c h . 1 (.5)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[ Đứa trẻ bị chối bỏ trong chính ngôi nhà của mình sẽ rốt rụi nó xuống chỉ để cảm thấy hơi ấm thực sự. ]

____________

– Tao dạy mày phải tôn trọng mẹ mày khi nói chuyện cơ mà.

– Vâng, thưa mẹ. Con xin lỗi.

'Bà ta là cái thá mớ gì mà yêu cầu tao này nọ cơ–'

'Im mồm, bả là nữ trưởng họ Chikao rồi, mình không có quyền nói lại bà ta.'

'Địt mẹ.'

'Cẩn thận cái mồm, đồ trẻ con. Mẹ mà biết thì bà sẽ nghĩ gì?'

'Nghĩ gì, tao không biết. Nhưng chắc chắn không phải thứ bà ta sẽ nghĩ.'

Con nhỏ chỉ biết lẳng lặng nhìn mẹ nó với ánh mắt có vẻ hối lỗi, miệng không nói nửa lời sau câu xin lỗi.

Nó sợ.

Nó sợ rằng nếu nó lên tiếng trong khi hai giọng nói trong đầu nó đang cãi nhau, nó sẽ lỡ nói luôn cả những ý nghĩ độc địa mà giọng thứ nhất luôn tuôn ra. Họ không sai - không, những giọng nói đó có lý gấp đôi những hành động của nó, nhưng một trong hai bọn họ luôn không thể giữ nổi những phẫn nộ của mình cho bản thân.

Cơ mà còn nơi nào để giữ, nếu họ đã ở nơi sâu nhất trong tâm trí con nhỏ?

– Nhanh cái tay lên. Mày đã nấu cơm trưa chưa đấy?

Dù không biểu hiện ra mặt, nó giật thốt khi mẹ nó cất lời chối tai, lôi nó ra khỏi mớ suy nghĩ. Quay người lại và nhặt lên một cái kamishimo với gia huy họ Chikao, rũ để treo lên giá.

– Thưa mẹ, con chưa ạ.

– Vậy tốt nhất nhanh lên.

Nó cảm thấy ánh mắt của mẹ nó còn lườm vào lưng nó thêm một hồi lâu nữa, trước khi có tiếng bước chân, và khi quay lại, bóng kimono màu chàm với hoa văn bỉ ngạn màu vàng khối - biểu tượng của gia tộc nó - đã khuất sau cái tối của hành lang.

Con nhỏ trầm mặc nhìn chiếc kamishimo màu bạc, hai bên ngực áo thêu hình bỉ ngạn nổi bằng chỉ vàng như hoạ tiết trên kimono mẹ nó mặc. Cha nó đã rất nâng niu bộ phục này, coi nó như vật thể tượng trưng cho sự danh giá của dòng họ.

Bây giờ nó vẫn danh giá đó thôi, nhưng cha nó thường mặc nó khi ra ngoài để thể hiện sự cao sang của mình.

Cha này vẫn là cha nó, nhưng cha nó không phải cha này. Nghe hay không?

Con nhỏ luôn cảm thấy có một sự nực cười nhất định khi nhìn những bộ trang phục được thêu nên bằng tay từ những nghệ nhân có tiếng nhất trong vùng, với những thớ vải đắt đỏ một tay con nhỏ – người với tài nhìn ra chất liệu từ nhỏ – lựa chọn. Chúng đáng nhẽ được tính là lễ phục.

Như bao con người bình thường khác, khi lâm vào tình cảnh khốn khó, nó vặn vẹo cuộc sống của bản thân trước đây để thích nghi. Những bộ kimono lỗng lẫy với hoạ tiết đặc trưng, nhưng chiếc trâm cài rực rỡ lấp lánh đá quý và vàng mạ – tất cả được thay thế bằng những bộ kimono 3 phần với áo haori con nhỏ tự dành thời gian ra để thêu lên những hoạ tiết.

Gia phả không còn rồi, tại sao những con người kia vẫn còn cố níu cái hư danh mang tên gia tộc Chikao làm gì?

Để lười biếng, để bê tha. Để sống dựa vào khu vườn rau và cỏ hoa, để dựa vào số thảo mộc trù phú con nhỏ luôn một cách nào đó tìm được trong rừng. Để dạo quanh phố với tiền của người khác kiếm ra lỉnh kỉnh leng keng trong túi vải nghe đến vui tai, khoác trên mình bộ phục trang lỗng lẫy như những ngày hoàng kim và nghe những lời an ủi, nịnh hót nửa vời nhìn qua cũng thấy giả?

Để lại mớ tàn dư vụn nát dưới chân mang cùng tên với con nhỏ, hàng ngày vô tình dẫm đạp lên?

'.../b.'

'T/b.'

'T/b'

'T/b.'

'T/B, PHƠI ĐỒ NHANH LÊN TRƯỚC KHI BỌN HỌ GIẾT MÀY.'

Và rồi T/b Chikao tỉnh dậy.

_________

Xế chiều, con nhỏ thu dọn đồ đạc.

Cha mẹ nó, đương nhiên tuyệt đối không biết tới điều này. Với cái cớ hoàn hảo là đi lấy nước, nó lẻn quần áo và tư trang vào dưới lớp kimono và trong cái bình chứa nước, rồi khi đã ra khỏi tầm mắt của cha mẹ, nó giấu chúng vào bụi cây quen thuộc – nơi nó đã giấu giỏ vải của Minami sáng nay. Phòng của nó ở gần bườn, nơi có cái bồn để chứa nước sinh hoạt. Sáng nó sẽ lấy nước một lần, chiều một lần nữa và trước tối mọt lần nữa, mỗi lần là khoảng 7 lần chạy đi chạy lại từ nhà tới con sông. Mỗi lẫn mang bình về đổ nước xuống bồn, nó lại lẻn vào phòng và nhíp đi một vài thứ, giấu, và lại lên đường.

'T/b, như này là quá ngẫu nhiên. Mày có chắc chắn không đấy?'

Câu hỏi đã lặp đi lặp lại trong đầu con nhỏ suốt quãng đường từ nhà tới sông và từ sông về nhà, giọng nói thứ hai nhẹ nhàng hơn hẳn sự tục tĩu của giọng nói thứ nhất, nhưng nghe có phần nào đanh thép và khiến nó sợ hơn.

Vô tình, lời nói ấy dần mọc thành một cái cây nhỏ, cắm rễ vào não của nó.

Nó lại sợ.

Nhiều khi, con nhỏ thắc mắc với bản thân tại sao mặc dù mặt nó không còn biểu cảm nổi bất cứ thứ gì ngoài căng thẳng và thư giãn, nó vẫn sợ mọi thứ.

Thứ ấy có làm đau nó không? Không, hoặc có thể.

Thứ ấy có làm hại đến nó không? Không, hoặc có thể.

Thứ ấy có giết nó không? Không, hoặc có thể.

Vậy sợ hãi thứ ấy có phải là một lựa chọn hay không nếu chữ 'không' đều nằm đầu tiên trong câu trả lời? Có lẽ là có, vì con nhỏ là như vậy. Sống một cuộc sống với nỗi sợ luôn trôi nổi nhàn nhạ trên đầu, sẵn sàng tát vào mặt nó bất cứ lúc nào với sự ám ảnh tuyệt đối.

Trượt ra khỏi đôi geta, con nhỏ bước nhanh vào vườn. Đồ đạc nó đã lấy đi đủ dùng, cơm nước cho cha mẹ đã được chuẩn bị trước đó thịnh soạn và bây giờ tất cả những gì nó cần làm là trèo qua cái hàng rào ngăn cách khu vườn nhà nó với bên ngoài đường.

Bàn tay trắng sứ run run đổ nước vào cái bồn, mồ hôi chảy xuống, men theo đường tay và thân bình, trộn lẫn với nước trong bình chảy xuống.

'Nhỡ mình bị phát hiện thì sao?'

'Nhỡ mình bị phát hiện thì sao?'

'Nhỡ mình bỊ PHÁT HIỆN THÌ SAO??'

'NHỠ BỊ PHÁT HIỆN THÌ SAO???'

'THÌSAOTHÌSAOTHÌSAOTHÌSAO-'

Mặt trời đã gần biến mất sau ngọn núi.





____________

geta: guốc gỗ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro