CHƯƠNG 3 : Lớp học vỡ lòng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sáng sớm hôm ấy , khi cơn mưa vừa ngớt hạt, cảnh vật ngoài kia vẫn còn đọng lại vẻ tĩnh mịch sau cơn mưa rả rích. Thành Huấn và Ngọc Hưng ngồi bên nhau , không gian trong căn nhà nhỏ trở nên thân thuộc với tiếng mưa xa xa và hương trà nóng bốc lên nghi ngút . Giữa sự yên tĩnh đó , Ngọc Hưng bất chợt mở lời:

" Trời mưa kéo dài mãi thế này, có khi lại được mùa, đất đai ẩm ướt thế này, lúa chắc mẩy hạt." - Ngọc Hưng vừa nói vừa liếc nhìn những luống rau ngoài vườn.

Thành Huấn khẽ gật đầu, mỉm cười, rồi bất chợt ứng đối:

- " Đất lành chim đậu, người tốt sẽ an cư. Thầy không lo lúa mà lo gì, chắc chắn mùa này sẽ bội thu."

Ngọc Hưng ngẫm nghĩ một lúc, rồi tiếp lời: "Nước chảy đá mòn, người kiên nhẫn sẽ thành công. Thầy biết đấy, có chăm chỉ cày bừa thì mới mong gặt hái được."

Thành Huấn khẽ cười, ánh mắt sáng lên chút đùa vui: " Ta chỉ sợ người lo cày mà quên học trò. Chữ thánh hiền mà bỏ bê, e rằng thầy đồ sẽ bị các bậc tiền nhân chê cười mất."

Ngọc Hưng bật cười khẽ, rồi nhẹ nhàng đáp lại:

- " Đạo lý của thầy lang cũng đâu khác gì. 'Thuốc đắng giã tật', nhưng lòng người có thể trị, ấy mới là điều khó khăn nhất."

Câu nói của Ngọc Hưng khiến Thành Huấn trầm ngâm. Anh nhìn ra ngoài cánh đồng xanh mướt, rồi khẽ nhắc:

- " Có câu 'Giúp người giúp cả tâm can, không chỉ chữa bệnh mà còn làm sáng lòng người'. Bởi thế ta mới luôn nhắc mình rằng, chữa bệnh cũng phải chữa luôn cả lòng người."

Ngọc Hưng gật đầu đồng tình, ánh mắt thoáng chút suy tư: " Phải rồi, đạo làm người cũng tựa như mưa thuận gió hòa. 'Người trồng cây, kẻ ăn quả', chúng ta hôm nay gieo nhân, mai kia gặt quả ngọt."

Thành Huấn khẽ nhấp chén trà nóng, rồi đặt xuống bàn, ánh mắt anh dịu dàng hơn khi nhìn về phía Ngọc Hưng. "Nói vậy, nhưng đời người cũng tựa như dòng sông, khi lặng lẽ, khi cuộn trào. Có người bên cạnh để chia sẻ, ấy mới là điều quý giá nhất."

Ngọc Hưng ngẩng đầu lên, mắt anh sáng lên chút ấm áp, rồi đối lại: " Tuyết sương che khuất lối, tâm thiện soi đường đời. Thầy với tôi, cùng đi hết con đường này, không chỉ là cái duyên mà còn là nghĩa sâu."

Cuộc đối thoại qua lại giữa hai người không chỉ là sự trò chuyện thường nhật, mà còn là những triết lý, đạo lý sống mà họ đã đúc kết qua năm tháng. Giữa họ không cần những lời hoa mỹ, chỉ cần sự hiểu biết và trân trọng lẫn nhau.

Ngoài kia, mưa đã dứt hẳn, ánh nắng mỏng manh ló dạng qua đám mây, soi sáng những giọt nước long lanh còn đọng trên lá. Cảnh làng quê sau mưa như bừng tỉnh, trong lành và thanh sạch hơn bao giờ hết, giống như mối quan hệ bền chặt giữa Thành Huấn và Ngọc Hưng, không phô trương nhưng lại vững vàng như gốc rễ của cây cối ngoài kia.

Trong buổi sáng ấy, khi trời đã ngớt mưa và nắng bắt đầu len qua những tán cây, thầy đồ Ngô Ngọc Hưng đã bắt đầu lớp học của mình như thường lệ. Căn phòng nhỏ, nằm ở góc cuối của ngôi làng, giản dị nhưng ấm áp với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ và từng tờ giấy ố vàng theo thời gian. Trên bàn, các học trò nhỏ đang cặm cụi viết chữ, mỗi nét bút đều thấm đượm sự chăm chỉ và niềm đam mê học hỏi.

Ngọc Hưng đứng trước lớp, giọng nói trầm ấm vang lên, từng câu từng chữ chứa đựng sự tận tâm của người thầy. Anh đang giảng giải về một câu tục ngữ, một bài học cuộc sống cho lũ trẻ. "Các con, nhớ rằng, 'Có công mài sắt, có ngày nên kim'. Cuộc đời này, không có gì là dễ dàng, nhưng chỉ cần chúng ta kiên nhẫn, chuyên cần, mọi khó khăn đều có thể vượt qua."

Phía ngoài cửa, Phác Thành Huấn đứng lặng lẽ, quan sát cảnh tượng trước mắt. Anh không muốn làm gián đoạn buổi học, chỉ đứng từ xa nhìn vào trong lớp, lắng nghe giọng nói của Ngọc Hưng và ngắm nhìn cách anh dạy dỗ học trò. Trong ánh mắt của Thành Huấn, có một sự ngưỡng mộ lặng thầm. Dù là một thầy lang với khả năng chữa bệnh cứu người, nhưng đối với anh, việc dạy dỗ những thế hệ sau, truyền đạt tri thức và đạo lý sống, là điều cao quý mà anh luôn tôn trọng.

Từ nơi đứng, Thành Huấn nhìn thấy Ngọc Hưng ân cần chỉ bảo từng nét chữ cho một cậu học trò nhỏ. Ngọc Hưng kiên nhẫn, tay anh nắm nhẹ tay cậu bé, chỉ cách viết từng nét chữ sao cho thật vững vàng và ngay ngắn. Đôi mắt của Ngọc Hưng sáng lên khi anh giải thích cho học trò những điều cốt lõi trong bài học:

- " Chữ như người, các con phải viết sao cho rõ ràng, gọn gàng, mà vẫn giữ được sự mềm mại, uyển chuyển. Đó mới là chữ có hồn."

Thành Huấn đứng bên ngoài, lòng anh bỗng dưng cảm thấy yên bình. Anh nhìn thấy sự tận tụy trong công việc của Ngọc Hưng, sự kiên nhẫn trong từng lời nói và hành động. Đối với anh, Ngọc Hưng không chỉ là một người bạn đồng hành, mà còn là một tấm gương sáng về cách sống và cách đối xử với cuộc đời. Giữa sự tĩnh lặng của buổi sáng, chỉ có tiếng bút lách cách trên giấy và giọng giảng bài của Ngọc Hưng là điều duy nhất vang vọng.

Cảnh vật ngoài kia xanh mướt, hòa quyện cùng tiếng chim hót sau cơn mưa và bầu không khí trong lành. Thành Huấn đứng đó một lúc lâu, không nói gì, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn. Dường như, trong khoảnh khắc ấy, anh cảm nhận được sự bình yên sâu lắng từ những điều giản dị nhất: một lớp học nhỏ, một người thầy tận tụy, và những đứa trẻ đang học cách trở thành người tốt.

Trong lòng Thành Huấn khẽ dấy lên một cảm xúc khó tả, anh khẽ mỉm cười :

- " Khư ... quả thật, giáo dục là nền tảng của mọi sự thay đổi. Thầy Ngô Ngọc Hưng không chỉ truyền tri thức, mà còn gieo mầm nhân cách cho những tâm hồn non nớt này ! "

Ngọc Hưng dừng lại một chút, ánh mắt lướt qua cửa và thấy Thành Huấn đứng đó. Anh khẽ gật đầu, như một lời chào thầm lặng, rồi lại tiếp tục bài giảng của mình, trong khi Thành Huấn lặng lẽ quay bước, để lại những suy tư sâu sắc về người yêu đơn phương của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro