Part 50: Một số biện pháp ngăn chặn sao chép nội dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Submit bài viết ngay sau khi đăng

Tại sao phải làm việc này? Vì đây là cách nhanh nhất để bạn báo cáo cho bot Google hiểu rằng, bài viết này là của bạn.

Thông thường, nếu không chủ động submit thì đến một thời điểm nào đó Google sẽ vẫn index cho bạn, nhưng so với việc ngồi đợi chúng tự tìm đến thì thôi ta làm luôn cho nhanh. Vì trong khoảng thời gian đợi, có thể kẻ khác đã nẫng mất bài viết của bạn và được Google index trên site khác rồi.

Cách làm rất đơn giản. Đầu tiên click vào công cụ submit của Google theo đường link hướng dẫn Submit sau:
https://developers.google.com/search/docs/advanced/crawling/ask-google-to-recrawl?utm_source=wmx&utm_medium=deprecation-pane&utm_content=submit-url

Sau đó copy URL bài viết bạn vừa đăng tải và paste vào khung box đang chờ sẵn và nhấn “Gửi yêu cầu” là được

Mất bao lâu Google sẽ index cho bạn?

Không phải nhấn gửi yêu cầu là được index ngay mà bạn vẫn phải đợi. Thông thường thời gian index của một site sẽ còn phụ thuộc site khỏe hay yếu, lượng truy cập nhiều hay ít. Ví dụ các site báo lớn uy tín như VnExpress thì sau phút mốt đăng bài họ được index ngay, nhưng với những site yếu thì có thể mất vài ba ngày.

Theo kinh nghiệm của nhiều SEOer, muốn được Google index nhanh thì bài viết sau khi đăng tải bạn nên chủ động chia sẻ lên Google +, chia sẻ lên các mạng xã hội Facebook, Zalo, chia sẻ trên diễn đàn… Khi có lượng truy cập tương đối ổn thì tự khắc nó sẽ được index.

2. Rút gọn nội dung RSS

Nếu bạn đang gặp trường hợp bị một số các website khác sao chép bài viết tự động qua RSS theo một chu kỳ nhất định thì hãy rút gọn RSS của mình bằng cách chỉ cho phép hiển thị 1 phần nội dung của bài viết rồi trỏ link đến bài viết trên Blog, website của bạn. Khi đó, bạn sẽ có được backlink khi có người sao chép tự động.

3. Tự động chèn link nguồn vào phần nội dung bị copy

Tự động chèn thêm link nguồn vào bài viết cũng là 1 cách hữu hiệu để kiếm thêm một backlink nguồn khi người copy không để ý. Một cách khác cũng có tác dụng tương tự đó là chèn liên kết nội bộ bằng màu trùng với màu nền để đánh lạc hướng những tên ăn cắp nội dung.

4. Cấm bôi đen hay click chuột phải

Cấm copy thủ công bằng cách cài đặt không cho phép thao tác chuột phải hay bôi đen. Theo cách này, những người vào trang web của bạn sẽ khó có thể bôi đen, Ctrl+C hay click chuột phải chọn copy được nên đây cũng là thủ thuật khá quen thuộc để chống sao chép nội dung thủ công. Tuy nhiên điều này sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người đọc bởi nhiều người có thói quen khi đọc sẽ kéo chuột bôi đen để đánh dấu dòng đọc dễ dàng.

5. Thiết lập Google Authorship

Nếu bạn thường xuyên đăng bài, bạn nên thiết lập quyền tác giả Google Authorship vì điều này sẽ chứng minh bạn là người tạo ra tác phẩm nội dung đó đầu tiên chứ không phải ai khác. Nếu “tên trộm” ăn cắp nội dung theo tác quyền nội dung của bạn, Google sẽ lưu ý rõ ràng hơn rằng nó chính là của bạn và đảm bảo thứ hạng của bạn nằm trên các “tên trộm” đó. Một trong các công cụ làm việc này tốt đó là Tynt Publisher Tools. Bạn có thể cài đặt nó dễ dàng bằng cách chèn 1 script vào website mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Đồng thời, với công cụ này, bạn sẽ nhận được những thống kê website sao chép bài viết của mình qua mail.

6. Tố cáo website copy nội dung của bạn

Thời thế thật giả lẫn lộn, nếu không may bài viết gốc của bạn bị nẫng mất tay trên và bạn trở thành kẻ lấy cắp thì phải làm sao? Hoặc đơn giản bài viết đó của mình, nhưng từ khóa của website đi copy bài lại top 1 trong khi của mình tìm đỏ mắt chả thấy đâu. Lúc này chúng ta cần nhờ Google lấy lại công bằng.

Nhờ thế nào đây?

Đầu tiên bạn cần thêm DMCA vào website của mình. Truy cập vào website của DMCA để đăng ký. Website có 2 gói Free (miễn phí) và Pro (trả phí – 10 USD 1 tháng, nếu mua trọn gói 1 năm thì họ hạ giá còn 100 USD. Hiện tại họ đang sale 50% thì phải ^^). Nếu bạn nào thực sự tâm huyết với nội dung của mình viết ra và muốn Google trừng trị kẻ lấy cắp đích đáng thì nên dùng gói trả phí, bởi nó hỗ trợ rất nhiều thứ mà gói miễn phí không có. Nếu không có tiền thì chọn gói Free cũng được, nhưng sẽ bị hạn chế về Badge ID, Công cụ bảo vệ quyền tác giả…

DMCA (Digital Millennium Copyright Act) hay còn gọi là Luật bảo vệ bàn quyền tác giả của Hoa Kỳ, được biểu quyết bởi quộc hội Hoa Kỳ và tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 28/11/1998.

Các bước đăng ký DMCA

Bước 1: Lựa chọn gói dịch vụ. Protection Pro (Gói trả phí) hoặc Protection Badges (free) (Gói miễn phí)

Bước 2: Làm theo hướng dẫn để đăng ký. Sau đó copy đoạn code trong box và cho vào phần chân trang trong quản trị. Nếu bạn nào không thành thục cách làm, có thể gửi ticket hỗ trợ về bộ phận chăm sóc khách hàng Sapo Web cho nhanh.

Sau khi đăng ký thành công, dưới chân trang website của bạn sẽ xuất hiện một phù hiệu DMCA, và từ nay trở về sau, website của bạn đã được bảo hộ bản quyền tác giả rồi.

Đăng ký xong rồi thì tố cáo website khác như thế nào?

Bước 1: Gửi thông báo vi phạm DCMA đến Google

Bước 2: Theo dõi tình trạng các URL báo cáo sai phạm hàng ngày

Bước 3: Kiểm tra xem kết quả đã được Google xử lý chưa

Làm sao để biết ai đang lấy cắp nội dung của bạn?

Cái này chắc chắn sẽ phải dùng công cụ kiểm tra rồi. Hiện tại có sẵn rất nhiều công cụ để bạn lựa chọn như Copyscape hoặc công cụ Grammarly. Một mẹo đơn giản hơn là hãy copy một đoạn nội dung trong bài viết của bạn và bỏ vào công cụ tìm kiếm Google. Bộ máy thông mình này sẽ quét ra ngay những thủ phạm đang lấy nội dung của bạn.

Đã mất tiền mua mâm thì cứ đâm cho nó thủng! Phát hiện ra đối tượng nào thì cứ report nhiệt tình thôi :-D
----------
[Bài viết thuộc sưu tầm từ nguồn đáng tin cậy]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro