Hồi đầu: Câu chuyện của mẹ Tĩnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Góc nhỏ có một project nho nhỏ mang tên " Truyện ngắn góc nhỏ" là post cho mọi người vài mẫu truyện ngắn và team Góc nhỏ sáng tác ra. Tuy rằng còn vụng về, nhưng có thể được yêu quý là vinh hạnh của @gocnhodethitham
page chúng mình:  https://www.facebook.com/gocnhodethitham/ ❤️
________________________________
Làng Hoa. ( Hồi thứ nhất: câu chuyện mẹ thằng Tĩnh )

          Làng Hoa nằm ở một nơi rất xa cách mảnh đất Sài Gòn một khoảng nào người ta cũng không biết. Thời bao cấp, ở đó sống cực khổ lắm.
          Thằng Tĩnh nó đọc thư má nó nói vậy, chứ nó có biết làng ấy là làng nào đâu. Nó con ông Quý, tám tuổi, nhà giàu lắm. Nhà to, cửa rộng, xe hơi, người hầu kẻ hạ, người đưa người đón. Nhưng nó lúc nào cũng buồn rầu, vì nhiều lý do. Ngày nào bà Hải, vợ ông Quý cũng kiếm chuyện chì chiết nó đủ đường còn ông Quý thì coi nó như cái bóng trong nhà, ít quan tâm tới thằng bé, bọn người làm trong nhà thì sợ bà chủ một phen, đôi lúc thấy nó bị bả hành hạ cũng lẳng lặng như không thấy gì, có dì Năm-người bạn cũ của mẹ nó, luôn lén lén cho nó ăn mỗi lần bị bà chủ bỏ đói. Thành thử ra, thằng bé lúc nào cũng buồn rầu, mặt lúc nào cũng cuối xuống. Người đen nhẻm, mặt hóp lại, tay chân như cái que, nhỏ người, xấu lắm, nhưng nó được một chỗ là đôi mắt. Đôi mắt nó to và sáng, hệt như mẹ nó.
          Mẹ nó người ở xứ khác, gia đình không còn ai, vào Sài Gòn lập nghiệp. Mẹ nó đẹp lắm, da trắng như sữa, đôi mắt to và sáng, tóc thì dài và đen.  Ngày vào Sài Gòn, người phụ nữ ấy gom hết một chút gia tài mà cha mẹ để lại khi họ qua đời, tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho cổ mua vé tàu vào Sài Gòn và thuê căn trọ nhỏ xíu ở đuợc mấy tháng trong con hẻm mà người quen giới thiệu.
             Vào Sài Gòn, không học thức, mẹ nó cũng chỉ đành nhờ người quen đã gới thiệu cho cổ cái nhà trọ, kiếm dùm việc làm để mưu sinh. Người quen đó cũng chính là dì Năm,  lúc đó bả mới bốn mươi, mẹ nó vừa tròn hai mươi tuổi. Đồng hương, bả cũng từng làm ô sin cho nhà của mẹ thằng Tĩnh. Hồi ấy nhà cổ cũng khá,  nhưng biến cố xảy ra gia đình đành bán hết tài sản nhưng cũng còn dư dả một ít đủ để gọi là sống có thể diện với làng xóm, khi đó dì Năm cũng thôi việc. Dì Năm bỏ vào Sài Gòn, ngày bả đi, mẹ Tĩnh khóc dữ lắm, tuy là phận chủ tớ, nhưng cả hai coi nhau như người một nhà, bả hứa sẽ đánh thư cho mẹ Tĩnh lúc bả tới. Nên thành ra, mẹ Tĩnh cũng biết địa chỉ để cả hai liên lạc với nhau.
         Có con bé dọn phòng ốc cho nhà ông Quý, không biết tại sao nghỉ việc, thành ra thiếu người. Bả thì bận tối mặt dưới bếp, mấy người còn lại thì ai mần việc nấy, không người nào quản việc người nào cả, như thằng Sáu- chuyên bưng bê, khuân vác đồ mỗi khi nhà có việc, nhà đó hay mua sắm, nên mới mới cần người như thằng Sáu, còn bà Tư Mười, thì giống như quản gia vậy, lo liệu từ trên xuống dưới, từ việc quyết định hôm nay ăn gì, người làm đã hoàn thành công việc của mình xong chưa, bả đốc thúc, hạch sách và làm kiêu lắm vì được bà chủ thương. Còn lại thì dì Năm và hai ba đứa loi choi, lo việc trong bếp. Nhà ông Quý to rộng, căn nhà chính là cái biệt thự lớn, màu xanh ngọc, có khu nhà nhò ở dưới vườn thì ổng cho làm chỗ để nấu nướng, nhà ổng hay có tiệc, vì làm cán bộ nên quan hệ xã hội rộng lắm, nhưng tính ra chỉ làm cán bộ thì sao có căn nhà ấy được, đó là nhờ nhà mẹ vợ làm to, bởi vậy ông Quý mới sợ bà nhà một phen. Được bà Năm giới thiệu vào chỗ bả làm, mẹ thằng Tĩnh làm lấy mừng lắm. Nhưng cổ đâu có biết, ngày cổ bước chân vô nhà đó làm, cũng bắt đầu chuỗi ngày bất hạnh của cổ.
          Ngày đầu tiên bước vào nhà ông Quý ( cũng đã được mấy tháng từ khi cô bước lên Sài Gòn) người phụ nữ ấy mặc lên một chiếc áo bà ba màu nâu, chắc tại cổ đẹp, nên mặc cái gì thì trông cũng rất thu hút. Cổ cũng còn mấy bộ áo dài mà hồi xưa nhà còn sang, còn phú quý kể cả sau khi biến cố gia đình, mẹ cổ vẫn mua cho cổ mấy bộ áo dài. Lòng tự trọng của cô này cũng cao lại được chiều chuộng từ nhỏ, cổ cứ nghĩ mặc áo dài thì mới sang, mới đẹp nên cổ thích mặc áo dài lắm, mặc hoài. Lúc cha mẹ mất, cổ như con chim gãy cánh giữa đường bay, cổ suy sụp nhưng biết làm sao được, con người ta khi mất hết tất cả đành phải tìm con đường để mà sống tiếp thôi. Ngậm ngùi bán đi căn nhà nhỏ mà khi biến cố bán hết đất đai, cha cổ giữ lại căn đó để ở, bán luôn mấy bộ áo dài mà cổ rất thích, chỉ chừa lại mấy bộ mà mẹ cổ khi còn sống, rất thích cổ mặc mấy bộ áo dài đó. Nước mắt của mẹ thằng Tĩnh cứ chảy ngắn, chảy dài khi cổ nhớ đến cha mẹ cổ, nhớ những này mà cả ba sống hạnh phúc bên nhau. Vào ngày bước chân vào làm việc cũng  là ngày đầu tiên cổ mặc lên cho mình bộ bà ba. Mẹ thằng Tĩnh nghĩ rằng làm ô sin ai lại mặc áo dài đi làm bao giờ, nên đành đặt may mấy bộ bà ba, dù tiền thì cũng không mấy dư dả, cổ cũng sỉ diện lắm, làm cái gì thì cũng không để mình lôi thôi đuợc. Lúc dì Năm giới thiệu làm ô sin, cổ kiên quyết không chịu, vì lòng tự trọng cao mà, lại không quen cực khổ, nhưng số tiền mà cổ có khi lên Sài Gòn cũng sắp chịu không nổi, tháng sau còn phải trả tiền phòng trọ, mà cổ là con gái, hồi ấy ba mẹ không có ép cổ học hành, nên bằng cấp, học thức cổ không có, xin chân văn phòng thì ai mà tuyển. Ngậm đắng nuốt cay, đành đi làm ô sin, cổ cũng chào tạm biệt với cô Thương, con bà chủ trọ, dù mới quen biết mấy tháng, cùng tuổi nhau, cha Thương mất sớm, nên cũng đồng cảm với nỗi đau mất người thân với mẹ Tĩnh, cả hai coi nhau như chị em ruột thịt vậy. Ông Quý vừa nhìn thấy mẹ Tĩnh lại thích ngay, nhưng ngoài mặt thì tỏ vẻ ra lãnh đạm với cổ, vì bà Hải cũng có mặt ngay tại đó, bả dặn dò cổ việc gì cần làm rồi chỉ cho cổ ở đâu. Gia nhân ở tại nhà thì có dì Năm, với Tư Mười, còn lại thì thằng Sáu, đã có vợ con nên không ở lại chỗ làm, với mấy xấp nhỏ chạy vặt dưới bếp thì có nhà ở Sài Gòn vì gia cảnh khó khăn mới xin vào làm chân giúp việc nhà này. Nhà biệt thự to lớn rộng rãi, nên có mấy căn phòng ở nhà chính, cho làm phòng ở của người giúp việc, để tiện quản việc nhà. Phòng ông Quý với bà Hải thì ở lầu ba, nhà có ba lầu, tổng thẩy có bao nhiêu phòng thì không rõ, nhưng phòng khách ở dưới đất, rộng, có bộ bàn ghế làm từ gỗ quý đặt chính giữa phòng, truyền hình vô tuyến thì đặt ở đối diện, sàn nhà đuợc lát gạch rất sang và sáng. Phòng ăn, phòng thờ cúng, phòng ở của gia nhân thì ở dưới đất. Lầu hai thì phòng đọc sách kiêm cả phòng làm việc của ông Quý, với phòng cậu Thanh- con ông Quý và bà Hải, nhưng mất sớm ở tuổi mười chín vì bệnh, thương nhớ con nên cả hai ông bà quyết vẫn giữ nguyên căn phòng khi Thanh còn sống. Thanh giống mẹ ở nước da trắng, còn lại giống cha ở nét thư sinh, trông rất điển trai, tính nết lại hiền lành, khác hẳn với cái nết của cha mẹ cậu, người thì đam mê sắc, ưa xu nịnh, người thì hống hách ngang tàn ấy vậy mà không hiểu sao lại rặn ra được một cu cậu khôi ngô đến vậy, lại tài giỏi, tiếc là mất sớm, nên ông bà đau lòng lắm. Con trai lớn mất đi, cả hai cũng lớn tuổi thì làm sao mà có đứa khác thay thế để lo cho hương quả tổ tiên sau này. Nhưng bà Hải thà để vậy chứ nhất quyết không cho ông Quý lấy vợ bé vì bả ghen lắm. Thằng Tĩnh cũng có nét gì đó giống cậu Thanh, nhưng chỉ là cái "nét gì đó" để khiến cho người ta nhớ tới cậu Thanh, chứ thằng nhỏ xấu hơn cậu Thanh nhiều, không nhờ cái cặp mắt thừa hưởng từ mẹ thì chắc thằng bé nhìn không có tí gì phúc khí hết.
      Quay trở lại chuyện mẹ Tĩnh. Sau khi nghe dặn dò từ bà chủ, cô vâng vâng dạ dạ, rồi xếp hành lý vào phòng ngủ. Hôm đó là Chủ nhật, bà chủ thì sắp sửa kéo ông Quý đi ra Vũng Tàu chơi, nhưng ổng bảo bận lắm, lát còn sang nhà ông hàng xóm chơi đánh cờ, rồi tối còn sửa soạn giấy tờ mai lên Tòa án làm việc. Ông Quý làm luật sư, nhờ cha bà Hải làm chức to nên ổng mới có cái chân làm nhà nước. Bà Hải thấy kéo ổng đi không được, lải nhải một hồi thì a lô mấy bà bạn đi cùng và kêu con bé Xuân chạy vặt dưới bếp, sai con bé sang nhà thằng Sáu  qua lái xe đưa bả đi. Thế là nhà bớt đi một tiếng ồn từ bà Hải, có bả ở nhà, bả càm ràm đủ thứ chuyện trên đời, ồn ào hết sức, bả không đi làm, chỉ ở nhà và hay đi chơi, mua sắm, sang nhà cha mẹ bả ở trung tâm Sài thành, rồi lâu lâu mới xuống nhà cha mẹ chồng bả ở dưới Nha Trang. Nhà cha mẹ ông Quý thì không giàu sang, cả hai đều làm giáo viên, đủ cho ổng lên Sài Gòn ăn học rồi trở thành luật sư ( đúng hơn là nhờ cha vợ ổng). Ông Quý lên Sài Gòn chỉ có ăn chơi, dù gì cũng là cậu ấm nhà giáo nên ra vẻ lắm. Ông Quý gặp và quen bà Hải trong buổi tiệc của một người bạn thời đại học, lúc này bà Hải còn thon thả, xinh đẹp vô cùng, chẳng hiểu sao vài năm khi cả hai cưới nhau về bà Hải trông phát phì đến thế. Lúc bà Hải rời khỏi nhà, ông Quý cũng lẳng lặng lên phòng trên đọc sách,  dưới nhà thì bà Tư Mười hôm nay xin nghỉ vì con dâu bả đẻ, xấp nhỏ chạy vặt thì cũng ở nhà dưới ( nhà bếp) tám chuyện với nhau,dì Năm thì đi chợ để mua chút đồ nấu cho buổi tối. Căn nhà tĩnh lặng hơn bao giờ hết. Còn mỗi mẹ thằng Tĩnh ở lầu dưới của nhà chính. Mẹ nó  đăm chiu ngó quanh căn nhà, trước giờ cổ chưa thấy nhà nào bự đến thế, kể khi mà cổ còn ở nhà lúc gia đình chưa gặp biến cố, nhà cổ cũng được gọi là rộng nhất cái khu cổ ở. Đi loanh hoanh và ngó nghiên đủ thứ, táy máy sờ vào đủ thứ đồ, từ bộ bàn ghế sang trọng, cái truyền hình vô tuyến, điện thoại để bàn,....không phải cổ chưa từng thấy, mà vì đã rất lâu rồi cổ chưa chạm vào những đồ quý giá như vậy kể từ khi gia đạo suy sụp. Tự nhiên lòng cổ nghẹn lại, gò má nóng lên, nước mắt chực chờ trào ra trên đôi mắt xinh đẹp ấy. Cổ nhớ tới cha mẹ, nhớ tới những lúc cả gia đình sống sung sướng hạnh phúc. Không phải vì năm đó cha cổ làm ăn thất bại, bị kẻ gian hãm hại, không phải vì cha mất trên đường trở về nhà vì tai nạn giao thông, mẹ thì cũng đi theo cha không lâu sau đó vì đau buồn, u uất trong lòng, thì chắc giờ cổ cũng là một vị thiên kim tiểu thư, được kết hôn với chàng thanh niên mà năm ấy cả hai vô tình gặp nhau ở Huế, cũng là quê nhà của cô. Khi đó cả hai mười tám tuổi, gặp nhau trong một khu vuờn hoa cũng rất đỗi tự nhiên, rồi đem lòng yêu nhau, cậu con trai ấy giới thiệu mình là người Sài Gòn, tên Thanh, vì hợp tâm tính nhau lại thương cho số phận của mẹ Tĩnh, cậu hứa với cổ rằng sau khi cậu về Sài Gòn sắp xếp chuyện ăn học, thưa chuyện với cha mẹ rồi năm sau cậu ra Huế đón cô về làm vợ. Bỡ ngỡ giữa dòng đời, không cha không mẹ, bỗng nhiên có một người đến làm chỗ dựa cho mình, mẹ Tĩnh đem lòng yêu cậu thanh niên đó rồi chờ đợi cậu suốt một năm trời. Nhưng cậu không trở lại. Cô chỉ biết cậu tên là Thanh, người Sài Gòn. Còn nhà cụ thể ở đâu, cổ cũng không rõ. Thất vọng với tình yêu đầu đời, cổ quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, một vì kiếm việc để mưu sinh, cổ không thể kiếm việc tại quê nhà, hai là muốn tìm kiếm tình yêu đầu tiên đó, cổ muốn tìm thấy người đó và hỏi rằng tại sao một năm qua anh không hề tới cưới hỏi em, tại sao một năm qua anh lại im lặng, không tung tích gì cả. Cứ nghĩ đến đó, nước mắt đã làm ướt đi gương mặt xinh đẹp của mẹ Tĩnh.
(Còn tiếp)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro