CHƯƠNG SÁU: VIỆC THÀNH LẬP HỘI THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tất  cả  những  hội  viên  nhiệt  thành  của  Hội  Thông  Thiên  Học  sẽ  thích  thú  mà  được  biết  rằng  kể  từ  tháng  7  năm  1875,  bà  HPB  đã  khẳng  định  sự  hiện  diện  của  các  đấng  Chân  Sư,  tuyên  bố  sự  thật  về  Quần  Tiên  Hội,  về  kho  tàng  minh  triết  thiêng  liêng  do  các  ngài  gìn  giữ,  và  về  mối  liên  hệ  cá  nhân  của  bà  với  các  ngài.  Bà nêu lên  vấn  đề  quan  trọng  là:

        “Khoa  Thần  Linh  Học,  trong  tay  của  một  Chân  Sư, trở  thành  khoa  Phương  Thuật,  vì  ngài  đã  tinh  thông  lão  luyện  về  bí  thuật  sử  dụng  những  định  luật  trong  Càn  Khôn  Vũ  Trụ,  mà  không  vi  phạm  một  định  luật  nào  và  không  hành  động  trái  nghịch  với  thiên  nhiên. Trong  tay  của  một  đồng  tử  thiếu  kinh  nghiệm,  khoa  ấy  trở  thành  Bàn  Môn  Tả  Đạo  vô  ý  thức,  vì  y  vô  tình  mở  rộng  cửa  giao  thông  giữa  thế  giới  hữu  hình  và  vô  hình, và  giải  tỏa  những  sức  mạnh  mù  quáng  của  Thiên  Nhiên  cùng  những  loại  âm  binh  và  vong  linh  bất  hảo.”

          Kể  từ  nay,  tư  tưởng  Huyền  Môn  đã  được  phát  động  một  cách  rõ  rệt,  và  luôn  luôn  được  nhắc  đến  trong  những  sách  vở  báo  chí  và  thơ  tín  riêng  tư  của  chúng  tôi.  Trong  một  bài  báo  nhan  đề “ĐỜI  SỐNG  BẤT  TỬ”  đăng  trên  báo  Nữu  Ước  Diễn  Đàn  ngày  28  tháng  8  năm  1875,  tôi  có  tuyên  bố  rằng  tôi  đã  từng  tin  nơi  các  hiện  tượng  đồng  tử  từ  một  phần  tư  thế  kỷ  nay,  nhưng  tôi  không  bao  giờ  tin  rằng  những  trí  lực  đằng  sau  các  hiện  tượng  đồng  tử  từ  một  phần  tư  thế  kỷ  nay,  nhưng  tôi  không  bao  giờ  tin  rằng  những  trí  lực  đằng  sau  các  hiện  tượng  đó  quả  thật  là  những  ông  nọ  bà  kia  như  họ  giả  danh  hay  mạo  nhận.  Tôi  khẳng  định  sự  tin  tưởng  của  tôi  về  sự  thật  của  khoa  Huyền  Môn  thời  cổ,  và  nói  lên  sự  kiện  rằng  tôi  tình  cờ  được  giao  tiếp  với  những  người  còn  sống,  họ  đã  từng  thi  thố  ngay  trước  mặt  tôi  những  pháp  thuật  diệu  huyền  xứng  đáng  với  bản  lĩnh  của  các  nhà  Phương  Sĩ  trứ  danh  thời  xưa.

         Khi  tôi  nói  lên  điều  ấy,  tôi  không  phải  chỉ  đề  cập  đến  những  hiện  tượng  thần  thông  của  bà  HPB,  hay  sự  giao  tiếp  của  tôi  với  các  Chân  Sư  mà  thôi,  mà  còn  muốn  nhắc  đến  sự  việc  này:  đó  là  việc  làm  cho  những “TINH  LINH  NGŨ  HÀNH”  xuất  hiện  ngay  trước  mắt  tôi  và  trong  phòng  ngủ  của  tôi,  do  một  người  lạ  mặt  mà  tôi  tình  cờ  gặp  tại  New  York,  một  ngày  trước  khi  tôi  viết  bài  báo  trên.

          Người  lạ  mặt  đến  nhà  tôi  do  một  sự  hứa  hẹn  trước.  Chúng  tôi  mở  những  cửa  ngăn  phòng  khách  với  buồng  ngủ,  ngồi  trên  ghế  đối  diện  với  cửa  ra  vào,  và  thình  lình,  dưới  ảnh  hưởng  của  một  phương  pháp  huyền  diệu  để  tạo  ra  ảo  giác (Mâya), tôi  nhìn  thấy  phòng  ngủ  của  tôi  biến  thành  một  khoảng  không  gian  vuông  vức.  Những  giường  tủ, bàn  ghế  đã  biến  mất  khỏi  tầm  mắt  của  tôi,và  lần  lần  xuất  hiện  những  cảnh  trời  nước  mênh  mông, mây  mù  bao  phủ  không  gian, hang  động  dưới  lòng  đất, và  một  hỏa  diệm  sơn  phun  lửa. Mỗi  hoạt  động  trong  ngũ  hành  đều  loi  ngoi, những  sinh  vật  sống  động  với  những  hình  thể,  những  gương  mặt,  ẩn  hiện  chập  chờn  khi  mờ  khi  tỏ.  Vài  hình  thể  sinh  vật  đó  coi  xinh  đẹp, hiền  hòa, những  loại  khác  có  hình  dáng  bất  hảo, dữ  tợn, có  loại  rất  hung   ác  và  coi  thật  rùng  rợn. Chúng  xuất  hiện  trước  mắt  tôi  một  cách  nhẹ  nhàng  giống  như  những  bọt  nước  trên  một  giòng  suối, hoặc  phóng  nhanh  xuyên  qua  không  gian  và  biến  mất, hoặc  chơi  giỡn  nô  đùa  với  nhau  trong  ánh  lửa  hồng  hay  trên  giòng  nước.

         Một  lát  sau  đó, một  quái  vật  hình  thù  dị  hợm  trợn  mắt  nhìn  tôi  và  phóng  tới  trước, dường  như  muốn  chụp  lấy  tôi  cũng  như  một  con  cọp  bị  thương  chụp  mồi, nhưng  rồi  lại  biến  mất  khi  nó  vừa  tới  làn  mức  chu  vi  của  khoảng  không  gian  vuông  vức, là  nơi  mà  hai  gian  phòng  nối  liền  với  nhau. Việc  ấy  làm  cho  thần  kinh  tôi  bị  căng  thẳng  cực  độ, nhưng  sau  những  kinh  nghiệm  về  hồn  ma  hiện  hình  mà  tôi  đã  từng  trải  qua  ở  nông  trại  Eddy, tôi  cố  gắng  giữ  vững  tinh  thần  lòng  không  rung  động. Đến  đây, người  lạ  mặt  tuyên  bố  hài  lòng  về  kết  quả  cuộc  thử  thách  tâm  linh  này, và  khi  chia  tay  từ  giã  còn  nói  thêm  rằng  chúng  tôi  có  thể  sẽ  gặp  nhau  trở  lại. Nhưng  cho  đến  nay  chúng  tôi  không  hề  gặp  nhau  lại  nữa. Người  ấy  có  hình  dáng  giống  như  một  người  Đông  Phương, màu  da  lợt, nhưng  tôi  không  thể  phát  hiện  được  là  quốc  tịch  nào, tuy  hồi  đó  tôi  nghĩ  rằng  có  lẽ  ông  ta  là  người  Ấn  Độ. Người  đó  nói  Anh  Ngữ  rất  thông  thạo  cũng  như  tôi.

                                                    II

        Sự  dọn  đường  cho  việc  thành  lập  Hội  Thông  Thiên  Học  Thế  Giới  đã  được  chuẩn  bị  do  sự  tranh  luận  sôi  nổi  trong  các  giới, trước  nhất  về  Thần  Linh  Học  và  sau  đó  về  một  vài  quan  niệm  của  Huyền  Môn  Đông  Phương. Cuộc  tranh  luận  vẫn  tiếp  diễn  kể  từ  khi  những  bài  tường  thuật  của  tôi  về  các  hiện  tượng  thần  linh  ở  nông  trại  Eddy  bắt  đầu  xuất  hiện  trên  nhật  báo  New  York  Sun  vào  tháng  8  năm  1874. Nó  càng  trở  nên  sôi  động  thêm  gấp  mười  lần  từ  khi  tôi  và  bà  HPB  gặp  nhau  tại  Chittenden, và  sử  dụng  báo  chí  để  trình  bày  những  quan  điểm  lạ  thường  của  chúng  tôi. Những  bài  báo  châm  biếm  của  bà, những  chuyện  đồn  đãi  về  những  phép  thuật  thần  thông  của  bà, và  sự  quả  quyết  của  chúng  tôi  về  sự  hiện  diện  của  những  chủng  loại  sinh  vật  trong  cõi  vô  hình, đã  thu  hút  đến  với  chúng  tôi  nhiều  nhân  vật  Đạo  tâm, trí  thức  thông  minh  lỗi  lạc. Trong  số  những  người  này  có  những  nhà  bác  học, ngôn  ngữ  học, nhà  văn, nhà  khảo  cổ, vài  vị  linh mục  có  tinh  thần  rộng  rãi  cởi  mở, luật  gia, y  sĩ, vài  nhà  Thần  Linh  Học  tên  tuổi, vài  nhà  báo  tò  mò  muốn  kiếm  đề  tài  hấp  dẫn  để  viết  bài.

          Thật  là  một  việc  táo  bạo  mà  dám  đứng  ra  công  khai  tuyên  bố  nền tảng  khoa  học  của  Khoa  Huyền  Môn  cổ  xưa, bất  chấp  mọi  dư  luận  thành  kiến  của  người  đời, ở  vào  thời  đại  hoài  nghi  của  khoa  học  vật  chất  ngày  nay. Chính  hành  động  táo  bạo  đó  đã  thu  hút  sự  chú  ý  của  quần  chúng  và  đưa  đến  cái  hậu  quả  đương  nhiên  là  với  thời  gian  qua, những  người  cùng  đồng  quan  điểm  sẽ  họp  chung  lại  với  nhau  thành  một  Hội  để  khảo  cứu  về  các  vấn  đề  Huyền  Môn. Mưu  toan  thành  lập  một  Câu  Lạc  Bộ  Huyền  Linh  đã  thất  bại  vào  tháng  5, năm  1875, thì  nay  một  cơ  hội  khác  đã  đến, khi  một  học  giả  chuyên  khoa  Ai  Cập  Học  là  ông  George  Felt  thuyết  trình  trước  một  nhóm  bạn  hữu  của  chúng  tôi  tại  nhà  bà  HPB  vào  ngày  7  tháng  9  năm  1875. Đó  là  một  sự  thành  công  mỹ  mãn: cái  hột  giống  của  một  cây  đại  thọ  bao  trùm  khắp  thế  giới  đã  được  gieo  trên  mảnh  đất  tốt  và  đã  nẩy  mầm.

           Tối  hôm  7  tháng  9, ông  Felt  thuyết  trình  về  đề  tài: “QUY  TẮC  TỶ  LỆ  CỦA  NGƯỜI  CỔ  AI  CẬP”. Ông  là  một  nhà  kỹ  nghệ   họa  rất  tài  tình, và  đã  vẽ  một  số  họa  đồ  rất  khéo  để  diễn  tả  lý  thuyết  của  ông  cho  rằng  những  quy  tắc  tỷ  lệ  kiến  trúc  của   người  Ai  Cập  cũng  như  của  các  đại  kiến  trúc  gia  Hy  Lạp, hiện   được  gìn  giữ  trong  những  chữ  mật  tự  khắc  trên  các  đền  thờ  cổ  của  xứ  Ai  Cập. Ông  nói  rằng  bằng  cách  sử  dụng  vài  loại chìa  khóa  bí  mật, người  ta  có  thể  áp  đặt  một  đồ  hình  mà  người  ta  gọi  là “NGÔI  SAO  TOÀN  MỸ” trên  vách  một  ngôi  đền, rồi  đọc  trong  đó  toàn  bộ  các  bí  quyết  của  vấn  đề  tỷ  lệ  kiến  trúc  và  hình  học. Những  chữ  mật  tự  ở  ngoài  vòng  cái đồ  hình  đặt  lên  vách  chỉ  là  những  chữ  giả  tạo  để  đánh  lạc  hướng  những  kẻ  tò  mò, bởi  vì  nếu  đọc  liên  tục  với  những  chữ  ở  trong  cái  đồ  hình, thì  đó  chỉ  là  những  câu  vô  nghĩa, hoặc  chỉ  là  một  câu  chuyện  vô  vị, tầm  thường.

        Cái  đồ  hình  này  gồm  có  một  vòng  tròn  với  một  hình  vuông  ở  trong  và  một  ở  ngoài,  chứa  đựng  một  hình  tam  giác  thường, hai  hình  tam  giác  Ai  Cập  và  một  hình  năm  góc. Ông  Felt  áp  dụng  cái  đồ  hình  ấy  vào  những  hình  ảnh, tượng  điêu  khắc,  cổng  đền, hình  vẽ  chữ  mật  tự, Kim  Tự  Tháp, lăng  tẩm  và  dinh  thự  lâu  đài  của  xứ  cổ  Ai  Cập, và  cho  thấy  rằng  chúng  thật  hoàn  toàn  đúng  khớp  với  những  tỷ  lệ  của  đồ  hình  đến  mức  biểu  lộ  một  quy  tắc  kiến  trúc  chung  cho  tất  cả  các  công  trình  xây  dựng  của  thời  xưa. Quả  thật, đó  chính  là  cái  quy  tắc  kiến  trúc  thật  sự  của  Thiên  Nhiên.

           Tiến Sĩ  Pancoats, một  nhà  Huyền  Học  ưu  tú  có  mặt  trong  buổi  họp, lúc  ấy  mới  hỏi  ông  felt  có  thể  chứng  minh  cụ  thể  sự  hiểu   biết  của  ông  về  những  quyền  năng  thần  bí  của  các  nhà  đạo  sĩ  thời  xưa  hay  không, chẳng  hạn  như  việc  kêu  gọi  các  vong  linh  khuất  mặt  trong  cõi  vô  hình. Ông Felt trả lời  rằng:

         “Ông  có  thể  làm  cho xuất  hiện  hằng  trăm  những  hình  bóng  các  vong  linh giống  như  hình  người, nhưng  ông  không  thấy  những  dấu  hiệu  chỉ  rằng  chúng  có  trí  khôn”.

           Trong  buổi  thuyết  trình, ông  Felt  cho  chúng  tôi  biết  rằng  trong  khi  khảo  cứu  về  môn  cổ  học  Ai  Cập, ông  đã  phát  hiện  rằng  những  vị  giáo  sĩ  Ai  Cập  thời  xưa  đều  là  những  pháp  sư  lão  luyện  tinh  thông  về  khoa  Phương  Thuật. Họ  có  quyền  năng  kêu  gọi  và  sai  khiến  những  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH  và  có  để  lại  những  chân  ngôn  thần  chú  để  sử  dụng  âm  binh. Ông  sẵn  lòng  chỉ  dẫn  bí  thuật  này  cho  những  người  có  thiện  chí  và  hứa  sẽ  làm  cho  các  loại  tinh  linh  xuất  hiện  trước  mắt  chúng  tôi  trong  một  loạt  các  bài  diễn  thuyết.

         Buổi  thuyết  trình  vô  cùng  hấp  dẫn  và  lý  thú  hôm  đó  được  nối  tiếp  theo  bằng  một  cuộc  thảo  luận  sôi  nổi. Trong  khi  cuộc  bàn  cãi  đang  tiếp  diễn, tôi  bỗng  có  ý  nghĩ  rằng  có  lẽ  là  một  điều  hay  nếu  một  hội  được  thành  lập  để  khuyến  khích  sự  học  hỏi  khảo  cứu  về  khoa  Huyền  Môn, và  sau  khi  đắn  đo  suy  nghĩ, tôi  mới  viết trên  một  mảnh  giấy  giòng  chữ  sau  đây:

        “PHẢI  CHĂNG  LÀ  MỘT  ĐIỀU  TỐT  NẾU  CHÚNG  TA  THÀNH  LẬP  MỘT  HỘI  ĐỂ  KHẢO  CỨU  VỀ  NHỮNG  VẤN  ĐỀ  NÀY?”

          Tôi  đưa  mảnh  giấy  cho  ông  W. Judge, một  luật  sư  lúc  ấy  đang  đứng  giữa  tôi  và  bà  HPB  ngồi  ở  một  ghế  đối  diện  để  nhờ  ông  chuyển  cho  bà. Bà đọc xong, liền  gật  đầu  tỏ  ý  bằng  lòng. Tôi  bèn  đứng  dậy, và  với  vài  lời  mở  đầu  câu  chuyện, tôi  bèn  đưa  ra  đề  nghị  trên. Vòng  cử  tọa  lấy  làm  thích  thú, và  khi  ông  Felt, nhân  dịp  trả  lời  một  câu  hỏi, nói  rằng  ông  sẵn  lòng  chỉ  dẫn  cho  chúng  tôi  phương  pháp  kêu  gọi  và  kiểm  chế  các  loại  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH, thì  toàn  thể  hội  trường  đều  đồng  thinh  chấp  thuận  việc  thành  lập  Hội  nói  trên. Theo  lời  đề  nghị  của  ông  Judge, tôi  được  bầu  làm  Hội  Trưởng  và  với  đề  nghị  của  tôi, ông  Judge  được  bầu  làm  Bí  Thơ  buổi  họp. Vì  lúc  ấy  đêm  đã  khuya, buổi  họp  được  đình  lại  đến  tối  hôm  sau  để  có  một  quyết  định  chính  thức. Những  quan  khách  tối  hôm  đó  được  yêu  cầu  đem  theo  những  bạn  bè  thân  hữu  và  cảm  tình  viên  vào  đêm  sau  để  cho  họ  có  thể  gia  nhập  hội  nếu  họ  muốn.

          Một  tờ  nhật  báo  ở  New  York  có  tường  thuật  buổi  họp  tối  hôm  đó, tóm  tắt  đại  khái  như  sau:

         “Một  phong  trào  rất  quan  trọng  vừa  được  khai  trương  tại  New  York  dưới  sự  lãnh  đạo  của  Đại  Tá  Henry  S. Olcott  trong  việc  thành  lập  một  hội  gọi  là  Hội  Thông  Thiên  Học  Thế  Giới. Đề  nghị  khởi  xướng  nên  công  việc  này  là  một  điều  hoàn  toàn  không  có  dự  tính  trước, và  được  phát  động  vào  tối  hôm  mùng  7  tại  phòng  khách  nhà  bà  HPB. Cử  tọa  gồm  mười  bảy  vị  quan  khách  nam  và  nữ  trong  giới  thượng  lưu  trí  thức  đã  hội  họp  để  nghe  ông  George  Henry  Felt  thuyết  trình  về  một  vài  khía  cạnh  của  Huyền  Môn  Ai  Cập  vô  cùng  lý  thú  và  hấp  dẫn….

           Trong  cuộc  thảo  luận  sau  đó, thừa  dịp  thuận  tiện, Đại  Tá  Olcott  đứng  lên  phát  biểu  ý  kiến. Sau  khi  phác  họa  tình  trạng  của  phong  trào  Thần  Linh  Học  đương  thời; thái  độ  của  các  nhà  Duy  Vật  chống  lại  phong  trào  ấy; sự  xung  đột  ý  kiến  giữa  khoa  học  và  tôn  giáo; tính  cách  triết  học  của  nền  Đạo  Lý  cổ  truyền, khả  dĩ  dung  hòa  tất  cả  mọi  lý  thuyết tương  phản  hiện  hữu; và  công  trình  siêu  việt  của  ông  Felt  đã  khám  phá  được  bí  quyết  cấu  tạo  của  Thiên  Nhiên  do  những  tàn  tích  cổ  xưa  của  khoa  Huyền  Môn  Ai  Cập. Ông  đề  nghị  thành  lập  một  hội  tinh  thần  để  quy  tụ  tất  cả  những  người  có  khuynh  hướng  tâm  linh, sẵn  sàng  làm  việc  chung  với  nhau  để  sưu  tập  và  truyền  bá  những  kiến  thức  huyền  môn. Chương  trình  của  ông  là  tổ  chức  một  Hội  các  nhà  Huyền  Học  và  bắt  đầu  lập  ngay  một  thư  viện, kế  đó  là  phổ  biến  những  giáo  lý  về  những  định  luật  huyền  bí  trong  Thiên  Nhiên  mà  người  cổ  Ai  Cập  và  Trung  Đông  đều  biết  rõ, nhưng  lại  hoàn  toàn  xa  lạ  đối  với  thế  giới  khoa  học  của  chúng  ta  hiện  nay,v..v …”

          Tài  liệu  đó  cho  thấy  tâm  trạng  của  tôi  khi  tôi  đề  nghị  thành  lập  Hội  Thông  Thiên  Học  Thế  Giới. Quan  niệm  về  tình  Huynh  Đệ  Đại  Đồng  trong  nhân  loại  chưa  được  nêu  ra  và  chúng  tôi  cũng  chưa  kịp  nghĩ  đến, bởi  vì  đề  nghị  thành  lập  Hội  chỉ  đột  xuất  từ  cái  đề  tài  đang  thảo  luận. Tuy  nhiên, khi  vòng  ảnh  hưởng  của  Hội  nới  rộng  để  bao  gồm  cả  những  dân  tộc  phương  Đông  cùng  những  tôn  giáo  và  những  chế  độ  xã  hội  của  họ, thì  tình  Huynh  Đệ  Đại  Đồng  đã  trở  nên  một  điều  cần  thiết, và  trên  thực  tế, là  nền  tảng  cho  toàn  thể  cơ  cấu  xây  dựng  Hội. Hội  Thông  Thiên  Học  là  một  công  trình  tuần  tự  phát  triển  và  tiến  hóa; chứ  không  phải  là  một  sự  tạo  dựng  có  mưu  tính  trước (trên  cõi  giới  hữu  hình).

         Khi  Hội  đã  được  chấp  thuận  trên  nguyên tắc, một  phiên   họp  sau  được  tổ  chức  để  soạn  thảo  bản  Điều  Lệ, Nội  Quy, và  bầu  một  ban  chấp  hành  để  quản  trị  công  việc  Hội. Ngày  30  tháng  10, bản  Điều  Lệ  và  Nội  Quy  được  chấp  thuận, và  một  ban  chấp  hành  được  tuyên  bố  như  sau:

             HỘI  TRƯỞNG…………………….HENRY S. OLCOTT

             PHÓ  HỘI  TRƯỞNG:    B.S  PANCOATS  và  G.H.FELT

             TỔNG  THƯ  KÝ  NGOẠI  VỤ:       H.P. BLAVATSKY

             TỔNG  THƯ  KÝ  NỘI  VỤ:            JOHN S. COBB

             THỦ  BỔN:                                    HENRY  NEWTON

             QUẢN  LÝ  THƯ  VIỆN:                CHARLES  SOTHERAN

            LUẬT  SƯ  NHIỆM  CÁCH:           WILLIAM Q.  JUDGE

             và  năm  vị  CỐ  VẤN.

Phiên  họp  lại  tái  nhóm  vào  ngày  17  tháng  11  năm  1875  để  đọc  bản  Tuyên  Ngôn  của  Hội, và  để  nghe  vị  Hội  Trưởng  Đại  Tá  Henry S.  Olcott, đọc bài  diễn  văn  khai  trương. Thế  là  Hội  Thông  Thiên  Học  Thế  Giới  được  chính  thức  thành  lập  vào  ngày  17  tháng  11  năm  1875.

                                                      III

           khi  đoạn  Hồi  Ký  này  của  tôi  được  đăng  trong  tạp  chí  “THE  THEOSOPHIST” tháng  11, năm  1892, số  tạp  chí  ấy  cũng  có  đăng  tiểu  sử  hay  lý  lịch  của  nhiều  vị  trong  Ban  Chấp  Hành  của  Hội, trong  số  đó  có  một  chuyện  lạ  về  kinh  nghiệm  huyền  linh  của  ông  W. L. Alden.

           Ông  Alden  hồi  đó  là  một  biên  tập  viên  của  tờ “NỮU  ƯỚC  THỜI  BÁO”, rất  nổi  tiếng  về  những  bài  phê  bình  hài  hước  và  sắc  xảo  của  ông  đối  với  những  vấn  đề  thời  sự  hàng  ngày. Khi  chúng  tôi  mới  quen  nhau, ông  ấy  có  gặp  một  chuyện  khá  thú  vị. Lúc  ấy  ông  viết  bài  xã  luận  cho  báo  Graphic, còn  tôi  thì  viết  phóng  sự  về  các  hiện  tượng  huyền  linh  ở  Chittenden  cũng  cho  tờ  báo  nhật  báo  này. Những  chuyện  hồn  ma  hiện  hình  ở  nông  trại  Eddy  đã  hấp  dẫn  một  số  đông  người  hiếu  kỳ  hằng  ngày  đến  tòa  soạn  để  hỏi  những  chuyện  bâng  quơ  vô  lý. Họ  làm  quấy  rầy  vị  Chủ  Bút, ông  Groly, đến  mức  làm  cho  ông  này phải  công  bố  một  tấm  hình  lớn vẽ  ông  ta  đứng  chận  cửa  vào  tòa  soạn, với  một  khẩu  súng  lục  và  một  cặp  kéo  lớn   trong  tay, để  tự  vệ  chống  lại  sự  đột  nhập  của  những  kẻ  vô  tích  sự  làm  phiền  nhiễu  và  mất  thời  giờ.

           Một  ngày  nọ, có  một  vị  trưởng  lão  mặc  y  phục  theo  lối  Đông  Phương  bước  vào  tòa  soạn, tay  cầm  một  quyển  sách  hình  dáng  lạ  kỳ, và  có  vẻ  rất  cũ. Ông  ta  chào  các  nhân  viên  tòa   bài  phóng  sự  của  tôi, và  về  khoa  Thần  Linh  Học  Tây  Phương  và  Đông  Phương. Tất  cả  mọi  người  đều  rời  khỏi  bàn  viết  và  tề  tựu  chung  quanh  ông  lão. Khi  nói  về  Khoa  Phương  Thuật, ông  lão  lẳng  lặng  quay  về  phía  ông  Alden, mà  cho  đến  khi  đó  không  ai  biết  gì  về  những  sở  thích  Huyền  Môn  của  ông  ta, và  hỏi:

          “Thưa  ông, ông  có tin  sự  thật  của  khoa  Phương  Thuật  không?”

           Vô  cùng  ngạc  nhiên  vì  câu  hỏi  đột  ngột, ông  Alden  đáp:

         “À, tôi  có  đọc  quyển  ZANONI (*)[7], và  nghĩ rằng  trong  đó  có  lẽ  có  ít  nhiều  sự  thật.”

           Đáp  lời  yêu  cầu  của  vài  người, ông  lão  đưa  quyển  sách  dị  kỳ  của  ông  ta  cho  mọi  người  xem. Thì  ra  đó  là  một  quyển  cổ  thư  dạy  về  Khoa  Phương  Thuật, viết  bằng  chữ  Á  Rập  hay  một  thứ  chữ  Đông  Phương, có  rất  nhiều  hình  ảnh  xen  lẫn  với  chữ  viết. Tất  cả  mọi  người  đều  rất  thích  thú, nhất  là  ông  Alden, và  khi  chia  tay  từ  giã, ông  này  hỏi  vị  trưởng  lão  có  thể  nào  họ  sẽ  gặp  lại  nhau  để  nói  chuyện  thêm. Ông  lão  gật  đầu  mỉm  cười, và  đưa  cho  ông  Alden  một  địa  chỉ. Nhưng  khi  ông   Alden  đi  đến  nơi, thì  đó  chỉ  là  một  địa  chỉ  ma, một  cửa  hàng  bán  hình  tượng  và  kinh  sách  Gia  Tô  Giáo!

         Ông  bạn  tôi  vẫn  không  thất  vọng, và  nhiều  tháng  sau  đó, để  mắt  theo  dõi  những  người  mà  ông  tiếp  xúc  hay  gặp  gỡ  ngoài  đường  với  niềm  hy  vọng  sẽ  gặp  lại  ông  lão  bí  mật. Ông  Croly  cho  tôi  biết  rằng  người  lạ  mặt  cũng  không  hề  trở  lại  viếng  thăm  tòa  soạn  một  lần  nào  nữa, dường  như  ông  ta  đã  biến  mất  vào  trong  ruột  quả  địa  cầu!

          Sự  xuất  hiện  bất  ngờ  và  thình  lình  biến  mất  của  những  người  bí  mật  để  đem  những  quyển  sách  quý  cho  người  có  căn  duyên; hoặc  để  đưa  những  lời  khuyên  hữu  ích, hoặc  để  chỉ  đường  dẫn  lối  cho  người  tầm  Đạo giữa  những  khó  khăn  chướng  ngại  mà  y  đang  cố  gắng  vượt  qua  để  đi  đến  chân  lý, vốn  không  phải  là  một  kinh  nghiệm  lạ  thường. Có  nhiều  trường  hợp  như  vậy  đã  được  ghi  nhận  trong  lịch  sử  tôn  giáo. Sự  xuất  hiện  đó  đôi  khi  xảy  ra  trong  khi  thức  tỉnh, hoặc  đôi  khi  trong  những  cơn  linh  ảnh  vào  những  giờ  ban  đêm.

          Sự  mách  bảo  có  khi  đến  như  những “tia sáng” xẹt  qua  trong  trí  óc, những  tia  sáng  trực  giác (Buddhi) rọi  vào  cái  trí  suy  luận (Manas) đem  lại  những  phát  minh  lớn  lao  về  khoa  học, chẳng  hạn  như  ý  niệm  về  kiếng  quang  phổ (Spectroscope) xẹt  qua  trí  óc  của  fraunhofer; ý  niệm  về  tính  chất  của  sấm  sét  và  ống  thu  lôi  trong  trí  của  Franklin; ý  niệm  về  máy  điện  thoại  trong  trí  của  Edison, và  về  hằng  muôn  ngàn  sự  việc  vĩ  đại  hay  định  luật  lớn  lao  khác  nữa  vẫn  chiếu  rọi  ánh  sáng  vào  tâm  hồn  những  người  thụ  cảm  sẵn  sang  tiếp  nhận  nguồn  cảm  hứng  thiêng  liêng.

          Dường  như  là  một  điều  quá  đáng  mà  nói  rằng  mỗi  người  tầm  Đạo  đều  có  cơ  duyên  đạt  tới  sự  hiểu  biết  một  lần  trong  đời  mình, nhưng  tôi  tin  rằng  số  người  may  mắn  gặp  được  cơ  duyên  đó  còn  gấp  trăm  lần  nhiều  hơn  là  người  ta  tưởng. Thật  là  một  điều  bất  hạnh  cho  đương  sự  nếu  vì  quan  niệm  sai  lầm, y  tưởng  rằng  vị  sứ  giả  đem  cơ  duyên  tới  cho  y  phải  có  một  hình  dáng  hay  cốt  cách  đặc  biệt  như  thế  nào  đó, hoặc  bức  thông  điệp  gởi  cho  y  phải  đi  kèm  với  những  hiện  tượng  diệu  huyền  thuộc  loại  nào. Rồi  với  những  thành  kiến  đó  làm  che  ám  lu  mờ, có  khi “y  giao  tiếp  với  một  vị  thiên  thần  mà  không  hề  hay  biết”, hoặc  chạm  trán  với  quý  nhân  ở  ngoài  đường  mà  không  hề cảm  thấy  một  rung  động  khác  lạ  để  làm  cho  y  phải  chú  ý, thay  vì  mải  lo  chăm  chú  nhìn  cảnh  vật  ở  chung  quanh. Tôi nói những  gì  tôi  biết.

                                                        IV

          Theo  chương  trình  đã  định, tối  hôm  18  tháng  9, ông  George H. Felt  tiếp  tục  cuộc  thuyết  trình  lý  thú  về  Huyền  Môn  Ai  Cập  và  trình  bày  những  đồ  hình  có  màu  để  diễn  tả  những  sự  khám  phá  của  ông. Vài  thính  giả  sau  đó  cho  biết  rằng  họ  thấy  ánh  sáng  chập  chờn  trên  những  đồ  hình, nhưng  tôi  nghĩ  rằng  điều  đó có  lẽ  một  phần  là  do  sự  tự  kỷ  ám  thị, còn  một  phần, có  thể  như  ông  Felt  nói, là  do  những  đặc  tính  huyền  diệu  của  các  đồ  hình. Riêng  tôi  không  nhìn  thấy  gì  có  tính  chất  huyền  linh, cũng  như  những  người  khác  trong  cử  tọa, trừ  ra  một  thiểu  số  rất  ít.

           Trong  buổi  thuyết  trình, ông  felt  khẳng  định  không  chút  do  dự  sự  hiện  hữu  của  các  giới  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH, ảnh  hưởng  của  chúng  đối  với  loài  vật  và  sự  liên  hệ  của  chúng  tôi  đối  với  loài  người. Trên  một  bài  báo  gởi  đăng  trên  tạp  chí “London  Spiritualist” ngày  19  tháng  6 năm  1878, ông  Felt  viết:

          “….TÔI  ĐƯỢC  BIẾT  CHẮC  CHẮN  RẰNG  CÁC  LOẠI  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH  QUẢ  CÓ  THẬT  NHỞ  NHỮNG  CUỘC  SƯU  TẦM  CỦA  TÔI  VỀ  MÔN  KHẢO  CỔ  AI  CẬP. TRONG  KHI  TÔI  VẼ  HỌA  ĐỒ  NHỮNG  VÒNG  HOÀNG  ĐẠO  AI  CẬP  ĐỂ  CỐ  GẮNG  TÌM  RA  NHŨNG  ĐIỂM  TƯƠNG  QUAN  VỀ  SỐ  HỌC  GIỮA  CHÚNG  VỚI  NHAU, TÔI  NHẬN  THẤY  DÔI  KHI  CÓ  NHỮNG  TRIỆU  CHỨNG  RẤT  LẠ  LÙNG  KHÔNG  THỂ  GIẢI  THÍCH. NGƯỜI  NHÀ  TÔI  NHẬN  THẤY  RẰNG  CÓ  NHỮNG  LÚC  MÀ  CON  CHÓ  VÀ  CON  MÈO  CỦA  TÔI, BIỂU  LỘ  NHỮNG  CẢM  ỨNG  RẤT  DỊ  KỲ, VÀ  HỌ  LƯU  Ý  TÔI  VỀ  CHÚNG. CHỪNG  ĐÓ, TÔI  MỚI  THẤY  RẰNG  MỖI  KHI  TÔI  BẮT  ĐẦU  LÀM  NHỮNG  CUỘC  KHẢO  CỨU  VỀ  LOẠI  NÀO  ĐÓ, THÌ  CON  MÈO  TRƯỚC  HẾT  LỘ  VẺ  BĂN  KHOĂN  RAY  RỨT, VÀ  TRONG  MỘT  LÚC  CON  CHÓ  LẠI  GẦN  ĐỂ  TRẤN  AN  NÓ, NHƯNG  KHÔNG  BAO  LÂU  CON  CHÓ  CŨNG  LẠI  TỎ  VẺ  SỢ  HÃI  MỘT  VẬT  GÌ  ĐANG  ĐỘT  NHIÊN  XUẤT  HIỆN  TRONG  PHÒNG.

           DƯỜNG  NHƯ  CON  MÈO  CÓ  NHỮNG  GIÁC  QUAN  TINH  VI  BÉN  NHẠY  HƠN, KHI  ĐÓ  CẢ  HAI  CON  ĐỀU  MUỐN  ĐƯỢC  TÔI  ĐƯA  RA  KHỎI  PHÒNG, VÀ  CHÍNH  CHÚNG  NÓ  CŨNG  TỰ  TÌM  CÁCH  THOÁT  RA  BẰNG  CÁCH  LAO  ĐẦU  XUYÊN  QUA  KIẾNG  CỬA  SỔ. KHI  Đà ĐƯỢC  THẢ  RA  NGOÀI, CHÚNG  CÒN  KÊU  VÀ  SỦA  TRỞ  LẠI, DƯỜNG  NHƯ  MUỐN  GỌI  TÔI  HÃY  ĐI  RA. CHÚNG  VẪN  TIẾP  TỤC  KÊU  NHƯ  THẾ  MỘT  HỒI  LÂU, VÀ  SAU  CÙNG  TÔI  PHẢI  BẮT  BUỘC  ĐI  ĐẾN  KẾT  LUẬN  RẰNG  CHÚNG  Đà CẢM  XÚC  ĐƯỢC  NHŨNG  SỰ  VẬT  HAY  ẢNH  HƯỞNG  VÔ  HÌNH  NÀO  ĐÓ  MÀ  TÔI  KHÔNG  NHẬN  THẤY.

          THOẠT  TIÊN, TÔI  CHO  RẰNG  NHỮNG  HÌNH  THÙ  GỚM  GHIẾC  ĐƯỢC  VẼ  TRÊN  CÁC  VÒNG  HOÀNG  ĐẠO  CHỈ  LÀ  DO “ SỰ  TƯỞNG  TƯỢNG  VÔ  LÝ  CỦA  NHỮNG  BỘ  ÓC  BỆNH  HOẠN “, NHƯNG  VỀ  SAU  TÔI  MỚI  NGHĨ  RẰNG  ĐÓ  LÀ  CÁCH  TRÌNH  BÀY  NHỮNG  SỰ  VẬT  TỰ  NHIÊN  THEO  MỘT  CÔNG  THỨC  NHẤT  ĐỊNH. SAU  KHI  Đà THỰC  HIỆN  MỘT  LOẠT  NHỮNG  CUỘC  THÍ  NGHIỆM  VỀ  VẤN  ĐỀ  NÀY, TÔI  MỚI  BIẾT  CHẮC  RẰNG  NHỮNG  HÌNH  VẼ  TRÊN  CÁC  VÒNG  HOÀNG  ĐẠO  VÀ  CÁC  NGÔI  KIẾN  TRÚC, DỀN  ĐÀI  CỔ  AI  CẬP  LÀ  SỰ  MIÊU  TẢ  NHỮNG  CHỦNG  LOẠI  SINH  VẬT  VÔ  HÌNH  TRONG  CƠ  SÁNG  TẠO, ĐƯỢC  TRÌNH  BÀY  DƯỚI  NHỮNG  NÉT  KHÁ  CHÍNH  XÁC , VÀ  XEN  LẪN  VỚI  HÌNH  ẢNH  CỦA  NHỮNG  SỰ  VẬT  TỰ  NHIÊN  KHÁC. TÔI  PHÁT  HIỆN  RẰNG  NHỮNG  SINH  VẬT  ĐÓ  LÀ  NHỮNG  THỰC  THỂ  CÓ  TRÍ  KHÔN, VÀI  LOẠI  ĐÓ  CÓ  VẺ  HUNG  ÁC  VÀ  GÂY  SỢ  HÃI  CHO  NHỮNG  THÚ  NHÀ, CÒN  NHỮNG  LOẠI  KHÁC, TRÁI  LẠI, CÓ  VẺ  HIỀN  LÀNH  MÀ  NHỮNG  THÚ  NHÀ  RẤT  ƯA  THÍCH  VÀ  LẤY  LÀM  THỎA  MÃN  KHI  CHÚNG  XUẤT  HIỆN.

          TÔI  TIN  RẰNG  CHÚNG  GỒM  THÀNH  PHẦN  NHỮNG  CHỦNG  LOẠI  SINH  VẬT  TRONG  MỘT  HỆ  THỐNG  TIẾN  HÓA  BẮT  ĐẦU  TỪ  NHỮNG  HÌNH  THỂ  VÔ  TRI  BẤT  ĐỘNG  TRONG  THIÊN  NHIÊN, ĐI  XUYÊN  QUA  LOÀI  ĐỘNG  VẬT RỒI  ĐẾN  CÁC  CẤP  ĐẲNG  THIÊN  THẦN  LÀ  TRÌNH  ĐỘ  PHÁT  TRIỂN  CAO  TỘT. VÀI  LOẠI  KHÔN  NGOAN  CÓ  THỂ  ĐƯỢC  KIỂM  CHẾ  KHI  CON  NGƯỜI  LẦN  LẦN  CÀNG  QUEN  THUỘC  NHIỀU  HƠN  VỚI  CHÚNG, HAY  KHI  CON  NGƯỜI  LẦN  LẦN  CÀNG  SINH  HOẠT  ĐIỀU  HÒA  HƠN  VỚI  THIÊN  NHIÊN. SỰ  TINH  KHIẾT  CỦA  TÂM  HỒN  VÀ  THỂ  XÁC  LÀ  YẾU  TỐ  RẤT  HỮU  HIỆU, VÀ  TÔI  THẤY  RẰNG  CHÚNG  ĐẶC  BIỆT  GHÊ  TỞM  SỰ  HÚT  THUỐC, NHAI  THUỐC  LÁ  VÀ  NHỮNG  THÓI  QUEN  BẤT  HẢO  KHÁC.

           TÔI  NHẬN  THẤY  RẰNG  KHI  NHỮNG  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH  KHÔNG  BỊ  HOÀN  TOÀN  CHẾ  NGỰ, CHÚNG  TRỞ  NÊN  TINH  QUÁI, NGUY  HIỂM, VÀ  CÓ  THỂ  GÂY  THƯƠNG  TỔN, TÁC  HẠI  CHO  LOÀI  NGƯỜI….”

                                                                              G.H.FELT

                                                 (LONDON SPIRITUALIST, 19-6-1878)

          Tuy  bài  diễn  văn  khai  trương  của  tôi  được  toàn  thể  cử  tọa  vỗ  tay  hoan  nghinh, nhưng  nó  hơi  có  vẻ  dại  dột  sau  mười  bảy  năm  kinh  nghiệm  phũ  phàng. Một  phần  lớn  những  kết  quả  tiên  liệu  đã  được  thực  hiện, nhưng  nhiều  sự  dự  liệu  đã  biến  chất.

          Điều  mà  chúng  tôi  tin  tưởng  như  cái  nền  tảng  thực  nghiệm  tốt  đẹp  cho  mọi  dự  tính  về  sau, tức  là  sự  chứng  minh của  ông  Felt  về  sự  hiện  hữu  của  các  chủng  loại  TINH  LINH  NGŨ  HÀNH, đã  trở  nên  một  sự  thất  vọng  đau  đớn  hoàn  toàn. Với  tất  cả  những  gì  ông  ta  đã  làm  theo  chiều  hướng  đó, ông  ta  vẫn  không  chỉ  cho  chúng  tôi  thấy  được  gì  cả, chí  đến  cái  chót  đuôi  của  một  Tinh  Linh  nhỏ  bé  nhất. Y  làm  cho  chúng  tôi  trở  thành  cái  trò  cười  của  giới  Thần  Linh  Học  và  các  giới  Duy  Vật  hoài  nghi. Y  là  một  người  có  những  sở  đắc  phi  thường, và  đã  thực  hiện  những  khám  phá  đáng  kể. Tôi  tin  rằng  y  đã  thực  hiện  những  gì  y  đã  tuyên  bố, và  nếu  y  chỉ  có  bền  chí  theo  đuổi  đến  cùng  những  gì  y  đã  khởi  đầu, thì  có  lẽ  y  đã  vang  dội  tên  tuổi  trong  số  những  người  nổi  tiếng  nhất  của  thời  đại  chúng  ta.

        Vì  đã  thường  thấy  bà  HPB  sử  dụng  Tinh  Linh  Ngũ  Hành  để  làm  các  hiện  tượng, Signor B.  cũng  đã  nhiều  lần  làm  như  vậy  và  người  khách  kỳ  lạ  làm  cho  chúng  xuất  hiện  ngay  trong  phòng  của  tôi, thì  tại  sao  tôi  không  tin  rằng  ông  Felt  cũng  có  thể  làm  giống  như  thế, nhất  là  khi  bà  HPB  nói  với  tôi  rằng  y  có  thể ? Bởi  vậy, với  sự  táo  bạo  của  nhà  khai  sáng  và  sự  nhiệt  thành  của  một  người  lạc  quan  lòng  đầy  hứng  khởi, tôi  đã  để  cho  óc  tưởng  tượng  của  tôi  tự  do  hoạt  động, và  tiên  liệu  trong  bài  Diễn  Văn  của  tôi  những  kết  quả  có  thể  thực  hiện  nếu  ông  Felt  làm  đúng  như  lời  hứa. Vì  nhu  cầu  tài  chính, ông  Felt  đã   yêu  cầu  Thủ  Quỹ  Newton  ứng  trước  cho  y  một  trăm  đô  la  để  đài  thọ  phí  tổn  trong  các  cuộc  thí  nghiệm, nhưng  rốt  cuộc  vẫn  không  làm  xuất  hiện  được  Tinh  Linh  Ngũ  Hành! Các  hội  viên   lấy  làm  bất  mãn; sau  cùng, y  ra  khỏi  Hội; và  vì  thấy  không  còn  trông  cậy  được  gì  nữa  ở  nơi  y, một  số  hội  viên  cũng  biến  mất  luôn, chỉ  có  chúng  tôi  còn  ở  lại  để  nỗ  lực  làm  việc  với  sức  cố  gắng  tối  đa.

          Đó  quả  là  một  công  việc  nặng  nhọc, như  tất  cả  các  hội  viên  hoạt  động  hồi  thời  kỳ  đó  đều  nhớ  rõ. Mục  tiêu  của  chúng  tôi  là  học  hỏi, bằng  cách  thực  nghiệm, bất  cứ  những  gì  có  thể  học  được  về  những  thành  phần  cấu  tạo  của  con  người, và  vị   trí  của  y  trong  thiên  nhiên. Nhất  là  Trí  Lực, hoạt  động  tích  cực  ở  cương  vị  Ý  CHÍ, vẫn  là  một  sự  bí  hiểm  lớn  đối  với  chúng  tôi. Nhà  thuật  sĩ  của  phương  Đông, chí  đến  nhà  truyền  nhân  điện  của  phương  Tây  đều  dùng  nó. Người  khai  triển  được  nó  sẽ  trở  thành  một  vị  anh  hùng; người  khác  làm  tê  liệt  nó, và  trở  thành  một  người  đồng  bóng. Tác  dụng  vô  địch  của  nó  làm  cho  tất  cả  mọi  sinh  vật  ở  các  cõi  giới  vật  chất  đều  phải  chịu  khuất  phục, và  khi  có  cả  óc  tưởng  tượng  cùng  hoạt  động  đi  kèm, thì  nó  SÁNG  TẠO,bằng  cách  phóng  ra  ngoại  giới  những  hình  tư  tưởng  mới  tạo  nên.

           Như  vậy, mặc  dầu  ông  Felt  đã  bội  ước, và  chúng  tôi  không  thể  trông  cậy  nơi  một  cuộc  hành  trình  trên  biển  lặng  song  êm, nhưng  chúng  tôi  vẫn  còn  nhiều  lãnh  vực  cần  khảo  sát, và  chúng  tôi  cũng  đã  thăm  dò, thám  hiểm  những  lãnh  vực  đó  ít  nhiều. Nhũng  văn  khố  cũ  cho  biết  rằng  chúng  tôi  có  trắc  nghiệm  những  đồng  tử, thử  làm  những  cuộc  thí  nghiệm  về  các  môn  phản  xạ, đọc  tư  tưởng, truyền  nhân  điện, và  trao  đổi  thư  từ  với  các  báo  chí. Nhưng  chúng  tôi  đã  tiến  bước  rất  chậm, bởi  vì  mặc  dầu  tất  cả  mọi  người  đều  đồng  ý  là  phải  giữ  vững  tinh  thần, nhưng  trong  thâm  tâm  mỗi  người  đều  chán  nản  về  sự  thất  bại  của  ông  Felt, và  dường  như  không  có  triển  vọng  tìm  người  thay  thế: Nhà  phù  thủy  làm  mưa, Signor B., đã  bị  bà  HPB   cấm  cửa  đến  nhà  sau  vụ  mưu  toan  gây  sự  chia  rẽ  giữa  chúng  tôi; người  khách  kỳ  lạ  đã  kêu  gọi  âm  binh  xuất  hiện  trước  mắt  tôi  không  còn  trở  lại  nữa; và  bà  HPB, mà  từ  nay  tất  cả  mọi  người  đều  trông  đợi  sự  giúp  đỡ, lại  từ  chối  không  chịu  làm  bất  cứ  một  hiện  tượng  nhỏ  nhặt  nào  nữa  trong  những  buổi  họp.

           Thế  là  số  hội  viên  cứ  thưa  thớt  lần  lần  cho  đến  khi, độ  một  năm  sau  đó, chỉ  còn  sót  lại  tình  trạng  sau  đây: cái  hình  thức  của  một  tổ  chức  tốt  với  một  chương  trình  hoạt  động  phong  phú  và  lành  mạnh; một  tiếng  tăm  vang  dội  lẫy  lừng; vài  hội  viên  hững  hờ  tiêu  cực; và  một  trung  tâm  sinh  khí  dồi  dào  bất  tận  trong  niềm  hứng  khởi  cuồng  nhiệt  của  hai  người  bạn  đồng  môn, một  nam  một  nữ. Họ  không  bao  giờ  có  chút  mảy  may  nghi  ngờ, dù  chỉ  trong một  lúc, sự  hiện  hữu  của  các  đấng  Chân  Sư, tính  cách  thiêng  liêng  cao  quý  của  công  việc  được  giao  phó  cho  họ, hay  sự  thành  công  hoàn  toàn, và  tối  hậu  của  công  việc  ấy.

          Ông  Judge  là  một  người  bạn  trung  thành  và  sẵn  sàng  trợ  giúp, nhưng  lại  quá  non  nớt  về  trình  độ  tâm  linh  để  có  thể  được  coi  như  một  người  thứ  ba  trên  cương  vị  bình  đẳng  với  chúng  tôi. Mỗi  buổi  tối  sau  khi  chúng  tôi  đã  thiết  lập  Trụ  Sở  của  Hội  và  ổn  định  nơi  cư  trú, khi  các  quan  khách  đã  ra  về, bà  HPB  và  tôi  có  thói  quen  ngồi  mạn  đàm  và  hút  thuốc  nghỉ  ngơi  trước  khi  chia  tay. Nhiều  khi  chúng  tôi  phải  bật  cười  mà  nghĩ  rằng thật là hiếm  có  thay  những  người  mà  chúng  tôi  có  thể  trông  cậy  để  cùng  sát  cánh  hợp  tác  với  chúng  tôi  qua  tất  cả  những  bước  thăng  trầm, chìm  nổi  của  cuộc  đời.

           Điều  duy  nhất  mà  chúng  tôi  mỗi  lúc  càng  cảm  thấy  rõ  rệt  hơn  với  thời  gian  qua, là  hai  chúng  tôi  tuyệt  đối  có  thể  tùy  thuộc  lẫn  nhau  vì  lý  tưởng  phô  diễn  Đạo  Lý, dẫu  cho  trời  long  đất  lở  hay  đến  ngày  Tận  Thế. Những  kẻ  thù  nghịch  đôi  khi  đã  nói  rằng  khi  chúng  tôi  từ  giã  Mỹ  Quốc  lên  đường  sang  Ấn  Độ, thì  Hội  Thông  Thiên  Học  ở  Mỹ  cũng  không  còn. Điều  này  cũng  có  một  phần  đúng, vì  do  nhiều  nguyên  nhân, Hội  không  có  làm  gì  đáng  kể  trong  khoảng  thời  gian  sáu  năm  sau  đó. Cái  thành  phần  nòng  cốt, vốn  luôn  luôn  là  yếu  tố  hữu  hiệu  nhất  trong  những  phong  trào  tương  tự, đã  bị  phân  tán; không  ai  có  thể  thiết  lập  một  thành  phần  cốt  cán  mới; người  ta  không  thể  tạo  nên  một  HPB  thứ  nhì; và ông  Judge, lúc  ấy  là  triển  vọng  tương  lai  duy  nhất  để  đóng  vai  trò  lãnh  đạo  và  tổ  chức, lại  phải  lên  đường  sang  các  xứ  Nam  Mỹ  vì  hoạt  động  nghề  nghiệp.

          Tuy  nhiên, suốt  thời  gian  những  năm  ấy, những  bức  thư  của  ông  Judge  gởi  cho  chúng  tôi  cho  thấy  rằng  sự  nhiệt  thành  của  y  đối  với  Hội  Thông  Thiên  Học  và  các  vấn  đề  Huyền  Môn  vẫn  không  suy  giảm. Sự  mong  ước  lớn  nhất  của  y  là  trong  tương  lai  có  ngày  y  sẽ  được  tự  do  để  dành  hết  thời  giờ  và  sức  lực  vào  công  việc  của  Hội  Thông  Thiên  Học. Nhưng, cũng  ví  như  hột  giống  cây  xa  trục  thảo  bị  chôn  vùi  sâu  trong  lòng  đất, bắt  đầu  nẩy  mầm  khi  những  người  đào  giếng  bươi  nó  lên  khỏi  mặt  đất, thì  hột  giống  mà  chúng  tôi  gieo  trong  tâm  hồn  dân  chúng  Mỹ  trong  khoảng  thời  gian  giữa  những  năm  1874  và  1878, cũng  đã  nẩy  mầm  khi  thời  giờ  của  nó  đã  điểm; và  ông  Judge  là  người  có  cơ  duyên  tiền  định để  gặt  hái  kết  quả. Như  vậy, luật  Nhân  Quả  vẫn  luôn  luôn  tác  động  âm  thầm  để  chỉ  định  mỗi  vai  trò  khai  phá, gieo  giống  và  gặt  hái.

         Khả  năng  sinh  tồn  của  Hội  Thông  Thiên  Học  được  ủy  thác  cho  chúng  tôi  là  những  nhà  sáng  lập  trên  phương  diện  hữu  hình, nhưng  trên  khía  cạnh  vô  vi  huyền  diệu  thì  sự  sống  còn  của  Hội  vốn  đã  định  sẵn  nơi  cái  lý  tưởng  căn  bản  của  nó  và  nơi  các  đấng  Cao  Cả  thể  hiện  cái  lý  tưởng  ấy, các  ngài  đã  giáo  hóa  chúng  tôi  và  gieo  vào  tâm trí  chúng  tôi  ánh  sáng  thiện  chí  của  các  ngài. Vì  cả  hai  chúng  tôi  đã  nhận  thức  rõ  điều  ấy, và  vì  chúng  tôi  được  cái  ân  sủng  làm  việc  cho  Hội  và  hợp  tác  với  các  ngài, nên  giữa  hai  chúng  tôi  có  một  sợi  dây  liên  lạc  chặt  chẽ  mật  thiết  hơn  với  bất  cứ  mối  liên  hệ  thường  tình  nào  của  người  thế  gian.

            Điều  ấy  làm  cho  chúng  tôi  dung  hòa  với  những  khuyết  điểm  của  nhau  và  chịu  đựng  tất  cả  những  sự  va  chạm  khổ  đau  đi  liền  với  sự  cộng  tác  giữa  hai  cá  tính  hoàn  toàn  tương  phản,  trái  ngược. Riêng  phần  tôi, nó  làm  cho  tôi  gạt  bỏ  như  những  vật  vô  giá  trị  tất  cả  những  mối  liên  hệ  trói  buộc  thường  tình  cùng  những  điều  mong  ước  và  tham  vọng  trần  gian. Thật  vậy, trong  thâm  tâm  tôi  cảm  thấy  rằng  thà  làm  một  người  lao  công  giữ  cửa, hay  chí  đến  một  vai  trò  ti  tiện  thấp  kém  hơn  nữa  trong  công  việc  phụng  sự  Thiên  Cơ, còn  hơn  là  sống  trên  nhung  lụa  giữa  chốn  xa  hoa  đài  các  mà  cuộc  đời  có  thể  cung  hiến  cho  tôi. Bà  HPB  cũng  chia  sẻ  những  quan  niệm  của  tôi  và  niềm  hăng  say  phấn  khởi  vô  tận  của  bà  trong  công  việc  Đạo  Sự  là  một  tấm  gương  khích  lệ  cho  bất  cứ  người  nào  đến  tiếp  xúc  với  bà. Khi  đã  cảm  nghĩ  như  thế, và  có  tư  thế  sẵn  sàng  làm  tất  cả  mọi  sự  hy  sinh  cho  lý  tưởng  như  trường  hợp  của  chúng  tôi, thì  sự  phá  sản  của  hội  Thông  Thiên  Học  chắc  chắn  là  một  điều  không  thể  xảy  ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro