Lời dẫn nhập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỘI ĐỒNG TỨ GIÁO

(QUYỂN NÔM LATINH);

(in lần thứ 14; imprimerie de la mission, 1959)

Hình minh họa

Tự Tích

Thuở đời Lê Cảnh Hưng, chúa Trịnh là Tịnh Đô vương, có bắt đặng hai thày cả: một thày
phương tây, một thày bổn quốc, giam ở Kẻ Chợ, tại Khố Bành.

(Đó là linh mục Giaxinta Castanhoda người Tâybannha và linh mục Vinxentê Phạm Hiếu Liêm người VN, cả 2 thuộc Dòng Đaminh, được phúc Tử đạo, và đã được ĐTC Gioan Phaolô 2 nâng lên hành Thánh. Các Ngài được kính vào ngày 7 tháng 11 hàng năm.

Cuộc tranh luận của 2 Đấng với các vị tôn giáo kia đã được ghi lại trong quyển "Hội Đồng Tứ Giáo". Có thể đã được sửa chữa, thêm bớt trong các bản chữ nôm, Latinh và Việt ngữ)

Khi ấy có một quan lớn, là chú chúa Tịnh Đô vương, chưa có đạo, mà mẹ người là bà Thượng

Trâm, quê ở Cảnh Viên, Hải Dương xứ, vốn có đạo, thường khuyên con chịu đạo, song quan

lớn chưa biết đạo thật hư là thể nào. Lại thấy nhà chúa kính vì (kính trọng) thày chùa bà vãi, cùng chuộng

bên phù thủy pháp môn, thì lòng cũng muốn theo bên chúa, cho ra một ngõ cho dễ hơn.

Nhưng lại thấy bà Thượng Trâm năng nhắc đến sự đạo (công giáo); bởi người có lòng kính mẹ lắm, thì

cũng phải chìu (chiều theo) cho bằng lòng mẹ.

Vậy quan lớn đòi các thày đạo đến dinh người mà nói lẽ đạo cho người nghe, xem bên nào

phải trái là thể nào. Khi ấy có thày đạo Nhu (đạo Nho), thày đạo Lão tử, thày đạo Thích ca (Phật) và hai thày

cả (linh mục) đạo Thiên Chúa (công giáo), cũng đều đến đó cả.

Bấy giờ quan lớn dạy rằng:

Vốn lòng ta chuộng sự thật, muốn biết đạo nào là đạo chính để ta thờ phượng. Vậy các thày

đạo đã đến đây, thì phải giảng giải lẽ gì là lẽ chính trong đạo, cùng phải nói một khi một

người, cứ thứ tự, cho ta nghe mà xét mới đặng.

Trước hết Nhu sĩ rằng:

Thân lạy quan lớn, vốn từ xưa đến nay chẳng những một nhà nước ta, mà lại 18 nước chư

hầu và các nước bên phương đông này, các đấng đế vương, công hầu, sĩ thứ, đều chuộng ba

đạo ta, lấy làm chính đạo; còn đạo ngọai quốc Hoa Lang, là đạo dị đoan, dối trá, phi lý, nào

có sự gì thật mà phải bàn hỏi làm chi? Ví bằng đạo ấy chơn thật, thì nhà chúa chẳng cấm;

như phô thày Hoa Lang ngay lành, thì sao nhà vua bắt mà làm tội ? Ấy trước nhà vua đã

nhận xử tử mấy người, rày phô thày này còn theo thói cũ, lại lén vào khuyên dỗ dân ngu, cho

nên phải bắt giam; nào có thạnh (thịnh) chi ? –Vậy phô (phần) thày Hoa Lang có lẽ gì muốn thưa, để quan lớn thẩm xét cho, thì hãy thưa.

Tây sĩ rằng:

Thân lạy quan có lòng rộng thương cho chúng tôi đặng nói sự đạo, để người xét sự phải lẽ

cho thì chúng tôi mừng lắm. Song chúng tôi nghe lời Nhu sĩ nói rằng: "Vốn từ xưa đến nay,

các đấng đế vương lấy ba đạo ta làm chơn chính" thì sao trong tựa Đại học rằng: "Từ vua

Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh đế, Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ, nối trào lên ngôi lấy

đạo trị dân ?" mà khi ấy chưa có đạo Nhu, đạo Lão tử, đạo Thích ca (đạo Phật), vì ba đạo ấy mới có sau

đời nhà Châu. Vậy các vua đã kể trước đó lấy đạo nào mà trị thiên hạ ? Vậy lời rằng: "Từ xưa

đến nay các đấng đế vương đều lấy ba đạo ta làm chơn chính, đã ra đều chẳng thật.

Lại rằng: "Ba đạo ta là chính đạo, còn đạo ngoại quốc là đạo dị đoan". Ấy vậy đạo Nhu thì ở

nước Lỗ, đạo Lão tử mới có đời nhà Châu, vua Chiêu vương, ở xứ Hồ Quảng, đạo Thích Ca ở

nước Thiên Trước phía tây; chớ thì ba đạo ấy chẳng phải là đạo ngoại quốc sao ? Sao Nhu sĩ

nhìn lấy làm ba đạo mình ? Nói làm vậy có thật chăng ?

Lại gọi đạo chúng tôi là đạo Hoa Lang; song thật chúng tôi chẳng phải là người Hoa Lang,

cùng chẳng có đạo nào là đạo Hoa Lang, và chẳng biết Hoa Lang là nước nào nữa. Vốn

chúng tôi là Tây sĩ đại tây dương các nước thờ phượng Thiên Chúa; cho nên đạo chúng tôi

gọi là đạo Thiên Chúa. –Mà bởi chúng tôi ước ao cho thiên hạ mọi nước biết đạo Thiên Chúa

mà thờ phượng cho đời sau đặng hưởng phước thanh nhàn trên thiên đàng, nên chúng tôi

bỏ quê nhà đất nước, sang bên này, có một ý muốn giúp linh hồn người ta đặng thoát

hình phạt hỏa ngục, mà lãnh phước thiên đàng mà thôi.

–Vậy chúng tôi đi qua nước nhà Minh (bên Tàu), cũng đã ở đó một ít năm; đoạn mới

sang đến nước này; bấy lâu những châu lưu đi khuyên người ta làm lành lánh dữ cho đặng

phước thật. –Mà Nhu sĩ rằng: "Nếu đạo ấy có chơn thật, và phô thày nói ngay lành, sao nhà

vua bắt mà làm tội?" Việc nhà vua, chúng tôi chẳng dám xét; song chúng tôi xin hỏi Nhu sĩ

đều nói khi nãy rằng: "Vốn từ xưa đến nay, các đấng đế vương đều yêu chuộng, lấy ba đạo

ta làm chánh đạo." thì sao đời vua Tàn thỉ Hoàng nghe lời người Lý Tư mà đốt sách Nhu?

Đến đời Đông Hán, vua Minh đế chuộng đạo Thích ca mà chê đạo Nhu; đời nhà Tống, vua

Huy tông chuộng đạo Lão tử mà chê đạo Thích ca. Chớ thì ba đạo ấy, khi nào thật, khi nào

giả, khi nào chánh khi nào tà, mà đấng đế vương khi yêu khi ghét , khi khen khi chê cùng

cấm đoán làm vậy, thì lẽ làm sao ? Xin Nhu sĩ hãy giải đều ấy, rồi chúng tôi sẽ thưa đều kia.

Nhu sĩ rằng:

Người là đấng làm vua cai trị, hễ người phán dạy thế nào thì thiên hạ phải vưng cứ, nào có

biết đặng vì lẽ làm sao.

Tây sĩ rằng:

Đã vậy thì ông đừng cứ đều (điều) ấy rằng: Nếu đạo chơn thật sao có cấm, sao có bắt người mà

làm tội làm chi ? –Lại nói rằng: "Đạo ngoại quốc là đạo dị đoan phi lý." thì trong đạo chúng tôi

xét thể này: Một là xét cội rễ người ta bởi đâu mà sinh ra; hai là xét người ta ở đời này phải

làm thể nào; ba là xét sự cùng người ta chết rồi đi đâu; Ba đều ấy, xin quan lớn và các thày

xét có phải là đạo dị đoan phi lý chăng ?

Bấy giờ quan lớn rằng:

Những đều ấy xem ra cũng có lý, thì trong bốn đạo phải bàn giải ba đều ấy là thể nào cho ta

nghe, song hãy giải một ngày một đều, mới có giờ mà giải cho cùng lý.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro