Ngôn ngữ của nụ cười

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

_Nguyễn Tấn Huy_
  Quyên hất mái tóc về phía sau:
        -Tối nay em sẽ để giày dưới chân giường.
       -Đợi ông già noel, có phải?
       -Em còn... Con nít lắm mà thầy?
       -Ờ! Nhưng năm nay em thuộc hạng "con nít cấp ba", năm nay thi xong sẽ bước sang "con nít đại". Em quá "đát" để nhận quà của ông già noel rồi, Quyên ạ!

       Tưởng tượng một ông già chui vào phòng một cô gái như Quyên vào lúc nửa khuya với lí do tặng quà, Kha bật cười thành tiếng.
      -Thầy cười gì?
      -À! Tôi chợt nghĩ đến bài bái vừa đọc, chuyện ông giám đốc tặng quà cho cô nhân viên "con nít".
      -Thầy dễ cười quá! Lắm lúc khó hiểu.
      -Em nghĩ thế
      -Cả lớp nghĩ vậy. Riêng em thì không.
      -Sao vậy?
      -Theo em, ai muốn cười cứ cười! Đừng để tâm nhảy vào nụ cười của người khác, lắm khi người ta sẽ hiểu sai nụ cười của họ theo suy luận của riêng mình.
      -Giỏi! 10điểm.
      -Nhưng thầy hay cười như vậy mà sao cô trong trường gọi thầy là "vô cười"?
      -Á à! Em không để tâm đến nụ cười nhưng lại chú ý đến người cười rồi đấy!
      -Vì "người ấy" là ông thầy mà em kính yêu nhất!
      -Thế đấy! Cô học trò của tôi. Kính thầy mà xếp hạng nhất nhì nữa sao?
      Kha mỉm cười, anh cố ý nhấm nháp li trà nóng để khỏi trả lời. Nhưng cô bé cứ nhì nhằng hỏi:
      -Biệt danh "Kha vô cười " là sao hả thầy!
      -Họ chơi chữ với em ạ! "Vô cười " chả phải  là không cười đâu, mà là cười vô duyên đấy!
      -Nhưng thầy phải hiểu là thầy cười gì chứ?
      -Không hiểu.
      -Có lẽ là vì khó hiểu nên người ta cho là vô duyên?
      -Không hẳn thế đâu, cô học trò! Vô duyên nên mới khó hiểu.
      Quyên cuối đầu cười khúc khích. Đôi vai thon nhỏ và mái tóc đen nhánh cùng theo nhịp cười, rung chuyển lắc lư. Kha nhủ thầm , mình vô duyên thật, ai đời lại tâm sự vớ vẫn và cười cợt với học trò như vậy! Nhưng cùng lúc ấy, trong đầu anh lại hiện ra hình ảnh những "ông kẹo" , "hung thần", "đạo sĩ dõm" mà anh phải kham chịu suốt một thời tuổi nhỏ. "Căn bệnh " quái ác của Kha bỗng bộc phát mạnh, anh cười đến chảy cả nước mắt.
      -Thầy cười gì dữ vậy?
      -À... Cứ xem như có con thằn lằn đang chui vô nách thầy vậy mà!
      -Bốn mắt nhìn nhau, hai cái miệng cùng tét ra cười. Vô duyên!
      -Thầy bị "bệnh" này từ bao giờ?
      -Nghe nói từ lúc mới sinh ra!
      -Quyên trợn tròn đôi mắt:
      -Thầy cất tiếng cười chào đời à?
      -Làm gì có chuyện kinh dị như vậy! Sau khi thầy dò hỏi và biết rằng khi ấy người ta đã hiểu lầm thầy. Quyên ạ!  Tôi sinh ra non tháng và yếu đuối đến cỡ không có hơi mà khóc cho thành tiếng, các cơ mặt cũng chỉ vừa đủ sức để kéo nhếch mép lên một tí nên dễ ngộ nhận là " hình ảnh của nụ cười "!
      -Tội nghiệp thầy! Thầy kể chuyện hồi nhỏ của thầy nghe đi!
      -Thuở nhỏ, mẹ mất sớm! Tôi sống với bố và mẹ kế. Trong số anh chị em, tôi là đứa bị đòn nhiều nhất, không phải dì ghét bỏ gì tôi,mà vì:-"phải cũng cười, trái cũng cười. Đồ mặt khỉ! "Con khỉ chỉ biết nhe răng chứ làm gì biết cười. Nhưng ngay chính nó cũng còn bị dì hiểu lầm, huống hồ tôi. Nghĩ vậy,  không lấy chi làm buồn. Tôi lại cười-"đấy đấy!  Ông thấy chưa?  Dạy cho nó nên người, nó lại cười vào mặt. Giời ơi! Cười...này cười.... "Chát chát chát... Đau quá, tôi ngẩng đầu lên thấy dì đang dỗ tôi nhiệt tình đến nỗi phải trợn mắt, mí môi, mồ hôi lắm tấm trên vầng trán đẹp. Không hiểu sao, hai mép tôi lại nhếch lên cười. Bố tôi chịu hết xiết, ông gầm lên :-"khép cái mồm ếch của mày lại ngay! ".
      Quyên nhíu mày như cố tìm ra xem căn nguyên nào khiến Kha cười lúc ấy. Nhưng, cô bé đành thua:
      -Thầy "bịnh" thiệt!
      -Ở nhà đã vậy, trong trường còn khốn khổ hơn! Có lần, tôi vô ý làm vỡ bình hoa của cô. Có một đứa trông thấy, nó nói:-"Mày dẫn tao đi ăn đậu đỏ bánh lọt. Không, tao mét cô! ". Tôi nhìn nó một lúc rồi bỗng rũ ra cười. Dĩ nhiên sau đó, nó chứng minh cho tôi thấy ngay "một tiếng cười bằng.... 1 cây thước kẻ! "! 😆
      Quyên vỗ tay lên đùi "a" lên một tiếng:
      -trời ơi! Thầy cười....ngu quá! Ôi, xin lỗi thầy...
      -Lại có một hôm, nhà trường đón tiếp các phái đoàn nước ngoài. Thầy cô nhắc đi nhắc lại nhiều lần với bọn trẻ chúng tôi:"các vị này từng trợ cấp, giúp đỡ trường ta. Vậy các em phải... Phải.... ".  Ban giám hiệu hướng dẫn phái đoàn đi thăm viếng từng lớp một. Đến lớp tôi. "Nghiêm! ".  Tất cả đứng dậy. Im phăng phắc. Tôi ngẩng đầu ngơ ngác nhìn quanh
-đấy cũng là một cố tật vô duyên của tôi-và ngạc nhiên hết sức khi thấy người lớn hôm nay ai cũng hiền lành, dễ tính. Kể cả thầy giám thị-hung thần của chúng tôi- cũng đang hệt như một ông tiên trong truyện cổ tích. Người lớn chia nhau đi thăm hỏi từng bàn, triều mến từng đứa trẻ một. Tôi lặng yên xúc phạm, cho đến khi cô hiệu trưởng mỉm cười, tay vuốt đầu tôi, thì cái tật vô duyên cố hữu bỗng đột phát: Tôi rũ ra cười như bị ai"cù" vào nách!  Ngày hôm sau, bố tôi được mời đến "uống trà" với ban giám hiệu. Và kế đó tôi chuyển trường!
      Cô học trò cười nghiêng ngả:
      -hihi! Thầy cười... "Lém" thật. Ôi, xin lỗi thầy.
      -khỏi xin, cho không em đấy!
      -Kể nữa đi thầy?
      Kha nhắm mắt lại. Những chiếc mặt nạ bi, hài, giận, ác, nhài lộn trong đầu anh! Những chú hề, khỉ, sư tử, diễn viên..... Quay cuồng trên sân khấu đời rộng lớn! Kha chợt nhớ ra một lần anh suýt vào ngành kịch:
      -Xong lớp 12,vốn tính yêu văn nghệ, tôi ghi danh vào trường kích nói. Buổi tuyển sinh, vai diễn thi của tôi là một nhân vật ái đức hiền, biết yêu trẻ kính già, giúp đỡ người thế cô nghèo khó. Tôi cố gom hết máu văn nghệ có sẵn trong mình ra diễn thử . nhưng chỉ được dăm phút, tôi đã ôm bụng lăn ra cười. Đạo diễn chấm thi ngạc nhiên hỏi:-"sao vậy em?  Kịch bản có chỗ nào hài đâu? ". "Không , thưa thầy, nhưng em không diễn nổi vai đạo đức này ạ!  Chán quá... " Ông đạo diễn chép miệng than :" Em nên biết rằng, có người đã diễn vai này suốt cả đời mà không biết chán đấy, em ạ! Thôi, em chọn nghề khác vậy! ".
      Lần này Quyên không cười. Cô bé có vẻ đăm chiêu:
      -Thầy có vẻ nên tìm cách trị "bệnh" , thầy ạ!
      - Hay đấy!  Tôi đã nghèo muôn thuở vì căn bệnh quái ác này. Quyên , có cách nào hãy chỉ cho thầy.
      -Thưa thầy, thầy đã xem chuyện cảnh giác, hình sự chưa?
      - Càng chết cười!
      -Xem phim tình cảm bi thảm thiết, bạo lực võ công?
      -Vô ích!
      -Nghiên cứu triết học cao siêu!?
      -Hoài công!
     Quyên bỗng reo lên:
      -Thầy phải xem phim cười.
     Kha nhảy dựng lên:
      -Để điên luôn à?
      -"Dĩ độc trị độc".  Làm hãng kẹo, người ta không còn hảo ngọt. Muốn kiêng dầu mỡ, cách tốt nhất là hãy xin vào nơi chế biến lạp xưởng, dầu ăn. Ngay đến " thần lưu linh" cũng bỏ được rượu nếu làm ở công ty rượu..
      - vì ông ấy không còn tỉnh để nhậu nữa chớ gì?
      -không đâu. Có thể thầy sẽ trút cạn nụ cười ấy đấy!  Á à,  thầy chả có đầu máy, tivi gì hết. Thôi được, hôm nào em sẽ cho thầy mượn nhé!
      -cảm ơn, tôi tự lo được!
      -Nhưng thầy sẽ làm theo cách của em chứ?
      - Á, hôm nay "kỷ niệm 100 năm điện ảnh" , nhà văn hóa quận có chiếu phim charlot, thầy xem "thử nghiệm" đi nhé!
Chào thầy, em về. Chúc thầy giáng sinh và năm mới vui vẻ.
..
..
   Nghe theo lời khuyên của cô học trò, Kha quyết định mua vé vào xem. Đã không đứt được tật hay cười thì chi bằng cười một bữa cho thỏa thích xem sao!  Anh đã từng nghe bạn bè bải rằng phim :xã hội tân kì" và "cô gái bán hoa" mà phòng video đang trình chiếu hôm nay là 2 trong số những bộ phim độc đáo nhất của "vua hề Charlot".
Nhưng suốt buổi chiếu phim. Kha không sao nở được nụ cười, trong lúc chung quanh anh, mọi người đang cười như điên dại. Ồ hay!  Có gì để cười đâu?  Trên màn ảnh, các nhân vật trong phim không có ai cười. Họ đang đau khổ, khốn đốn, đói nghèo, bất hạnh.... Phim hết. Đèn bật sáng. Một hiện tượng kì dị. Một phép màu tuyệt vời đã đến với Kha: anh bật khóc! Lần khóc đầu tiên từ ngày mẹ anh qua đời.
  Nước mắt ràn rụa( "ràn rụa" =dàn chạ nhĩ? Tại ổng ghi vậy tui cũng ghi theo😂😂)  Kha bước ra khỏi phòng chiếu phim và anh thoáng nghe có những tiếng xì xầm: "khóc vô duyên! Đồ khùng".
        Kha đi bộ về nhà trong một trạng thái thoải mái vô cùng. Không phải thoải mái vì được khóc, cũng không phải vì đã không cười. Cô học trò bé nhỏ! Cảm ơn em.  Thầy đã hiểu vì sao thầy cười và vì sao mọi người cười thầy. Không cần phải "chữa bệnh"nữa,  Quyên ạ!  Tất cả đều cười vô duyên, chỉ khác nhau là : thầy cười cho nỗi đau xót của chính mình, còn họ thì cười trên chính nỗi đau khổ của người khác. ☺
..
..
..
#bạn hiểu được gì qua cậu truyện này.. Hãy chia sẽ để cùng nhau cảm nhận nhé😊

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro