quá nhiều thay đổi, phong trào dân chủ hóa của các trường đại học vốn trầm xuống vì đàn áp của nền chính qui quân sự 5.16 bắt đầu bùng lên chống lại việc đàm phán Hàn Nhật bị cọi là sự sỉ nhục của chính quyền quân sự. Cuộc phản đối hội đàm Hàn Nhật trở thành phong trào đấu tranh chống độc tài. Phong trào sinh viên vụ 4.19 không có tổ chức bây giờ đã được tổ chức đầy đủ, đối tượng và chủ thể của phản đối, lý luận phản đối của học sinh rõ ràng nên sức tập hợp của sinh viên thật là to lớn.

Tinh thần phê phán và sức đoàn kết của sinh viên lên đến cao trào, các trường đại học đơn khoa bắt đầu bầu chủ tịch hội sinh viên. Tôi quyết định đứng ra tham gia ứng cử chủ tịch hội sinh viên trường mình.

Tôi không thể thực hiện đi vòng để diễn thuyết, chẳng có bạn bè gì cả, tôi cũng chẳng có hội đồng học cũ ở trường. Chỉ có vài đứa bạn đồng hương. Chẳng có sinh viên nào biết sự tồn tại của tôi. Tôi ứng cử trong tình hình như vậy.

Từ thời còn học cấp 2- cấp 3, tôi chưa bao giờ đứng trước đám đông mà nói ra chính kiến của mình, vì tính tôi hướng nội và nhút nhát. Tất nhiên không thể không có lý do khi tôi tham gia ứng cử, trong lúc phong trào sinh viên đang trở thành đề tài chính trị.

Tôi quả thực chiến đấu với cuộc sống của mình từng ngày cho đến năm thứ 2, tôi làm việc từ sáng sớm để kiếm học phí và duy trì sự sống của mình. Tuy cuộc sống của tôi như vậy nhưng nhờ vào môi trường đại học tôi đã mở rộng được tầm mắt của mình. Tôi bắt đầu quan tâm đến dân tộc, dân chủ và phồn vinh của đất nước. Vấn đề hiện tại của tôi trở thành vấn đề ngoài những điều tôi phải quan tâm. Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình phải làm gì khi mình sinh ra ở đất nước nghèo khó?

Trong con mắt của tôi, mục tiêu hoăc lý luận của những học sinh biểu tình thời đó là thiếu thấu đáo. Trừ một số người chủ thể, số học sinh tham gia biểu tình theo kiểu phong trào và "thích" là nhiều hơn.

Tôi cũng là một học sinh, nhưng vì mình đã đặt một chân vào cuộc sống bên ngoài, vì vậy tôi có thể nhìn phong trào sinh viên với con mắt khách quan hơn. Trường học mà sinh viên bỏ tiền học phí đắt ra học, sẽ tồn tại theo kiểu này sao? Trường học phải sớm quay trở lại bình thường. Biểu tình của sinh viên có nhiều trường hợp dừng ở mức độ kích động sự bất mãn của người thất nghiệp, những kẻ giang hồ. Nhìn cảnh xã hội và trường học ngày nào cũng hỗn loạn, lòng tôi nặng trĩu.

Tôi cũng muốn thay đổi tính cách của mình, tôi muốn thoát khỏi thế giới một mình của mình và bước vào xã hội. Tôi muốn thay đổi tính cách của mình hướng ngoại và chủ động.

Tôi chẳng có yếu tố gì để nói là thắng lợi, nhưng với tôi, thắng hay thua đều có ý nghĩa của nó. Dù tôi có thất bại thì cũng nhiều học sinh biết sự tồn tại của tôi, tôi cháy bỏng với suy nghĩ "bây giờ ta không còn là Lee Myong Bark ngày xưa nữa, ta đã là Lee Myong Bark mới, cuộc bầu cử này là bước ngoặt lớn của tôi".

Nhưng khi đăng ký ứng cử, tôi mới biết cái hoàn cảnh thê thảm của mình. Gọi là bầu cử ở trường, nhưng nó cũng đầy đủ các yếu tố như ngoài xã hội. Uy tín của người ứng cử, khả năng lãnh đạo trong thời gian vừa qua, và điều cần thiết nhất chính là khả năng tổ chức và năng lực tài chính. Tôi chẳng có bất cứ yếu tố nào trong 4 yếu tố trên.

Tôi chẳng bàn bạc với ai, cứ đăng ký rồi bắt đầu đi gặp bạn cùng quê. Chúng tôi thay nhau uống vòng ly rượu men ở cái quán cóc Leeteawon và kể chuyện tôi ứng cử, tất cả bọn họ nghi ngờ vào tai mình" Cái gì, cậu mà ứng cử chủ tịch hội sinh viên hả? chưa say sao nói lung tung thế?"

Tôi nói ra lý do tại sao mình ứng cử, nhưng không thuyết phục được các bạn của mình, thậm chí họ còn khuyên tôi là nếu việc học chán quá thì tìm việc khác mà làm, rồi bỏ ra về.

Tôi không dao động vì phản ứng của các bạn và bắt đầu vận động bầu cử. Có hai ứng cử viên, Chẳng có sinh viên nào ủng họ cái thằng nhà quê như tôi, kẻ xuất thân học bổ túc ban đêm, chẳng có bất cứ hành động nổi trội nào, hết giờ học thì biến mất. Đặc biệt là các bạn học cùng năm 3 tỏ ra lạnh nhạt. Khi diễn thuyết, sinh viên năm 1, 2 ngược lại lại có cảm tình với tôi.

Thời ấy, vận động tranh cử chủ tịch hội sinh viên thường làm bằng cách thuê xe buýt cho các bạn đi thăm bàn môn điếm, nhưng cái thằng tiền mua rượu men cũng không có như tôi, thì chuyện họ thường làm chỉ là mơ mộng.

"Tôi không có năng lực để làm điều gì tốt cả, nhưng nếu trúng cử, tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể xây dựng trường học ra trường học, học sinh ra học sinh, tôi sẽ tập trung hết sức để những học sinh thực sự muốn học có thể học ở trường đại hoc có thể học được".

Diễn thuyết của tôi tuy mộc mạc, nhưng chính trực và chân thật.

Đối thủ của tôi, ban đầu vốn chẳng để ý, nhưng còn 2 ngày nữa là bầu cử thì cử người đế gặp tôi. Đó là những người bạn đã khuyên tôi khi tôi nói với họ tôi sẽ tham gia ứng cử. Bạn bè tôi tưởng tôi bỏ cuộc, nhưng thấy tôi nhảy vào cuộc thế này đâm ra khó xử. Khi đó, phía bên kia, cử bạn tôi đến làm "mật sứ".

"Bên kia họ nói sẽ bồi thường tất cả chi phí ứng cử theo yêu cầu và yêu cầu cậu bỏ cuộc, Myong Bark à, cậu không có khả năng trúng cử đâu".

"Không phải tôi nghĩ là mình có khả năng".

"Vậy thì cậu tham gia đến cuối để làm gì, từng này thì mọi người cũng đã biết sự tồn tại của cậu, lúc này nhận lấy tiền và kết thúc là sáng suốt hơn cả".

Nhưng tôi không lùi bước, tôi chẳng tốn đồng nào, cũng chẳng xài đồng nào cả. Đúng là sự thỏa hiệp hèn nhát. Cuộc thuyết phục kéo dài đến tận sáng, cũng có nhiều người về trước vì họ cho rằng "chẳng việc gì phải giúp cái thằng không có khả năng" cả, nhưng cũng có mấy người ủng hộ tôi đến cùng. Họ bỏ tiền tiêu vặt, mua thuốc lá gặp người này người kia thuyết phục bỏ phiếu. Những điếu thuốc của bạn chính là "chiến lược lương tâm" duy nhất của tôi.

Bỏ phiếu xong, tôi chờ mở phiếu. Đây là cuộc bầu cử mà nếu không có yêu cầu bỏ giữa chừng thì tôi cũng chẳng có gì oán hận cả. Tôi tin là tôi đã thắng về mặt đạo đức đối với cái chiến lược dụ dỗ đen tối của đối phương chứ không phải là kết quả bầu cử. Thua, cũng chẳng trách gì nữa. Bây giờ, tôi không còn là thằng nhà quê nhút nhát xuất thân ở chợ Pohang nữa.

Nhưng kết quả mở phiếu, tôi đã trúng cử vì hơn đối phương 40 phiếu. Bước thay đổi to lớn của cuộc đời tôi bắt đầu ở đây. Sự thay đổi để trở thành chủ tịch hội sinh viên tích cực, dám thử thách bắt đầu.

Sau khi trở thành chủ tịch hội sinh viên của trường đại học đơn khoa, tôi cũng muốn thử thách chức vụ Chủ tịch tổng hội sinh viên, nhưng chức vụ này là chức bầu cử gián tiếp qua các đại cử tri là các trường đại học đơn khoa. Và có một sự thật nữa là để thuyết phục được đại cử tri các trường, cần một số quĩ chính trị không nhỏ, tôi cho rằng tham gia trong không khí như vậy là không nên và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ tịch hội sinh viên của mình.

Phần 12. Kẻ chủ mưu vụ 6.3

Năm 1964, tôi đang học năm 4, thì phong vào vận động của sinh viên ngày càng trở nên rầm rộ. Chính quyền quân sự vội vàng trong việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản để có thể có vốn thực hiện cái gọi là xây dựng kinh tế.

Bình thường hóa quan hệ Hàn Nhật dù xúc tiến công khai thì vấn đề chính mà nó gặp phải chính là gặp cảm tình chống Nhật, nhưng chính quyền quân sự lại tiến hành bí mật với phía Nhật bản, vì vậy càng gây ra tâm lý nghi hoặc và phản đối với tất cả người dân.

Vụ 24.3 ở trường đại học Seoul trở thành vụ xung đột đẫm máu và mở rộng ra toàn quốc. Có 81 học sinh bị thương, 288 người bị bắt, ngay ngày hôm sau, tại trường đại học Korea, khoảng 3h chiều, 1000 sinh viên tập trung tại trường và tiếp tục phản đối.

Phong trào này tạm thời bị lắng xuống vì sự đàn áp của chính quyền, nhưng ngọn lửa của nó thì không tắt. trong vòng 3 tháng sau, nhiều vụ việc tiếp tục nổ ra và tính chất của nó cũng thay đổi.

Nhưng chủ tịch hội sinh viên trường đại học Korea tỏ thái độ rụt rè, chủ tịch hội sinh viên các trường đại học khác bèn họp lại ,và bầu ra tôi và Lee Kyong Wu, chủ tịch hội sinh viên của trường Luật thực hiện vai trò chủ đạo.

Tôi đứng ra chuẩn bị cho cuộc biểu tình. Chúng tôi xây dựng kế hoạch là trưa ngày 3 tháng 6, sinh viên của các trường đại học sẽ tràn ra đường. Kế hoạch này phải tiến hành một cách bí mật để tránh sự theo dõi của chính quyền, mà tôi là trọng tâm của vụ việc này.

Đúng như kế hoạch, trưa ngày 3 tháng 6, khoảng 12 ngàn sinh viên của các trường đại học ở Seoul bắt đầu thị uy và tràn ra đường phố, chính quyền hoảng sợ, ngay tối hôm đó 8h tối, họ ban bố lệnh giới nghiêm, và tất cả những lãnh đạo của phong trào sinh viên như tôi đều bị đưa vào danh sách truy nã..

Ngay tối hôm đó, tôi cùng với Lee Kyong Wu, chủ tịch hội sinh viên Luật, trốn về nhà tôi, tôi là người cầm danh sách cán bộ chủ chốt của nhóm, cộng với bản cam kết "Những điều tuyệt đối không được nói ra". Tôi mà bị bắt thì tất cả thành viên đều bị lộ ra, vì vậy tôi giấu biệt tờ giấy này ở nhà mình.

Đúng như dự đoán, hình sự ập vào nhà tôi, chúng tôi nhảy khỏi bờ tường và mỗi người tự tìm cách ẩn thân. Tôi trốn trong thành phố, rồi điện thọai cho anh trai của mình đang làm việc ở Kolon, anh ấy vội vàng giới thiệu cho một người bạn, nhưng anh bạn này lại mới lấy vợ, đang trong kỳ tân hôn, mà cái phòng tân hôn lại chỉ có một gian, tôi thật xấu hổ ở nhờ họ một đêm, rồi ngày hôm sau đành phải ra đi, lệnh của chính quyền sẽ phạt nặng những người nào che giấu kẻ truy nã.

Anh trai tôi nói về Busan có thể có người sẽ che chở, vì vậy tôi qua cầu, đi xuống phía Nam, đường xuống Busan chẳng dễ dàng gì. Lên tàu, nếu thấy dấu hiệu đáng ngờ là lại xuống tàu rồi đi xe buýt. Đi xuống Busan mà mất mấy ngày, nhưng cũng chẳng ở được lâu, một ngày nọ, chủ nhà đưa cái tờ báo vào, nhìn tôi và nói

"Này, cậu nhìn đi, người che dấu cũng bị xử phạt đây này, tôi không muốn chút nào nhưng chắc chắn một ngày nào đó thì cậu cũng sẽ bị bắt, nếu thế thì cái việc cậu trốn ở nhà tôi cũng rõ ràng, tôi sẽ bị phạt, cậu tự xử lý đi".

Tôi chẳng còn chỗ nào để trốn nữa, tiền cũng không có, mà chẳng muốn nhờ vả ai, nhưng điều quan trọng hơn cả là oan ức cho tôi, tôi đâu có lỗi gì chứ?

Tôi ra khỏi nhà, vừa muốn hóng gió một chút nên đi bộ ra đầu đường, trên tường, thấy dán hình ảnh kẻ truy nã. Tôi cũng là người như họ, bèn ghé vào nhìn thử, thì hình ảnh của tôi được dán cùng với những kẻ trọng phạm, nghĩa là tôi chẳng khác gì những kẻ giết người kia cả. Chân tôi khụy xuống. Tôi điện thọai ngay cho anh, anh tôi lo lắng hỏi tôi sắp tới định làm thế nào.

"Em sẽ trực tiếp đến gặp họ, thế này không phải là đầu thú".

"Nếu tự thú, em có thể được giảm án, anh có người quen làm hình sư ở đồn cảnh sát thành phố cùng quê với mình. Em đừng cực nhọc nữa, lên Seoul gặp anh ta xem sao".

"Anh, em không thể đầu thú được, em đâu có lỗi gì đâu chứ? Em phải xuất hiện đường hoàng".

"Đúng thế, em tính thế là tốt, nhưng khi đi lên, đừng để bị bắt".

Con đường lên Seoul còn khó hơn khi xuống Busan, tôi phải tìm cách tránh mạng lưới bắt tôi. Và cuối cùng, tôi gặp được vị cảnh sát đồng hương ở quán trà trước đồn cảnh sát, và tôi "xuất hiện" trước đồn. Nhưng sau này mới biết vị cảnh sát đồng hương làm như vẻ là người bắt tôi, anh ta muốn có tiền thưởng

Nhưng điều làm tôi còn kinh ngạc hơn chính là sau vụ 3.6, không chỉ những địa điểm mà chúng tôi đã gặp mặt, cảnh sát còn biết cụ thể danh sách những ai đã tham gia. Sau này tôi mới biết, trong số cán bộ của chúng tôi có cả tình báo của Cục tình báo trung ương, 10 năm sau, anh ta leo lên vị trí chủ chốt của cục tình báo.

Phần 12. Nhà tù Seadeamoon, nơi sinh tôi ra lần 2

Tôi bị điều tra ở phòng lệnh giới nghiêm, có trụ sở tại bộ tư lệnh phòng thủ thủ đô. Gọi là thẩm vấn nhưng thực hiện dưới lệnh giới nghiêm thì cũng coi như chẳng khác gì tra tấn cả. Mấy viên điều tra quân sự thấy tôi không dễ mở lời nên họ dùng tất cả mọi cách để đe dọa bằng được. Không được ngủ là chuyện hẳng ngày.

" Chúng tao thiếu gì cách cho mày, cho mày vào kho lạnh, hoặc cột mày vào đá rồi vứt ngoài biển Incheon . Cho một thằng như mày về chầu ông bà thì chuyện nhỏ thôi. Mày không muốn chúng tao xử thì có nói cho hết khi chúng tao còn nhẹ nhàng nghe mày. Thằng nhóc".

Nhưng tôi tuyệt đối không khai, vì tôi phải giữ lời hứa với những đồng chí của mình. Hình như họ biết là làm vậy thì chỉ phí thời gian hay sao nên đưa từng chứng cứ nào là địa điểm tập trung, nào là danh sách những người tham gia ra trước mặt tôi. Cái này chắc của mấy nhân viên mât vụ của cục tình báo chuyển sang.

Sau khi kết thúc điều tra, trong quá trình tái xử vụ án của tôi thì lệnh giới nghiêm được bãi bỏ, vụ án được chuyển từ vụ thẩm tra xong chuyển sang tòa phúc thẩm ân sự. Nhưng cũng chẳng phải vì vậy mà án được giảm nhẹ hơn. Tôi bị kết án 5 năm tù. Những "kẻ chủ mưu' khác cũng bi mức án tương tư và bị chuyển đến nhà tù Seodeamon.

6 người trong danh sách điều tra của sự kiện 6.3 thì chỉ còn Park Chung Hon là bỏ trốn, còn lại 5 người khác trong đó có tôi và Kim Chung Tea, Hyung Sung Il, Kim Do Huyn, Lee Kyong Woo đều bị nhốt vào nhà giam đầy những loại thù thường phạm. Những người ở tù trước chúng tôi họ không nhận lễ ra mắt của chúng tôi, mà họ còn đối xử với chúng tôi với tư cách là những học sinh bị bắt chỉ vì đấu tranh chống độc tài.

Phòng giam của tôi đủ loại tù, nào là hiếp dâm, giết người, lửa đảo trộm cắp đủ thành phần toàn là trọng tội. Những phạm nhân thường giết thời gian bằng cách ca ngợi mình bằng sự dũng cảm khi có thời gian.

Những học sinh chịu án lại biến nhà tù thành nơi đấu tranh mới bằng cách tuyệt thực. Ý chí đấu tranh vì dân chủ lại càng mãnh liệt hơn ở trong tù. Mỗi lần ra tòa là những chính trị gia đối lập, nhân sự tôn giáo, luật, văn hóa và cả những học sinh đều chi viện nhiệt tình, cái cảm giác mình như là anh hùng.

Những người đấu tranh chống độc tài biến chúng tôi thành những anh hùng và họ cũng không dấu diếm ý định tìm mọi cách xuyên qua nền chính trị đông cứng. Những nhà chính trị có tiếng kể cả Tổng thống trước của Hàn Quốc Yun Bo Sun cũng đến tận nhà tù để động viên những anh hung trẻ tuổi. Những học sinh bị giam giữ đương nhiên được sự chi viện từ xã hội, cứ như tự mình đi vào con đường tiểu anh hùng chủ nghĩa.

Nhưng khi ở trong tù tôi mới hiểu ra một điều rằng những gì mình làm khi so sánh với những chíến sĩ yêu nước, chíến sĩ quyết tử vì độc lập đã chết trong lao tù. Nếu so với những chiến sĩ đã đấu tranh với chính sách ngoại giao tủi nhục của chính phủ trước đây thì đúng là tôi chẳng là cái gì cả. Chẳng phải ai phê phán đất nước cũng đều là nhà yêu nước. Đó là nghĩa vụ đương nhiên của những thanh niên yêu đất nước. Cái đó không phải là tính cách của việc phóng đại hoặc làm mỹ hóa chủ nghĩa anh hùng.

Sau khi tự cảm nhận được như vậy, những việc trong tù của tôi cũng trở nên rõ ràng hơn. Tôi tập trung vào việc học hành vốn dở dang khi tôi phụ trách chức vụ chủ tịch hội sinh viên và chủ tịch liên hội. Tôi đọc cả những sách mà không phải chuyên môn của mình, suy nghỉ sâu sắc về nó. Tôi đã nhìn lại 20 năm qua, quãng thời gian mà tôi không phải sống mà bám để sinh tồn, tôi cũng nghĩ về con người và xã hội.

Thời gian ở trong tù lại là thời gian "thoải mái" mà tôi vốn không có được trong suốt thời gian qua. Nó là vận may không nhỏ chút nào với tôi.

Trong tù, tôi hiểu về chủ nghĩa lạc quan. Tôi đã từng nghĩ rằng những gì mình trải qua là đáy cùng của xã hội và khốn khổ hơn bất cứ ai. Nỗi tuyệt vọng mà tôi gặp phải là nỗi tuyệt vọng tuyệt đối mà không hể so sánh với bất cứ điều nào khác.

Vào tù mới biết bi quan hay lạc quan cũng chỉ là tương đối. Những người nhìn lên mà sống thì là những người bi quan, nhưng những người nhìn xuống dưới mà sống lại là những người lạc quan. Ở ngoài tù nhìn vào thì cuộc sống này chẳng còn gì bi thảm hơn nữa, nhưng đối với những người sắp phải bước chân ra trường bắn thì cuộc sống này vẫn là điều cực kỳ mong muốn. Nhìn những phạm nhân giết thời gian trong cái tường 15 tấc, tôi đã có thể biến những nỗi tuyệt vọng của mình trong thời gian vừa qua thành tài sản quí giá của mình.

Tôi cũng đã kiểm chứng được khả năng thích ứng kỳ lạ của mình. Thời kỳ đầu, nước rửa mặt buổi sáng không đủ để làm ướt bàn tay. Nhưng chưa đầy một tháng thì tôi đã dùng từng ấy nước để rửa cả tay và mặt.

Cái gọi là cơm thì cũng chỉ có vài hạt đậu trộn với cơm bo bo. Ban đầu, tôi coi thường những hạt đậu đó. Nhưng rồi có mấy ngày cơm không có đậu, khi vận động (một ngày cho 10 phút để chơi hể thao) mới thấy sức khỏe của mình giảm xuống thật nhiều, chẳng hiểu tại sao rất mệt mỏi. Một giọt nước, một hạt đậu cũng quan trọng như vậy đấy. Khi đó tôi mới hiểu rằng để duy trì sinh mệnh của con người, nhiều khi cũng không cần phải đến nhiều nước và đậu làm gì.

Từ đó cho đến ngày hôm nay, tôi chưa bao giờ uống thuốc bổ chỉ vì lý do "phục vụ cho sức khỏe", tôi cũng chưa bao giờ thích thú với cái việc tìm món ăn này món ăn nọ chỉ vì nó tốt cho cơ thể. Những điều đó thái quá nhiều khi lại trở thành hành động tội lỗi đi ngược qui luật của tự nhiên, dù là gì đi nữa, nếu nó trái với bản chất vốn có và đạo lý của nó thì đều có hại cho sức khỏe.

Ở trong tù, tôi đã vạch rõ phạm vi hoạt động của sinh viên. Phong trào của sinh viên cũng chỉ nên dừng ở việc đưa ra vấn đề nào đó dựa trên một tình cảm thuần khiết, chứ phong trào đó mà đứng ra giải quyết thì sẽ phát sinh vấn đề. Quyền đưa ra vấn đề đó đương nhiên là học sinh họ có, nhưng trách nhiệm giải quyết vấn đề thì ở nơi khác.

Ở trong tù tôi cũng thấy rằng không được lấy phong trào sinh viên để làm nghề nghiệp cho mình. Tôi không chấp nhận cái gọi là lợi dụng phong trào sinh viên để lấy ' số má' cho việc hoạt động chính trị.

Tôi cũng nghĩ phong trào sinh viên thời đó nhấn mạnh vai trò của phong trào sinh viên và xã hội cũng có thể là lý luận có khoảng cách với thực tế. Nhưng không phải tất cả những gì lý luận đều phu thực tế.

Cũng giống như cuộc đối thoại phù hợp giữa cha mẹ và con cái. Những gia đình nào mà không có sự đối thoại giữa cha mẹ và con cái là gia đình bất hạnh, cũng chẳng có cha mẹ nào bất hạnh hơn bị con mình coi thường. Nhưng những gia đình chỉ đối thoại vì đối thoại thì cũng khôn thể hạnh phúc. Chỉ đối thoại được khi nào con đáng ra con, cha mẹ ra cha mẹ, công nhận nhau và tin tưởng lẫn nhau. Nhưng cái thời tôi còn trẻ, xã hội thiếu những "ông bố" đúng nghĩa.

Cuộc sống tù tội của tôi bắt đầu từ tháng 6 năm 1964 và kết thúc vào 10 cùng năm, tôi được thả ra với án tù 2 năm và thử thách 3 năm. Ra tù tôi mới biết tôi đã trở thành nhân sự tổi tiếng. Hình như mỗi lần có vụ bắt bớ, giam cầm, xử án, thả đều được đăng lên báo thì phải.

Có một câu chuyện thế này, gia đình bên ngoại tôi sống ở Bayawol, gần Deagu vốn trồng trái cây trang trại, nhà tôi vốn nghèo khó, vì vậy cũng ít về thăm họ hàng bên ngoại, và đương nhiên thì bên ngoại cũng ít liên lạc. Vậy mà từ bên ngoại gừi lên cho tôi một thùng táo, nhưng cái dòng địa chỉ trên thùng táo khiến cho tôi nhớ lâu hơn cả.

" Gửi Lee Myong Park, Seoul, quận Yongsan".

Sau này tôi mới biết thì đó là giỏ táo bên ngoại gửi lên thương cảm cho tôi khi xem báo thấy tôi được thả nhưng chẳng có cách nào tìm ra địa chỉ, họ chỉ biết chúng tôi rời Pohang, lên Yong san ở Seoul sống nên đành phải viết Gửi Lee Muyong Park,Seoul, quận Yongsan" mà thôi. Cái thùng táo không có địa chỉ đó vẫn được chuyển đến căn phòng 2 gian tồi tàn ở phường Hoychang cũng nhờ sự nổi tiếng của tôi.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro