ke toan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Công việc cần làm của một nhân viên kế toán

Công việc của nhân viên kế toán là ghi chép, hệ thống hoá, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, giúp nhà quản lý điều hành và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế.

Dịch Vụ Kế Toán - Công việc cần làm của một nhân viên kế toán

Công việc của nhân viên kế toán là ghi chép, hệ thống hoá, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, giúp nhà quản lý điều hành và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế.

(Công việc kế toán - introvina.com)

Hàng ngày ở các doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức, cơ quan nào cũng có biết bao nhiêu hoạt động được thực hiện. Trong đó, các hoạt động kinh tế, tài chính chiếm một phần quan trọng, chẳng hạn như: thu tiền bán hàng, nhập kho số nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, trả tiền mua số nguyên vật liệu đã mua đó; ngày cuối tháng thì phải trả lương cho công nhân viên, xác định số tiền lãi hay lỗ của tháng này...

Các nhân viên kế toán ghi chép lại tất cả những hoạt động kinh tế, tài chính đó để báo cáo cho nhà quản lý (giám đốc, chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị...).

Tựu trung lại, là một nhân viên kế toán, công việc hàng ngày của bạn bao gồm các nhiệm vụ chính sau: 

✔  Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị vào chứng từ kế toán

Ở mỗi đơn vị, ví dụ trong một doanh nghiệp có nhiều bộ phận khác nhau như: Phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận vật tư... Các bộ phận này luôn thực hiện các hoạt động kinh tế, tài chính theo chức năng đã quy định. Mỗi hoạt động đó sẽ được ghi chép lại trong các giấy tờ mà kế toán gọi là chứng từ như phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng... Các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý.

✔  Ghi sổ kế toán

Sổ kế toán của đơn vị dùng để ghi chép tổng hợp các thông tin về tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Ở mỗi đơn vị có nhiều sổ kế toán, mỗi sổ kế toán được sử dụng để ghi chép khác nhau.

Trên cơ sở các chứng từ thu thập được, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp để ghi vào các sổ kế toán một cách chính xác.

✔  Tổng hợp làm báo cáo kế toán

Như bạn đã biết, công việc của nhân viên kế toán nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp thông tin cho lãnh đạo đơn vị, trên cơ sở đó lãnh đạo đơn vị có thể đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy đơn vị ngày càng lớn mạnh.

Để thực hiện mục đích này, hàng tháng, hàng quý, năm, nhân viên kế toán phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo gửi tới lãnh đạo đơn vị.

Thậm chí ở những đơn vị yêu cầu thông tin phải cập nhật thường xuyên thì kế toán phải làm báo cáo hàng ngày. Báo cáo của kế toán có nhiều loại khác nhau và được gọi chung là Báo cáo kế toán.

Giờ bạn đã biết khái quát các công việc của nghề kế toán. Liệu bạn có nên chọn nghề này không? Hãy thử tìm câu trả lời ở Hàng ghế số 5 - Những lý do để bạn chọn nghề kế toán.

Kế toán kho

1. Kiểm kê kho (hàng hóa, vật liệu, dụng cụ...)

2. Đối chiếu số thực với số trến sách

3. Xác định chênh lệch nếu có và nguyên nhân gây ra chênh lệch

4. Biện pháp điều chỉnh chênh lệch

5. Các biện pháp kiểm soát, chống "bốc hơi" (quy trình nhập -xuất, các hồ sơ liên quan >>phần này coi đơn giản nhưng đụng chuyện mới thấy khổ)

6. Báo cáo N-X-T

7. Căn cứ các chỉ tiêu của cty >>>kế hoạch nhập hàng >>>kế hoạch chi phí

8. Báo cáo hàng hóa, vật tư quá hạn sử dụng, không còn sử dụng -> thanh lý

---------------------

Kế toán kho : một là trực tiếp sự quản lý của thủ kho, hai là chiụ sự quản lý của phòng kế toán, công việc chính : lập và theo dõi hàng hoá trong kho (nhập, xuất, tồn, ...)

Kế Toán kho, đối chiếu với đơn đặt hàng, nhập mua, hay xuất bán...

Kế toán kho quản lý thủ kho, thường xuyên kiểm kê kho, đối chiếu chứng từ sổ sách.

*Nghiệp vụ kế toán kho & chứng từ sổ sách :

+ Phiếu nhập kho (kèm chứng từ đầu vào : Hợp đồng, h/đ GTGT, Invoice, Packing List, Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, ...

+ Phiếu xuất kho (kèm chứng từ đầu ra : Phiếu yêu cầu xuất vật tư, Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, h/đ GTGT, ...)

+ Thẻ kho : theo dõi từng mặt hàng

+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu

+ Sổ theo dõi TSCĐ, CCDC, ...

Và còn nhiều thứ khác nữa, chịu khó tìm hiểu thêm nghe !

Nếu kho cua bạn có nhiều mặt hàng thì bạn nên phân theo nhóm hàng để tiện tra cứu. Thẻ kho thì làm theo mẫu của bộ tài chính ấy, theo từng mặt hàng và sắp xếp theo từng nhóm hàng như trên. Làm kế toán kho điều quan trọng nhất là bạn phải bám sát được khối lượng và giá trị mặt hàng tại kho tuyệt đối không xuất hàng âm (-) kho, đây là điều tối kỵ đấy. Chúc bạn thành công!

*Nghiệp vụ kế toán kho & chứng từ sổ sách :

+ Phiếu nhập kho (kèm chứng từ đầu vào : Hợp đồng, h/đ GTGT, Invoice, Packing List, Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, ...

+ Phiếu xuất kho (kèm chứng từ đầu ra : Phiếu yêu cầu xuất vật tư, Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, h/đ GTGT, ...)

+ Thẻ kho : theo dõi từng mặt hàng

+ Sổ rõ hơn nguyên vật liệu

+ Sổ theo dõi TSCĐ, CCDC, ...

Và còn nhiều thứ khác nữa, chịu khó tìm hiểu thêm nghe !

Công việc của kế toán kho là theo dõi tình hình nhập xuất tồn của NVL,VT,TP,HH trong kho.Luôn luôn nắm bắt được chính xác số lượng NXT của hàng hoá.vật tư để khi nào sếp hỏi có thể trả lời được ngay

Hàng ngày bạn sẽ phải vào thẻ kho, sổ báo cáo ngày nhập chi tiết các nghiệp vụ nhập xuất NVL,HH ......Cuối tháng nhập số liệu vào bảng tổng hợp NXT NVL,báo cáo tổng hợp thành phẩm,hàng hoá.Tập hợp số liệu và nộp báo cáo cho kế toán trưởng

Ngoài ra kế toán kho còn phải làm rất nhìu việc lặt vặt khác nữa

Làm kế toán kho phải thật cẩn thận chắc chắn bạn nhé

- Thủ kho: theo dõi, ghi chép vào sổ sách mỗi khi có hàng nhập kho, xuất kho thực tế chi tiết theo từng vật tư, hàng hóa và từng đối tượng sử dụng (không quan tâm đến việc hạch toán kế toán như thế nào). Chứng từ nhập/xuất kho sau khi được lập sẽ được chuyển lên cho kế toán kho (hoặc kế toán mua hàng) dùng làm căn cứ hạch toán vào các sổ sách kế toán liên quan.

- Kế toán kho (hoặc kế toán mua hàng): căn cứ vào chứng từ nhập/xuất kho từ thủ kho chuyển lên và các chứng từ liên quan khác (như: hóa đơn, lệnh xuất kho, lệnh sản xuất...) để hạch toán vào các sổ sách chi tiết theo từng đối tượng sử dụng.

- Lưu ý:

+ Chứng từ nhập/xuất này không phải lúc nào cũng dùng để hạch toán kế toán mà trong một số trường hợp việc hạch toán phải dựa vào chứng từ khác (ví dụ: mua hàng đã nhận hàng nhưng chưa có hóa đơn, hoặc bán hàng đã xuất hàng nhưng chưa xuất hóa đơn...Khi nhận được hóa đơn hoặc đã xuất hóa đơn thì căn cứ vào các hóa đơn này, kế toán mới tiến hành hạch toán vào sổ sách kế toán).

+ Do có sự khác biệt về thời điểm ghi sổ giữa thủ kho và kế toán kho nêu trên nên sẽ dẫn đến tình trạng báo cáo hàng tồn kho giữa kế toán và thủ kho tại một thời điểm nào đó trong kỳ sẽ có sự sai lệch về số liệu.

-         Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra.

-         Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ.

-         Theo dõi công nợ, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ (hoăc khi có yêu cầu), nộp về PKT-TV

-         Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan.

-         Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn

-         Kiểm soát nhập xuất tồn kho

-         Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư trong kho được  sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.

-         Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền

-         Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp về PKT-TV.

-         Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo qui định.

QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ HÀNG TỒN KHO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại như: nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm, bán thành phẩm,...Để quản lý hàng tồn kho, kế toán sử dụng chứng từ là Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho để hạch toán cho tất cả các loại hàng tồn kho.

Đồng thời, để theo dõi cho từng loại hàng  tồn kho, tại kho, thủ kho mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng  cho từng loại hàng; còn tại Phòng kế toán, kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi cho cả về mặt số lượng và giá trị của từng loại, từng thứ hàng tồn kho tương ứng với thẻ kho đã mở.

Quy trình tồ chức Phiếu nhập kho:

Trong kế toán, phiếu nhập kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh nghiệp vụ về nhập kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu nhập kho là do kế toán hoặc người phụ trách viết khi muốn cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho. Để nhập kho, phải có chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc của việc nhập kho mà ghi sổ cho phù hợp. (chứng từ nguồn) Chứng từ nguồn về hàng tồn kho có nhiều loại, nhưng cơ bản bao gồm: hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao sản phẩm sản xuất hoàn thành, giấy giữ hộ tài sản,...Vậy làm thế nào để người quản lý kiểm soát được hàng nhập kho? Sau đây là quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:

Bước 1: Người giao hàng (có thể là nhân viên phụ trách thu mua, nhân viên sản xuất của DN hoặc người bán) đề nghị giao hàng nhập kho.

Bước 2: Ban kiểm nhận lập biên bản nhận cho nhập kho vật tư, hàng hóa, sản phẩm. Ban kiểm nhận bao gồm thủ kho, kế toán vật tư, cán bộ phụ trách bộ phận, người đề nghị giao hàng.

Bước 3: Kế toán vật tư hoặc phụ trách bộ phận sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho theo  hóa đơn mua hàng, phiếu giao nhận sản phẩm...với ban kiểm nhận.

Bước 4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập kho.

Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng, ghi sổ và ký Phiếu nhập kho.

Bước 6: Chuyển Phiếu nhập kho cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán.

Bước 7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.

Các bước trong quá trình nhập kho hàng tồn kho, không có sự can dự của chủ doanh nghiệp trong quá trình nhập hàng. Bởi vì, hàng nhập vào có thể kéo dài trong nhiều ngày và việc kiểm nhận hàng đòi hỏi người có chuyên môn trong việc xem xét hàng nhập nên thường giao cho cán bộ phụ trách làm, sau này chỉ việc kiểm tra lại chứng từ và đối chiếu thẻ kho với sổ chi tiết theo định kỳ là được.

Tuy nhiên đối với Phiếu xuất kho, do liên quan đến tài sản được tiêu dùng nên phải có ký duyệt của chủ doanh nghiệp (Giám đốc).

Quy trình tổ chức Phiếu xuất kho:

Phiếu xuất kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh cho nghiệp vụ về xuất kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu xuất kho là do kế toán hoặc người phụ trách viết khi muốn xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Khi xuất kho, phải căn cứ vào các nguyên nhân xuất thông qua các chứng từ nguồn bao gồm: Lệnh xuất kho, phiếu xin lĩnh vật tư, hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...

Vậy làm thế nào để người quản lý kiểm soát được hàng xuất kho? Sau đây là quy trình luân chuyển Phiếu xuất kho:

Bước 1: Người có nhu cầu về vật tư, sản phẩm, hàng hóa lập giấy xin xuất hoặc ra lệnh xuất đối với vật tư, sản phẩm, hàng hóa.

Bước 2: Chuyển cho chủ doanh nghiệp (Giám đốc) hoặc phụ trách  đơn vị duyệt lệnh xuất.

Bước 3: Phụ trách bộ phận hoặc kế toán vật tư căn cứ vào đề nghị xuất hoặc lệnh xuất tiến hành lập Phiếu xuất kho.

Bước 4: Chuyển Phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa; sau đó, ký vào Phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán vật tư.

Bước 5: Khi nhận Phiếu xuất kho, chuyển cho Kế toán trưởng ký duyệt chứng từ rồi ghi sổ kế toán.

Bước 6: Trình Phiếu xuất kho cho thủ trưởng (Giám đốc) ký duyệt chứng từ, thường là trình ký theo định kỳ, vì chứng từ đã được duyệt xuất ngay từ đầu, nên thủ trưởng chỉ kiểm tra lại và ký duyệt.

Bước 7: Kế toán vật tư sẽ tiến hành bảo quản và lưu giữ chứng từ.

Trên đây là một số nét chủ yếu về quy trình luân chuyển các chứng từ hàng tồn kho dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hy vọng những đề xuất trên đây sẽ góp phần hỗ trợ chủ doanh nghiệp quản lý tốt lượng hàng tồn kho hiện có tại doanh nghiệp, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được thường xuyên, liên tục và ngày càng mở rộng.

Ðề: Chứng từ kẹp cùng phiếu nhập xuất kho?

tùy thuộc vào từng đơn vị, bên mình có

-Hóa đơn

-Hợp đồng

-Phiếu nhập hay xuất kho

- đề nghị xuất hay nhập

Thông thường thì chỉ có:

+ Phiếu xuất kho của bên xuất

+ Lệnh xuất hoặc điều chuyển

+ Biên bản bàn giao vật tư sản phẩm

-         Nếu hàng có gtrị lớn, số lượng nhiều:

+ Hđồng (nếu có).

+ Lệnh xuất hàng.

+ Hóa đơn.

+ Phiếu thu tiền (nếu có).

- Nếu hàng có gtri thấp, số lượng ít:

+ Lệnh xuất hàng.

+ HĐơn.

+ Phiếu thu(nếu có).

Phiếu Nhập kho:

-Phiếu giao hàng hoặc Phiếu xuất bên bán

- Phiếu nhập kho (theo mẫu - tuỳ DN ) Chữ kí gồm:KTVật tư , Thủ Kho , KT trưởng.

Phiếu Xuất Kho

- Giấy Đề nghị xuất kho

- PHiếu Xuất .Chữ kí như PN

Nếu em là một thủ kho.

+ Lệnh xuất kho.

+ Phiếu đề nghị xuất kho.

+ Phiết xuất kho từ kho SX sang kho thành phẩm(kho thành phẩm nhập thông qua phiếu xuất kho của kho SX khi hoàn thành SP)

+ Lệnh điều động TS, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ...

Ke Toan cong no

Công nợ phải thu bao gồm: Theo dõi, đối chiếu, báo cáo, đôn đốc, nhắc nợ, đòi nợ và thu nợ.

Nhắc nợ: Công nợ sắp đến hạn thì bạn điện thoại báo trước vài ngày.

Đôn đốc: Công nợ đến hạn nhưng chưa thu được thì điện thoại (Fax)

Đòi nợ: Đối với công nợ đã quá hạn. Có thể điện thoại, Fax, đến trực tiếp Cty đòi nợ

Báo cáo bao gồm: Công nợ thu được và công nợ chưa thu được. Đồng thời bạn đưa ra các giải pháp nhằm thu hồi công nợ để sếp chấp thuận trước khi thực hiện.

Công nợ phải trả thì đơn giản hơn: Bạn cần liệt kê các khoản công nợ theo thời gian và lên kế hoạch thanh toán để trình sếp.

Biểu mẫu thì bạn chịu khó suy nghĩ ra, bạn cứ phát thảo (excel) rồi gửi mail phuoc1811@ yahoo.com.vn mình chỉnh, sửa, bổ sung thêm cho.

Nếu chỉ làm kế toán công nợ thì làm như bạn Phước là đúng rồi. nếu bạn phải kiêm cả kế toán thu - chi trong công ty thì phải theo dõi các khoản tạm ứng, phải thu, phải trả nhân viên nữa nhé !

Ngoài theo dõi các khoản phải thu và phải trả khách hàng,phần công nợ còn bao gồm cả phần tạm ứng và hoàn ứng của cán bộ công nhân viên,các khảon phải thu phải trả khác như 338,138,136...

Ðề: Công việc của kế toán công nợ

Mình cũng từng làm vị trí kế toán công nợ:

Công việc ở mỗi Công ty khác nhau tùy vào quy mô đặc điểm nhưng nói chung thì bào gồm:

Theo dõi những khoản phải thu khách hàng qua (Thực thu, và trên hóa đơn)

Theo dõi khoản phải trả cho khach hàng(Thực trả, trên hóa đơn)

Lên bảng tổng hợp công nợ hàng ngày hàng tháng

Lập biên bản đối chiếu công nợ, công văn thanh toán với khách hàng

Tính lãi quá hạn

Phân loại các đối tượng khách hàng, có kế hoạch thu hồi nợ.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KẾ TOÁN CÔNG NỢ

1. Trách nhiệm:

Kiểm tra các chứng từ trước khi lập thủ tục thu chi theo qui định Nhà nước ban hành.

- Lập chứng từ ban đầu (phiếu thu ,chi theo biểu mẫu) để làm căn cứ cho thủ quỹ thu chi tiền theo đúng qui định và đảm bảo kịp thời chính xác

- Định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Chuyển giao các chứng từ ban đầu cho bộ phận liên quan ( các đơn vị cơ sở trực thuộc Cty ) hằng tháng vào ngày 01 đến ngày 05

- Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ

- In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt

- Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ

- Đối chiếu tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp Cty.

- Lập tờ khai hàng hoá mua vào thuế GTGT theo biểu mẫu

- Lập phiếu nộp ngân sách – ngân hàng theo yêu cầu

- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.

- Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.

- Lập hợp đồng huy động vốn .

- Báo số dư huy động vốn theo định kỳ (hằng tháng ) hoặc đột xuất theo yêu cầu của

phòng , BGĐ .

- Tính lãi vay huy động vốn theo từng quý ,từng đối tượng và thông báo điều chỉnh lãi suất huy động vốn khi có phát sinh.

- Nhận chứng từ cở sở chuyển (bản sao hóa đơn ,phiếu nhập kho ,phiếu xuất kho,…) để thanh toán .

- Hằng tháng đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ nội bộ ,công nợ khách hàng.

- Lập lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng .

- Tính toán số công nợ phát sinh hằng tháng lập giấy thông báo thanh toán công nợ (nội bộ và khách hàng) hằng tháng từ ngày 05 đến ngày 15 ( có cập nhập tình hình phát sinh tăng , giảm trong kỳ ).

- Theo dõi , lập báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ theo từng đối tượng đột xuất hoặc định kỳ (tháng quý năm ) theo yêu cầu BGĐ ,KTT , TP TV (có đối chiếu với KTCS số dư công nợ)

- Yêu cầu chấp hàh nguyên tắc bảo mật .

- Lập hóa đơn theo yêu cầu cơ sở căn cứ vào hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng đã ký .

- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận ) .

- Mở sổ theo dõi các hợp đồng kinh tế dài hạn

- Lập ,theo dõi thu hồi các biên bản chỉnh sửa ,thanh huỷ hóa đơn kịp thời .

- Giao hóa đơn chưa sử dụng cho các cơ sở do Cty qui định tự lập hóa đơn giao khách hàng , kiểm tra hóa đơn cơ sở trả lại, lập phiếu theo dõi.

- Hằng tháng , quý , năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế trong kỳ (theo mẫu )

- Nhập dữ liệu xuất hóa đơn vào máy hằng tháng báo cáo tình hình xuất hóa đơn (doanh thu ) theo từng đơn vị cơ sở .

- Sắp xếp lưu trữ hóa đơn (TGGT ,VCNB) đã sử dụng theo thời gian ,thứ tự số quyển , thứ tự số hóa đơn.

- Đóng dấu , phát ấn chỉ ,lập phiếu xuất ấn chỉ ,báo cáo tình hình xuất nhập tồn ấn chỉ

- Nhập liệu (nhập vào phần mềm kế toán) các dữ liệu kế toán căn cứ theo hóa đơn chứng từ do các kế toán công trình cung cấp.

- Kiểm tra và củng cố hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra phù hợp với quy định của Pháp luật và chế độ kế toán thống ke

- Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt (chỉ đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.

- Khai báo thuế, quyết toán thuế với Cơ quan thuế theo luật định.

- Theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình thay đổi chính sách về thuế.

- Chịu trách nhiệm liên lạc trực tiếp với Cục Thuế, Sở, Ban ngành liên quan.

- Thực hiện chức năng của kiểm soát viên nội bộ: kiểm tra độ tin cậy, tính trung thực, khách quan và chính xác của các khoản chi phí, các báo cáo tài chính, các công trình, dự án…

- Phụ trách phần hành kế toán Công trình - Công nợ Công trình

2.Quyền hạn:

- Khi chứng từ thanh toán chưa hoàn chỉnh chủ động trao đổi với khách hàng ,KTCS để

hoàn thành nghiệp vụ thu ,chi

- Đề xuất Phụ trách Phòng các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc.

- Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu

- Chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ .

- Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

- Đề xuất hướng xử lý khi phiếu yêu cầu xuất hóa đơn chưa phù hợp .

- Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn .

- Lập nhu cầu và đề xuất đặt in ấn phẩm theo tình hình sử dụng .

3.Mối liên hệ công tác:

- Trực thuộc Phòng Tài vụ Công Ty : nhận sự chỉ đạo , phân công , điều hành trực tiếp của Trưởng phòng Tài vụ

- Nhận thông tin về thanh toán của các kế toán cơ sở

- Quan hệ với các Đơn vị nội bộ thuộc Công Ty trong pham vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm

Kế toán công nợ công việc thường chủ yếu nói đến việc thanh toán khi mua hàng - nợ phải trả và khi bán hàng - nợ phải thu

a/ Mua hàng - nợ phải trả

- Thu thập các tài liệu cần thiết cho việc thanh toán. (Thu thập đầy đủ tài liệu từ nhà cung cấp như: hóa đơn, phiếu nhập kho, yêu cầu mua hàng được phê duyệt, phiếu xác nhận chất lượng, đơn đặt hàng…

- Kiểm tra các yêu cầu thanh toán được đệ trình từ các bộ phận khác ( khi Nhận được tất cả các tài liệu cần thiết cho việc thanh toán thì kiểm tra xem tài liệu có đầy đủ không, tối thiểu phải có hóa đơn và phiếu nhập kho hoặc các chứng từ, tài liệu tương tự chứng minh rằng nguyên vật liệu, tài sản mua thực sự là tài sản của Công ty).

- Xác nhận trên hệ thống kế toán là nhà cung cấp này vẫn chưa được thanh toán.

- Trình Kế toán trưởng ký xác nhận vào Phiếu đề nghị thanh toán cho nhà cung cấp..

- Thanh toán cho nhà cung cấp với số tiền tương ứng

==> Phải đảm bảo rằng khoản phải trả là đúng, nhà cung cấp không bị thanh toán trùng và yêu cầu thanh toán được lập dựa trên cơ sở các tài liệu đầy đủ.

b/ Bán hàng - Nợ phải thu

- Kiểm tra sự thống nhất của bộ chứng từ và đối chiếu thông tin trên hóa đơn với dữ liệu trên hệ thống (khi nhận được bộ chứng từ bán hàng do Nhân viên bán hàng gửi sang kế toán công nợ )

- Lập bảng đối chiếu công nợ để đối chiếu với khách hàng

- Gửi biên bản đối chiếu công nợ sang khách hàng

- Đối chiếu, kiểm tra số tiền phải thu khách hàng với tiền thu được. (Khi nhận được giấy báo ngân hàng hoặc phiếu chi do khách phát hành, kế toán đối chiếu, kiểm tra số tiền phải thu khách hàng với tiền thu được. Cập nhật số tiền khách hàng thanh toán vào Bảng kê thu tiền khách hàng để theo dõi công nợ

- Sau khi kiểm tra bộ chứng từ bán hàng với hệ thống và nhận định là đúng đắn. Kế toán cập nhật dữ liệu vào hệ thống

- Lập bảng báo cáo tổng hợp bán hàng tháng, báo cáo chi tiết bán hàng, báo cáo tổng hợp công nợ phải thu, báo cáo tổng hợp công nợ quá hạn để trình cho Kế toán trưởng và Giám đốc.

Đúng rồi, nếu là doanh nghiệp nhỏ kế toán kiêm tất thì sẽ lo tất cả mọi khâu từ khi lên kế hoạch mua hàng , bán hàng, làm giá cả, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hạch toán..v.v..coi như làm tổng hợp luôn.

Ke toan ban hang

Kế toán bán hàng: Ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan đến hóa đơn bán hàng : bạn phải ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm xuất bán,...Định kỳ làm báo cáo bán hàng theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Nhân viên bán hàng : Tùy theo phương thức bán hàng là bán qua điện thoại, bán tại cửa hàng hay bán hàng lưu động để có những công việc cụ thể : giới thiệu hàng hóa để người mua biết tính năng, công dụng của hàng hoá, giá của hàng hoá, lập hóa đơn, giao hàng. Một số trường hợp còn thu tiền của người mua hàng sau đó nộp lại cho thủ quỹ.

Khi áp dụng phần mềm thì một số công việc sẽ có tính chung giữa 2 chức danh này : đó là lập hóa đơn,khi lập hóa đơn bán hàng thì phần mềm đã định khoản sẵn cho bạn.

Không biết bạn đã hình dung, phân biệt được chưa?

Báo cáo bán hàng bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Số lượng hàng hóa bán ra trong tháng

- Doanh thu bán hàng

.....

Các doanh nghiệp khác nhau có các mẫu báo cáo bán hàng khác nhau

1.     Kiểm tra số lượng, đơn giá của từng sản phẩm, lấy đó làm căn cứ xuất hoá đơn cho khách hàng

2. Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày

3. Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.

Theo T thi ktbh bao gồm lập bcbh hàng ngày va báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa hàng ngày. Cuối tuần hoặc cuối tháng lập báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu như doanh thu, tiền mặt, công nợ,...

Chứa năng của kế toán bán hàng:

- Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ.

- Theo dõi tổng hợp và chi tiết bán hàng ra.

- Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng.

- Tính thuế GTGT của hàng hoá bán ra.

- Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho.

- Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.

- Phân hệ kế toán công nợ phải thu liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được các báo cáo công nợ và chuyển số liệu sang phân hệ kế toán tổng hợp.

Cụ thể các công việc của một kế toán bán hàng là như sau:

- Trước tiên cần phải biết cách khai báo mã cho các đối tượng: Khách hàng, mã hàng hóa,...

+ Tạo bảng: Mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ,..., số dw đầu kỳ (các thông tin cần thiết)

+ Mã hàng hóa: Mã hàng hóa, tên hàng hóa, đơn vị,..., số dư đầu kỳ (Các thông tin cần thiết khác)

+ ... Các mã khác cần khai báo.

Sau khi khai báo xong các vùng, tiến hành đặt tên (Vào Insert/Name/Define....)

- Tạo vùng nhập dữ liệu

Để sử dụng được các mã đã khai báo: sử dụng Data/Validation

(Có thể tạo các sheet khác nhau để nhập số liệu)

- Để tạo phiếu sử dụng hàm vlookup

- Các báo cáo

  - Đế có được số dư đầu kỳ, tổng phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ,... sử dụng hàm sumproduct (tính tổng nhiều điều kiện)

  - Sổ tổng hợp: sử dụng duy nhất hàm Sumproduct

1. Công việc chính của một nhân viên kế toán bán hàng:

- Định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Lập tờ khai hàng hoá mua vào theo biểu mẫu kê khai thuế GTGT

- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.

- Lập hóa đơn tài chính căn cứ theo hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng đã ký khi đầy đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận ) .

- Mở sổ theo dõi các hợp đồng kinh tế dài hạn

- Lập ,theo dõi thu hồi các biên bản chỉnh sửa ,thanh huỷ hóa đơn kịp thời .

- Hằng tháng , quý , năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính trong kỳ (theo biểu mẫu của Cơ quan Thuế)

- Cân đối số thuế đầu ra phải nộp với số thuế đầu vào để có biện pháp xuất hóa đơn cho hợp lý.

- Sắp xếp lưu trữ, bảo quản hóa đơn tài chính đã sử dụng.

- Theo dõi, xác nhận và nhắc nhở các khoản tạm ứng nội bộ

- Lên kế hoạch thu công nợ và liên hệ với khách hàng.

- Lập báo cáo tuổi nợ và các báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý.

2.Quyền hạn của một nhân viên kế toán bán hàng:

- Đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc với Kế toán trưởng

- Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu

- Chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ .

- Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

- Đề xuất hướng xử lý khi yêu cầu xuất hóa đơn của khách hàng chưa phù hợp .

- Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn .

- Nhận sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro