Chương I: Nhân sinh như mộng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




     Nhìn về phía Nam nơi cung điện trùng trùng,  nàng cười nhẹ, nụ cười hòa với dòng nước trong từ đôi mắt đen láy, là bi ai, là đau khổ, là ly biệt. Nơi hoàng thành ấy có phải là nơi nàng đã từ bỏ hết sự hoài nghi, lúng túng để bên người, có phải là nơi nàng đã trao trọn chân tình cho vị Đế Vương ấy...

"Mẫu thân".

Mải suy nghĩ nàng không biết Quang Đức đã đứng đó từ lúc nào, nàng  đến bên hoàng tử nhỏ, xoa xoa đôi má bầu bĩnh đáng yêu.

"Quang Đức, sao con lại ra đây ?".

"Mẫu thân, chúng con đói rồi".

Tâm tư  nhẹ nhõm đi phần nào, có lẽ các con nàng là sự động viên to lớn nhất. Nàng nắm lấy bàn tay con trai đi vào trong, phía sau lưng hoàng hôn buông xuống, Kim Tiên vốn đã tĩnh lặng nay lại càng cô đơn.

                  "Kim Tiên nhớ bóng Phú Xuân ấy

                      Tịch mịch hoa rơi lẻ bóng người

                       Nhãn lệ hoài nhân nhìn thiên cảnh

                       Tự hỏi rằng, có chảy ngược vào trong".

*************

Năm 1627, đất nước đứng trước sự phân tranh của hai bên Trịnh- Nguyễn_Một bên nắm quyền Đàng Ngoài, một bên nắm quyền Đàng Trong cùng với sự tồn tại của nhà Lê. Nhân dân phải sống trong nỗi thống khổ, chịu nhiều tai ương từ thiên địa lại phải chịu thêm sự áp bức, cướp bóc mọi chân cầm bảo vật,... của nhà chúa. Cứ như thế,  dân chúng sống trong cảnh lầm than suốt hơn 100 năm trời dưới sự cầm quyền của các chính quyền cùng tồn tại song song mà tàn bạo nhất là chúa Trịnh, hoàng đế chỉ như là bù nhìn của thế lực nhà họ Trịnh, đất nước vẫn chưa thoát khỏi đói khổ, những khó khăn, cam chịu cứ thế tiếp diễn. Cho đến năm 1770 lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra, trời thường đổ cơn giông, bão táp, dân chúng bị mất hết của cải, làng mạc chìm trong biển lũ, đất nước không có cả mùa xuân,  khắp nơi đều kêu khóc chỉ mong có một ngày thoát khỏi tai họa.

Lúc bấy giờ trời đang mưa như trút nước, trong cung, Lê Hiển Tông vẫn đang băn khoăn, sầu não về chuyện ngập lụt, biết sao đây khi ông chỉ là vị vua bù nhìn, khi thiên tai  khó có thể giải quyết, dù chỉ là một phút ngắn ngủi ông cũng muốn được làm một vị vua đúng nghĩa. Ông phải làm sao để đưa nhân dân thoát khỏi tai họa này, vẫn chưa dứt ra khỏi những suy nghĩ thì Đức công công hớt hải chạy vào :

"Hoàng thượng, vừa rồi cung nữ Hạnh Linh đến báo tin Huyền Phi nương nương đang chuyển dạ".

Giật mình khỏi mớ hỗn độn, Hiển Tông nói lớn, bước chân trở nên gấp gáp hơn bao giờ hết.: "Chẳng phải chưa đến ngày dự sinh hay sao ? Mau theo ta đến Hoa Nguyệt cung".  

Người phụ nữ ấy là Nguyễn Thị Huyền, nữ nhân mà ông vô cùng sủng hạnh. Một nữ nhân có thể thấu hiểu hoàng đế, một nữ nhân có thể an ủi Hoàng Đế, một nữ nhân không màng đến chuyện thị phi, tranh sủng nên có thể hiểu tại sao trong lòng  Hiển Tông lại lo lắng và vui mừng đến vậy dù cho đây không phải là đứa con đầu lòng của hai người.

Đến nơi, ông chỉ có thể đứng  ngoài, đôi mắt hướng theo nơi phát ra những âm thanh đau đớn mà người phụ nữ ông yêu đang phải chịu đựng, trời vẫn đổ những cơn mưa tầm tã, tất cả mọi người đều đứng ngồi không yên.

"Hoàng thượng, xin người đừng lo quá, nương nương sẽ không sao đâu." Sư thầy Thích Huyền Đăng lên tiếng chấn an tình thần của Hiển Tông.

Thích Huyền Đăng là sư trụ trì của Chùa Yên Thái, xưa nay chuyện lễ bái trong cung đều do ông tiếp quản, vị thiền sư này phong thái lãnh đạm, tâm ý sâu sắc lại hiểu biết rộng về sự đời, nắm bắt được vận mệnh. Mọi hoàng tử, công chúa được sinh ra ông đều luôn có mặt để đón đầu, làm lễ cầu an.

Đợi thêm một lúc, cuối cùng cũng nghe được tiếng khóc của đứa trẻ khiến ai nấy đều vui mừng. Giây phút đứa bé ấy cất tiếng khóc chào đời, những tia nắng mà khắp Đại Việt đang mong ước lấp ló xuyên qua những đám mây thay cho những giọt mưa và tiếng sấm sét . Tất cả quỳ rạp xuống chúc mừng hoàng thượng trong sự  sửng sốt và ngạc nhiên : " Chúc mừng hoàng thượng, chúc mừng hoàng thượng, hoàng tử nhỏ mới sinh ra đã đem đến phúc lớn như vậy cho Đại Việt, chắc chắn là phúc tinh mà ông trời ban xuống, chắc chắn là mầm sống cho Đại Việt ta ".

Lê Hiển Tông vui mừng khôn siết, cười lớn mãn nguyện: "Xem ra đứa con này chính là cứu tinh của ta", chợt ông bắt gặp khuôn mặt đang đăm chiêu của sư thầy Thích Huyền Đăng, lo lắng có chuyện không lành.Ông cất tiếng hỏi: "Sư thầy, thầy sao vậy ?"

Huyền Đăng chậm rãi nói: "Bần tăng thất lễ rồi thưa hoàng thượng , bần tăng đã tính ngày giờ tháng sinh nhưng  vẫn không hề thấy là  vận mệnh của một  hoàng tử".

Cánh cửa bật mở,  hoàng thượng nhanh chóng bước tới đón đứa trẻ vào lòng, đúng như thiền sư nói, đứa bé không phải là hoàng tử mà là một công chúa rất dễ thương. Ông bước ra ngoài trao vào tay sư thầy, Thích Huyền Đăng bế đứa bé nhìn ngắm một lúc rồi nói : ''Hoàng thượng, mặc dù không phải hoàng tử nhưng bần tăng thấy công chúa thực sự có vận mệnh đặc biệt, vận mệnh này rất khó nói, giống như tuy là phúc của người ta nhưng lại là họa cho chính mình". Ông  ghé vào tai Hiển Tông nói điều gì đó khiến sắc mặt Lê Hoàng liền thay đổi. 

Hoàng thượng quyết định  không nói điều này cho Huyền Phi vì sợ nàng sẽ quá suy nghĩ mà sinh bệnh, hiện tại sức khỏe Huyền phi đang rất yếu, lại đón đứa trẻ vào lòng, ông tự hứa nhất định sẽ bảo vệ công chúa nhỏ của ông cho đến cuối cùng. Bước vào nơi Huyền Phi nằm, ông nở một nụ cười hạnh phúc, tạm quên đi những lời sư thầy nói.

"Hoàng thượng" .Huyền Phi cất tiếng gọi ông mới rời mắt khỏi gương mặt bầu bĩnh của công chúa.

"Huyền phi, nàng vất vả rồi, cảm ơn nàng đã sinh ra một nhi tử đáng yêu như vậy, mới sinh ra mà đã đem đến niềm vui lớn cho cả con dân ta". Hoàng thượng một lần nữa cười lớn không giấu được niềm xúc động và tự hào.

"Hoàng thượng, người mau đặt tên cho công chúa đi". Huyền Phi giục giã.

 "Đúng rồi, ta quên mất, cứ mải ngắm nhìn nó mãi thôi, thực ra ta đã có tên cho đứa bé này rồi. Nàng nhìn xem, con bé có làn da trắng, đôi mắt sáng, sinh ra mang theo nhiều hy vọng, nó giống như một viên ngọc quý nên đệm sẽ là Ngọc. Đúng thời khắc nó cất tiếng khóc, mặt trời lửa mà ta hy vọng cũng dần hiện lên nên tên con bé sẽ là Hân, là lúc hừng đông rực sáng  và còn là mong muốn của ta, rằng con bé sẽ mãi như ánh nắng mặt trời, rạng rỡ,  hồn nhiên, an yên không vướng bận".

Huyền phi xoa xoa đôi má bầu bĩnh của công chúa nhỏ, cảm động nói: "Cái tên thật sự rất ý nghĩa, đa tạ người, hoàng thượng".

Chính vì sự xuất hiện kì diệu của công chúa nên Hoàng thượng đã truyền lệnh : "Công chúa có số mệnh lớn, là niềm vui của triều đình cũng là niềm vui của cả nước, lập tức mở kho ngân khố phát lương thực cho toàn bộ dân chúng, ngày hôm nay, ngày 27/4 năm Canh Dần ( 1770 ), ngày này hàng năm là sinh thần của công chúa cũng sẽ là ngày phát lương thực cho dân chúng chung vui''.

Ngoài cung điện dân chúng cũng đang hò reo mừng rỡ. Cuối cùng họ cũng đã thoát khỏi bão lũ, thoát khỏi thiên tai . Họ quỳ rạp tạ ơn ông trời và cảm tạ  công chúa, khắp nơi đều tung hô ca tụng  công chúa nhỏ.

***

"90.91.92,93,94,95,...100, phù, phù,...đây là đâu, rõ ràng trời còn sáng sao ta lại nhìn thấy nhiều sao thế này, thật là mệt quá, ở cái ấp Tây Sơn này đã không náo nhiệt  lại còn bị cha ngày ngày bắt luyện tập,  chuyển đi chuyển lại 100 viên gạch từ chỗ này qua chỗ khác đến đi chơi còn không được phép". Hắn không cam tâm, hôm nay hắn nhất định phải được đi câu cá  :

"Cha, hôm nay con đã đọc hết sách, cũng đã luyện hết các chiêu thức trong sách " Thuật Công", chép xong sách " Tâm Kinh, chuyển xong 100 viên gạch , con có thể đi câu cá với sư huynh không?".

"Không được, con ở nhà lo luyện tập tiếp đi, con phải chăm chỉ luyện tập đừng lúc nào cũng mải mê ham chơi". Phi Phúc cất lời.

"Cha, con chưa bao giờ lơ là cả,đã lâu con không được đi câu cá rồi, cha không thể cho con đi một lần được sao ?".

"Các huynh của con, chúng đều đã tinh thông hết mọi võ thuật, thậm chí cả tiễn, cả ngựa, cả tiêu chúng đều thành thạo, còn con tuy gan dạ nhất, khỏe mạnh nhất cũng là thông minh nhất nhưng tối ngày chỉ nghĩ đến ngao du thiên hạ, thử hỏi sẽ làm được gì. Ta tuy chỉ là một nhà buôn bé nhỏ nhưng ta vẫn muốn các con trai của ta có mưu lớn, chí lớn, phải văn võ song toàn, mau luyện tập tiếp đi.''

Hắn lầm bẩm: "Hứ, cha không cho con đi, con sẽ tự trốn đi, lần này con sẽ trốn ra tận Kinh Đô chơi cho bõ khi về cha thích phạt con thế nào thì phạt".

Lơ ngơ, lóng ngóng, vậy là lần đầu tiên chàng thiếu niên 17 tuổi của nhà họ Nguyễn đến Kinh Đô, mọi thứ đều trở nên rất thú vị và xa lạ đối với hắn, lần đầu tiên một mình hắn đi cả chặng đường dài, lần đầu tiên hắn được đến một nơi náo nhiệt như vậy, cả kinh đô thật nhiều màu sắc quá. Hắn nghe nói đồ ăn ở Kinh Thành rất ngon nên việc đầu tiên phải kiếm chỗ nào an ủi cái bụng đang kêu òn ọt trước đã. Hắn bước vào một quán ăn, hắn nghĩ quán ăn thôi mà cũng lớn thế này chắc đồ ăn cũng sẽ nhiều lắm.

"Công tử, công tử muốn ăn món gì ?". Một tên bồi bàn nhanh nhẹn chạy đến chỗ hắn.

Hắn ngơ ngác một lúc: "Ở đây có món gì vậy?"

"Công tử, quán chúng tôi có rất nhiều món, nào là Gà tần sâm, ngũ vị sen hương, bò tửu thượng,..."

"Ngũ vị sen hương là món gì, nghe lạ lạ, cho ta một suất, cho ta thêm 2 cái bánh bao nữa là được".

"Người không gọi thêm món gì nữa sao ?".

"Không, thế là đủ rồi, mình ta ăn thôi mà ".

Đợi một lúc, đồ ăn mang ra, khác xa so với tưởng tượng của hắn,  liền chau mày thắc mắc:" Ngũ vị sen hương đây hả, sao không thấy có thịt ?".

"Công tử, ngũ vị sen hương có nghĩa là hạt sen được nấu với 5 kiểu khác nhau".

"Gì vậy? Ta cứ nghĩ là thịt hầm với sen chứ, các ngươi lừa đảo à ?".

"Chẳng phải ta đã hỏi công tử không ăn thêm gì cả sao, giờ ngươi kêu cái gì, món đó là dành cho người ăn chay, ta còn tưởng công tử ăn chay chứ, hóa ra là một tên không biết gì?''. Nói xong, tên bồi bàn bỏ đi với vẻ mặt khinh khỉnh.

Hắn cười : "Kinh đô này lạ thật đấy, đặt cái tên rõ mĩ miều, đúng là lừa đảo, bỏ đi, ta ăn bánh bao vậy, bánh bao thì bé lại còn ít nhân, còn không bằng một phần mẫu thân ta làm, ngon cái khỉ gì chứ".

Hắn đứng dậy trả tiền, một lần nữa cái quán ăn chết tiệt ấy lại làm hắn muốn độn thổ.

"Của quan khách hết 16 xu".

"Ngươi nói gì, 16 xu, cái gì mà hết tận 16 xu, các ngươi ăn cướp đấy à ?".

"Cái tên nhà quê này, chúng ta làm ăn bao lâu nay không có ai ý kiến, lần sau không có tiền thì đừng vào, nhìn lại xem, quán này dành cho những ai".

"Dành cho những ai , ta thì làm sao chứ hả, mấy cái món ăn của các ngươi còn không bằng một phần ở quê ta". Nói đoạn, hắn đặt 16 xu trên bàn rồi chạy biến.

Cùng lúc ấy ở nhà, mẫu thân thì đứng ngồi không yên còn  các huynh của hắn đang nháo nhào cả lên: "Cha, đệ đệ đã trốn đi chơi rồi, cũng chỉ tại cha không cho đệ ấy đi câu cá, mà đệ ấy cũng to gan thật, đi đâu không biết, nhỡ đệ ấy không chịu về nữa mà bỏ nhà đi luôn thì sao ?".

Nguyễn Nhạc lên tiếng bênh vực: "Lữ đệ, đệ bị ngốc rồi, Văn Huệ sẽ không làm như thế đâu, thằng bé tuy ham chơi nhưng nó cũng biết suy nghĩ mà. Cha, khi đệ ấy về, xin cha hãy phạt nhẹ thôi, chúng con sẽ khuyên nhủ đệ ấy". 

Nghe các con nói, Nguyễn Phi Phúc chỉ lặng im, vẻ mặt trầm tư nhưng không hề tức giận. Lại nói đến Nguyễn Huệ, tên cả ngố ngây ngô đang phiêu diêu chốn kinh thành, sau khi rời khỏi cái quán ăn đó, hắn lại tiếp tục thăm thú, hắn nhìn thấy những gian hàng bán buôn đủ thứ, lụa là gấm vóc, túi vải, túi thơm, bình sứ rồi đèn hoa đăng....làm hắn muốn lóa mắt, nơi này quá đỗi tấp nập, đi đâu cũng là tiếng người cười nói vui vẻ, cũng phải thôi, vì họ mới trải qua được thiên tai mà, hắn nhìn như vậy  cũng thấy vui thay, hắn đi đến đâu cũng nghe thấy người ta nói chuyện về Ngọc Hân công chúa, hắn nghĩ thầm: " Cô công chúa này đúng là tỏa sáng quá rồi, chói hết cả mắt ta rồi, thời buổi gì mà còn tin vào phúc mới chả tinh, chẳng qua cũng chỉ là trùng hợp".

Huệ tiếp tục đi,hắn quyết tâm lần này phải đi cho hết cái kinh đô rộng lớn này, bất chợt hắn nghe thấy tiếng ồn ào ở phía trước.

"Đại nhân, xin đại nhân đấy, ta già cả rồi, ta còn phải nuôi cháu nhỏ, ta đi  mãi mới tìm được gốc cây tùng bách con này để bán cho nhà phú thương kiếm chút gạo về cho cháu, xin đại nhân tha cho ta đi".

"Không nói nhiều, ta chưa giết chết ông ngay tại đây là may cho ông lắm rồi, các ngươi nên nhớ tất cả những thứ gì đẹp đẽ và quý hiếm đều là của chúa Trịnh, các ngươi khôn hồn mà biết điều, bằng không giết hết không tha".

Thấy chuyện bất bình, với tính khí của Nguyễn Huệ chưa kịp nghe hết hắn đã đi tới cản trước mặt mấy tên lính đang hoành hành.

"Đại nhân xin dừng bước".

 Tên quan  giọng hách dịch đáp:"Ngươi là ai mà dám cản ta".

"Tại hạ chỉ là một thư sinh đi ngang qua thấy chuyện bất bình, dù sao ông cụ này cũng đã già rồi. Đại nhân chẳng phải đã nghe thấy là ông cụ kiếm tiền nuôi cháu sao? Sao lại còn cướp của giữa ban ngày vậy, cứ coi như là lệnh Chúa thu về thì đại nhân chẳng phải cũng nên trả tiền cho ông lão xem như là ông lão bán lại cho các vị, thế là hai bên cùng có lợi".

''Ngươi to gan thật, dám nói ta cướp của, ngươi dám chống lệnh Chúa, ngươi cút sang 1 bên  hay là muốn chết".

Hắn nghĩ dù sao hắn thân cô thế cô, cũng không thể nói lại bọn vô lại này hơn nữa chuyện này còn liên quan đến Chúa Trịnh nên hắn đành tránh sang một bên, hắn bước đến nâng ông lão dậy, ân cần hỏi: "Ông ơi, ông có sao không ?".

Ông lão run run đáp: "Cảm ơn, ta không sao nhưng mất cả rồi,  cháu ta đã đói lắm rồi". 

Hắn móc trong túi ra nửa xâu tiền dúi vào tay ông lão: ''Ông à, cháu chỉ còn ở đây từng này, ông cầm đi, chắc cũng đủ mua đồ ăn , ông kiếm việc gì nhẹ nhẹ làm thôi".

"Có ai chịu nhận ta ở tuổi này chứ, ta đã già yếu rồi, ta còn một nhi nữ năm nay lên 12. Hai ông cháu ta có mảnh vườn nhỏ, ngày trước có trồng chút rau để mang đi bán nhưng cậu biết đấy, đợt lũ vừa rồi,... Ông cháu tôi đói lắm rồi, thậm chí còn chẳng có rau mà bán nữa, chỉ còn cách lên rừng tìm được mấy con chim hiếm hay mấy giống cây quý bán lại cho các nhà phú gia thì còn cầm cự đươc một chút nhưng nhà Chúa tàn bạo lắm,  già đã ngụy trang cẩn thận vậy, mà vẫn bị chúng phát hiện ra, công sức của ông cháu ta đổ bể rồi".

"Nhà Chúa thật sự lộng hành vậy sao ?".

"Như vậy đã là gì, chúng bóc lột sức lao động nhiều người thậm chí thường bóc lột của cải của dân chúng, bọn quan lại phủ chúa cũng vào hùa, cấu kết, xây thế lực rồi cướp mọi thứ của nhân dân, già thực sự khổ lắm, nhưng già chết thì cháu già phải làm sao".

Nhìn hoàn cảnh của ông lão như vậy Huệ cũng muốn giúp đỡ, suy nghĩ một lúc hắn nói:" Ông à, hay ông về Tây Sơn với cháu, nhà cháu tuy không khá giả gì nhưng ông có thể về đấy phụ giúp cha cháu những việc nhỏ nhặt trong việc buôn bán, bây giờ cháu với ông về đón nhi nữ của ông rồi chúng ta khởi hành luôn".

"Cậu nói thật chứ? Tôi đội ơn cậu, đội ơn cậu". Ông lão cuống quýt cảm ơn Huệ không ngớt.

Huệ cùng ông lão và cô bé Minh Nhu trở về nhà. Kinh Đô vốn đâu có giống như cậu tưởng tượng, đằng sau cái hào nhoáng, cái tập nập phồn hoa là cả một thế lực vô nhân đạo, bên trong cái Phủ Hoàng nguy nga là những tên thống trị tàn bạo, Huệ không cam tâm, không cam tâm để dân chúng cứ mãi sống trong khổ sở, ngày hôm nay Huệ có thể giúp ông lão này nhưng để giúp được nhiều người khác Huệ cần phải làm những điều to lớn hơn, đôi mắt sáng tinh anh ấy đã bắt đầu chất chứa những hoài bão, những tham vọng mà cậu nhất định phải thực hiện, giờ thì cậu đã hiểu tại sao cha cậu ghét Kinh Đô đến thế, tại sao cha cậu lại muốn cậu luyện tập kiên cường và tại sao cha cậu chưa bao giờ thực sự công nhận hai chữ "Tự Do"  tồn tại ở Đại Việt, thì ra tự do của cha cậu là một tự do khác tươi đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro