Thiên Vũ Các Dư Địa Trí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

    Thiên Vũ Các là một trong tứ Các thuộc Xuyên Tình Cung, cùng 3 các còn lại tọa lạc ở bốn phía khác nhau. Được biết, Thiên Vũ Các nằm sâu trong Xuyên Thụy Sơn, xung quanh là núi non hùng vĩ, chim hót hoa thơm, mây bay gió thổi, tứ bề hoan ca. 

    Thiên Vũ Các gồm Ngoại Các và Thông Thiên Tháp. Ngoại Các là nơi ở của nhân Các thuộc tứ Điện : Võ, Vũ, Độc, Dược. Bốn Điện lần lượt nằm ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc bảo vệ chu toàn cho Thông Thiên Tháp. Ngoại Các chia làm 4 điện chính, cùng các lầu, sảnh, đình, đài. Mỗi Điện nhìn tổng thể khi đi từ ngoài vào trong chính là cổng trước, nhà chính, nhà phụ, hậu viện và cổng sau. Cổng trước của mỗi Điện, phía trên, đều treo một tấm bảng đề tên điện mình. Tùy vào mỗi điện lại có cách sắp xếp, xây dựng khác nhau. Nhưng nhìn chung, công dụng của chúng vẫn là nơi để đón tiếp khách nhân, hội họp; nơi để ở của nhân, Điện chủ và Trưởng lão; nơi dành riêng của nhân điện rèn luyện, vui đùa.

    Từ ngoài, Thiên Vũ Các được bao bọc bằng hàng tre xanh cao vút, tưởng như nó chạm được tới bầu trời. Bước qua hàng trăm bậc thang hiên ngang là Đại Môn không bao giờ đóng. Cánh cửa Trầm Hương màu đỏ không bao giờ khép lại. Mùi Trầm Hương ngàn năm luôn luôn thoảng qua, theo gió đưa vào cánh mũi của những người đi qua.

     Đi tiếp vào trong là con đường nát đá xanh thẳng tắp, hai bên đường, cứ cách một đoạn là những trụ đá dùng để trâm đèn, xen giữa là màu xanh của cây Thiên Tuế, Vạn Tuế. Vườn bên phải trồng một chút Mai. Mai vàng trong nắng ở rộ khoe sắc, Mai đỏ trong tuyết nổi bật thê lương. Vườn bên trái đang nở vài bông hoa Đào, màu hồng trải dài khắp chốn.

    Từ cổng chính tiếp tục đi vào là Lôi Đài uy vũ. Lôi Đài này nói nhỏ không nhỏ, nói lớn không lớn, chính là một nơi dù mười đạo thiên lôi có đánh xuống cũng không sứt mẻ. Nhớ năm đó khi dựng Cung, Thiên Vũ Các phải cầu một vị luyện khí tông sư giúp đỡ, dùng Thiên Tinh Đá để dựng lên. Lôi Đài này đã trải qua bao năm mưa nắng gió bão cũng chưa từng bị bào mòn, những trận tỷ thí khinh thiên cũng chưa làm cho nó sứt mẻ. Lại nói, nơi này cũng không ít lần được nhân Thiên Vũ Các làm nơi tổ chức lễ hội, Vũ Cầm Điện cũng không biết bao lần góp sức trên Lôi Đài nữa.

    Chính giữa Các là Tiền Đường có đại sảnh rộng lớn dùng để các nhân hội tụ hay đón tiếp khách nhân. Phía trước Tiền Đường của Thiên Vũ Các là một khoảng sân rộng lớn. Ngày bình thường không trang trí nhiều, chỉ để vài chậu cây cảnh để thêm màu sắc, làm nổi bật vẻ uy nghiêm tĩnh lặng. Nhớ Tiền Đường xưa trước cửa hai bên có hai cây Tử Đằng, vì độc tính của nó mà đã lập cấm giới, vốn không thể dùng mắt thường để thấy. Nó cũng không thể ảnh hưởng đến bên ngoài, bình lặng sinh trưởng trong kết giới đó mà thôi. Ngày lễ hội thì Các nhân chuyện tâm hẳn, trang trí cẩn thận thêm một chút, làm cho nói sinh động, bất quá không uy nghiêm cứng nhắc như đầu. Bước vào bên trong, trên bức tường chính là bức tranh Xuân Hạ Thu Đông, nhân Thiên Vũ Các người nào cũng có mặt. Dù là nhân mới, thì đều tự động xuất hiện trên bức tranh. Bên trên là hàng ghế chủ vị, hai bên có hai chiếc kệ, bên trên trưng bày đồ vật quý hiếm như tiêu cầm, bút sách hay quạt kiếm đều đủ cả. Dọc hai bên Tiền Đường là bàn ghế sắp kín, sức chứa hơn trăm người. Bên trong Tiền Đường Thiên Vũ Các uy phong diễm lệ, khác hẳn với vẻ bên ngoài của nó.

    Phía tây Thiên Vũ Các là  Vạn Hoa Lầu muôn sắc muôn hương. Từ trên xuống dưới, Vạn Hoa Lầu trồng muôn ngàn loại hoa. Vạn Hoa Lầu tuy rộng nhưng lại chỉ có một tầng lầu cao nhất, còn lại là những bậc thang xoắn ốc cùng hàng vạn loại hoa dẫn lên trên. Cũng không nhớ Vạn Hoa Lầu có bao nhiêu vòng xoắn ốc, chỉ biết rằng, người bình thường leo lên cũng mất một nén nhan. Vạn Hoa Lầu không có cửa, bên dưới nhìn vào là những cây cột vững trãi và những chậu hoa Mẫu Đơn nở đỏ rực len lỏi trong ấy là những tán lá xanh. Mỗi một vòng xoắn ốc lại có 1 màu hoa khác nhau, xen kẽ nở quanh năm. Trên cùng là Hoa Hồng leo, nở đỏ trên lóc lầu rồi rủ xuống bốn phương, tám hướng. Tầng trên cùng của Vạn Hoa Lầu là nơi ngắm cảnh tuyệt đẹp trong Thiên Vũ Các, thu trọn được cả Các trong tầm mắt, khiến cho lòng người cảm thán. Tầng này không có gì nhiều, một bộ bàn ghế, một cái tủ để đồ làm từ gỗ Ngọc Am, một bộ ấm trà bằng bạch ngọc. Vạn Hoa Lầu mỗi chiều có gió, mùi hương hoa, một ấm trà. Không cần nói nhiều cũng khiến người ta liên tưởng đến sự nhàn rỗi, thanh tịnh, tâm hồn sảng khoái.

   Tứ Điện nhìn tưởng như tách rời thành từng nơi riêng biệt, nhưng thực chất lại hòa hợp đến lạ. Giữa tứ Điện không có khoảng cách tâm hồn, chỉ có khoảng cách không gian là những đình đài nghỉ chân sớm chiều đối tửu ngắm hoa, thi ngâm hội tụ. 

    Đáng nói nhất vẫn là nơi thu hút trong Các, Yên Hoa Lâm. Yên Hoa Lâm là rừng hoa trong rừng hoa của Xuyên Tình Cung, bao bọc lấy Hồ Lam Nguyệt, với làn sương khói trắng xóa. Yên Hoa Lâm tĩnh lặng nằm giữa Thiên Vũ Các. Mùa Đông ~ Xuân thì bị bạch yên bao tỏa chỉ mờ ảo thấy những đóa hoa đầy màu sắc. Mùa hè, nắng trên cao chiếu xuống dịu nhẹ mát mẻ, làm nổi bật màu thanh lam của nước trong Hồ Lam Nguyệt. Những lương đình nhỏ giữa hồ cũng dần hiện ra cùng sắc hồng của những đóa hoa sen đang nở rộ. Những lương đình nghỉ chân vào mùa Đông ~ Xuân thì ít người lui đến. Mùa Hè ~ Thu đặc biệt thu hút nhân trong Các bởi những loài hoa sặc sỡ và mùi hương của chúng. Chim hót hoa thơm, bên cạnh còn có...ái nhân.

    Phía đông Các là một nơi giống như Tàng Thư Các của Thiếu Lâm Tự, cất giữ thư tịch, văn kiện bằng giấy hoặc thẻ tre, hay những quyển sách cổ. Nơi đây được gọi là Tịch Lâu. Tịch Lâu không chỉ dùng để cất giữ những tinh hoa văn học mọi thời đại, mà nó còn là một nơi cất dấu một bí mật. Bên dưới Tịch Lâu có 1 đường hầm dẫn đến một số nơi trong Các mà không ai biết. Người may mắn tìm được đường hầm, khi đi xuống bên dưới cũng rất dễ bị lạc bởi không phân biệt được phương hướng. Tầng thứ nhất của Tịch Lâu kê mấy bộ bàn ghế, bên trên đều để một bộ tách trà. Cửa sổ ở tầng này có rất nhiều, mỗi lần mở hết đều tạo được cảm giác thoáng mát, dễ chịu. Ở các mặt tường không có cửa sổ thì kê những chiếc kệ gỗ, bên trên bày các đồ vật khác nhau như, bình hoa, chậu cây, bút, kiếm, ngọc lưu ly,... Tầng thứ hai Tịch Lâu bày...những kệ sách chứa tiểu thuyết luyến ái, ngược sủng,... Nhân Thiên Vũ Các lên tầng này mượn sách rất nhiều. Tầng thứ ba của Tịch Lâu là những quyển sách cổ, thư tịch bằng thẻ tre,... Nơi đây còn cất dấu những bí kíp luyện võ nhằm cường thân tráng kiện, tinh thần khỏe mạnh. Tầng thứ hai, hay ba của Tịch Lâu không giống tầng thứ nhất là nó chỉ có duy nhất 1 cửa sổ hướng đến Đại Môn.

    Phía sau Tiền Đường có 1 cây cầu ở giữa Hồ Lam Nguyệt, dẫn đến Thông Thiên Tháp. Nói Đến Hồ Lam Nguyệt thì đây là một nơi bí ẩn trong Thiên Vũ Các. Mùa hè, dù bạch yên trong Yên Hoa Lâm đã tản đi hết nhưng trong hồ, bạch yên lại chẳng di động. Hồ Lam Nguyệt vẫn bị bạch yên che phủ, nhưng bạch yên lại chỉ nằm trong phạm vi Hồ Lam Nguyệt. Nước trong hồ này quanh năm có màu xanh, nhưng cứ đến lúc trăng tròn tháng tám thì sương mù trong hồ tản đi hết. Khi ánh trăng chiếu vào mặt nước trong hồ thì mặt nước bắt đầu chuyển từ màu xanh lam sang màu vàng. Những bông hoa Sen trong hồ như phát sáng, những tàu lá xanh của hoa Sen vì thế mà càng nổi bật. Những đêm Nhật Thực thì nước hồ cũng có những sự thay đổi kì lạ. Khi Mặt Trăng hoàn Toàn bị Mặt Trời che khuất thì nước trong hồ cũng tự nhiên phát ra thứ ánh sáng màu lam. Mặc dù sương mù trong hồ không tản đi nhưng ánh sáng này vẫn có thể thấy rõ. Nó còn làm cho bóng dáng mờ ảo của Thông Thiên Tháp hiện lên giữa hồ, lúc hiện lúc ẩn.

    Thông Thiên Tháp ẩn sâu trong làn sương khói mờ ảo giữa Hồ Lam Nguyệt. Thông Thiên Tháp được xây dựng như một tòa tháp gồm 7 tầng cao trọc trời, vậy nên mới có cái tên Thông Thiên Tháp. Tầng đầu tiên là Nghị Sự Các, dùng để nghị sự, bàn luận các vấn đề trong Các, cũng như để tứ Điện chủ cùng tứ Trưởng lão báo cáo công việc hàng tháng vào ngày mùng một và mười lăm. Tầng tiếp theo là nơi ở của Các chủ, Phó Các và Thủ tịch Trưởng lão, mỗi người chọn 1 tầng làm nơi riêng tư. Tầng thứ 5 của Thông Thiên Tháp dùng để chứa các loại trân bảo quý giá và một số thứ khác, tầng này được coi như là Các khố. Mỗi kệ trong tầng này nếu bán đi cũng ăn đủ cả đời. Các tầng lầu còn lại để làm gì thì không ai biết, ngoài những người có phận sự.

    Võ Điện nằm ở hướng Đông Bắc của Thiên Vũ Các. Chẳng biết là do Điện nhân tập luyện nhiều làm cây cỏ bị chém dần hay do sát khí trong Điện quá nặng, mà cây cối quanh đây không thể phát triển. Bất quá vẫn có chút hoa cỏ.
Trước cửa Điện là hồ Sen nhỏ, trong hồ Sen có một lương đình nhỏ, do cố Điện chủ yêu thích mà trồng. Muốn vào trong Điện phải đi qua cây cầu nhỏ làm bằng cẩm thạch màu xanh, khắc họa tiết rồng bay lên. Nghe người khác nói, tại cây cầu này có đặt một cấm chế, người bình thường vốn không thể tùy tiện ra vào. Nếu cố tình xông vào mà người bên trong chưa cho phép, thì rất dễ bỏ mạng.
    Lại nói, vào tới Võ Điện liền sẽ bị hoa mắt bởi các loại bí tịch võ công treo trên tường. Còn có các loại binh khí khiến người khác nổi lòng tham. Chính Điện tuy không rộng lớn nhưng cũng đủ để tiếp khách, không khí trong Chính Điện lúc nào cũng mang một loại cảm giác anh dũng, phi phàm, bất khuất.
    Tiếp tới là nơi ở của nhân Điện, Điện chủ hay Trưởng Lão. Mỗi phòng được bố trí riêng theo sự yêu thích của nhân. Ngoài ra, Võ Điện cũng như rất nhiều Điện khác trong Các luôn để dư 1 phòng trống cho khách nhân.
    Võ Điện cũng có một phòng để binh khí riêng. Binh khí tại đây nhiều vô kể, đủ thể loại màu sắc khác nhau, nhìn đến hoa cả mắt.
Đối Diện với phòng để binh khí là Trù Phòng ( nhà bếp ). Tuy nhiên, Trù Phòng trong Điện lại có chút hoang vắng vì nhân Điện không ai có tài nấu nướng, chưa đốt là cũng cảm thấy may mắn rồi.
    Phía sau Điện là một khoảng sân rộng lớn để nhỏ nhân điện vui đùa luyện tập. Nghe nói đá nát ở đây được tinh luyện mấy trăm năm ở Hỏa Sơn, không gì có thể làm nó vỡ.

    Dược Điện nằm ở hướng Tây Bắc của Thiên Vũ Các. Vì là Dược điện nên cây cỏ sinh sôi, phát triển đặc biệt tốt. Ở đây hội tụ đủ loại cây trên đời, từ cây thảo mộc đến cây bóng mát, hoa quả tràn ngập.
    Từ cửa Điện đi vào là một sân lớn, rộng rãi. Trong sân có 1 hồ nhỏ nuôi cá, thỉnh thoảng nhân Điện bay tới giữa hồ câu cá. Xung quanh hồ cá là 1 trong những mảnh vườn " nhỏ bé " của Dược Điện, trồng các loại cây ăn quả.
    Khi vào tới Dược Điện liền bị thu hút bởi các công thức dược liệu bí truyền giúp cải thiện sức khỏe, gia tăng tuổi thọ, các bài thuốc chữa bách bệnh trên đời. Chính Điện có diện tích vừa đủ để tiếp khách, bầu không khí lúc nào cũng vui vẻ, không gian tràn ngập tiếng cười nói. Nhìn qua thập phần hài hòa nhẹ nhàng.
Tiếp tới là nơi ở của nhân Điện, Điện chủ hay Trưởng Lão. Bên cạnh là Trù Phòng, cạnh Trù Phòng còn có 1 cây táo bị biến chất dùng làm thuốc.
Phía sau Điện là vườn nhỏ để nhân điện vui chơi và tìm hiểu các cây thuốc. Vườn nhỏ nhưng đa dạng về loài cây trồng. Hai bên là Kho Dược và Phòng Chế Dược.

    Độc điện tọa lạc ở phía Đông Nam Thiên Vũ các. Bốn mùa hoa nở, cây trái sum sê. Điện được xây không có tầng trệt, chỉ có lầu cao và hầm ẩn dưới đất.
    Giữa lầu là Chính Điện có cầu thang đi lên, dùng để đón tiếp khách nhân. Chính Điện rộng rãi, không trang trí gì nhiều nhưng để lại cho người ta rất nhiều ấn tượng sâu đậm khó quên. Phía sau chính điện là Phòng Luyện Độc, nghe tên phòng liền biết để làm gì. Trong phòng này tốt nhất không chạm vào một thứ gì, nỡ tay một chút là chết không biết vì sao.
    Phòng ở được xây theo hình chữ U, kéo dài từ kế bên Phòng Luyện Độc sang hai bên trái phải. Mao xí được xây riêng trong phòng để mọi người tiện lợi. Cuối dãy phòng bên trái, băng qua 1 hành lang sẽ đến Miếu Thờ Thần Mèo. Đây là vị Thần phù hộ bình an cho Điện, được 1 Độc Nữ thỉnh về từ phương Tây xa xôi.
Hầm ẩn là nơi trừng phạt và thí độc, mang tên Lãnh Cung. Thành viên nào láo nháo sẽ được mời đến đây bế môn tư quá, 7 7 49 ngày nếm đủ các loại độc mới pha, nếu vẫn gượng nổi sau 3 ngày sẽ được thả ngay tức khắc.
Điện chủ Trưởng lão và Nhân không phân biệt phòng, thích ở phòng nào dọn tới đó.
Hoa cỏ trong điện đều là hoa giả, vì Độc nhiều không sinh vật nào sống nổi.

    Trong Thiên Vũ, nơi phong hoa tuyết nguyệt, mang đậm không khí văn chương lại chỉ có Vũ Cầm Điện.
    Vũ cầm nhân phong thái nho nhã, khí chất trầm ổn. Vũ Cầm Điện cây cỏ xanh tươi, trăm hoa đua nở. Vũ Cầm mang kiến trúc nhẹ nhàng mà thanh nhã, tươi tắn nhưng không hoa lệ. Tuy Vũ Cầm Điện mang phong thái nhàn nhã lại chỉ có 1 lương đình nhỏ. Những phòng nhỏ cùng tuỳ ý những bàn trà được đặt nơi phong cảnh hữu tình lại là điều dễ thấy ở Vũ Cầm Điện.
    Ví như, Phòng Nhạc Khí có vài khóm trúc, bên dưới gốc cây trúc xanh tươi chính là bộ bàn trà, lúc nào cũng ấm nóng, ẩn dấu một cấm chế. Phòng nhạc khí vốn là nơi cất giấu nhạc cụ của Vũ Cầm Điện. Nơi đây cất giấu một cây cổ cầm quý hiếm trong tứ đại danh cầm. Nhiễu Lương Cầm.
    Lại có, ở đây mỗi ngày đều đối tửu ngâm thơ, đàn ca vũ khúc. Nên Vũ Cầm có một hầm rượu quý hiếm ủ ngàn năm riêng. Người người đều muốn nếm thử loại rượu ở đây, uống một lần là nhớ cả đời. Mỗi mùa xuân, gốc đào già trong Điện lại nở hoa, mỗi ngày dưới gốc cây, nhân Điện lại tụ họp vui đùa uống rượu.
    Phía sau Chính Điện là nhà bếp. Mỗi ngày, mùi thức ăn từ đây bay ra ngoài, khiến người khác đi qua đều phải ở lại xem thử. Danh hiệu Thần Trù của Vũ Cầm nhân cũng không phải hữu danh vô thực. Thực phẩm trong Điện cũng được cất dấu ở một kho riêng, xa xa về phía sau chính điện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro