Chương 1: Sống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dưới thời kì Mao Trạch Đông nạn đói diễn ra kéo dài, le lói dưới sự sống yếu ớt ấy có một đốm lửa mang sự sống mãnh liệt, niềm hi vọng len lỏi trong căn nhà nhỏ của Phùng. Song thân Phùng là lão sư nghèo, sanh phụ tên Lưu Kiều, sanh mẫu tên Lưu Thị Keo. Nhà có miếng đất nhỏ đủ để trồng khoai. Thời ấy, người ta ăn cơm độn với khoai mì, khoai lang, củ sắn, uống nước gạo, ăn tí cá bắt được ngoài suối đã là niềm hạnh phúc. No bụng là điều quá may mắn, sa sỉ. Cuộc sống của Phùng cứ lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt ở Trung Quốc. Đến tuổi Phùng được đi học khổ nỗi ba mẹ là lão sư học thức cao, uyên bác. Phùng lại chỉ hứng thú với võ học không thèm để tâm đến học chữ. Bà Keo ức lắm! Quyết cho Phùng đi học chữ bằng mọi giá mong con chữ sẽ giúp anh đổi đời. Cuộc sống sẽ sang trang mới tốt đẹp. Nhưng  anh học chữ quá đỗi chậm, không viết được chữ bị bạn bè đồng trang lứa cười nhạo, giễu cợt. Thấy con không hứng thú gì với vệc học ông Lưu Kiều gửi Phùng cho ông Trương Hào là lão sư dạy võ ở trên núi, nghe thế Phùng mừng như cá gặp nước. Học võ nghệ được vài năm nạn đói diễn ra ngày càng thảm khốc. Thương nhớ gia đình Phùng từ giã lão sư Hào xống núi tìm về nhà song thân.

Về đến nhà khóe mắt Phùng cay cay khi thấy mái tóc của ông Kiều bà Keo đã điểm bạc. Ngôi nhà nhỏ cùng trò chuyện, tâm tình sau những năm tháng xa cách. Tháng ngày hạnh phúc chưa tận hưởng được bao lâu thì bạo loạn xảy ra thường xuyên. Người dân nghèo đói khát chỉ còn xương với da, những người gia cảnh khá hơn một chút thì cũng ốm tong teo. Khói lửa đốt xác chết mịt mù ôm trọn vùng trời.

Hôm nọ, xa xa một nhóm người ngoại quốc da trắng, mũi cao, đeo trên vai là cây súng dài đi cùng họ là một ông thông dịch người trung quốc gốc. Thấy nhóm người người ngoại quốc kì lạ tay còn vác theo súng dài khiến người dân nơi đây không khỏi e dè. Ông thông dịch nâng cái mắt kính gọng tròn, dòm ngó xung quanh rồi cất giọng:
- Ai không muốn chết đói thì theo Pháp!      

Pháp cho tàu đến rước dân đi, có nói rõ ‘’tự nguyện không ép buộc’’, ai muốn đi thì xuống hạm. Sự thực, chẳng có bữa ăn nào miễn phí. Nhóm người này sẽ phục vụ cho mục đích chiến tranh của Pháp. Năm đó, Phùng 17 tuổi song thân Phùng dặn dò không khỏi nghẹn ngào:

- Văn Phùng! Con hãy đi đi để tìm sự sống. Còn ta già rồi ở lại quê hương, chết thì chết ở quê hương.

Cuộc đưa tiễn diễn ra nhanh chóng cùng những lời tâm tình chân thật nhất, những nỗi lo vô hình ôm lấy gia đình nhỏ nhưng không thể ghì chặt đôi chân đi tìm sự sống. Ba người ôm nhau khóc thương cho kiếp người quá bạc bẽo. Bà Keo dúi vào tay Phùng bức hình anh chụp với bà nội lúc tròn 6 tuổi. Dặn đem theo để nhớ về quê hương xử sở.

Xuống hạm Pháp cho dân tị nạn ăn nào là heo quay, gà nướng, cháo hành, bánh mì, cơm trắng nóng hổi. Người ta chỉ biết ăn và ăn, họ nghĩ thà chết no còn hơn chết đói. Ăn no rồi chết cũng được, lí tưởng sống của con người khi người ta không còn gì để mất quả thật quá đỗi đơn giản. Người ta dễ dàng so sánh cái no với sinh mạng của mình như một phép bù trừ cân bằng và có lời nhất. Có lẽ cái đói đã làm cho họ thật lố bịch và thiếu suy nghĩ. Đi ngược lại với lối suy nghĩ nông nỗi ấy, Văn Phùng đâu dễ bị cám dỗ, anh chỉ ăn một ít vừa no kẻo ăn no quá mà bể bụng chết đi thì thà ở lại Trung Quốc chết cùng ba mẹ còn ấm hơn. Suy nghĩ ấy vừa lướt qua chớp nhoáng thì tiếng nôn, tiếng ói mửa, tiếng khò khè của những hơi thở yếu ớt đã phả ra khắp hạm. Một tốp người đã chết vì quá no, người thì chết vì nghẹn, người thì chết vì phác ách, người thì chết vì giẫm đạp nhau để tranh giành thức ăn. Xác chết được quân Pháp quăng xuống biển cho cá mập ăn, họ quăng dứt khoác không do dự và không chút tình người. Những cảnh tượng ấy đã dạy cho tốp người còn sống trên hạm bài học đầu tiên đắt giá.

Văn Phùng theo Tây đi lính Pháp ở Pháp được 2 năm, Pháp đưa sang Miên đi lính được 3 năm, sau đó lại đưa qua Sài Gòn đi lính. Phùng đi đo đất trong kinh dưới thời Pháp gặp nàng Thị Được là con của kiểm điền làm việc cho Tây. Phùng không dám cưới Được ở quê, mặc dù bản chất Phùng không ác vì hoàn cảnh buộc phải đi lính cho quân Pháp nhưng suốt chặng đường Phùng chưa từng làm việc ác cũng chẳng dám chống lại nòng súng của bọn Pháp, anh chỉ dám âm thầm mượn tay dân giúp quân giải phóng ta lương thực và bao che cho quân giải phóng được thoát thân nếu chẳng may bị lính bắt. Phùng nhận họ là người quen rồi thả họ đi. Trong đầu óc, tư tưởng, lương tâm và trái tim Phùng vẫn phân biệt được đúng sai, phải trái nhưng phận là kẻ giữa, một bên là quân Pháp giúp anh sống xót khỏi nạn đói, một bên là quân Việt Nam đấu tranh vì chính nghĩa và Việt Nam có người Phùng yêu. Anh chỉ dám biên thơ ghi địa chỉ rõ ràng, xin phép ba mẹ Được cho anh nên duyên cùng nàng. Trong thơ anh bảo:

‘’nếu Được thương anh xin hãy theo địa chỉ này tìm anh, anh sẽ cho em một cái đám cưới hoành tráng,một cuộc sống đủ đầy và một người yêu em đến hết đời!’’.

Nghe theo tiếng gọi tình yêu Thị Được khăn gối lên Sài Thành tìm Văn Phùng mặc cho ba mẹ hết lời khuyên can. Thị Được bất chấp mọi thứ, hi sinh cả danh dự và mang tiếng là ‘’cột đi tìm trâu’’.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro