Part 49: Bị ăn cắp nội dung - nỗi đau của người viết và cách giải quyết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đối với những người làm sáng tạo nội dung, họ thường phải đối mặt với tình trạng bị ăn cắp bản quyền. Kẻ ăn cắp thường sẽ đăng lại nội dung của bạn ở website, tạp chí hoặc bài báo nào đó cùng thị trường ngách với bạn. Những nội dung đó không để tên người viết là bạn, mà là tên người ăn cắp hoặc bỏ trống.

Dĩ nhiên, chúng ta – những người làm công việc sáng tạo với chữ nghĩa sẽ lên án hành vi thiếu đạo đức này. Chúng ta chấp nhận người đọc chia sẻ thông tin và trích dẫn nguồn rõ ràng nhưng không thể bỏ qua việc người khác ăn cắp chất xám và biến thành quả của chúng ta thành của họ. Ở Việt Nam, việc quản lý bảo vệ bản quyền hay sở hữu trí tuệ chưa được kiểm soát chặt chẽ nên tình trạng bị ăn cắp xảy ra thường xuyên. Trước khi cầu cứu bộ sở hữu trí tuệ, bạn nên học cách tự bảo vệ chính mình.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn người khác ăn cắp nội dung và “đánh bại” họ?

Copyright (bản quyền) là gì?

Trước tiên, mình xin đi qua một số khái niệm về quyền liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ.

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”

“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

“Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào.”

“Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.”

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

“Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Trích từ Luật số: 42/2019/QH14

Từ một số trích dẫn trên, bạn có thể hiểu, khi người viết tạo nên sản phẩm, bài viết, sách, báo, tạp chí dựa trên chất xám, sự tư duy, sáng tạo thì họ có quyền tác giả để sở hữu, quản lý tác phẩm đó. Do đó, khi một người lấy sản phẩm của bạn không thông qua sự cho phép, đồng ý từ bạn thì người đó đã vi phạm bản quyền. Như vậy, để bảo vệ chất xám, bạn cần đăng ký bản quyền cho sản phẩm đó.

Làm thế nào bạn biết nội dung của bạn bị đánh cắp?

Thông qua bạn bè, người quen

Khi xuất bản bài viết, chúng ta không thể nào kiểm soát được ai là người ăn cắp bài của bạn. Bạn bè, người thân có thể sẽ báo cho bạn bài viết này bị đánh cắp khi tình cờ thấy bài viết ở đâu đó trên mạng mà không được trích dẫn nguồn và họ biết người thực sự tạo ra nội dung đó là ai.

Google Alerts

Google Alerts là công cụ được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát nội dung, bài viết của bạn có bị đánh cắp hay không. Bạn chỉ cần nhập bất cứ thông tin cần tra cứu và liên quan đến bài viết của bạn, sau đó cung cấp địa chỉ email, tần suất thông báo, nguồn, ngôn ngữ, vùng, số lượng và địa chỉ email của bạn. Cuối cùng, Google sẽ gửi cho bạn kết quả kiểm tra qua địa chỉ email. Bạn có thể tạo ra nhiều cảnh báo (Alerts) khác nhau cùng một lúc.

Ví dụ, gần đây mình có viết bài về Trà Cascara và mình muốn kiểm tra liệu bài viết đó có bị ăn cắp hay không.

Copyscape

Copyscape là một công cụ hữu ích dành cho những người thường xuyên sản xuất nội dung trong việc kiểm soát tình trạng đánh cắp bản quyền. Khác với Google Alerts, Copyscape có tính phí. Tuy nhiên, nếu bạn là người viết và cần quản lý chặt về vấn đề bản quyền thì số tiền bỏ ra rất hữu ích.

Việc của bạn là chỉ cần nhập địa chỉ URL của website. Sau đó Copyscape sẽ gửi báo cáo những nơi đăng lại bài viết về cho bạn. Ví dụ, mình nhập địa chỉ của trang vietlachkiemtien.com để kiểm tra liệu có ai đánh cắp bài viết của tụi mình và đăng đi đâu không. Kết quả như sau:

Làm thế nào để gỡ những bài viết bị đánh cắp?

Liên lạc trực tiếp với kẻ trộm

Đây là cách làm “thân thiện” nhất dành cho những kẻ ăn cắp. Đối với những người đăng bài viết trên website, bạn có thể chủ động liên hệ với người đăng thông qua địa chỉ email trên website. Nếu người đó đăng trên mạng xã hội, bạn có thể trực tiếp nhắn tin và yêu cầu người đó gỡ bài viết xuống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghe theo yêu cầu của bạn mà phần lớn, họ có thể làm lơ và chặn tin nhắn của bạn.

Tố cáo trực tiếp trên mạng xã hội

Bạn có thể chụp màn hình thông tin hoặc trang web nơi người đó đăng bài của bạn. Sau đó, bạn tố cáo trực tiếp trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông và gắn kèm hình ảnh để buộc người đó gỡ bài viết và xin lỗi bạn.

Google Webmaster Tools – DMCA Complaint

Bạn có thể gửi khiếu nại cho Digital Millennium Copyright Act (DMCA), thông báo rằng sản phẩm của bạn đã bị đánh cắp. Điều này được thực hiện bởi Google Webmaster Tools.

“Google không thể hòa giải tranh chấp quyền sở hữu bản quyền. Khi chúng tôi nhận được thông báo gỡ xuống đầy đủ và hợp lệ, chúng tôi sẽ xóa nội dung như luật yêu cầu. Khi chúng tôi nhận được thông báo phản đối hợp lệ, chúng tôi sẽ chuyển tiếp thông báo đó cho người yêu cầu xóa. Nếu vẫn còn tranh chấp, việc này tùy thuộc vào các bên có liên quan để giải quyết vấn đề tại tòa.” - Google support.

Điều này nghĩa là nếu Google biết rằng có một website thực sự đã ăn trộm nội dung của bạn thì họ sẽ tiến hành xóa bài viết trên trang web đó. Nếu kẻ trộm kiếm tiền từ nội dung của bạn qua Google Adwords, thì tài khoản sẽ bị xóa và cá nhân đó không được phép mở tài khoản khác.


Kiện cáo

Tùy vào mức độ quan trọng của sản phẩm mà bạn cần suy nghĩ có nên kiện người đó ra tòa hay không. Tuy nhiên với cách này, bạn cần phải nắm vững luật pháp Việt Nam để không bị kẻ xấu “đánh ngược” trở lại. Đã có nhiều trường hợp kiện cáo về vi phạm bản quyền và cần rất nhiều thời gian để giải quyết. Ví dụ trường hợp kiện cáo vụ vi phạm bản quyền truyện tranh “Trạng Tí” giữa tác giả Lê Linh và công ty Phan Thị tốn đến hơn 10 năm mới có kết luận cuối cùng.


Làm thế nào để ngăn chặn đánh cắp bản quyền?

Không thể nào ngăn chặn hoàn toàn việc sản phẩm của bạn bị đánh cắp. Tuy nhiên, có một số biện pháp giúp bạn hạn chế tối đa bị đánh cắp bản quyền.

Tạo một thông báo về Copyright (bản quyền) và Terms of Use (điều khoản sử dụng) cho website của bạn. Họ sẽ thông báo cho người khác biết đây là bài viết thuộc quyền sở hữu của bạn và không thể đăng trên trang khác nếu chưa có sự chấp nhận từ bạn. Bạn có thể tạo ra điều khoản sử dụng để người khác biết rằng chỉ cần họ làm đúng điều khoản thì có thể đăng tải bài viết của bạn ở nơi khác.

Vô hiệu hóa chức năng copy-paste: Khi bạn vô hiệu hóa chức năng copy – paste trên website, người khác sẽ không thể copy nội dung của bạn. Điều này hạn chế bài viết của bạn bị đánh cắp. Nếu dùng Wordpress, bạn hãy dùng plugin Wordpress protection. Plugin này sẽ vô hiệu hóa chức năng copy văn bản và hình ảnh.

Ăn cắp nội dung luôn là vấn đề khiến người viết chúng ta đau đầu. Tuy nhiên, những phương pháp mình đề cập ở trên hy vọng sẽ giúp bạn phần nào giải quyết vấn nạn này.

--------
[Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn tham khảo đáng tin cậy]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro