1.2. Từ Anh sang "Mỹ"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Học đại học quốc tế chẳng khác gì thay cho đày ải sang Anh thì giờ đày ải sang Mỹ... ở Việt Nam.  

"Vừa nãy em ở đâu vậy? Tôi đi vệ sinh ra đã không thấy em đâu?" - một người đàn ông tầm 50 tuổi, được biết đến như phó chủ nhiệm khoa quản trị, hỏi anh.

"Em đi uống cà phê." - anh lật mở tờ báo trên tay.

"Ồ..." - ông thầy đang định chỉnh tư thế để chuẩn bị ngủ thì chợt nhớ ra gì liền hỏi - "...mà này, ai cho em lấy áo tôi mặc?"

Môi anh giật giật, nhìn xuống cái áo gì mà chim cò hoa lá, nắng biển Hawaii làm anh muốn phát ói. Nhưng cũng chẳng biết làm cách nào, số anh xui nên bị người ta tưới nguyên cà phê vào người, chẳng nhẽ lại mặc cái áo loang lổ màu nâu nhàn nhạt còn thơm mùi thạch đấy lên máy bay?

"Em mượn tạm." - anh thở dài ngao ngán.

Ông thầy thấy anh mặc áo của mình thì liền nở nụ cười gian tà, hơi kéo người ngồi dịch sát vào anh làm anh thấy lạ mà phải lui lại phía sau. Mày cũng nheo lại vẻ tránh vi-rút lây bệnh.

"Tôi đã bảo mà, mang nhiều quần áo đi một chút, không nghe cơ!" - ông ấy bĩu môi một cái - "...nói thật đi, em cứ cố tỏ vẻ lạnh lùng làm gì, thích mặc kiểu này bao giờ tôi mua cho vài cái xài thả ga luôn." *mày nhếch nhếch liên tục*

"Em xin thầy..." - đôi mày của anh cũng giật giật vô định, giọng nói mang muôn phần uể oải. Đã nếm đủ vị xui, giờ đến người đi cùng cũng bệnh hoạn thế này sao? Chẳng nhẽ anh lại bán nude?

Ngữ tưởng cái sự xui xẻo chỉ đến đây là chấm dứt, vậy mà đâu có được như mong đợi! Người thầy đáng kính của anh máy bay vừa cất cánh là lăn ra ngủ, mà ngủ xấu tướng đến nỗi chân gác lên đùi anh, tay vắt đè sang bên anh, cổ họng rất không an phận mà thải ra cái tiếng như chục con bò thi nhau rống. Và tất nhiên, những người lịch sự sẽ rất nhanh chóng tỏ ra khó chịu mà quay lại nhìn, anh thấy vậy chỉ biết cười gượng chữa ngượng, đồng thời sắp đặt lại vị trí dáng ngủ của ông ấy cho duyên dáng.

Nhưng tại sao mấy bác gái cùng với mấy cô tiếp viên cứ nhìn anh mà che miệng cười vậy? Khó hiểu, anh nhìn theo ánh mắt của họ xuống chiếc áo chim cò lai tạp thổ dân anh đang mặc trên người... lý do là đây sao?

Hai mày của anh không hẹn mà dính vào nhau, răng cắn lấy môi dưới, nắm tay siết chặt, anh cố điều chỉnh để kìm nén sự tức giận vẫn đang âm ỉ từ lúc ở sân bay! Ông thầy này là tiểu đại họa, cô gái đó là đại đại họa...chắc chắn sáng nay đi ra ngoài cửa anh bước nhầm chân trái rồi!

.........

Sân bay Nội Bài...

Suốt cả lúc lên máy bay cô đã không ngớt dùng nhãn thần xem chàng trai sân bay rúc vào khóm nào. Nhưng chắc có lẽ không ngồi gần, hoặc có thể anh ngồi khoang thương gia không biết chừng. Nghĩ vậy nên Lam Anh đành ngậm ngùi về chỗ sau một loạt những ánh nhìn không mấy thiện cảm của hành khách. Có vẻ anh ta làm cô phát điên rồi!

Ngồi về chỗ, Lam Anh cắm tai nghe cố trấn an bản thân rằng: anh ta chỉ xuất hiện thoáng qua một lần, phải tu nghìn năm mới được ngắm trai đẹp một phút! Không nên quá tham vọng mà thất vọng! Nhưng cơ bản nghĩ cũng chỉ là nghĩ thế, an ủi cũng chỉ là an ủi vậy, còn việc trái tim cứ hồi hộp không yên cùng hình ảnh của ai đó liên tục lập lòe trong não, khiến cô đến khi đặt chân xuống sân bay quê nhà thì mắt vẫn không ngừng tìm kiếm anh, là điều ngoài khả năng kiểm soát.

Hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam rồi lại hướng Bắc; cứ thể như anh ta đã thành bọt biển tan biến ngay sau lần đầu xuất hiện trước mặt cô vậy. Tiếc nuối ư? Có chứ. Bọn con trai thì nhìn gái đẹp là điên loạn cả lên; con gái cũng đâu khác gì - nhìn thấy giai đẹp mà không mê mẩn thì quả không phải một đứa con gái đã trưởng thành.

Lam Anh thở dài ngao ngán đi ra cổng sân bay, vẫy gọi một chiếc taxi, cô tự ra về. Cũng chẳng phải chuyện gì làm lạ, cô từ năm cấp hai đã sang Anh học, đến hết cấp ba đáng nhẽ phải học tiếp lên đại học thì người mẹ chơi bạt mạng mà cũng kiệt tỉ mỉ của cô lại lôi cổ cô về nước học. Hỏi "n" câu hỏi cũng chỉ nhận được một câu trả lời: "Nuôi con bên Anh mẹ phải bớt mấy buổi vẽ móng, spa, yoga. Nay mẹ già rồi, thiếu những cái đó sẽ thành quái vật mất. Chịu khó về nước đi con gái.". Bởi vậy, cái việc con đi học nước ngoài về mà chẳng thấy gia đình đi đón đâu cũng chỉ là bình thường như cân đường hộp sữa ở nhà cô. Tự lập là số một!

Cũng đã một năm kể từ lần gần nhất cô về thăm nhà, Hà Nội đã thay đổi nhiều quá. Nhiều cái mới hơn làm cô đi đường về nhà mà ngỡ tưởng ông taxi lừa đảo đi đường khác để bán cô sang Trung Quốc. Nhà cô ở trên mạn phố cổ, năm trước về vẫn chưa tấp nập, bây giờ thì đông đến nỗi cô phải bảo taxi dừng ở đầu đường rồi tự kéo vali vào nhà. Thật là có nhiều đổi khác!

"Mẹ ơi! Con về rồi." - Lam Anh từ đầu cửa đã nói lớn.

"A, chị Lam về rồiii..." - thằng Bin nghe thấy giọng cô thì liền siêu vẹo chạy ra đón như say rượu.

Lam Anh hơi nhún người xuống, đưa hai tay ra đón thằng em yêu quý. Cô bế nó lên, thơm vào cái má búng ra sữa của nó một cái thật kêu rồi hỏi:

"Mẹ đâu Bin?"

"Mẹ vừa chạy sang nhà bác Bình mua gạo rồi." - nó nói với cái giọng trẻ con cao cao chua chua, nghe đến là muốn yêu.

"Thế à, thế Bin ở đây đợi chị à?" - cô một tay kéo va li, một tay bế Bin vào nhà - "...dạo này có được nhiều phiếu bé ngoan không?"

"Có, Bin được nhiều lắm, bố còn thưởng cho Bin một con lật đật hình cô gái trên phiếu bé ngoan nữa cơ!" - nó vui vẻ kể lể.

Con lật đật - hình cô gái - trên phiếu bé ngoan... bố có nhất thiết phải tặng món quà mị dân lòng trẻ thế không? Bá đạo quá đi! = =

........

Ăn xong cơm nước hàn huyên với gia đình, giúp mẹ rửa bát chán chê, Lam Anh lên căn phòng cô gắn bó tuyệt có ba năm. Cũng tại là khi xây phòng riêng thì năm sau cô sang Anh rồi, nên thật sự để nói nhớ nhung đến nỗi hít hà từng cái vữa tường thì không phải, chỉ là thấy phòng mình vẫn gọn ghẽ như mọi khi, cô có cảm giác rằng: Mình đã về nhà!

Nhưng...

Cái cảm giác "Mình đã về" cũng chỉ kéo dài một tiếng hai mươi ba phút bốn mươi sáu giây. Vì sau tiếng mở cửa cái "Rầm" thô bạo của mẹ, đời cô lại lần nữa rẽ sang một hướng hoàn toàn mới!

"Gì vậy mẹ?" - cô có phần mệt mỏi nhìn mẹ mà nói.

Mẹ không nói, chỉ quẳng vào người cô một quyển catalogue về cái gì đó.

"Đọc đi rồi mẹ nói tiếp." - cái giọng điệu nghiêm túc đến sởn da gà của mẹ làm cô không muốn cũng phải ngó ngàng qua.

"Học viện Emerald - học viên hàng đầu tại Mỹ chuyên đào tạo những ngành nghề trọng điểm. Thành lập từ năm 1983, học viện Emerald là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên tại Mỹ. Năm 2010, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sau đại học và kiếm được việc làm với mức lương cao (>$130.000/tháng) ở Mỹ là 49,34%; trong đó sinh viên của học viện Emerald chiếm 18.7%. Được cung cấp trang thiết bị hiện đại nhất, kiến trúc tinh xảo mang đến một không gian học cuốn hút và hiệu quả cho sinh viên, việc giáo dục ở Emerald luôn được đánh giá cao và đứng trong top 20 thế giới. Hơn thế nữa, theo học tại học viện Emerald, sinh viên sẽ có cơ hội được tham gia những hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này sẽ giúp sinh viên có những thời gian trải nghiệm thật sự..." - đọc một loạt, Lam Anh vẫn thấy khó hiểu bèn quay ra hỏi mẹ - "...cái gì đây mẹ?"

"Đọc tiếp đi."

"...học viên Emerald hiện giờ đã có mặt ở 12 nước trên thế giới bao gồm:....." - cô đọc hết tất cả các đất nước và khựng lại tại chữ VIỆT NAM to oành ở cuối dòng! - "Cái gì, cái học viện khủng hoảng này xây ở Việt Nam rồi á?" - mắt chữ A mồm chữ O, Lam Anh không thể tin vào mắt mình.

"Đúng, từ bốn năm trước rồi!" - mẹ bình thản đến khó hiểu.

"Vậy...mẹ..." - cô vừa giơ cái catalogue vừa chỉ vào đó, mắt mở to như đã mập mờ đoán ra ý định của mẹ.

"Ừ, đúng, mẹ định cho con vào học ở đấy!" - mẹ nhún vai.

"Ha! Hóa ra mẹ kéo con về đây là đã có cả một kế hoạch hoàn hảo rồi đúng không?" - cô vẫn không thể tin nổi.

"Mày nói như mẹ tống mày đi nghĩa vụ quân sự ấy!" - mẹ vừa nói vừa đánh thùm thụp vào vai cô.

"A... A..." - Lam Anh vừa kêu vừa ôm lấy bả vai đang bị tra tấn vừa hét lên - "...mẹ nói như thể con chuyển giới mới về ấy."

"Mày mà không nghe lời mẹ, mẹ cho mày đi chuyển giới thành đàn ông luôn."

"Thế giờ mẹ muốn gì ở con?" - Lam Anh vùng tay kéo rụt người lại để tránh mấy cú đánh như búa tạ - "...làm thế nào để vào trường?"

Nghe thấy cô đã bị khuất phục, mẹ Lam Anh mới tha cho cái vai của cô mà nhẹ giọng:

"Vụ đó nếu thẳng căng ra thì con gái mướt mùa mới vào được, nhưng không sao, mẹ lo đâu đấy rồi."

"Thế là thế nào?" - cô xoa vai nhíu mày hỏi.

"Lại nói nữa tao cho mày phế liệt luôn bây giờ." - mẹ giơ tay lên dọa nạt - "...nuôi mày như nuôi lợn, cho mày học toàn trường tốt mà kết quả của mày lẹt đa lẹt đẹt đến thảm họa thế hả? Để bố mày biết thì ở nhà bán rau con nhé." - mẹ chu chéo cay nghiệt.

Bị dọa phun ra bí mật động trời, Lam Anh chợt xum xoe ra mặt. Rất nhanh lẹ mà nhảy vào bóp vai xoa đầu cho mẹ: "Con cám ơn mẹ nhiều lắm, con sẽ chăm học! Vậy bao giờ học thế mẹ?" *giọng ngọt như mía lùi*

"Cái mỏ của mày mà đổi ra điểm số có phải tốt không? 25 tôi đưa chị đến trường."

"Vâng, tuân lệnh sếp!" - Lam Anh đưa tay kiểu quân đội, ngực ưỡn, thẳng lưng, khuôn mặt nghiêm túc - "...giờ con đi bỏ đồ ra mẹ nhé."

"Khỏi!"

"Dạ?"

"Bốn năm đại học, con ở trong kí túc xá trường luôn." - mẹ nhoẻn miệng cười hiền hòa.

"Dạ?" - Lam Anh bật nhảy như tôm - "...sao lại kí túc xá?"

"Ơ kìa, cái trường đấy ở cách trung tâm thành phố 30km có lẻ, con tính đốt tiền hay sao mà định về nhà?" - mẹ ra vẻ mặt: Chắc chắn phải thế!

Không còn nói được gì nữa. Đây thật là thảm họa mà! Đúng là không đâu tự nhiên mẹ cô bắt năm cấp ba cô phải học cho tử tế. Nghĩ là mẹ chỉ nhắc nhở theo năm, nên thực lực thế nào cô vẫn học như vậy. Ai ngờ đâu là có dự tính cả? Cái gì mà học viện, cái gì mà ở kí túc xá, cái gì mà....! Thà học đại học trong nước còn được ở nhà, học đại học quốc tế chẳng khác gì thay cho đày ải sang Anh thì giờ đày ải sang Mỹ... ở Việt Nam. Nói gì thì nói, ở Anh vẫn còn được sống ở nhà dì, nay sống chung chạm với một loạt những cá thể cùng loài nhưng không cùng suy nghĩ... ngày mốt ngày hai sẽ đánh nhau bửa sọ mất thôi ><

Tương lai thảm họa sắp mở ra rồi....!!!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro