Hệ sinh thái

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

•  Hệ sinh thái là hệ thống các sinh vật sống chung và phát triển trong 1 môi trường nhất định và có quan hệ tương tác lẫn nhau với môi trường đó
•  Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện sống của môi trường
•  Cấu trúc hệ sinh thái
     -  Các chất vô cơ: là thành phần cơ bản, nền tảng của môi trường sống, tồn tại dưới dạng thể rắn, thể lỏng, thể khí, được tạo nên từ nhiều hợp chất vô cơ khác nhau. Các chất này là nguyên liệu ban đầu sinh vật sử dụng và biến đổi thành các chất hữu cơ sống
     -  Các chất hữu cơ: là thành tố của môi trường, gắn kết nền tảng môi trường và thế giới sinh vật. Tồn tại dưới dạng mùn, rác... chứa nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp. Các chất này liên kết các chất vô cơ khác nhau phục vụ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái
     -  Các thành phần vật lý: gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tốc độ dòng chảy... Các thành phàn này không tham gia trực tiếp vào sự sống của thế giới sinh vật mà là điều kiện sống. Mỗi loài, mỗi nhóm cá thể khác nhau yêu cầu điều kiện vật lý khác nhau phù hợp với từng loài.

      =>  Các chất vô cơ, hữu cơ, các thành phần vật lý của môi trường tạo thành sing cảnh trong hệ sinh thái. Yếu tố tạo nên cơ sở nền tảng cho sự sống trên trái đất

     -  Sinh vật sản xuất: là các sinh vật tự dưỡng, điển hình là cây xanh - có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các hợp chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp:
       6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2
           (ánh sáng, diệp lục)
Qua phản ứng trên có thể thấy, quang hợp không chỉ tạo ra các loại sinh khối khác nhau mà còn giúp hấp thụ khí CO2 đồng thời cung cấp O2 duy trì sự sống. Thành phần này là mở đầu cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đồng thời là mắt xích quan trọng, quyết định sự sống trên trái đất
     -  Sinh vật tiêu thụ: các sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật và con người. Đây là thành phàn đông nhất trong hệ sinh thái với quá trình cạnh tranh khốc liệt nhất góp phần tạo ra sự trao đổi chất và năng lượng tạo sự vận động và phát triển cho hệ
      -  Sinh vật hoại sinh: sinh vật dị dưỡng bậc thấp, kích cỡ nhỏ như vi khuẩn, nấm, mốc.... Với chức năng phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, hấp thụ 1 phần và giải phóng các chất vô cơ vào môi trường

•  Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái:
     -  Điều kiện cần: phải duy trì đủ 6 thành phàn của hệ. Đây là điều kiện cần để có cân bằng trong hệ sinh thái hướng tới cân bằng sinh thái trong toàn môi trường
     -  Điều kiện đủ: các thành phàn trong hệ,nhất là các thành phần hữu sinh phải có sự thích nghi sinh thái với môi trường:
          + Cân bằng tổng lượng cơ thể sống với sức chứa của môi trường
          + Cân bằng tổng lượng cá thể của từng loài với các thành phàn khác của môi trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro