III- KT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG :

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III- KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG :

Tiền của DN nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc hoặc các công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào TK 515 “ Doanh thu HĐTC”.

3.1/ Chứng từ hạch toán TGNH :

Chứng từ hạch toán tăng hoặc giảm TGNH là các giấy báo Có, báo Nợ, hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản, séc bảo chi …)

3.2/ Kế toán chi tiết TGNH :
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên chứng từ gốc hoặc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì kế toán đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân thì sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê của ngân hàng. Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân để điều chỉnh số liệu đã ghi sổ.
Kế toán TGNH phải được theo dõi chi tiết theo từng loại tiền gửi (VNĐ, ngoại tệ, VBĐQ) và phải chi tiết theo từng ngân hàng để tiện việc kiểm tra đối chiếu.
3.3/ Tài khoản kế toán :
Để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của TGNH, Kế toán sử dụng tài khoản 112 “ tiền gửi ngân hàng “. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK tiền gửi ngân hàng như sau :
Bên Nợ :
- Các khoản tiền DN gửi vào ngân hàng.
- Số chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân.
Bên Có :
- Các khoản tiền DN rút ra từ ngân hàng.
- Khoản chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân.
Số Dư Nợ : 
Số tiền DN hiện đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc, các công ty tài chính.
TK 112 có 3 tài khoản cấp II như sau:
TK 1121 “ Tiền Việt Nam” gửi tại ngân hàng
TK 1122 “ Ngoại Tệ “gửi tại ngân hàng
TK 1123 “ Vàng, bạc, kim khí quí, đá quí “gửi tại ngân hàng
3.4/ Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
(1)- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi::
Nợ TK 112 – Số tiền gửi vào ngân hàng theo giấy báo Có.
          Có TK 111
(2)- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào TK TGNH :
Nợ TK 112
          Có TK 113
(3)- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền của khách hàng trả nợ :
Nợ TK 112
          Có TK 131
(4)- Thu hồi tiền ký quỹ, ký cược bằng TGNH (Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng):
Nợ TK 112
          Có TK 144, 244
(5)- Nhận góp vốn liên doanh bằng TGNH (Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng):
Nợ TK 112 – Số tiền theo giấy báo Có của Ngân hàng.
          Có TK 411
(6)- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập từ các hoạt động khác của DN thu được bằng TGNH :
Nợ TK 112
          Có TK 511, 515, 711
          Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
(7)- Căn cứ giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi tiền gửi ngân hàng định kỳ:
Nợ TK 112
          Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
(8)- Thanh toán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH :
Trường hợp có lãi:

Nợ TK 112 – Số tiền theo giấy báo Có của Ngân hàng

     Có TK 121 – Giá trị chứng khoán ngắn hạn được thanh toán

     Có TK 228 - Giá trị chứng khoán dài hạn được thanh toán

     Có TK 515 – số chênh lệch giá gốc chứng khoán với giá thanh toán (Lãi)

Trường hợp bị lỗ:

Nợ TK 112 – Số tiền theo giấy báo Có của Ngân hàng

Nợ TK 635 – Số chênh lệch giá gốc chứng khoán với giá thanh toán

     Có TK 121 – Giá trị chứng khoán ngắn hạn được thanh toán

(hoặc) Có TK 228 – Giá trị chứng khoán dài hạn được thanh toán

(9)- Dùng TGNH mua sắm vật tư, hàng hoá dùng vào SXKD sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (giá mua không bao gồm thuế GTGT và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ) kế toán ghi:

Nợ TK 151,152,153,156

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)

     Có TK 112 – TGNH đã thanh toán theo giấy báo Nợ (Giá thanh toán )

(10)- Mua TSCĐ, Chi cho ĐT- XDCB bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 211

Nợ TK 133

     Có TK 112

(11)- Các khoản chi phí cho HĐ-SXKD bằng TGNH (giá mua không bao gồm thuế GTGT và số thuế GTGT đầu vào được khầu trừ ) kế toán ghi:

Nợ TK 621,627,641,642

Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. ( nếu có)

     Có TK 112 - TGNH đã thanh toán theo giấy báo Nợ (Giáthanh toán )

(12)- Dùng TGNH mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, đầu tư vào công ty con hoặc góp vốn liên doanh :

Nợ TK 121, 128, 221, 228, 222…

     Có TK 112

(13)- Thanh toán các khoản nợ phải trả , phải nộp bằng chuyển khoản. :

Nợ TK 311, 315, 331, 333, 338, 341, 342…

     Có TK 112

(11)- Chênh lệch giữa số liệu trên sổ sách kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê của ngân hàng, chưa tìm được nguyên nhân, kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng:

* Nếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên bản sao kê của ngân hàng:

Nợ TK 138(1)

     Có TK 112

* Nếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên bản sao kê của ngân hàng:

Nợ TK 112

     Có TK 338(1).

Sang tháng sau tiếp tục làm rõ nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ kế toán.

(12) Hoàn trả vốn góp, trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn hoặc chi các quỹ DN bằng TGNH.

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (trả vốn góp liên doanh)

Nợ TK 421 – Lợi nuận chưa phân phối (trả cổ tức, chia lãi)

Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 415 – Quỹ dự phòng Tài chính

Nợ TK. 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

     Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

(13) Thanh toán các khoản làm giảm doanh thu bằng tiền gửi ngân hàng.

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 531, 532 - Hàng bán bị trả lại , giảm giá hàng bán

Nơ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Giảm thuế phải nộp)

     Có TK. 112 – Tiền gửi ngân hàng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro