5.2 Khoa học tội phạm.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

06-29-2013, 03:26 PM

Phần II - Phân loại tội phạm: Sự kỳ lạ của... Công lý?

Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, John Douglas và đồng sự FBI của ông là Robert Ressler đã tiến hành phỏng vấn những tên giết người hàng loạt khét tiếng nhất nước Mỹ. Họ bắt đầu từ California vì, theo Douglas, "California luôn có tỷ lệ tội phạm cao hơn so với các bang khác". Vào các dịp cuối tuần và những ngày nghỉ, trong nhiều tháng tiếp theo, họ đã lần lượt dừng chân tại các nhà tù liên bang và đã phỏng vấn được 36 tên giết người.

[Only registered and activated users can see links]
Nhà tù California

Douglas và Ressler muốn biết liệu có hay không một mối liên hệ giữa cuộc đời và cá tính của một kẻ sát nhân với bản chất những tội ác của hắn. Họ đang tìm kiếm điều mà các nhà tâm lý học gọi là tính tương đồng, một sự tương hợp giữa đặc điểm tính cách và hành vi, sau khi đối chiếu những điều họ đã rút ra được từ những tên giết người với những dữ liệu đã biết về đặc điểm trong hành động sát nhân của chúng. Họ tin rằng mình đã tìm thấy một hình mẫu.

Họ kết luận những tên giết người hàng loạt thường là một trong hai loại. Một số hiện trường phạm tội cho thấy những bằng chứng về sự lôgíc và lập kế hoạch. Nạn nhân đã bị săn lùng và chọn lựa, nhằm thỏa mãn một ý đồ kỳ quặc nào đó. Việc lựa chọn nạn nhân có thể liên quan đến một thủ đoạn hay một trò lừa đảo. Thủ phạm duy trì sự kiểm soát trong suốt quá trình thủ ác. Hắn dành thời gian "nghiên cứu" nạn nhân, thận trọng thực hiện theo những ý đồ kỳ quặc của mình. Hắn dễ thích ứng và linh hoạt. Sau khi gây án, hắn hầu như không bao giờ bỏ lại một vũ khí nào. Hắn giấu thi thể nạn nhân kỹ càng. Trong những cuốn sách của mình, Douglas và Ressler gọi loại tội phạm đó là "có tổ chức".

Còn đối với loại tội phạm "vô tổ chức", nạn nhân không được lựa chọn một cách lôgíc. Nạn nhân thường là ngẫu nhiên và "bị tấn công chớp nhoáng", chứ không bị đeo đuổi và ép buộc. Kẻ sát nhân có thể vồ lấy một con dao thái thịt trong bếp và bỏ lại dao sau khi gây án. Tội ác được thực hiện cẩu thả đến mức nạn nhân thường có cơ hội chống trả. Tội ác có thể diễn ra trong một môi trường có nguy cơ cao. Ressler nói: "Những tên giết người vô tổ chức không hề có quan tâm đến tính cách của nạn nhân. Hắn không cần biết họ là ai, chính vì thế hắn triệt tiêu tính cách của họ bằng cách nhanh chóng đánh họ bất tỉnh hay bịt mặt họ, hoặc nếu không làm được như vậy thì làm biến dạng mặt họ".

Hai ông tiếp tục lập luận rằng mỗi hoạt động cả tội phạm tương ứng với một loại tính cách. Kẻ sát nhân có tổ chức thường thông mình và chính xác. Hắn cảm thấy mình giỏi hơn những người quanh hắn. Kẻ sát nhân vô tổ chức thường khó ưa và rất kẻm trong việc tự nhận thức bản thân. Hắn thường bất tài trong một số lĩnh vực nào đó. Hắn quá lập dị và lãnh đạm đến mức khó mà có được một cuộc hôn nhân hay một người bạn gái. Nếu hắn không sống một mình, thì hắn cũng chỉ sống với cha mẹ mà thôi. Hắn thường thủ tranh ảnh và vật dụng khiêu dâm trong nhà vệ sinh. Nếu hắn có xe, thì chiếc xe hắn đi cũng là loại gần như hỏng.

Tôi đọc được trong một cuốn sách hướng dẫn của Douglas và Ressler rằng: "Hiện trường phạm tội phản ánh hành vi và tính cách của kẻ sát nhân cũng giống như đồ đạc phản ánh tính cách của chủ nhà vậy". Càng biết được nhiều điều, các mối liên quan này càng tỏ ra chính xác. Nếu nạn nhân là người da trắng, thì tên giết người ắt phải là người da trắng. Nếu nạn nhân là người già, thì tên sát nhân chắc phải là người chưa chín chắn về tình dục.

Douglas viết: "Khi nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra rằng những tên giết người hàng loạt theo chu kỳ thường là những kẻ đã từng nỗ lực gia nhập các cơ quan cảnh sát nhưng không được và buộc phải kiếm việc làm trong các lĩnh vực có liên quan, như vệ sĩ hay bảo vệ đêm". Những thủ phạm hiếp dâm có tổ chức thường bận tâm đến khả năng kiểm soát, và có vẻ như chúng sẽ bị thôi miên bởi thiết chế xã hội tượng trưng cho quyền kiểm soát. Từ sự thấu hiểu đó chúng ta có thể đưa ra một dự đoán nữa: "Một trong những điều chúng tôi bắt đầu đề cập trong những hồ sơ của chúng tôi là rằng UNSUB [một cái tên không được biết đến] sẽ lái một chiếc xe giống kiểu cảnh sát, chẳng hạn như một chiếc Ford Crown Victoria hay một chiếc Chevrolet Caprice".

[Only registered and activated users can see links]
Cách thức giết người nói nên tính cách của hung thủ

Bức chân dung hữu dụng
Bề ngoài, cơ chế hoạt động của FBI dường như cực kỳ hữu dụng. Hãy xem một nghiên cứu tình huống được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu về hồ sơ vụ án. Thi thể của một giáo viên 26 tuổi, dạy ở trường dành cho người tàn tật được tìm thấy trên nóc tòa nhà nơi có căn hộ của cô ấy, ở hạt Bronx. Rõ ràng là cô ấy bị bắt cóc sau khi rời nhà đi làm, vào lúc 6h30 sáng. Cô ấy đã bị đánh bất tỉnh, và bị trói bằng tất chân và thắt lưng của mình. Tên sát nhân đã cắt mất cơ quan sinh dục của cô, cắt cụt núm vú, cắn khắp thân thể cô, viết lên bụng cô những lời lẽ tục tĩu, thủ dâm và phóng uế ngay bên cạnh thi thể cô.

Giả sử chúng ta là một chuyên viên lập hồ sơ vụ án của FBI. Câu hỏi đầu tiên: chủng tộc. Nạn nhân là người da trắng, vậy nên cứ cho tên tội phạm là người da trắng. Cứ cho là hắn khoảng từ 26-30 tuổi, là độ tuổi mà 36 tên tội phạm trong mẫu của FBI bắt đầu giết người. Hắn là tội phạm có tổ chức hay vô tổ chức? Vô tổ chức, rõ ràng là như vậy. Vụ việc diễn ra trên mái nhà, trong hạt Bronx, giữa thanh thiên bạch nhật -- nghĩa là rủi ro cao. Vậy thì tên sát nhân đang làm gì trong tòa nhà đó vào lúc 6h30 sáng? Hắn có thể là một nhân viên dịch vụ, hoặc có thể hắn sống gần đó. Dù là ai, thì có vẻ như hắn biết rất rõ về mọi sinh hoạt trong tòa nhà đó. Mặc dù vậy, hắn thuộc dạng vô tổ chức và thần kinh không ổn định. Nếu có một công việc, thì cùng lắm hắn cũng chỉ có thể là một người lao động chân tay. Có thể hắn cũng đã từng phạm tội trước đó, liên quan đến bạo lực hay tình dục. Quan hệ của hắn với người phụ nữ nạn nhân sẽ hoặc là không gì cả hoặc là có thể sâu sắc. Và việc cắt xẻo và phóng uế là hành vi lạ lùng đến mức có thể cho hắn là người bệnh hoạn hay một kẻ dùng thuốc quá liều. Những suy đoán trên là thế nào? Hóa ra là trúng phóc! Kẻ sát nhân chính là Carmine Calabro, 30 tuổi, độc thân, thất nghiệp, bị rối loạn thần kinh trầm trọng, người mà ngoài thời gian ở bệnh viện tâm thần thường sống với cha của mình trên tầng bốn của tòa nhà nơi xảy ra vụ giết người.

Nhưng hồ sơ vụ án đó liệu thực sự hữu dụng? Cảnh sát đã có Calabro trong danh sách những đối tượng tình nghi của họ: nếu bạn đang tìm kiếm một kẻ đã giết và cắt xẻo bộ phận của một ai đó trên nóc nhà, thì bạn không thực sự cần một chuyên gia hồ sơ vụ án để nói cho bạn phải kiểm tra cái gã nhếch nhác, bệnh hoạn đang sống với cha mình trên tầng bốn.

Đó chính là lý do giải thích tại sao các chuyên gia về hồ sơ vụ án của FBI luôn cố gắng bổ sung những chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ vào bộ hồ sơ lưu trữ của họ -- một cái gì đó giúp cho cảnh sát tập trung sự chú ý vào một đối tượng tình nghi.

[Only registered and activated users can see links]
Những chứng cứ đều có thể nói nên hung thủ là người như thế nào

Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Douglas đã đọc một bản tham luận trước một phòng đầy các sĩ quan cảnh sát và điệp viên FBI tại hạt Marin về đề tài Kẻ sát nhân ven đường, giết hại những phụ nữ đi bộ đường dài ở vùng đồi phía bắc San Francisco.
Theo quan điểm của Douglas, kẻ sát nhân là một tên tội phạm "vô tổ chức" kiểu cổ điển -- một kẻ tấn công chớp nhoáng, da trắng, khoảng từ 30-35 tuổi, lao động chân tay, có thể "có tiền sử về đái dầm, châm lửa đốt nhà và tàn bạo với động vật". Sau đó ông trở lại với nhận định về mức độ phi xã hội của kẻ sát nhân. Tại sao tất cả những vụ giết người lại đều diễn ra ở những nơi cây mọc rậm, cách trục đường nhiều dặm? Douglas lập luận rằng kẻ sát nhân cần sự tách biệt như vậy bởi vì hắn đang ở trong trạng thái ngại tiếp xúc. Liệu đó có phải là tình trạng thể chất, như là bị cụt chân hoặc tay? Nhưng nếu vậy thì làm thế nào mà hắn có thể đi nhiều dặm vào sâu trong rừng và khỏe hơn các nạn nhân của hắn ? Cuối cùng, Douglas đưa ra kết luận rằng 'tên giết người sẽ phải là người có vấn đề về khả năng nói'".

Đó là một chi tiết hữu dụng. Nhưng có đúng như vậy không? Douglas sau đó nói với chúng tôi rằng: ông xác định độ tuổi của tên tội phạm là khoảng 30-35 tuổi, song hóa ra hắn đã 50 tuổi. Các thám tử thường sử dụng hồ sơ vụ án để khoanh vùng đối tượng tình. Việc suy đoán đúng một chi tiết cụ thể sẽ chẳng đem lại ích lợi gì nếu bạn suy đoán sai những chi tiết tổng quát.

Trong vụ án Derrick Todd Lee, kẻ giết người hàng loạt ở thành phố Baton Rouge, theo hồ sơ vụ án của FBI, tên tội phạm là một ngươì lao động chân tay, nam giới, da trắng, khoảng từ 25-35 tuổi, người "muốn được nhìn nhận là một nhân vật hấp dẫn và cuốn hút phụ nữ". Hồ sơ còn ghi: "Tuy nhiên, độ tinh tế của hắn trong việc giao tiếp với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ cao hơn hắn về địa vị xã hội, là rất thấp". FBI đã nhận định đúng về việc kẻ sát nhân là một người đàn ông lao động chân tay ở độ tuổi từ 25-35. Nhưng họ nhầm lẫn ở chỗ thực ra, hắn lại là người rất có duyên và có phong cách rất tự nhiên, thoải mái, một kiểu người thường đội một chiếc mũ cao bồi và đi ủng da rắn, tự tin bước vào những quán bar. Hắn là người cởi mở, có một số bạn gái và nổi tiếng là đào hoa. Da hắn không trắng. Hắn là người da đen.

Hồ sơ vụ án không phải là một bài kiểm tra, nơi bạn sẽ vượt qua nếu bạn trả lời đúng phần lớn các câu hỏi. Nó là một bức chân dung, và tất cả mọi chi tiết đều phải cố kết chặt chẽ theo một cách nào đó thì hình ảnh mới có thể được coi là hữu dụng.

Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, Bộ Nội vụ Anh đã phân tích 184 vụ phạm tội để xem xác suất mà hồ sơ vụ án có thể giúp bắt được tội phạm là bao nhiêu. Hồ sơ vụ án chính xác ở năm trong số các vụ phạm tội đó, xác suất đúng chỉ là 2,7%.

Còn có một vấn đề sâu sắc hơn trong việc lập hồ sơ vụ án của FBI. Douglas và Ressler không phỏng vấn một mẫu đại diện những kẻ giết người để xác lập nên phép phân tích hình học của mình. Họ nói chuyện với bất cứ ai tình cờ gặp được. Họ cũng không phỏng vấn các đối tượng của mình theo một công thức chuẩn mực nào. Họ chỉ việc ngồi xuống và nói chuyện phiếm, và đây không phải là một nền tảng đặc biệt vững chắc cho một hệ thống tâm lý học. Như vậy bạn có thể phân vân không biết liệu những kẻ giết người hàng loạt có thể được phân loại theo trình độ tổ chức của chúng hay không?

Marcos

06-29-2013, 03:51 PM

Phần III - Phân loại tội phạm: Sự kỳ lạ của... Công lý? (Tiếp theo)

Phản bác phương pháp của FBI
Cách đây không lâu, một nhóm các nhà tâm lý học tại Đại học Liverpool đã quyết định kiểm chứng các giả thuyết của FBI. Đầu tiên, họ lập một danh sách các đặc điểm hiện trường phạm tội mà thường được cho là thể hiện trình độ tổ chức: có thể nạn nhân vẫn còn sống sau khi bị tấn công tình dục, hoặc thi thể được chụp hình theo một cách nào đó, hoặc là hung khí giết người bị mất, hay thi thể bị giấu đi, hoặc là có liên quan đến việc tra tấn và khống chế. Sau đó họ lập một danh sách các đặc điểm thể hiện mức độ vô tổ chức: có thể nạn nhân bị đánh đập, thi thể bị bỏ lại ở một nơi biệt lập, những vật dụng trên người nạn nhân bị phân tán khắp nơi, hay hung khí giết người là bất cứ thứ gì.

Theo lập luận của FBI, thì những chi tiết tại hiện trường phạm tội trong hai danh sách trên phải "đồng thời xảy ra". Tuy nhiên, khi xem xét gần 100 vụ phạm tội giết người hàng loạt, nhóm các nhà tâm lý học tại Đại học Liverpool không thể tìm thấy bất kỳ điểm hỗ trợ nào cho nguyên tắc phân biệt của FBI.

Laurence Alison, một trong những người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Liverpool và là tác giả cuốn "The Forensic Psychologist's Casebook" (tạm dịch "Sổ ghi chép của một nhà tâm lý học pháp y") nói với tôi: "Toàn bộ công việc này phức tạp hơn nhiều so với những gì FBI tưởng tượng".

[Only registered and activated users can see links]
The Forensic Psychologist's Casebook

Alison và một đồng sự khác của ông cũng xem xét đến tính tương đồng. Nếu như Douglas đúng, thì một loại tội ác nào đó phải tương ứng với một loại tội phạm nào đó. Vậy nên nhóm nghiên cứu Đại học Liverpool đã lựa chọn 100 vụ hiếp dâm người lạ ở Anh, phân loại chúng ứng theo 28 biến số, chẳng hạn như liệu có việc ăn mặc cải trang hay không, liệu có việc đưa ra lời khen ngợi không, liệu có việc trói, nhét giẻ vào mồm hay bịt mắt không, liệu có việc xin lỗi hay ăn cắp tài sản cá nhân không, v.v.. Sau đó họ xét xem liệu các hình mẫu tội ác có ứng với các thuộc tính của những tội phạm không -- như tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số tiền án / tiền sự, loại tiền án / tiền sự, và việc sử dụng thuốc / ma túy. Liệu những tội phạm hiếp dâm dùng hình thức trói, nhét giẻ vào miệng và bịt mắt có tương đồng với nhau hơn so với những tội phạm hiếp dâm dùng hình thức "khen ngợi" và "xin lỗi"? Câu trả lời là không -- không một chút nào.

Brent Turvey, một nhà khoa học pháp lý, người từng phê phán mạnh mẽ phương pháp của FBI, nói rằng: "Thực tế là những kẻ phạm tội khác nhau có thể có những hành vi giống nhau vì những lý do hoàn toàn khác nhau. Bạn có một tên tội phạm hiếp dâm tấn công một phụ nữ trong công viên và kéo váy cô ta trùm lên mặt. Tại sao vậy? Điều đó có nghĩa gì? Nó có thể mang mười ý nghĩa khác nhau. Nó có thể có nghĩa là hắn không muốn nhìn thấy mặt cô ta. Nó có thể có nghĩa hắn không muốn cô ta nhìn thấy hắn. Nó có thể có nghĩa hắn muốn nhìn thấy ngực cô ta, hắn muốn tưởng tượng là một ai đó khác, hắn muốn vô hiệu hóa cánh tay cô ta -- tất cả những khả năng này đều có thể. Bạn không thể chỉ nhìn vào một hành vi một cách biệt lập".

Cách đây vài năm, Alison đã lật lại vụ án người giáo viên bị sát hại trên nóc tòa nhà cô ta ở tại hạt Bronx. Ông muốn biết tại sao, nếu như phương pháp lập hồ sơ tội phạm của FBI dựa vào một một phép phân tích tâm lý học giản tiện như vậy mà nó vẫn tiếp tục có được tiếng tăm thực sự. Theo ông thì câu trả lời nằm ở cách mà các hồ sơ được viết ra, và không còn nghi ngờ gì nữa, khi xem kỹ những phân tích về vụ giết người trên nóc nhà, từng câu một, ông nhận thấy rằng nó đầy rẫy những ngôn ngữ khó xác minh, mâu thuẫn và nhập nhằng, thứ ngôn ngữ mà ai muốn suy diễn thế nào cũng được.

Sau khi Alison đã phân tích hồ sơ vụ án giết người trên nóc nhà, ông đã quyết định chơi một phiên bản của trò kiến giải lạnh lùng. Ông cung cấp các chi tiết của vụ phạm tội, hồ sơ được FBI soạn ra, và một bản miêu tả về kẻ phạm tội cho các sĩ quan cảnh sát cao cấp và các chuyên gia về tâm lý học pháp lý ở Anh. Họ đánh già hồ sơ này có mức độ chính xác cao.

Alison sau đó lại đưa cũng tài liệu về vụ án ấy cho một nhóm các sĩ quan cảnh sát khác, nhưng lần này ông tạo ra một kẻ phạm tội hư cấu, một kẻ khác hoàn toàn với Calabro. Kẻ sát nhân mới này 37 tuổi. Hắn nghiện rượu. Mới đây hắn đã bị sa thải khỏi vị trí công việc tại ban chuyên trách các vấn đề về nước, và trước đó hắn đã gặp nạn nhân tại một trong số những địa điểm làm việc quen thuộc của hắn. Gì nữa, Alison khẳng định rằng hắn có tiền sử về các mối quan hệ bạo lực với phụ nữ, và có tiền án/ tiền sự về tấn công người và trộm cắp... Nhóm các sĩ quan cảnh sát có kinh nghiệm thấy hồ sơ của FBI chính xác tới mức nào khi nó được khớp với kẻ phạm tội giả kia? Mọi chi tiết đều chính xác như là khi nó được khớp với kẻ phạm tội thật.

[Only registered and activated users can see links]
Phân tích tỉ mỉ sẽ cho ra kết quá gần đúng nhất thậm chí là đúng hoàn toàn

Ai mới thực sự là người hùng?
Trong vụ bắt Kẻ đánh bom điên rồ, James Brussel đã không thực sự nhìn thấy kẻ phạm tội trong đống ảnh chụp và bản sao vào lúc đó. Đó là một ảo giác. Như học giả về văn chương Donald Foster đã chỉ ra trong cuốn sách xuất bản năm 2000 của ông mang tên "Author Unknown" (tạm dịch "Tác giả không được biết đến"), Brussel đã sửa lại những dự đoán của ông để đưa vào các hồi ký của mình. Thực ra, Brussel đã yêu cầu cảnh sát tìm kiếm kẻ đánh bom ở thành phố White Plains, khiến cho đơn vị chuyên trách bom của Sở cảnh sát New York phải lao vào một cuộc đeo đuổi viển vông ở hạt Westchester. Brussel cũng yêu cầu cảnh sát tìm kiếm một người đàn ông có một vết sẹo ở mặt, trong khi Metesky thì chẳng có vết sẹo nào. Ông yêu cầu họ tìm kiếm một người đàn ông có việc làm ban đêm, trong khi Metesky đã thất nghiệp kể từ ngày hắn rời khỏi Con Edison vào năm 1931. Ông yêu cầu họ tìm kiếm một ai đó ở độ tuổi giữa 40 và 50, trong khi Metesky đã ngoài 50 tuổi. Ông yêu cầu họ tìm kiếm một ai đó là "chuyên gia về hàng dân dụng và quân dụng" trong khi khả năng gần nhất của Metesky là một thời gian làm việc ngắn ngủi trong một cửa hàng điện máy. Và, bất chấp những gì được viết trong hồi ký của mình Brussel chưa bao giờ nói Kẻ đánh bom điên rồ là một người gốc Xlavơ. Thực ra thì ông đã yêu cầu cảnh sát tìm kiếm một người đàn ông "sinh ra và được học hành ở Đức."

Vào lúc cao trào trong quá trình điều tra của cảnh sát, khi mà tờ Journal American của New York đã yêu cầu được in lên báo bất kỳ cuộc trao đổi ý kiến nào từ phía Kẻ đánh bom điên rồ, Metesky đã viết bằng một giọng cáu kỉnh rằng "liên hệ gần nhất của tôi với "những kẻ thuộc hệ Giécmanh" là ở chỗ bố tôi lên một chiếc tàu chở hàng ở Hamburg để đến đất nước này - khoảng 65 năm về trước".

Người hùng thực sự của vụ án này không phải là Brussel; đó là một người phụ nữ có tên Alice Kelly, người được giao nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ nhân sự của Con Edison. Vào tháng Giêng 1957, bà tình cờ bắt gặp một lá đơn khiếu nại vào đầu thập niên 30 của thế kỷ XX: một nhân viên lau máy phát điện tại nhà máy Hell Gate bị khí ga nóng xả vào người. Người công nhân này nói mình bị thương. Công ty lại cho rằng anh ta không hề bị thương. Và trong một loạt những lá thư giận dữ do anh ta gửi đi, Kelly đã nhận diện được một lời đe dọa - "tự tay tôi sẽ đem lại công lý" - là dòng chữ đã xuất hiện trong một trong những bức thư của Kẻ đánh bom điên rồ. Cái tên trong hồ sơ này là George Metesky.

Brussel đã không thực sự hiểu được suy nghĩ của Kẻ đánh bom điên rồ. Dường như ông chỉ hiểu được rằng, nếu như bạn đưa ra một số lượng lớn các dự đoán, thì những dự đoán sai sẽ sớm bị lãng quên, và những dự đoán hóa ra là đúng sẽ làm cho bạn nổi tiếng. Thể loại truyện lập hồ sơ tội phạm không phải là sự khải hoàn của phép phân tích tâm lý pháp y. Đó là một thủ thuật đảng phái.

"Đây chính là nơi tôi có được gã này", Douglas nói, nhằm vào buổi gặp gỡ xác lập hồ sơ mà cùng với nó cuốn "Bên trong duy nghĩ của BTK" được khởi thảo. Đó là vào năm 1984. Kẻ sát nhân vẫn nhởn nhơ đâu đó. Douglas, Hazelwood, Walker cùng với hai thám tử đến từ Wichita đều ngồi quanh chiếc bàn gỗ sồi. Douglas cởi chiếc áo khoác ngoài ra và phủ nó lên thành ghế. Ông bắt đầu vào đề: "Quay trở lại với thời điểm hắn bắt đầu hành sự vào năm 1974, lúc đó hắn khoảng 25-30 tuổi. Từ hồi ấy đến nay đã 10 năm, vậy nên cứ giả thiết là hắn khoảng 35-40 tuổi".

Đến lượt Walker nói: Hắn chưa bao giờ dính líu vào bất kỳ hành vi tình dục nào. Điều đó cho thấy hắn là một kẻ "có tiền sử về thiếu thốn và thiếu chín chắn về tình dục". Hắn sẽ có một "kiểu tính cách của con sói cô đơn. Nhưng hắn không đơn độc vì hắn đã bị những người khác lảng tránh mà hắn đơn đọc là do chính hắn chọn việc sống đơn độc... Hắn có thể thực hiện chức năng của mình trong những bối cảnh xã hội, nhưng điều đó chỉ là vẻ bề ngoài. Hắn có thể có những người bạn thuộc phái nữ để tán tình, nhưng hắn hẳn phải cảm thấy thiếu thốn với một phụ nữ thuộc nhóm đồng đẳng". Hazelwood là người đưa ra ý kiến tiếp theo. BTK hẳn phải là một kẻ "có xu hướng thủ dâm nặng". Ông nói tiếp: "Những phụ nữ có quan hệ tình dục với gã này chắc hẳn sẽ miêu tả gã là ít ham muốn, thờ ơ, loại đàn ông muốn phụ nữ phục vụ cho mình hơn là quan hệ tương tác, qua lại".

Douglas nói theo ý trên. "Những phụ nữ ăn nằm với hắn hoặc là trẻ hơn nhiều tuổi, rất ngây thơ, hoặc là già hơn nhiều, và lệ thuộc vào ơn mưa móc của hắn", ông đánh bạo nói. Hơn nữa, những người lập hồ sơ xác định, BTK có thể có một chiếc xe hơi "tươm tất", nhưng đó là đời xe "khó phân loại".

Ở điểm này, sự thấu hiểu bắt đầu trở nên mơ hồ hơn. Douglas nói ông đã nghĩ về việc BTK là kẻ đã lập gia đình. Nhưng giờ đây có lẽ ông lại đang nghĩ hắn đã ly dị. Ông ước đoán rằng BTK là một người thuộc tầng lớp trung lưu hạng dưới, có thể đang sống trong một căn nhà thuê. Walker cảm thấy BTK đang có "một công việc lao động trí óc được trả lương thấp, chứ không phải công việc lao động chân tay". Hazelwood thấy hắn là một người "trung lưu" và "có khả năng ăn nói lưu loát". Mọi người nhất trí với nhau rằng chỉ số IQ của hắn nằm ở khỏang giữa 105 và 145. Douglas phân vân không biết liệu hắn có liên quan đến quân đội hay không. Hazelwood gọi hắn là một người "ăn sổi", người cần đến "sự hài lòng ngay tức khắc".

Walker nói rằng những người biết hắn "có thể nói rằng họ nhớ hắn, nhưng thực sự không biết nhiều về hắn". Douglas sau đó loé lên ý kiến -- "Đó là một cảm giác, gần như một sự hiểu biết" - rồi nói: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu, trong công việc mà hắn đang làm ngày hôm nay, hắn phải mặc đồng phục... Gã này không bị tâm thần. Nhưng gã điên rồ như một con cáo".

Họ đã bàn về điều này gần 6 tiếng đồng hồ. Những cái đầu giỏi nhất đến từ FBI đã vạch ra cho các thám tử ở Wichita một bản kế hoạch chi tiết cho công việc điều tra của họ. Tìm kiếm một người đàn ông Mỹ có thể có mối liên hệ với quân đội. Chỉ số IQ của hắn sẽ phải cao hơn 105. Hắn có xu hướng thích thủ dâm, và sẽ lạnh nhạt và ích kỷ trên giường. Hắn sẽ có một chiếc xe hơi tươm tươm. Hắn là một kẻ "ăn sổi". Hắn sẽ không cảm thấy thoải mái với phụ nữ. Nhưng có thể hắn có những người bạn thuộc phái nữ. Hắn sẽ là một con sói đơn độc. Nhưng hắn sẽ có thể thực hiện chức năng trong các bối cảnh xã hội. Hắn không phải là kẻ không đáng nhớ. Nhưng cũng sẽ chẳng mấy ai biết rõ về hắn. Tình trạng hôn nhân của hắn sẽ hoặc là chưa bao giờ kết hôn, hoặc là đã ly dị, hoặc cũng có thể là đã kết hôn, và nếu hắn đã ly dị hoặc đã kết hôn thì vợ hắn hoặc là trẻ hơn hắn hoặc là già hơn hắn. Hắn có thể đang sống trong một căn nhà thuê, hoặc không phải vậy, và có thể thuộc tầng lớp hạ lưu, hạ lưu bậc trên, trung lưu bậc dưới hoặc trung lưu. Và hắn sẽ điên rồ như một con cáo, chứ không phải bị tâm thần. Nếu bạn muốn xác định cụ thể, thì đó là một Cách nói của Jacques, hai Cách nói của Barnum, bốn Mẹo cầu vồng, một Câu đoán về cơ hội tốt, hai dự đoán mà không thực sự là các dự đoán vì chẳng ai có thể xác minh được chúng - và chẳng có gì giống với thực tế là BTK là một người trụ cột trong cộng đồng của hắn ta, là chủ tịch của giáo hội nơi hắn sống và là người cha hợp pháp của hai đứa con.

Khi đứng dậy và mặc lại áo khoác, Douglas nói với các thám tử rằng: "Điều này có thể giải quyết được. Xin cứ thoải mái nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi nếu các anh cần giúp đỡ thêm". Bạn có thể tưởng tượng ra ông ấy dành thời gian cho một nụ cười khích lệ và vỗ vào vai một trong hai thám tử: "Các anh sắp tóm được gã này rồi"./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro