tdg

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.Nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam:

Việt Nam với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhân hoá các hiện tượng thiên nhiên thành các vị thần nên cùng với tranh Tết, tranh thờ cũng có rất sớm. Cả hai đã trở thành nhu cầu của nếp sống văn hoá, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hoá truyền thống của dân tộc.

Do nhu cầu của tục chơi tranh Tết và thờ cúng, tranh dân gian phải có số lượng lớn nên người Việt Nam từ lâu đã biết đến kỹ thuật khắc ván để in. Vào thời Lý (thế kỷ 12) đã có những gia đình chuyên làm nghề khắc ván. Cuối thời Trần đã in được tiền giấy. Đến thời Lê Sơ lại tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và cải tiến thêm một bước nữa. Cũng từ đây, trong dòng chảy của mỹ thuật truyền thống - dân gian bắt đầu có sự phân hóa để ngày càng phát triển đậm nét.

Bắt nguồn xa từ nghệ thuật nguyên thuỷ, nghệ thuật tranh dân gian đã nảy sinh từ thời xa xưa… Xuất hiện từ thời Lý (1010-1225) đến nhà Hồ (1400-1414), được duy trì, phát triển mạnh dưới thời Hậu Lê (1533 -1788), song song với việc in và phát hành tiền giấy, cũng như cùng với Đạo Phật thịnh hành.

Năm 1396, vào cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy gọi là “Thông báo Hội Sao”. Các đồng bạc đều in hình vẽ khác nhau tuỳ theo giá trị của chúng: rong, sóng, mây, rùa, lân, phượng và rồng. Nghệ thuật vẽ tiền đạt đến đỉnh cao, kỹ thuật khắc in rất tinh tế, từng tờ in đều hết sức chuẩn xác. Nhưng kỹ thuật in không là độc quyền của Nhà Nước. Vẫn có người như Nguyễn Nhữ Các trốn vào núi Thiết Sơn in tiền giả.

Và mấy thập kỷ sau, Lương Nhữ Hộc (người Hải Dương) đỗ Thám Hoa đời Lê Thái Tông (1434-1442) đi sứ nhà Minh có tìm hiểu thêm về nghề in ván gỗ của Trung Quốc. Về nước ông cải tiến ván khắc và in cổ truyền của ta, ròi dạy cho dân làng Hồng Lục và Liễu Tràng quê mình. Lương Nhữ Hộc trở thành “Tổ sư” nghề in khắc ván từ đấy.

Thế Kỷ XVII tranh dân gian phát triển khá mạnh. Chẳng những được người dân thôn quê ưa thích, tranh dân gian còn thâm nhập tự nhiên vào nhà quyền quý, khá giả ở kình thành. Nhà thơ Hoàng Sĩ Khải (người làng Lai Xá, Hà Bắc) khi tả cảnh Tết ở Thăng Long, trong bài thơ nổi tiếng “Tứ thời khúc vịnh” đã ghi lại:

“Chung Quỳ khéo vẽ nên hình
Bùa đào cấm quỷ phòng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm
Dưới thềm hoa điểm Thọ Dương”

Hình “Chung Quỳ” và bức “Bùa Đạo” mà nhà thơ nói đến ở đây là hai bức vẽ thần Thân Thư và Uất Luật (Còn gọi là Thần Trà và Uất Luỹ) có thể xua đuổi tà ma theo quan niệm dân gian bấy giờ, về hình tượng và ý nghĩa có thể liên tưởng đến bức tranh “Ông tướng” canh cổng sau này. Bức tranh “Gà” cũng biểu tượng cho quan niệm đó – gà gáy lên sẽ xua tan đêm tối cùng tất cả ma quỷ, giữ yên vui cho mọi nhà. Vì thế, tranh Gà rất phổ biển trong các dùng tranh dân gian của ta, từ tranh Đông Hồ, Hàng Trống, đến Kim Hoàng

Sang thế kỷ XVIII, tranh dân gian phát triển khá mạnh. Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng, một họ lớn làm tranh ở trung tâm sản xuất tranh dân gian Đông Hồ thì dòng họ này đã 20 đời làm nghề in tranh, tức trải qua trên dưới 500 năm, tương đương thời gian mà Hoàng Sĩ Khải nói đến các bức tranh “Gà”, “Chung Quỳ”, “Bùa đào”.

Những hiện vật lưu giữ được tại Viện Bảo Tàng lịch sử Việt Nam, trong số ván khắc tranh Hàng Trống còn giữ được có các ván khắc mang kí hiệu I.5484a.b.c.. khắc cả hai mặt, đề tài lấy trong kinh Phật, tích truyện cổ. Mặt ván có khắc niên đại “Quý Mùi lục nguyệt khởi Minh Mệnh tứ niên” (Năm Quý Mùi, tháng Sáu, tức năm Minh Mệnh thứ tư) – tức là khắc vào năm 1823.

Đến thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của thời cuộc, giấy dó không có, giấy báo cũng hết, tranh dân gian phải in trên giấy học sinh đã viết với số lượng ít, lại in rất xấu. Đến nay chỉ còn làng tranh Đông Hồ (Hà Bắc) còn giữ được nghề cho đến sau này, với tính cách là một nghề phụ thủ công, chủ yếu làm tranh địêp và chủ yếu là hàng xuất khẩu.



Mỗi dòng tranh có một phong cách riêng, song tất cả đều được dựng hình theo kiểu "đơn tuyến bình đồ" dùng nét khoanh lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Với lối dựng hình "thuận tay hay mắt", tranh dân gian không phụ thuộc vào viễn cận một điểm nhìn mà được diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều góc độ khác nhau. Thần thánh luôn được vẽ to ở giữa, phía trên, còn người bình thường thì sàn sàn nhau, con vật và cảnh sắc thì tuỳ tương quan mà vẽ to hay nhỏ để bức tranh gây ấn tượng sâu sắc.

Trong giao lưu văn hoá, tranh dân gian Việt Nam vừa phát triển những vốn quý của các thời trước tích tụ lại, vừa tiếp nhận những tinh hoa của các dòng tranh khác để rồi khẳng định những gì thích hợp với dân tộc, làm phong phú hơn bản sắc của mình.

Ngày nay, tranh dân gian đã bị tranh hiện đại lấn át, hầu hết đã thất truyền. Tuy nhiên, có một dòng tranh vẫn còn tồn tại trước những thử thách của thời gian, như tranh Đồng Hồ. Dòng tranh này không những có chỗ đứng ở trong nước mà nó đã và đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ...

II.   Những dòng tranh chính

1. Dòng tranh dân gian Đông Hồ:

Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện từ những khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh. Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in.

Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà trống,... cho tới những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa...

Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và sớm đi vào đời sống văn hoá của họ. Mỗi khi Tết đến dường như hầu hết các gia đình ở nông thôn miền Bắc đều có treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian, với sức mạnh mang trong mình, tranh Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sông văn hóa tinh thần của người dân.

Dù đã có thời gian đi vào lãng quên, nhưng ngày nay dòng tranh này vẫn còn giữ được những giá trị to lớn của nó. Tranh Đông Hồ vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hoá của người dân Việt.

2. Dòng tranh Hàng Trống:

Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón... của Hà Nội. Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác.

Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công phu, không bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa.

Tranh được tạo hình không giống tranh hiện đại mà cũng không giống tranh cổ điển. Với các gam màu chủ yếu là lam, hồng, đôi lúc có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

Khác với dòng tranh Đông Hồ, nó không được in tất cả bằng ván khắc mà chỉ in "một nửa", in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại, cụ thể kỹ thuật tranh Hàng Trống kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất uyển chuyển. Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ.

 3. Tranh Kim Hoàng:

Tranh Kim Hoàng là sản phẩm tranh ra đời từ sự hợp nhất 2 làng Kim Bảng và Hoàng Bảng vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701). Dân làng thường làm tranh từ Rằm tháng 11 âm lịch cho tới Tết Nguyên Đán.

Điểm khác biệt của dòng tranh này là nó không sử dụng giấy in quyét điệp như tranh Đông Hồ mà cũng không sử dụng giấy xuyên như tranh Hàng Trống mà in trên giấy Đỏ, giấy Hồng Điều hay giấy Tàu vàng.

4. Tranh làng Sình:

Nghề làm tranh tại làng Sình (nằm ven bờ sông Hương, Huế) đã ra đời không biết từ bao giờ, và tranh của làng đa phần phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.

Tranh làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Với khoảng hơn 50 đề tài tranh phản ảnh tín ngưỡng cổ sơ, người dân thờ tranh cầu mong người yên, vật thịnh... Tranh có nhiều cỡ khác nhau, ứng với nó là kiểu in vẽ cũng khác nhau. In tranh khổ lớn thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên.

Bản in đen chờ cho khô thì đem tô màu. Màu tô của tranh làng Sình tuy không được tỉa tót và vờn đậm nhạt như tranh Hàng Trống, nhưng mỗi màu đều có chỗ cố định trên tranh, tạo nên sự hòa sắc phù hợp với ý nghĩa từng tranh.

Điểm nổi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác một cách hồn nhiên. Nhưng nét độc đáo nhất của nó lại là ở chỗ tô màu. Khi đó nghệ nhân mới được thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên.

III.Đặc điểm:

Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn.

1.Cách vẽ, in ấn

Do đặc điểm của tranh dân gian là để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải có số lượng lớn mà giá cả không được đắt. Vì thế mà người làm tranh đã sử dụng phương pháp khắc ván rồi từ đó sao in ra nhiều bức tranh.

Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuát hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác.

Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh vẽ tay của các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao...

2.Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh

Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng in hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gãy, ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian.

Mỗi dòng tranh thường có cách tạo màu, pha chế màu sắc riêng, nhưng nhìn chung thì màu sắc cho những bức tranh thường được tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản, dân dã bằng rất nhiều phương pháp khác nhau.

Ví dụ như trong tranh Đông Hồ, thường chỉ có 3 đến 4 màu mà thôi, màu sắc được tạo nên từ:

Than xoan tạo màu đen,

Rỉ đồng tạo màu xanh,

Hoa hòe tạo màu đỏ,

Lá chàm tạo màu xanh mát,

Màu vàng ấm lấy từ hoa hoè hay quả dành dành,

Màu trắng óng ánh thì dùng vỏ trai điệp ở biển nghiền mịn

Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ,

Màu vàng cũng tạo nên từ hoa hoè,

Màu son của sỏi đồi tán nhuyễn.

Những màu sắc đó lại được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh Đông Hồ một vẻ óng ả và trong trẻo. + màu sắc trong tranh Hàng Trống: thường chỉ có 3 đến 5 màu, màu sắc dùng phẩm màu để vẽ.

3.Bố cục của tranh

Hầu hết tranh dân gian được vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống". Đường nét của mỗi bức tranh hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau.

IV.Đề tài và nội dung của tranh dân gian

Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú. Tranh phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ.

Những truyện Nôm như Truyện KiềuNhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh. Truyện Kiều thì có cảnh ba chị em đi tảo mộ gặp Kim trọng. Nhị Đọ Mai thì vẽ cảnh Hạnh Nguyên đi cống Hồ.

Những đề tài dân dã như: cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật... Cùng tồn tại với những đề tài như: Phú Quý, Tố Nữ,...

Lịch sử Việt Nam cũng là một đề tài được tranh dân gian đề cập đến rất nhiều, như: bà Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận... rồi sang thời kỳ lịch sử hiện đại có Việt Nam độc lập, bình dân học vụ, bắt sống giặc lái máy bay, Bác Hồ về thăm làng...

Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.

Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Về nội dung, tranh dân gian Việt Nam có thể chia 4 nhóm:

Tranh thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn. Sử dụng ở các chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ (“Vũ Đình - Thiên Ất”, “Tiến Tài - Tiến Lộc”, “Táo quân - Thổ công”, “Ngũ Hổ”...). Tranh làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để đốt thế mạng cho người sống;

Tranh chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết (“Gà - Lợn”, “Thất Đồng”, “Tam Đa”...);

Tranh sinh hoạt: phong phú, vui vẻ, đôi khi có tính châm biếm nhẹ nhàng (“Tứ quý”, “Tứ dân”, “Đánh ghen”, “Hứng dừa”...);

Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lí thú (“Truyện Kiều”, “Trê - Cóc”, “Bà Triệu cưỡi voi”, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo...).

V.Giá trị nghệ thuật:

2.1. Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ :

           Sự hình thành và phát triển của dòng tranh dân gian Đông Hồ có những thành tựu cũng như ý nghĩa tác động vào tư duy duy người thưởng ngoạn mang một giá trị riêng.Từ sự hình thành môi trường công việc, chức năng của dòng tranh và tính phục vụ của dòng tranh đã tạo nên một giá trị thẩm mĩ, phản ảnh của tư duy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Thông qua môi trường sống nông nghiệp “nó tác động chi phối nhiều hoạt động, tư duy và lao động của con người, trong điều kiện đó con người sáng taọ ra các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn hoá nông nghiệp,nghệ thuật mang dấu ấn vùng, miền gắn với môi trường”[9.34].Từ sự hình thành và phát triển ý thức hệ và tư duy lao động có tính vùng, miền làm cho dòng tranh Đông hồ có giá trị minh triết riêng biệt .

         Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ chia ra nhiều mảng chúc tụng và thờ cúng ở mỗi thể loại các nghệ nhân đi sâu khắc hoạ những nét tiêu biểu, tinh thần sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân làng hồ; những bức tranh như Đàn lợn, một bức tranh thuộc về mảng chúc tụng, vào những ngày tết người dân lạc việt mua về để dán vào những ngôi nhà làm vui nhà vui của.Nghệ nhân đã khéo khắc hoạ hình tượng đàn lợn to béo ủn nũng, sự nhấn và tạo tạc trên hình thể các con lợn, hình tựơng vòng xoáy âm dương  khắc hoạ ý đồ minh triết rất cụ thể qua tác phấm “ chính vòng âm dương và hình tượng con lợn đã chứng tỏ một nội dung liên quan chặt chẽ đến thuyết âm dương ngũ hành “[7.37]. Sự sắp xếp các con lợn quay quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ hoà nhịp vào nhau thể hiện sự sinh sôi nảy nở, tạo ra một bố cục chặt chẽ. Sự phân chia mảng lớn và mảng nhỏ, cách bố trí các mảng màu “ trong như xanh tự nhiên –chàm –vàng hoa hiên, đỏ -son trắng -điệp, đen –tro than, nâu -củ nâu “ [10.228] phối hợp vào nhau tạo ra gam màu “ tươi sáng nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, đơn giản hoá các khái niệm của triết học và tinh thần “[10. 228] thông qua bức tranh đàn lợn đã thể hiện được quan niệm triết lí của người việt cổ, họ biết khái quát cô động các hình tượng của đời sống những con vật để thể hiện tính khát vọng cầu mong cho cuộc sống của họ. “ Không những thế tranh đàn lợn  còn chứng tỏ nguyên lí trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành “ [7.40]

     Trong mạch nguồn ý thức sáng tạo khác người nghệ nhân làng hồ tìm kiếm phương thức sáng tạo, và thể hiện tính tư tưởng khác như bức tranh  Thầy đồ cóc đây là bức tranh giàu ý vị có giá trị tư tưởng minh triết biểu tượng cho một nét văn hoá phương Đông.Các nghệ nhân đã miêu tả trong bức tranh là cả thế giới cóc, nhái ễnh ương rất nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch ngồi chễm chệ trên chiếc sập đang dạy học. Hình tượng sinh vật, nhưng chúng lại có hành động nhân cách hoá như con người “trong tổng thề bố cục bức tranh các nghệ nhân có ý thức đặc vào dòng chữ ( Lão oa đọc giảng) tức là ông ếch một mình ngồi giảng dạy. Hình tựơng con cóc có vai trò to lớn trong quan niệm dân gian, thông qua hình tượng con cóc, các nghệ nhân đã khắc hoạ tính đề cao cội nguồn vai trò của con cóc trong các sinh vật “ con cóc là cậu ông trời.Ai mà đánh nó thì trời đánh cho  đã đi vào tâm thức của người lạc việt. Sự đề cao hình tượng cũng là sự phụng thờ hình tượng có cội nguồn “Bức tranh thầy đồ cóc là chính là một mật ngữ hướng thế hệ con cháu tìm về cội nguồn tổ tiên “[7.45] đó là trung tâm có tính đặc sắc của bức tranh, thế hiện chiều sâu minh triết quan niệm của ngưởi dân lạc việt.

    Với mảng tranh khác có tính lễ hội sinh hoạt của người dân lạc việt, các nghệ nhân đã khắc hoạ hình tượng hai con trâu đang chọi nhau trong bức tranh Chọi trâu ngoài sự ước lệ không gian và cường điệu hình tượng con trâu  tạo thêm sự dũng mãnh trong sự vương sức thế mạnh. Hình thức bố cục vững chải mang trong thể thức bố cục hình chữ nhật, và tạo sự đối xứng cân đối có tính hoàn chỉnh, sự kết hợp các gam màu đơn giản, lấy màu đen làm chủ đạo, phối hợp với gam màu lục tạo sự đồng điệu trong gam màu. Tính minh triết trong bức tranh ngòai việc khái quát hoá hình tượng lá cờ ngũ sắc, nghệ nhân lại có ý đồ nhấn mạnh vòng xoáy trên thân của hai con trâu đang chọi, trên mình hai con trâu tổng cộng là chín vòng xoắn, đây chính là độ số của hình kinh trên Hà Đồ (H số 4 và 9)[7. 56] như vậy các nghệ nhân  ngoài sự thể hiện cái đẹp hình thức họ có chú ý đến các tính minh triết trùng khớp trong Hà Đồ .

    Đời sống tự nhiên và cộng đồng thôn xã Việt Nam cũng tạo điều kiện cho người nông dân có cách hình thức tiếp cận tính triết lí về con người và vũ trụ để sáng tạo ra những giá trị “ văn hoá nghệ thuật là sản phẩm trí tuệ của con người được nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử con người”[10.31]

2.2. Quan niệm triết lí trong tranh dân gian đông Hồ:

Sự hình thành và phát triển của dòng tranh dân gian Đông Hồ có những thành tựa cũng như ý nghĩa tác động vào tư duy người thưởng ngoạn mang một giá trị riêng. Từ sự hình thành,  môi trường công việc, chức năng của dòng tranh và tính phục vụ của dòng tranh đã tạo nên một giá trị thẩm mĩ, phản ánh của tư duy nông nghiệp, của nông thôn Việt Nam. Thông qua môi trường sống nông nghiệp “nó tác động chi phối nhiều hoạt động, tư duy và lao động của con người, trong điều kiên đó con người sáng taọ ra các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn hoá nghệ thuật mang dấu ấn vùng, miền gắn với môi trường”[9.34]. Từ sự hình thành và phát triển ý thức và hệ thống tư duy lao động có tính vùng miền làm cho dòng tranh Đông hồ có giá trị minh triết riêng biệt .

  Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ  được chia ra nhiều mảng  chúc tụng và thờ cúng… ở mỗi thể loại các nghệ nhân đi sâu khắc hoạ những nét tiêu biểu, tinh thần sinh hoạt và đời sống tâm linh của người dân làng hồ; những bức tranh như Đàn lợn  là một bức tranh thuộc về mảng chúc tụng, vào những ngày tết người dân Lạc Việt mua về để dán vào  ngôi nhà tạo không khí vui tươi trong ngày xuân.Nghệ nhân đã khéo khắc hoạ hình tượng đàn lợn to béo ủn nũng, hình khối no tròn, sự  tạo tác trên hình thể các con lợn vòng xoáy âm dương  khắc hoạ ý đồ minh triết rất cụ thể qua tác phấm, theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh “ chính vòng âm dương và hình tượng con lợn đã chứng tỏ một nội dung liên quan chặt chẽ đến thuyết âm dương ngũ hành “[7.37].Sự sắp xếp các con lợn quay quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ  hoà nhịp vào nhau thể hiện sự sinh sôi nảy nở, tạo ra một bố cục chặt chẻ. Sự phân chia mảng lợn và mảng nhỏ, cách bố trí các mảng màu “ trong như xanh tự nhiên –chàm –vàng hoa hiên, đỏ -son- trắng -điệp, đen –tro than, nâu -củ nâu “ [11.228] phối hợp vào nhau tạo ra gam màu “ tươi sáng nội dung vui vẻ, ngộ nghĩnh, đơn giản hoá các khái niệm của triết học và tinh thần”[11.228.] thông qua những bức tranh đàn lợn đã thể hiện được quan niệm triết lí của Người Việt cổ, chính họ đã biết khái quát cô đọng các hình tượng của đời sống những con vật để thể hiện tính khát vọng cầu mong cho cuộc sống,“Không những thế tranh “ đàn lợn “ còn chứng tỏ nguyên lí trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành “ [7.40]

     Trong mạch nguồn ý thức sáng tạo khác người nghệ nhân làng hồ tìm kiếm phương thức sáng tạo, và thể hiện tính tư tưởng khác bức thanh Thầy đồ cóc“ đây là bức tranh có ý vị về nội dung, giá trị tư tưởng minh triết biểu tượng sáng tạo ra  một nét văn hoá Phương Đông. Các nghệ nhân đã miêu tả “ trong bức tranh là cả một thế giới cóc, nhái, ễnh ương rất nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch ngồi chễm chệ trên chiếc sập đang dạy học . Hình tượng  sinh vật, nhưng chúng lại có hành động nhân cách hoá như con người “trong tổng thể bố cục bức tranh các nghệ nhân có ý thức đặc vào dòng chữ “Lão oa đọc giảng “  tức là ông ếch một mình ngồi giảng dạy. Hình tựơng con cóc có vai trò to lớn trong quan niệm dân gian, thông qua hình tượng con cóc, các nghệ nhân đã khắc hoạ tính đề cao cội nguồn vai trò của con cóc trong các sinh vật “ con cóc là cậu ông trời. Ai mà đánh nó thì trời đánh cho”  đã đi vào tâm thức của người Lạc Việt. Sự đề cao hình tượng  cũng là sự phụng thờ hình tượng có cội nguồn “ Bức tranh thầy đồ cóc là chính là một mật ngữ hướng thế hệ con cháu tìm về cội nguồn tổ tiên “[7.45] đó là trung tâm có tính đặc sắc của bức tranh, thể hiện chiều sâu minh triết quan niệm của người dân Lạc Việt.

    Với mảng tranh khác có tính lễ hội sinh hoạt của người dân, các nghệ nhân đã khắc họạ hình tượng  hai con trâu đang  trong tư thế chọi nhau trong bức tranh Chọi trâu, ngoài sự ước lệ không gian và cường điệu hình tượng con trâu  tạo thêm sự dũng mãng trong sự vương sức thế mạnh. Hình thức bố cục vững mạnh trong thể thức bố cục hình chữ nhật tạo lên cảm giác cân bằng, và tạo sự đối xứng cân đối có tính hoàn chỉnh, sự kết hợp các gam màu đơn giản, với gam màu đen làm chủ đạo, phối hợp với gam màu lục tạo sự đồng điệu trong gam màu hài hòa trong bức tranh. Tính minh triết trong bức tranh ngoài việc khái quát hoá hình tượng lá cờ ngũ sắc, nghệ nhân lại có ý đồ nhấn mạnh vòng xoáy trên thân của hai con trâu đang chọi “Trên mình hai con trâu tổng cộng là chín vòng xoắn. Đây chính là độ số của hình kinh trên Hà Đồ (Độ số 4 và 9)”[ 7.56] như vậy các nghệ nhân  ngoài sự thể hiện đẹp hình thức họ có chú ý đến các tính minh triết trùng khớp trong Hà Đồ .

    Đời sống tự nhiên và cộng đồng thôn xã việt nam cũng tạo điều kiện cho người nông dân có cách hình thức tiếp cận tính triết lí về con người và vũ trụ, để sáng tạo ra những giá trị “văn hoá nghệ thuật là sản phẩm trí tuệ của con người được nảy sinh trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử con người”[9.39]

   Trên tinh thần sáng tạo nghệ thuật dân gian được tích lũy từ đời này đến đời khác, mang những tố chất nồng hậu, chấn chất của nếp sống quê nhà của người Việt Nam ở bắc bộ, ngoài ra tranh dân gian mang một giá trị biểu trưng giàu tính triết lý của một lối tư duy đầy tính triết học của người Phương Đông.

 Trong toàn hệ thống tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam ngoài một số tranh mang tính lịch sử chúc tụng phê phán thói hư tật xấu của người dân và còn phản ánh nên một cuộc sống mới tinh thần mới trong bức tranh.    

 Yếu tố châm biếm trong tranh, được khắc họa vào những con người  cụ thể đặc biệt hệ thống quan lại của xã hội phong kiến Việt Nam, thì tranh dân gian Đông Hồ còn tồn tại nhiều bức tranh mang một giá trị triết  lý sâu sắc như chăn trâu thổi sáo, phú quý, ngũ hổ, đàn lợn, đàn cá, tam dương khai thái, chọi trâu, nhân nghĩa, lễ trí,vinh hoa,… những tác phẩm đó mang một giá trị nghệ thuật và một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc và to lớn trong tư duy sáng tạo của người nông dân Việt Nam, từ đây chúng ta có một cái nhìn  về  quan niệm về  tư duy triết của người nông dân Việt Nam có một tầng thức suy nghĩ phán đoán trước những hiện tượng cuộc sống, và chính điều đó tác động vào tâm thức  tạo hình của họ có một ý nghĩ về tự nhiên về vũ trụ rất lớn lao.Chính điều đó tạo ra một giá trị nghệ thuật đặc sắc của một dòng tranh tiêu biểu của dân tộc. Những giá trị ở đây mang một yếu tố điển hình giá trị triết lý trong tranh dân gian Đông Hồ là một tư duy riêng biệt của ý nghĩ biểu trưng một tư duy nông nghiệp, điều đó không trùng lặp với tranh thủy mạc cuả Trung Quốc, hay tranh khắc gỗ của Nhật Bản, vừa mang ý nghĩ chất phác vừa biểu hiện tinh thần chân chất của người nông dân Việt Nam

  Điều triết lí được khắc họa trong tranh không phải là một thứ triết học thuần túy, mà là một sự quan niệm cuộc sống nhân sinh, và có những bức tranh được rút ra từ các tư duy triết học của Phương Đông, từ thuyết ngũ hành, triết lí âm dương của vũ trụ, điều đó cho chúng ta thấy rằng dòng tranh dân gian Đông Hồ vẫn ảnh hưởng tư duy hình tượng theo lối tư duy Phương Đông. Triết lí trong tranh Đông Hồ thông qua một số bức tranh như Ngũ Hổ là một tư duy nghệ thuật sắc bén, từ cấu tứ bức' tranh sử dụng màu sắc  trong tranh  và cách tạo nên tính tâm linh huyền diệu tromg tranh.

    Những tác phẩm biểu hiện triết lí như tranh thờ ngũ hổ, đàn lợn, đàn cá, tranh trê và cóc, tam dương khai thái, chọi trâu, đại cát, lễ trí nhân nghĩa, vinh hoa, phú quý, tứ quý, chăn trâu, nhất tượng phước lộc điền, mỗi bức tranh biểu hiện mang một giá trị nội dung riêng biệt, tượng trưng cho một giá trị sinh động về mặt tư tưởng và tính nhân văn của người Việt Nam.Chính những giá trị đó tạo dựng cho đời sống mĩ thuật của người Việt Nam dưới một góc nhìn có tính tâm linh, dựa vào các đề tài và những bức' tranh đã thổi hồn vào đời sống của họ mang một giá trị riêng biệt. Tranh thờ ngủ hổ là một bức tranh biểu hiện tính minh triết tiêu biểu của dòng tranh gian gian đồng hồ “Ngũ hổ có xuất xứ từ một nền minh triết nến tảng là học thuyết của vũ trụ quan cổ là học thuyết của âm dương ngũ hành”[7.21] khẳng định cho điều đó biểu lộ trong tác phẩm ngũ hổ có những giá trị triết lí tồn tại trong phương thức xây dựng hình tượng nhân vật trong tranh không phải như dân gian người ta thường quan niệm hổ là hình tượng hung dữ là chúa tể của sơn lâm mà người dân thờ cúng mà hình tượng chú hổ “ là một biểu tượng được lựa chọn để thể hiện sự vật động của ngũ hành”[7.21] như vậy hình tượng chú hổ nằm trong niêm luật của sự vật động  ngũ hành, cùng với hình tượng đó các nghệ nhân phối hợp các họa tiết các hình tượng biểu trưng cho một quan niệm triết trong hệ thống màu sắc, toàn bộ bức tranh là hệ thống hình vuông  khép kín hình chữ nhật, vây xung quanh bố cục là năm chú hổ, tượng trưng cho năm màu khác nhau, màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, màu trắng tượng trưng cho hành kim, màu xanh tượng trưng cho hành mộc, màu đen tượng trưng cho hành thủy và điều đặc biệt ngay chính giữa bức tranh hổ bố trí chú hổ màu vàng tượng trưng cho hành thổ “ theo thuyết âm dương ngũ hành, hành thổ là sự quy tang của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của ngũ hành “[7.21], chính vì  vậy chú hổ màu vàng được xây dựng lớn hơn cả có vai trò quyết định cùa bức tranh. Sự tổng hòa các mối quan hệ màu sắc trong tranh ngũ hổ là một sự hội tụ vũ trụ trong một bức tranh, chính yếu tố đó bức tranh ngủ hổ vừa biểu hiện những giá trị tư tưởng triết lí, mà còn cho chúng ta thấy tính thẩm mỹ dân gian có một giá trị hiện đại trong cách dùng màu, để tạo ra một bảng màu tươi sáng rực rỡ.

  Nằm trong mạch triết lí đó của tranh dân gian Đông Hồ bức tranh đàn lợn cũng mang ý nghĩa triết lí khác, các nghệ nhân đã khai thác từng chi tiết mang tính biểu tượng sinh động “ bức tranh như một lời chúc lành cho một năm mới tốt đẹp” [4.37]  ngoài ra bức tranh đàn lợn mang một ý nghĩa ý vị bằng sự khắc chạm hình tượng vòng tròn âm dương trên cơ thể hình tượng của con lợn mang một giá trị triết lý  một tố chất giàu tính Phương Đông, sự khắc chạm đó biểu trưng cho một ý nghĩa sinh động trên tinh thần cầu mong cho những ngày xuân vui tươi an lành ước muốn mang lại cho cuộc sống sinh sôi nảy nở cháu con tràn đầy, hình tượng chú lợn mẹ gợi lên cho người ta một sự liên tưỏng tốt về sự sung mảng và tràn đầy sức sống, xung quanh hình tượng chú lợn mẹ vây quanh chú lợn mẹ, các chú lợn con vui đùa ủn ỉn tạo ra một không khí vui tươi. Giá trị tiểu biểu trong tất cả hình tượng chú lợn sự khái quát với hình chữ nhật và quy tụ tổng thể bức tranh cũng là cấu trúc hình chữ nhật, và chính điều đó sự quan hệ với vòng xoáy âm dương tạo ra một sự vuông tròn hòa quyện vào nhau như đất trời vạn vật, mẹ con đang quyện hòa thành một thể thống nhất, tình yêu thương mẫu tử như đang gắn chặt nhau. Không phải điều ngẩu nhiên các nghệ nhân chỉ đưa các hình tượng âm dương vào trong tranh để trang trí  cho bức tranh mà chính điều đó mang một tinh thần triết lí có tính  bí ẩn và “liên quan đến học thuyết ngũ hành”. Về mặt màu sắc trên tranh tạo ra sự hài hòa theo sự tương phản các cặp màu xanh lục (mộc) đặt cạnh màu đỏ (hỏa) vàng (thổ)đặt cạnh xanh lục (mộc)… chính yếu tố đó tạo ra sự va đập màu sắc tươi sáng rực rỡ, những đường nét to khỏe chất phác tạo nên tố chất chân chất của người nông dân Việt Nam .

  Tranh thầy đồ cóc là một tác phẩm tiêu biểu điển hình mang một giá trị đặc trưng trong các bức tranh dân gian Đông Hồ. Bởi nó phản phất tinh thần văn hóa dân tộc có từ ngàn đời. Trong dân gian con cóc là hình tượng thiên liêng mang tính tâm linh của người Việt Nam, bởi”con cóc là cậu ông trời”, hình tượng ấy cứ đi vào dân gian từ đời này sang đời khác.Các hình tượng trong bức tranh là sự tổng thể các loại cóc nhái to nhỏ lớn bé khác nhau, hình tượng chú cóc lớn (ông thầy đồ) đang ngồi chễm chệ trên bàn và kiểm tra bài học trò của mình, còn các chú cóc, nhái xung quanh thay nhau làm những công việc nhà, chính những công việc đó phẩn phất nên tình cảm, một lối giáo dục mang tính phong kiến của nếp giáo dục Việt Nam.Qua bức tranh đó nói lên một cái nhìn châm biếm và có tính phê phán của ông cha ta về một lối giáo dục mà tồn tại hằng ngàn năm.Nằm trong những bức tranh mang tố chất đặc trưng và biểu hiện giá trị triết lý nổi bật nhất là bộ tranh lễ trí, nhân nghĩa, vinh hoa phú quý, bốn bức tranh thể hiện bốn nội dung khác nhau với những cầu chúc, khác vọng sự bụ bẫm cho những đứa bé, thể hiện sự phú túc và ngay thơ thiên thần, ý nghĩa sâu xa cho những bức tranh này “nhận thấy một tư duy tiếp nối là hệ quả của thuyết vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết ngủ hành âm dương “[7.71] bốn bức tranh tượng trưng cho bốn mùa là, tứ trụ, tứ bình, tứ bảo, tứ bất tử…vv, điều đó cũng là tượng trưng cho bốn mùa khác nhau trong năm. Hơn nữa bốn bức tranh bốn hình tượng chú bé bầu tròn và ôm những con vật có tính ước lệ tượng trưng dùng để biểu thị một ý nghĩa triết lý cho bức tranh như bức nhân nghĩa hình tượng chú bé ôm cóc là con vật khó có thể gần gủi với đời sống của người dân những với tư duy triết lí của người nông dân họ đã biến hình tượng mang tính biểu trưng ước lệ trọng tâm thức người dân, hình tượng quen thuộc. Hay trong bức tranh lễ trí hình tượng chú bé ôm rùa là một con vật có tính linh thiêng mang một giá trị văn hóa cội nguồn từ thời xa xưa, qua đó nói lên một ý nghĩa biểu trưng về văn hóa có tính văn hiến của dân tộc.  

2.3. Quan niệm triết lí biểu trưng trong tranh Hàng Trống ;

 

  Sự hình thành và phát triển của tranh dân gian Hàng Trống phản ảnh tư duy sáng tạo đặc biệt của cộng đồng, tầng lớp đặc trưng của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XVIII.

Sự tinh xảo trong kĩ thuật và chế tác tranh mang tính trí tuệ phản ảnh tư duy thành thị của người dân qua những tác phẩm. Cộng đồng xã hội tạo nên những nét thẫm mĩ có giá trị . Tranh Hàng Trống đem lại những giá trị bất hủ, thể hiện minh triết tiêu biểu thông qua những  bức tranh Lưỡng nghi sinh tứ tượng “ qua bức tranh mà tự nó đã khẳng định tính minh triết trong cách xây dựng hình tượng và cách bố cục và kí hiệu trên bức tranh.Trên tay  hình tượng đứa bé cầm thái cực đồ  biểu tượng cho thái cực sinh lưỡng nghi lưỡng nghi sinh tứ tượng tứ tượng sinh bát quái”. Hơn nửa hình tượng hai chú bé có bốn thân hình biểu tượng của “tứ tượng”, bốn đứa bé kết cấu bố cục lại tạo thành hình vuông  biểu tượng cho “Âm’.Trên bức tranh lại khắc hoạ hình tượng con rùa tượng trưng cho nền văn hoá có chữ viết của Lạc Việt, sự kết cấu sắp xếp hình tượng chú bé đứng trên lưng rùa là một dấu hiệu tượng trưng sắc sảo có ý đồ về nguồn gốc và dòng giống Lạc Việt.

    Tính tâm linh làm nên một tư duy của tranh Hàng Trống trong đó tính tư tưởng trong từng bức tranh biểu hiện một giá trị riêng biệt mang nhiều yếu tố tạo hình. Sự đan xen giữa sử lý hình tượng và bố cục màu sắc và tính linh hoạt trong họa tiết của tranh là cho bức tranh lại có một sức sống mạng mẽ với thời gian; mặc dù hiện nay tranh Hàng Trống không còn nữa nhưng ngày nay vẫn còn đó có những giá trị tiêu biểu điển hình của một thời in dấu ấn qua bao nhiên thế hệ.

Từ những giá trị và tính tư tưởng trong tranh dân gian Hàng Trống tác động đến thế hệ hôm nay những giá trị về nhận thức cái đẹp của cha ông chúng ta. Thông qua đó chúng ta có một cái nhìn tòan diện hơn trong việc định hướng và gióa dục đào tạo gióa viên mỹ thuật, liệu những giá trị trong kho báu của dân tộc có nên chăng nghiên cứu có hệ thống và đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường một cách bài bảng. Từ đó định hướng thẩm mỹ cho thế hệ trẻ hiện nay của chúng ta

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro