Hãy buông tay em ra!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cho một ngày...

cho một người...

cho nỗi đau không nói nên lời của bạn và tôi

Đăng lang thang một mình trên con phố nhỏ, Sài Gòn của những cơn gió đêm luôn làm cho lòng người thấy thanh thản. Sự ồn ào, tấp nập của những con đường đầy xe và ánh đèn luôn làm cho Đăng nhớ nhà, nhớ cái vùng quê nghèo nàn của mình, nhớ đến những buổi chăn trâu ngoài đồng cùng lũ bạn hay những đêm cùng ngồi đếm sao trên bầu trời. Dòng đời xuôi ngược đưa Đăng lên cái đất Sài Gòn này, mười tám tuổi Đăng lăn lộn giữa chợ đời bằng việc đánh giày, bán vé số hay khuân vác trong chợ Cầu Muối, mười tám tuổi Đăng bỏ dở ước mơ đại học của mình để lo cho mẹ già dưới quê đang trở bệnh, đứa em gái nhỏ đang vào cấp ba. Gạt phăng hết những ấp ủ trong đầu, Đăng lao vào kiếm tiền nhưng với những đồng tiền ít ỏi mà Đăng kiếm được có bao giờ giờ là đủ với những lo toan trăn trở của riêng mình. Mười chín tuổi Đăng tràn trề sức sống của một chàng trai trẻ, những người bạn cùng quê của Đăng nhìn thấy tiềm ẩn trong Đăng một tố chất: trai bao.


Có thể nói Đăng không muốn làm cái nghề này chút nào nhưng Đăng nhìn lại hoàn cảnh của mình, mẹ già dưới quê bệnh ngày một nặng hơn, thấm thoát đứa em gái sắp sửa vào Đại học. Gánh nặng ngày một đè nặng lên đôi vai của mình, Đăng đồng ý với ý định đổi đời. Đăng luôn nghĩ hoàn cảnh của mình giống với bất kỳ trai bao nào ở cái đất Sài Thành này, tiền bạc khiến con người ta dễ mù mờ, dễ lầm tưởng vào các giá trị. Với Đăng tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó lại mua được những giá trị làm nên hạnh phúc. Tuổi hai mươi Đăng là một trai bao chính hiệu.


***


Người đàn ông đang bao Đăng là một người đàn ông thực thụ, body đẹp mắt, cách nói chuyện nho nhã. Nếu Đăng không phải là trai bao và người đàn ông đó không bao Đăng thì chẳng bao giờ Đăng có thể tưởng tượng được! Một người đàn ông có vợ đi bao một trai tơ làm tình nhân là chuyện vô cùng dễ hiểu ở cái đô thị phồn hoa bậc nhất Việt Nam. Chẳng phải chỉ cần có tiền là xong sao?!


- Tại sao em lại làm cái nghề này?!


Du - người đàn ông đang bao Đăng- nằm trên ghế sofa, rít một hơi rồi hỏi Đăng với vẻ trầm tư. Chưa có ai hỏi Đăng câu hỏi này cả và Đăng cũng chưa bao giờ muốn giải thích gì về cái lý do đến với nghề này. Đăng hiểu quá rõ, những người đi nuôi một trai bao làm tình nhân thì có bao giờ tôn trọng bản thân những kẻ như Đăng. Như Đăng đã từng đọc đâu đó, đối với cái nghề đĩ điếm người ta hoàn toàn không biết nên căm ghét hay tội nghiệp họ. Đăng thì có khác gì với những cô gái mại dâm kia, người ta vẫn nhìn vào sự nhơ nhớp của mình mà gọi hai tiếng " đĩ đực" đấy thôi!


- Có một người đã nói với em để đạt được mục đích cao cả của cuộc đời mình thì người ta phải hi sinh một thứ gì đó của chính mình.

Đăng nhìn xa xăm ra bên ngoài khung cửa sổ, bầu tời tối đen như mực, không một vì sao nào soi sáng trên bầu trời cả. Có chăng đời Đăng cũng đen như chính bầu trời kia?! Khi đã để cái nghiệp đời " đĩ - điếm" quàng lên số phận.

Hai tháng trôi nhanh như những cơn gió đầu hạ, thấm thoát Đăng làm tình nhân cho Du được hai tháng. Cứ ngỡ mình đã hiểu rõ quy luật trong cái nghề của mình nhưng không... hóa ra Đăng vẫn còn chưa biết cái mặt trái đáng căm ghét của cái lĩnh vực trai bao. Sự ganh tị - nó luôn là liều thuốc độc cho những kẻ thăng tiến quá nhanh, Đăng không phải là ngoại lệ. Rõ ràng Du là một khách hàng tiềm năng trong con mắt của mọi kẻ trong nghề nhưng sự ưu đãi Du dành cho Đăng khiến nhiều kẻ thâm niên trong nghề phải nhòm ngó và ganh tị. Kết quả Đăng bị đánh hội đồng giữa chợ Bến Thành, Đăng không nhớ rõ mặt của những kẻ đã đánh mình nhưng Đăng có thể mường tượng ra mình đang bị chính những kẻ dìu dắt mình vào nghề này trả thù. Sự ích kỷ luôn làm con người ta tha hóa!


Du đã ở đó, ngay trong lúc Đăng bị những người trong khu chợ này nhìn với nửa con mắt. Du đã chìa tay ra với Đăng, sự xuất hiện của Du đã làm cho Đăng cảm động. Có thể nói sau này Đăng vẫn còn lầm tưởng rằng mình yêu Du nhưng khi Đăng kịp nhận ra thì mọi thứ đã vỡ tung.

- Dù sao đi nữa em không nên làm cái nghề này?!


- Em chưa từng nghĩ mình sẽ bám trụ với cái nghề đĩ điếm


- Đó là cách mà em thu hút anh!


- Anh là gay?!

Câu chuyện của cả hai chấm dứt với câu hỏi không có đáp án của Đăng, Du nhoài người ra sofa, châm một điếu thuốc rồi thả mình vào giai điệu của bản nhạc Donna Donna. Đăng im lặng tiến về phía giường, nếu như Du không phải là gay thì tại sao Du lại bao Đăng. Có những khái niệm đã quá rõ ràng nhưng con người ta lại không muốn hiểu.


Sáu tháng nữa trôi qua, Sài Gòn luôn nóng khiến cho người ta luôn cảm thấy mệt mỏi, nằm trong nhà Đăng suy nghĩ không biết có nên tiếp tục làm cái nghề này hay không??? Tuổi hai mốt Đăng là một kẻ thành công trong cái xóm nhỏ nghèo nàn, Du vẫn bao Đăng làm tình nhân của mình. Vẫn chăm lo cho Đăng như một người yêu bé nhỏ.

- Đăng này, em có muốn đi đâu chơi không?!


Cửa sổ chat của Đăng nhấp nháy nick của Du, trước giờ Du không thích nói chuyện qua cái yahoo vì thấy nó nhảm. Đăng gõ những dòng chiếu lệ trên khung cửa sổ đang nhấp nháy.


- Em không biết nữa.


- Anh có chuyến công tác ra Nha Trang, trong đây nóng quá hay em ra Nha Trang chơi cho vui.


- Em không có tiền.

Khung cửa sổ chat bên kia đóng lại, thay vào đó Du gọi di động cho Đăng. Du mắng sa sả cái câu nói " em không có tiền" của Đăng, Du nói sau này sẽ chu cấp tiền đều đặn cho Đăng, để Đăng khỏi phải than thân trách phận. Đăng ngạc nhiên trước sự ân cần của Du, đàn ông có vợ mấy ai lo cho Đăng được như Du. Đăng bắt đầu mơ tưởng về Du, về sự chăm sóc mà Du dành cho mình, một người đàn ông có vợ dành nhiều thời gian cho mình hơn là vợ con.


- Anh yêu em!


Du nói trong cơn khoái cảm, trước giờ Du chưa bao giờ nói thế với Đăng cả. Ngay cả trong cơn say Du cũng để mình không phải nói câu này với Đăng.


- Em... em nghĩ chỉ là anh ngộ nhận thôi!


- Không đâu, anh nói thật đấy. Đăng có yêu anh không?!


- Em... em...


Không để cho Đăng trả lời, Du khóa môi Đăng bằng một nụ hôn. Bờ môi ram ráp của Du chạm nhẹ lên môi của Đăng, hơi nóng của Du truyền qua người Đăng. Đăng tự hỏi liệu mình có phải là gay?!


- Anh đã phá bỏ nguyên tắc của mình. Đăng đã từng hỏi anh là gay phải không?! Đăng nói đúng anh là gay nhưng anh không dám thừa nhận điều đó. Anh lấp liếm gia đình mình bằng hình ảnh một người đàn ông mẫu mực, một người cha tốt. Ngay từ lúc anh thấy em, anh đã bết rằng định mệnh của mình đã đến, anh đánh cược với số phận rằng em là gay. Nhưng không, em không phải là gay, em đến với nghề chỉ là vì tiền. Ngay giây phút đấy anh đã sụp đổ nhưng điều đấy khiến anh muốn bảo vệ em, cho em một cuộc sống sung túc.

- Em chỉ sợ là mình ngộ nhận thôi anh à!?


- Không đâu em!


Những tháng ngày sau đó, Du và Đăng chính thức qua lại với nhau. Du nói với vợ về bí mật nhỏ của mình, ban đầu vợ khóc lóc, nói Du bên ngoài có tình nhân nên mới nói mình là gay, vợ dọn đồ về bên mẹ ở, Du vẫn ở bên Đăng. Dần dà, Đăng bên Du trong những chuyến công tác xa, những buổi hội họp, những buổi party của công ty. Du ngày càng muốn Đăng dọn về căn nhà của mình, Đăng vẫn cứ hoài nghi về thứ tình cảm trong mình. Đăng có thực sự là gay?! Chưa bao giờ Đăng tưởng tượng mình là gay, ngay cả trong những phút yếu lòng nhất Đăng cũng chưa bao giờ nghĩ mình thực sự là gay. Con tim Đăng đang hoài nghi một điều gì đấy... không rõ ràng. Chơi vơi vô định như chính cái nghiệp đời của Đăng, rõ ràng Đăng cần phải suy nghĩ nhiều.

- Anh, em muốn về quê một tháng. Sau đó em sẽ trả lời cho anh.

Đứng trong bến xe, Đăng bấm tin nhắn vào máy của Du. Đăng sẽ về quê, sẽ trở về với những ký ức tuổi thơ của mình, sẽ lắng mình trong tiếng gió vi vu, trong hương thơm cỏ nội để suy ngẫm về những chuyện đã xảy ra. Tiếng xe khuất dần, Đăng đang đứng trước căn nhà tồi tàn của mình, căn nhà chưa một lần thay đổi từ khi Đăng quyết định lên Sài Gòn.

- Đăng đó hả con?!

Tiếng mẹ từ trong vọng ra, lòng Đăng nghe đau nhói. Đã lâu rồi Đăng không về lại cái xóm nhỏ này, đã lâu rồi Đăng không sà vào lòng mẹ để được khóc thỏa thuê như ngày còn bé và cũng đã lâu rồi Đăng không nhìn lại chính bản thân mình để biết đâu là đúng, đâu là sai?!

Đăng sà vào lòng mẹ, những bon chen trên Sài Thành khiến Đăng quá mỏi mệt, Đăng còn giữ lại cho mình những gì ngoài những đồng tiền mà Du chu cấp mỗi tháng. Như Đăng đã nói tiền bạc không mua được hạnh phúc nhưng nó mua được giá trị làm nên hạnh phúc. Đăng đã để tình cảm mình trôi dạt về một phương nào đó xa lắm!

Tuổi hai hai, Đăng đã đánh mất khoảng trời riêng của mình, đánh mất những ước mơ lẫn danh phẩm của mình. Chỉ vì đồng tiền mà Đăng không rút chân ra khỏi cái thân phận của mình, càng lún sâu vào trò chơi tình ái. Đăng đã khiến cho một gia đình tan nát, khiến vợ chồng Du không còn hạnh phúc. Cuối cùng thứ Đăng còn là nỗi đau dị dạng của mình.


Hãy buông tay em ra anh nhé! Vì cuộc đời chúng ta có quá nhiều sợi dây ràng buộc cuộc sống, đời anh - đời em hãy còn những mối quan hệ không thể tách rời được. Em chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của anh. Thế nên em sẽ không dự phần vào cuộc đời của anh đâu. Hãy hạnh phúc anh nhé!


Tuổi hai hai trôi qua, Đăng chỉ mới thấm thía được một bài học mà đời dành cho mình.

Chia sẻ:

Bài viết:

Nguồn 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro