thời pháp thuộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.       Hoàn cảnh lịch sử

Năm 1817 Pháp đòi thi hành điều ước Bá Đa Lộc ký năm 1787 nhượng Đà Nẵng và Côn đảo cho chúng.

Năm 1858 chúng chính thức mở màn tấn công Đà Nẵng.

Năm 1859 tiếp tục chuyển vào chiếm Gia Định.

Năm 1862 triều đình phải ký nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp

Năm 1867, 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ mất nốt vào tay giặc.
- Năm 1873 Pháp mở rộng địa bàn xâm lược ra Bắc.
- Năm 1882 Hà Nội bị đánh chiếm.
- Năm 1885 Pháp chiếm kinh đô Huế hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam. Đấu tranh chống phong kiến chuyển sang đấu tranh giải phóng dân tộc

Trong suốt 60 năm đặt ách thống trị, Pháp đã áp dụng nhiều chính sách đàn áp bóc lột, hòng cai trị nhân dân ta: công nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục…

Thực hiện chính sách ngu dân nhằm dễ bề cai trị

Lập đại học cục gồm nhiều khoa như: trường Pháp chính, cao đẳng Nông nghiệp… để đào tạo ra hệ thống công chức người Việt trong bộ máy chính quyền

Nhiều trường kĩ nghệ được Pháp mở ra nhằm phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa.

Khai thác sự khéo và tài năng sáng tạo của người Việt.

Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời đã làm cho mỹ thuật Việt Nam bước sang một trang mới

·         Nghệ thuật kiến trúc

- Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của thực dân Pháp, kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuôn mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng của phương

- Đặc điểm kiến trúc Việt Nam thời kỳ này bước đầu đổi mới bản sắc và hình thành những truyền thống mới. Sự biến đổi mới này diễn ra một cách từ từ.

-Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, kiến trúc Việt Nam đã có bước ngoặt lớn.

-Các đô thị cổ được hình thành từ thời nhà Nguyễn và trước đó đã được cải tạo theo các kiểu đô thị phương Tây.

- Các đường phố được nắn thẳng, tạo mạng lưới đường theo kiểu ô cờ, hạ tầng kỷ thuật đường phố được hoàn thiện, đường phố rộng hơn trước,…

- Trên các đường phố là các thể loại công trình kiến trúc phong phú về thể loại và hình thức mà trước đây chưa hề có.

-Bên cạnh các kiến trúc cổ điển Pháp, kiến trúc truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và đổi mới trên cơ sơ tiếp thu những tinh hoa của kiến trúc Tây Phương với kiến trúc truyền thống Việt Nam.

-Việc sử dụng sắt, thép, xi măng, bê tông cốt thép với kỹ thuật tính toán khả năng chịu lực kết cấu nhà từ phương Tây mang đến đã tạo điều kiện cho kiến trúc Việt Nam phát triển mạnh và có cơ sở khoa học.

-Xu hướng kiến trúc với kết cấu, cấu tạo các bộ phận tạo điều kiện cho việc hình thành không gian khắc phục được những bất lợi của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã được phát triển, tạo ra những bản sắc mới trong kiến trúc ở Việt Nam. Đó là khuynh hướng “kiến trúc Đông Dương”.

* Nghệ thuật điêu khắc

- Kiến trúc, điêu khắc, hội họa không còn cũng tồn tại trong một thể thống nhất, các lại hình này đã hoạt động riêng lẻ

- Điêu khắc phát triển chậm hơn hội họa

- Điêu khắc vẵn chưa bứt mình ra khỏi điêu khắc truyền thống

- Các tác phẩm điêu khắc xoay quanh tượng thờ tôn giáo là chính

-Từ đầu thế kỉ XX những kiến trúc điêu khắc truyền thống như đình, đền,chùa, tháp, lăng mộ hay các nhà thờ Thiên Chúa giáo vẫn tiếp tục được trùng tu hoặc xây mới.

VD: Nhà thờ đá Phát Diệm (1875- 1899).

-Nghệ thuật chạm khắc vừa truyền thống, vừa hiện đại được kết hợp thuần thục tạo ra phong cách cho công trình.

-Những bức phù điêu tạc ở phía ngoài nhà thờ vô cùng sống động và tinh vi.

-Nghệ thuật chạm khắc có sự pha trộn giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, từ chạm khắc trên gỗ tới trên đá đều đạt tới sự hoàn mỹ và giàu tính nghệ thuật

-Nghệ thuật chạm thông, chạm bong, rất phát triển. Các chi tiết được chạm khắc một cách cẩn thận, Cùng với sự phát triển thần tốc của mĩ thuật thì điêu khắc cũng có những bước tiến đáng kể, đặc biệt sau khi trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương ra đời.

-Điêu khắc tượng đã trở nên phổ biến.

-Một số nhà điêu khắc thời kì này đã để lại nhiều tác phẩm tượng chân dung hiện thực như: thiếu nữ cài lược( thạch cao-1931), chân dung nhà sư ( gỗ- 1940), phù điêu sơn đắp hạnh phúcầu kì và tinh tế.

>>> -Điêu khắc theo hướng diễn tả hiện thực cuộc sống.

-Ngoài dòng điêu khắc chính thống thì còn xuất hiện thêm nhiều loại hình điêu khắc trên các chất liệu khác nhau ( thạch cao…)

-Điêu khắc phát triển mạnh và tách ra thành 1 mảng độc lập so với kiến trúc và mỹ thuật.

-Miêu tả vẻ đẹp của người dân Việt.

-Tạc tượng chân dung ngày càng đạt tới trình độ cao.

* Nghệ thuật hội họa

-Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương ra đời

-9- 1925 cao đẳng mĩ thuật Đông Dương ra đời do Vich-to Tác- đi- ơ làm hiệu trưởng.

-1945 trường đóng cửa.

-Tròng vòng 20 năm  trường liên tục tuyển sinh( trừ 1935, 1937) với 18 khóa và đã đào tạo được 149 sinh viên.

-Khóa đầu tiên: 8 sinh viên hội họa và 2 sinh viên điêu khắc. Nguyễn Phan Chánh: tranh lụa.

>>>Tạo điều kiên cho mĩ thuật Việt Nam Tiếp cận với nghệ thuật tạo hình phương Tây, mĩ thuật Trung Quốc, Nhật Bản. Mĩ thuật Việt Nam bước sang trang mới. Nghệ thuật tạo  hình dân tộc được phát triển trên cơ sở những hiểu biết khoa học và sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông- Tây với truyền thống tạo hình dân tộc Việt Nam.

2.3.1: Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX- 1930

-Mĩ thuật thời này có sự đổi mới, chuyển hướng rõ rệt trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình.

-Mĩ thuật phong kiến không đi sâu diễn tả mọi mặt của cuộc sống đời thường như mĩ thuật trong thời kì này.

-Đối tượng chính của mĩ thuật: những con người với sinh hoạt hàng ngày như : rửa rau, đi chợ, đi hội chùa, học bài…

-Bình văn- Lê Văn Miến: 1898 đây là một trong số những tác phẩm tiêu biểu và đầu tiên vẽ bằng một chất liệu khá mới lạ đối với họa sĩ Việt Nam: chất liệu sơn dầu.

-Bố cục: tam giác cổ điển=> bố cục chắc chắn, vững chãi.

-Cách vẽ tỉ mỉ, không để lại nét bút.

-Tạo hình vẫn đậm đà những quan niệm tạo hình dân gian gần gũi với thị hiếu thẩm mĩ dân tộc, ưa tả thực

>>> - Hội họa đã tách khỏi kiến trúc, nội dung, cách thể hiện không còn phụ thuộc vào đặc điểm, chức năng của kiến trúc như trước đây.

-Những tác phẩm mĩ thuật từ đây mang dấu ấn, phong cách cá nhân của từng nghệ sĩ, thay thế phong cách tập thể của các hiệp thợ trước đây.

-Một phong cách nghệ thuật hiện thực, cổ điển đã được hình thành.

-Nghệ thuật tạo hình không chỉ phục vụ vua chúa, tôn giáo mà còn phản ánh hiện thực, diễn tả con người…

-Một sự khởi đầu mới, đáng lưu ý.

2.3.2: Mĩ thuật Việt Nam từ 1930- 1945

-Mĩ thuật Việt Nam trong thời kì này có nhiều tiến bộ thần tốc.

-Đội ngũ nghệ sĩ tạo hình ngày một đông thêm.

-Nhiều triển lãm tranh được khai mạc: triển lãm tranh đầu tiên ở nhà triển lãm Đinh Tiên Hoàng, triển lãm cá nhân của Nguyễn Phan Chánh…

-Tranh của các họa sĩ Việt Nam đã vượt biên vươn ra thế giới: Nam Sơn, Nguyễn Phan Chánh, …

-Hội họa Việt Nam đã dần hình thành một chân dung mới mặc dù chưa thực đã hoàn thiện

-Từ năm 1940 trở đi các sáng tác có phần chuyển biến mạnh mẽ.

-Nghệ thuật đã giúp người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm những cảm xúc, những rung động thẩm mĩ trước vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thiên nhiên.

-Với sự có mặt của trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương, với cách đào tạo hệ thống cơ bản, cộng với tác động của nghệ thuật tạo hình Châu Âu đã đưa mĩ thuật Việt Nam vào quỹ đạo của nghệ thuật thế giới.

-Tạo điều kiện cho sự hình thành một nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam với các loại hình nghệ thuật phát triển độc lập: hội họa, đồ họa…

-Các tổ chức mĩ thuật ra đời và hoạt động có hiệu quả trong thời gian nhất định.

-Hoạt động của các tổ chức, các đoàn thể đã thúc đẩy nghệ thuật phát triển theo chiều hướng tốt.

-Mĩ thuật chuyển hướng sáng tạo.

-Hội họa trở thành lĩnh vực nghệ thuật thành công hơn cả.

-Hai xu hướng sáng tác chính là lãng mạn và hiện thực đã khẳng định diện mạo của nền hội cận đại Việt Nam.

-Bên cạnh sáng tác mĩ thuật còn có hoạt động viết bài nghiên cứu và phê bình nghệ thuật: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung…

-Một chân dung hoàn thiện của nề mĩ thuật Việt Nam đang dần dần rõ nét

* Những nét mới trong mĩ thuật Việt Nam

-Sự thay đổi trong nội dung chủ đề sáng tác

+Trước đây: những tác phẩm mang nội dung tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng trong mĩ thuật.

+Hình ảnh về con người bình thường chỉ xuất hiện trong nghệ thuật dân gian: tranh dân gian, chạm khắc gỗ trong đình làng.

+Mĩ thuật không đi sâu diễn tả mọi mặt của cuộc sống đời thường.

+Thời kì này: đối tượng chính của mĩ thuật là những con người với sinh hoạt đời thường hàng ngày như: rửa rau, đi chợ, đi hội chùa, ngắm hoa…

+Nội dung thành công nhất: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong các sinh hoạt gia đình.

+Tranh phong cảnh cũng gặt hái được nhiều thành công:sơn mài Múa dưới trăng- Nguyễn Gia Trí, Gió mùa hạ- Phạm Hậu

+Mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, họ đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mang tính khoa học hiện đại trên nền của tinh hoa truyền thống nhân loại, bằng cảm xúc sâu đậm của những tâm hồn người Việt.

+Nguyễn Quân: một nền mĩ thuật hiện thực. Ở đó có sự coi trọng con người và sinh hoạt đời thường, đưa nó trở thành đối tượng chính của nghệ thuật tạo hình.

-Sự đổi mới về chất liệu kĩ thuật

Bên cạnh những chất liệu truyền thống như: sơn ta, màu tự chế tạo thì nhiều chất liệu được các họa sĩ biết đến như: sơn dầu, sơn mài, bột màu, thuốc nước

Sơn dầu

+Tranh sơn dầu của Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất như tranh sơn dầu Châu Âu cộng thêm sự nhẹ nhàng, tinh tế, mềm mại theo cách vẽ và cảm nhận thẩm mĩ của người Việt.

+Nét riêng cho tranh sơn dầu Việt Nam

+Đa dạng về bút pháp: nuột nà trau chuốt, phóng khoáng…

+Nhiều tác giả: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Ngọc…

+Việt Bắc- Lưu Văn Sìn: cách vẽ ào ạt, các mảng màu phong phú về sắc, sự tương phản nóng lạnh để diễn tả mảng nắng và bóng đổ

Sơn mài

+Một trong những chất liệu đặc biệt và mang tính dân tộc rõ nét.

+Hấp đẫn người họa sĩ ở khả năng tả chất, tả khối, ở bảng màu rất phong phú, lộng lẫy, sang trọng.

+Họa sĩ: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí

Chất liệu lụa, khắc gỗ màu

+Là chất liệu mang đậm dấu ấn dân tộc.

+Có rất nhiều tác phẩm thành công gây được tiếng vang lớn.

+Một số họa sĩ tiêu biểu: Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Mai Thứ…

+Tranh khắc gỗ màu có truyến thống từ mĩ thuật cổ với thể loại tranh dân gian Đông Hồ

 Vd:Thiếu nữ chải tóc- Nguyễn Văn Long 1941, tâm tình – chất liệu lụa

Tranh khắc gỗ

+Còn có tên là tranh dân gian- tranh tết.

+Tranh khắc gỗ hiện đại bắt nguồn từ các họa sĩ tốt nghiệp trường mĩ thuật Đông Dương.

+Một số tác phẩm nổi tiếng như: bến thuyền sông Hồng, gội đầu…

+Ngày nay chúng ta có thế thấy qua tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống

>>> Sự xuất hiện của trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương đã tạo một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam.

-Nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc với những tác phẩm để lại dấu ấn mạnh mẽ như; Nguyễn Phan Chánh với tranh lụa, Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ với tranh sơn mài hay Vũ Cao Đàm với tranh khắc gỗ…

 -Nhiều triển lãm tranh được diễn ra góp phần đưa hội họa đến gần hơn so với người dân.

 -Nhiều chất liệu được du nhập từ phương Tây đã trở thành chất liệu được các họa sĩ sử dụng nhuần nhuyễn.

 -Chủ đề thay đổi tạo nên sự gần gũi, khác biệt mà vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

* Đặc điểm hội họa thời Pháp thuộc

-Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách phương Đông và phương Tây.

-Sự tiếp thu có chọn lọc và còn gắn ghép các yếu tố nghệ thuật.

-Tính chất giao thời, đây là giai đoạn bản lề của mĩ thuật hai thế kỉ.

-Mĩ thuật cận địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mĩ thuật Việt Nam.

-Là cầu nối giữa mĩ thuật cổ và mĩ thuật hiện đại để tạo ra sự phát triển liền mạch của mĩ thuật Việt Nam.

-Tạo dựng một điện mạo mới làm hoàn thiện dần chân dung của nền mĩ thuật dân tộc Việt Nam.

-Mĩ thuật thời kì này tiếp cận với mĩ thuật Pháp, mĩ thuật Châu Âu mở ra một hướng đi mới trong lịch sử mĩ thuật.

-Một nền nghệ thuật tạo hình hiện thực đang được hình thành với sụ phát triển ban đầu của chất liệu, thể loại, kĩ thuật, bút pháp.

-Một đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp được hình thành và đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị.

-Mĩ thuật tuy diễn tả được nhiều mặt của cuộc sống, tuy vậy các nghệ sĩ mới chỉ dừng lại ở một số -chủ đề, đề tài mang phạm vi nhỏ trong gia đình.

-Chưa diễn tả được những vấn đề lớn, mang tính thời đại, cách mạng, chưa đến được với đông đảo quần chúng lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro