tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

trai nữa rồi. Con bà thực sự đã trưởng thành, đã có thể san sẻ nỗi âu lo muộn phiền cho phụ mẫu rồi, đây chính là điều làm cho Trương mẫu Lã thị an tâm nhất. Lại nghe Hầu Huyện lệnh đồng ý kỳ thi huyện năm sau sẽ cho con trai mình tham gia ứng thí, bà lại càng vui mừng phấn khởi, xúc động nói:
- Con phải nhanh chóng làm thủ tục nhập trường xã đi, chớ để phụ sự kỳ vọng của huyện tôn đại nhân.

Trương Nguyên đáp:
- Vâng. Ngày mai con còn có chút chuyện cần giải quyết, ngày kia con sẽ tới trường xã xin nhập học. Mẫu thân cứ an tâm, con sẽ cố gắng chăm chỉ học hành tiến tới.

Y Đình đứng bên cạnh lên tiếng:
- Tiểu tỳ có người họ hàng xa, nhà ở huyện Hội Kê, Xương An môn ngoại, tính tình thật thà lại rất biết điều, không muốn đi ở mà chỉ đi làm công thôi. Thiếu gia muốn thuê người thì tiểu tỳ sẽ nhờ người nhắn anh ta tới đây, nếu thiếu gia và Thái thái thấy được thì giữ anh ta ở lại.

Trương mẫu Lã thị nói:
- Được, bảo cậu ta ngày mai tới đây, nhà này ít người, cô quạnh lạnh lẽo quá.

Y Đình cười nói:
- Thái thái không phải lo đâu, đợi thiếu gia lập thành gia thất rồi trong nhà sẽ náo nhiệt lên ngay ấy mà.

Vừa nghe Y Đình nói vậy, Trương mẫu Lã thị lập tức quay sang nhìn con trai, bà mỉm cười gật đầu, trong bụng đã rất muốn bồng cháu rồi:
- Phải đó, Nguyên nhi cuối năm nay là đã sang mười sáu rồi, có thể thành thân rồi, ha ha, may mà dạo trước vẫn chưa nhận lời Mã lão nương kia. Ngưu cô nương, Mã cô nương gì chứ, giờ mắt con trai ta đã bị như vậy rồi, các cô nương đẹp đâu đến lượt nó nữa.

Trương Nguyên sợ mẫu thân muốn làm mai cho mình, vội nói:
- Mẫu thân à, con còn nhỏ mà, bây giờ phải lấy việc học làm trọng. Mẫu thân người xem Tông tử Đại huynh nhà Tây Trương đó, lớn hơn con có một tuổi mà đã đỗ tú tài rồi, cũng đã thành thân đâu. Con đã lập chí ghi danh bảng vàng, không đậu tiến sĩ thì không nghĩ tới chuyện hôn sự.

Trương mẫu Lã thị tuy rằng đọc sách không nhiều nhưng cũng là người có kiến thức, bà hiểu rõ đậu tiến sĩ là việc khó khăn như thế nào.Thân phụ Trương Nguyên là Trương Thụy Dương thi tú tài tới mười mấy năm mà còn chưa đậu, giờ Trương Nguyên nói đỗ tiến sĩ xong mới nghĩ tới chuyên thành thân, ngộ nhỡ cả đời nó không thi đỗ tiến sĩ thì chẳng phải gay go to rồi sao?Nghĩ vậy, bà liền lên tiếng ngay:
- Hài nhi à, Tông tử nhà Tây Trương đã có hôn ước với khuê nữ nhà Lưu thị rồi, chỉ là chưa chính thức thành thân mà thôi. Chuyện của con cứ để ta từ từ xem xét, con cũng đừng nóng ruột.

Trương Nguyên dở cười dở mếu:
- Hài nhi đâu có nóng ruột chứ, hài nhi chỉ một lòng chuyên tâm đọc sách mà thôi.

Trương mẫu Lã thị cười nói:
- Mẫu thân biết con rất chăm chỉ. Như vậy đi, đợi con đỗ sinh đồ rồi bàn tới chuyện này sau, thế được chưa?

Trương Nguyên gật gật đầu đáp:
- Vậy hài nhi xin nghe lời mẫu thân.
Trong lòng thầm nhủ: "Nếu mọi việc thuận lợi thì thi xong tú tài cũng phải tới năm kia, đến lúc đó tính sau vậy, cứ mượn cớ phải tham gia thi Hương thì sẽ kéo dài thêm được một năm, rồi một năm, một năm nữa..."

Ngồi trò chuyện với mẫu thân thêm một lúc, Trương Nguyên trở về lầu tây, luyện đại tự nửa canh giờ rồi tắm rửa lên giường đi ngủ.Thế nhưng nằm trên giường mà cậu cứ thao thức mãi không tài nào ngủ được. Bên ngoài có tiếng gọi khe khẽ của tiểu nô Vũ Lăng:
- Thiếu gia....
Không nghe thấy tiếng đáp lại, Vũ Lăng bèn thổi tắt đèn rồi nằm ngủ trên chiếc sập tre, vừa đặt lưng đã ngáy o o.

Vầng trăng hình lưỡi liềm chiếu rọi những tia sáng dịu dàng thanh khiết của nó qua khe cửa, tạo thành những đám đen lốm đón trên mặt đất thật khiến cho người đang khó ngủ không khỏi kinh sợ.

Trương Nguyên cố mở to hai mắt nhìn đầu giường, nhờ ánh sáng mập mờ của trăng mà cậu có thể nhận ra bức tranh Cát Tường đang treo trên tường. Nghĩ tới chuyện Mã lão bà muốn làm mai cho mình, rồi vừa nãy mẫu thân còn nhắc tới chuyện hôn sự nữa, Trương Nguyên cười thầm một mình. Cậu sợ rằng một ngày nào đó ngoài kia đột nhiên trống sáo tưng bừng rồi rước về cho cậu một tân nương chẳng biết đẹp xấu thế nào, tính nết ra sao đã lập tức bị bắt vào động phòng hoa trúc. Nghe nói việc thành thân giống như một ván bạc, khi cởi khăn đỏ cô dâu ra, thấp thỏm lo lắng, người thắng thì xứng đôi vừa lứa, vợ chồng hòa thuận, kẻ thua thì làm việc gì cũng không thuận, khổ sở suốt đời...

Điều này kể cũng giống như một vở kịch vậy, Trương Nguyên đương nhiên không hy vọng cuộc hôn nhân của mình như một ván bạc. Cậu muốn được tự mình làm chủ. Đầu tiên, cậu không muốn lấy một cô gái bị bó chân làm vợ, đây là điều kiện tiên quyết. May mà đây là thời Minh, chỉ khoảng 2/3 phụ nữa phải bó chân, nếu muộn thêm một, hai trăm năm nữa, muốn lấy một cô không bó chân cũng khó hơn lên trời, may ra chỉ có thôn nữ, sơn nữ, tỳ nữ, vú già là không phải bó chân thôi.

Nghĩ đến đó, hình ảnh cô gái giả nam họ Vương kia bỗng hiện lên trong đầu Trương Nguyên. Mặc dù cải trang nam nhưng với cái dáng người mảnh mai và khuôn mặt tuấn tú ấy, cô chắc hẳn phải rất xinh đẹp.Trong thời đại mà vẫn chưa sáng chế ra kính này, khổ nhất là người mắt kém không nhìn rõ được đẹp xấu. Có điều Trương Nguyên không có chút rung động nào với cô gái này cả, chẳng biết vì bản thân vẫn còn nhỏ hay là vì cô gái kia cứ mở miệng ra là đòi mua "Kim Bình Mai" làm cậu chết khiếp?

***

Sáng hôm sau, Y Đình nhờ một kiệu phu đưa tin cho người bà con xa ở Hội Kê, không tới 10 dặm đường nên ngay chạng vang tối hôm đó gia đình người đó đã tới đông đủ cả, một nhà có hai vợ chồng và hai đứa con.Hai vợ chồng đều đã trên ba mươi tuổi, người chồng tên là Thạch Song, còn người vợ tên Thúy Cô, đều là nông dân nên dáng vẻ cũng chân chất quê mùa. Hai đứa con trai, đứa lớn Đại Thạch đầu 13 tuổi, còn đứa nhỏ 9 tuổi gọi là Tiểu Thạch đầu.

Trương mẫu Lã thị thấy cả gia đình này đều có vẻ thật thà chân chất, hỏi han mấy câu thì thấy họ nói năng cũng thẳng thắn, hai đứa bé nom cũng ngoan ngoãn, trong lòng đã có vài phần ưng thuận. Quay sang Trương Nguyên, bà nói:
- Nguyên nhi à, con thấy thế nào?

Người mà Y Đình giới thiệu tới xem như cũng có lai lịch rõ ràng. Trương Nguyên hỏi thêm hai vợ chồng Thạch Song vài câu, cơ bản thấy hài lòng, bèn đưa gia đình bốn người tới căn nhà ngói sát bên tiền sảnh nơi hồi trước gia đình Trương Đại Xuân đã từng ở. Trương Nguyên nói rất rõ ràng gia đình bốn người ăn ở ở đây lương mỗi tháng là năm ngân lượng, nếu làm lâu dài thì còn có thể cao hơn. Tiền thuế lao dịch thì không cần lo, gia đinh họ Trương sẽ lo liệu thay cho họ.

Vợ chồng Thạch Song, Thúy Cô không ngớt lời cảm tạ Trương mẫu Lã thị và Trương Nguyên. Tiền công như vậy đã được xem là cao rồi, điều lo lắng nhất là thuế lao dịch thì cũng được chủ nhà lo cho, từ nay không còn phải sợ quan sai và xã giáp thúc ép bóc lột nữa, cứ ổn định hầu hạ chủ nhà là được rồi, hơn nữa gia thế lại trong sạch, sau này con trai cũng có thể tự ra riêng rồi lấy vợ sinh con được, thậm chí còn có thể tham gia khoa cử nữa, bởi nếu là con trai gia nô thì không được đi thi.

Vậy là gia đình Thạch Song bốn người ở lại Trương gia. Mặc dù Thạch Song không được nhanh nhạy và linh hoạt bằng Trương Đại Xuân, lại không biết quản lý việc điền trang nhưng được cái tính tình cũng chân chất thật thà, làm việc cần cù chăm chỉ chưa để trễ nải điều gì. Nhà họ Trương chỉ có chưa đến trăm hai mươi mẫu đất, Trương Nguyên bỏ chút thời giờ tự mình đi quản lý công việc cũng được.Ba hộ tá điền kia vẫn nộp điền tô hằng tháng theo khế ước, nhưng tất nhiên tên điền chủ bây giờ không đứng tên Trương Đại Xuân nữa.

Trăm năm mươi lượng điền tô mà Trương Đại Xuân đã bòn rút của Trương gia đã có quan sai giải quyết, Trương Nguyên giờ chỉ cần lo chuẩn bị đến trường xã học thôi.
Sáng sớm ngày hai mươi hai tháng bảy, Trương Nguyên mời Trương Đại huynh của Tây Trương đưa mình tới trường xã sau phủ học cung để bái sư.
Tiểu nô Vũ Lăng mang theo một chiếc giỏ lớn, trong giỏ có rau tươi bốn màu, bánh gạo một khoanh, rượu ngon một vò, thịt lợn hai cân. Đó là lễ vật để bái sư.

Đại Minh triều khi mới khai quốc, Chu Nguyên Chương đã hạ chiếu lập ra trường xã, mỗi năm mươi nhà phải lập một trường xã để con nhà lành được đi học tử tế. Trường xã đều là do triều đình mở ra, các bộ sách như Tứ thư Ngũ kinh đều được miễn phí, thầy dạy ở trường xã là do Huyện lệnh mời tới, tiền công cũng do Huyện lệnh chi trả, học trò theo học ngoại trừ sính lễ lần đầu bái sư ra thì không phải trả bất cứ một khoản phí nào khác nữa.

Các trường trong niên hiệu Vĩnh Lạc, Tuyên Đức là có đông Nho đồng tới học nhất, người ta gọi là " Nhà có tiếng đọc nho nhã, người có ý chí thanh tao". Chu Nguyên Chương thông qua con đường khoa cử đã lôi kéo được sĩ tử khắp thiên hạ. Thế nhưng sau niên hiệu Gia Tĩnh khắp nơi lại mọc lên các trường học tư, có một số trường xã ở các châu huyện dần dần đã bị phế bỏ. Phủ Thiệu Hưng là nơi đất học, trường xã được tổ chức khá quy củ, chỉ tính riêng huyện Sơn Âm đã có gần hai trăm trường. Ngôi trường sau Phủ học cung này mấy năm nay vì có thầy giỏi tới dạy mà các Nho đồng đỗ Đồng sinh, Sinh đồ nhiều hơn hẳn các trường khác, bởi vậy Nho đồng tới đây xin học phải có hơn bốn mươi người, mà bình thường một trường xã chỉ cho phép dạy không quá hai mươi Nho sinh.

Trường xã sau Phủ học cung nằm ở tả ngạn sông Phủ, cách nhà Trương Nguyên không tới một dặm. Vốn dĩ nơi đây là một ngôi miếu thờ một vị thần vô danh, nhưng vào năm Gia Tĩnh (công nguyên 1522-1566) đã xuống lệnh phá bỏ những căn đền đài miếu mạo thừa thãi, nên chỗ này trở thành trường xã. Từ cửa lớn đi vào thì là khu tiểu viện, thầy đồ ở trường xã này là một nhà Nho trung niên dáng người gầy gò ốm yếu, da dẻ trắng bệch, chòm râu thưa thớt, hai mắt vô hồn. Ông ta đang đứng nghênh đón các nho đồng mới nhập học. Lúc Trương Nguyên thi lễ, ông ta còn ngáp dài một cái, vẻ như đang ngái ngủ. Nhận lấy đồ lễ bái sư do cậu dâng lên, mặt ông ta bỗng vui vẻ hẳn lên, ừm, thịt và thức ăn vẫn còn tươi nguyên.

Nho đồng mới nhập học cần có cha hoặc anh dẫn tới bái kiến thầy giáo. Phụ thân không có nhà, lại không có huynh trưởng, Trương Nguyên đành nhờ biểu ca là Trương Đại đến. Trương Đại thấy thầy đồ ngáp ngắn ngáp dài thì vô cùng sửng sốt, thở dài hỏi:
- Hóa ra là Triệu Hạ huynh.Tằng tiên sinh không còn dạy ở đây nữa sao?
Bụng nghĩ: "Chu Triệu Hạ mà cũng cho làm thầy được sao?"

Mông Sư (thầy dạy nho đồng nhỏ tuổi) mới Chu Triệu Hạ đương nhiên không thể không nhận ra thần đồng Trương Đại, hai người đều là sinh đồ của huyện này. Chu Triệu Hạ đã là sinh đồ tới 20 năm rồi. Thấy Trương Đại, gã cười nói:
- Tông tử hiền đệ có điều không biết rồi, thân mẫu của Tằng tiên sinh bị ốm nặng qua đời, ông ấy phải vội về chịu tang. Nho đồng ở đây tạm thời do Ngu huynh dạy bảo.

Trương Đại nhìn tộc đệ cười cười, nói:
- Giới tử, vậy đệ hãy ở chỗ Triệu Hạ huynh học mấy ngày đi. Ta không ở lại thêm được nữa, ngày mai là phải đi Vũ Lâm rồi.

Chu Triệu Hạ nói:
- Tông tử hiền đệ phải đi ứng thí kỳ thi hương à, vậy chúc đệ công thành danh toại, ghi danh bảng vàng nhé. Ngu huynh đây bây giờ đã không còn thiết tha gì với chuyện công danh nữa, chỉ một lòng chăm lo cho sự nghiệp đào tạo các Nho sinh thiếu niên mà thôi.

Trương Nguyên nói:
- Ngày mai huynh mấy giờ lên đường để đệ đi tiễn huynh.

Trương Đại xua tay:
- Khỏi cần, đệ cứ ở đây chăm chỉ học tập là được rồi. Đừng học theo Yến Khách làm gì.
Dứt lời, Trương Đại vừa lắc lắc đầu vừa cười, hướng cửa bước thẳng.

Cảm thấy thần thái của Trương Đại có chút kỳ quái, nhưng Trương Nguyên nghĩ mãi vẫn không hiểu là vì sao.

Chu Triệu Hạ dẫn Trương Nguyên tới khu học đường. Học đường này cao rộng, vốn là điện thờ thần, giờ được bày biện mấy chục bộ bàn ghế nhưng lại chỉ có mười mấy học trò ngồi thưa thớt ở kia. Thấy Trương Nguyên bước vào, chúng hiếu kì quay đầu lại. Trương Định Nhất cũng ở trong số đó, vội vã đứng dậy kêu lên:
- Giới tử ca ca.

Một Nho đồng ngồi cạnh Trương Định Nhất liền hỏi:
- Ngươi gọi hắn cái gì, nhẫn á? Nhà hắn mở hiệu làm đồ trang sức à?
(Giới Tử đồng âm Giới Chỉ, nghĩa là chiếc nhẫn)

Lại có Nho đồng cười khẽ, nói:
- Lớn vậy rồi mà mới đến đây học, chắc cũng phải 16 tuổi rồi chứ chẳng ít, hi hi, đứng ở đây trông bộ dạng hắn thật ngốc!

Trương Nguyên cũng cảm thấy bộ dạng mình bây giờ đúng là hơi ngốc thật, Nho đồng ở đây nhỏ nhất là bảy, tám tuổi, lớn nhất cũng chỉ có mười hai, mươi ba. Cũng có một người lớn tuổi hơn mình, nhưng hình như là một gã đần độn.

Trương Nguyên thầm nghĩ:
"Mình phải học từ năm đầu tiểu học học lên sao?"

- Trật tự, trật tự....

Mông sư Chu Triệu Hạ dùng thước gõ xuống bàn mấy tiếng thật to rồi bắt đầu giới thiệu Trương Nguyên. Trương Nguyên hướng xuống phía các bạn học thi lễ, rồi tới lượt các học trò ngồi dưới đáp lễ, như vậy là kết thúc màn chào hỏi.

Chu Triệu Hạ gọi Trương Nguyên qua một bên, hỏi:
- "Tam Tự kinh" đã đọc qua chưa?

Vào học ở trường xã, dưới 8 tuổi thì phải học "Tam Tự kinh" trước, sau đó mới được học "Bách gia tính", rồi "Thiên tự văn".
Thấy Trương Nguyên mười lăm tuổi mới nhập học trường xã, gã nghĩ bụng chắc là khi còn bé bướng bỉnh gây sự không chịu đọc sách đây.

Trương Nguyên đáp:
- Tứ thư Ngũ kinh học trò đều đã đọc qua rồi, vào trường xã là để thỉnh giáo thầy về văn bát cổ thôi.

Chu Triệu Hạ "Ồ" một tiếng, có vẻ không tin, nói:
- Vậy ta sẽ kiểm tra ngươi một chút xem sao. Nghiêu Thuấn là một hay hai người?

"Đây là đề kiểm tra kiểu gì vậy" nghĩ vậy nhưng Trương Nguyên vẫn nhẫn nại đáp:
- Là hai người ạ, một tên Nghiêu còn một tên Thuấn.

Chu Triệu Hạ lại hỏi:
- Đạm Đài Diệt Minh là một hay hai người?

Đạm Đài Diệt Minh là một trong bảy mươi hai đệ tử của Khổng Tử, người này có họ kép là Đạm Đài, tự là Tử Vũ, vì tướng mạo xấu xí nên từng bị Khổng Tử ghét bỏ nhất quyết không chịu dạy cho.
Đạm Đài Diệt Minh phẫn nộ quyết chí tự học, cuối cùng đã trở thành một người đại hiền tài đức. "Dĩ mạo thủ nhân, thất chi tử vũ", đó chính là câu nói bất hủ của ông.

Đối với người thuộc làu Tứ Thư Ngũ Kinh như Trương Nguyên mà đi kiếm tra bằng loại câu hỏi như vậy, quả thực là quá coi thường cậu. Nhớ tới thần thái kì lạ của Trương Đại khi nãy, hắn liền hiểu ra, đáp lời nói:

- Chắc chắn là hai người rồi.

Chu Triệu Hạ không cất tiếng cười vang, như thể việc Trương Nguyên đáp sai đã nằm trong dự liệu của gã vậy. Ừm, câu hỏi này quả thực là quá khó đối với cậu bé này rồi, cũng không thể trách cậu ta được:
- Đừng quá tham vọng viễn vông, chăm chỉ học từ "Tam Tự kinh" học lên đi. Văn bát cổ hay ho đến vậy sao, học xong năm năm sách vở thì hãy nghĩ tới chuyện học văn bát cổ nhá...Đây là sách của ngươi, phải giữ gìn cho cẩn thận. Rồi, về chỗ của mình đi, ở bên này, hàng thứ ba bên trái.

Trương Nguyên cầm cuốn sách mỏng tang có hình minh họa của "Tam Tự kinh"đi về chỗ ngồi, lại thấy Mông sư Chu Triệu Hạ ngáp một cái nói:
- Các trò ngoan mau đọc sách đi, chữ nào không biết thì tự hỏi nhau ấy, lát nữabổn sư sẽ tới kiểm tra từng người một, nhớ kĩ, phải đọc thầm đấy.
Chu Triệu Hạ phủi phủi ống tay áo, thong thả bước đi rồi không thấy trở ra nữa.

Trương Định Nhất chuyển qua ngồi cạnh Trương Nguyên, cười toe toét nói:
- Thầy đi ngủ rồi, không làm ông ấy tỉnh giấc là được.

Trương Nguyên cau mày hỏi:
- Vị thầy đồ này tới đây từ lúc nào?

Trương Định Nhất nói:
- Ông ta tới được nửa tháng rồi, thầy này tốt lắm, không quản thúc gì bọn đệcả. Còn vị Tằng tiên sinh kia á, nghiêm khắc phải biết.

Trương Nguyên hỏi:
- Chẳng phải nơi này có hơn ba mươi Nho sinh tới học sao, tại sao...À, ta hiểurồi, Chu tiên sinh vừa tới thì các học trò giỏi đều đi cả, chỉ còn lại đám sâulười các ngươi thôi.

Trương Định Nhất cười hì:
- Bọn đệ cũng ngoan mà, ngày nào cũng chăm chỉ đọc sách từ sáng sớm đến tốimịt, hehe.

Bây giờ là giờ Thìn, mặt trời đứng ở chính Đông nên cả khu học đường đều đượcchiếu sáng. Gió từ sông Phủ thổi tới còn mang theo mùi hơi đất ẩm, thời tiếtkhông nóng cũng không lạnh, đây quả là thời điểm và không gian rất thích hợpcho việc đọc sách.
Nhưng xem những học trò ở đây, hoặc châu đầu ghé tai nhau nói chuyện, hoặc vẽhươu vẽ vượn linh tinh, có kẻ còn vo giấy làm đạn ném trêu nhau, kìa, bên kiacòn có hai tên đang vật nhau ra đánh lộn nữa chứ.....khung cảnh loạn xạ nhốnnháo hơn cả cái chợ.

Trương Nguyên tai thính, nghe bên trong phát ra tiếng ngáy khe khẽ, bènhỏi:
- Tên họ Chu kia ban ngày vẫn ngủ ngon như vậy sao?

Trương Định Nhất lè lưỡi:
- Giới tử ca lá gan lớn thật, dám gọi Chu tiên sinh như vậy... Chu tiên sinhcũng không phải sáng nào cũng ngủ đâu, đêm nào ông ấy đánh mã điếu thì ban ngàyông ấy mới phải ngủ bù thôi. Chu tiên sinh là thích đánh mã điếu nhất đó.

Trương Nguyên biết mã điếu chính là đời trước của mạt chược, tên họ Chu này làmnhư vậy chẳng phải là đã dạy hư học trò rồi hay sao?

"Vụt" một tiếng, một cục giấy to bay trúng vào gáy Trương Nguyên. Trương Nguyênquay đầu lại thì chỉ thấy đám Nho đồng đang ngồi rất ngay ngắn, chẳng nhìn rakẻ nào đã ném cả.

Trương Định Nhất chỉ ra một tên trong số đó, nói:
- Giới tử ca, là nó đấy, Lý Trụ, là Lý Trụ ném đấy.

Trương Nguyên đứng dậy.Tưởng Trương Nguyên sắp tới đánh mình, Lý Trụ vội vàngchạy ra khỏi chỗ ngồi, vừa kêu la vừa bỏ chạy.

- Làm ầm ĩ cái gì đó?

Đang ngủ mà bỗng nhiên bị đánh thức, Chu Triệu Hạ nổi giận đùng đùng quát lênmột tiếng rồi hùng hổ bước ra.
Gã kéo tay Lý Trụ lại nhéo tai một cái thật đau rồi lôi đến bên bàn học, địnhlấy thước lớn đánh cho Lý Trụ một trận.

Lý Trụ hét lớn:
- Tiên sinh, tiên sinh, không phải con, là "cái nhẫn" Trương Nguyên mới tới kiađó, hắn còn dám gọi tiên sinh là "tên họ Chu" cơ, hắn vô lễ lắm!
Chu Triệu Hạ không tin nho đồng Trương Nguyên mới tới lại dám gọi gã là "tên họChu", gã véo tai Lý Trụ, quát:
- Dám nói láo à? Chìa tay ra! Phạt mi mười thước.
Nói rồi gã quay người với lấy chiếc thước gỗ trên bàn học, nhắm vào mông Lý Trụmà đánh.

Lý Trụ lại càng gào khóc to hơn:
- Đúng là nó nói đấy ạ, nó bảo tiên sinh là "tên họ Chu" ngủ ngày mà còn ngáymà, hu hu hu...

Chu Triệu Hạ chậm rãi ngoảnh mặt về phía Trương Nguyên, hỏi:
- Có thật là ngươi nói không?

Trương Nguyên vẫn đứng nguyên tại chỗ, đáp:
- Đúng đó.

Chu Triệu Hạ vốn tưởng rằng Trương Nguyên sẽ phủ nhận hoặc biện bạch gì đó,chẳng ngờ cậu ta lại dám đáp như vậy, nên nhất thời không kịp phản ứng. Sau mộthồi sửng sốt, gã nhảy dựng lên như một kẻ điên, rít lên qua kẽ răng:
- Mày dám? Mày dám hả? Mày dám bất kính với thầy giáo như thế à? Hôm nay bổn sưphải thay phụ mẫu mày dạy dỗ mày đến nơi đến chốn.
Sẵn có cây thước đang cầm trên tay, gã xông vào Trương Nguyên.

- Chu Triệu Hạ!
Trương Nguyên nắm lấy chiếc ghế dài nâng lên đỡ đòn, quát lớn:
- Ông dám đánh ta ư? Thử xem.

Đám học trò trong học đường tất cả đều ngây ra. Chu Triệu Hạ cũng bối rối, gãđã thấy rất nhiều tên học trò nghịch ngợm, thích gây sự, nhưng ngông cuồng nhưtên Trương Nguyên này thì đúng là lần đầu tiên gặp phải. Hắn còn dám giơ ghếlên đỡ đòn thầy giáo nữa chứ!

Xem ra tên này đúng là có cái gan dám đánh lại mình thật, nghĩ vậy, Chu TriệuHạ không vung thước lên nữa bước ra xa 7, 8 bước.Chỉ chỉ vào mặt Trương Nguyên,gã nói bằng giọng mỉa mai:
- Giỏi. Giỏi quá rồi. Vô lễ như mi, gọi thầy là "tên nọ", "tên kia", rồi còndám đánh lại thầy nữa, xưa nay đúng là chưa từng thấy. Giỏi. Quá giỏi.Thằng vôgiáo dục như mày, ở nhà thì là nghịch tử làm bại hoại gia phong, vào triều ắtsẽ là loạn thần tặc tử, bán dân hại nước.

Trương Nguyên khinh miệt nói:
- Ta là hạng người gì không cần ngươi đánh giá, cũng không tới phiên ngươi đánhgiá. Ngươi không phải thầy của ta. Mau trả lại lễ vật bái sư cho ta, loại ngườinhư ngươi có xứng làm gương cho người khác không, đêm thì đánh mã điếu, banngày thì ngáp ngắn ngáp dài, cả gan ngủ ngay tại học đường, như vậy chẳng phảilàm hư học trò thì là gì? Ngươi lại còn dám đánh ta ư? Cứ thử lại gần xem. Chỉcần một ghế này trúng vào đầu thì đảm bảo mặt ngươi cũng phẳng như mặt ghếluôn.

Da mặt trắng bệch của Chu Triệu Hạ bỗng chuyển thành màu gan lợn. Cười lạnh, gãđáp:
- Ta không dạy ngươi ư? Chẳng phải cho ngươi học "Tam Tự kinh" đó sao? Chẳng lẽta lại để mi, một đứa lớn voi thế kia mà còn ngêu ngao mấy câu "Nhân chi sơ,tính bản thiện" à? Chẳng qua là ta muốn giữ thể diện cho ngươi, nên để ngươi cóchỗ nào không hiểu thì tự đi hỏi các bạn, chả lẽ nhà ngươi muốn ta phải uốn nắnchỉ bảo cho ngươi từng chữ một hay sao?

Loại người mặt dày như vậy, đến lí lẽ đó cũng dám viện ra. Nói nhiều với gãcũng dư thừa. Trương Nguyên nói:
- Đem lễ vật bái sư trả lại cho ta.Ta không cần ngươi dạy.

- Được. Ta cũng không cần loại đệ tử như mày.

Chu Triệu Hạ hùng hổ tiến về phòng lôi ra giỏ lễ vật mà Trương Nguyên đem tới.Ném một cái tới cạnh chân Trương Nguyên, "Bụp", "Choang" hai tiếng. Cả chiếcgiỏ rơi xuống đất. Thịt, bánh, gạo, rượu rơi xuống đất tung tóe. Cả học đườngnồng nặc mùi rượu .

Trương Nguyên dùng chân giữ lại chiếc giỏ đang lăn về phía mình, nói:
- Ngươi dám ném giỏ lễ vật của ta như vậy. Giờ vò rượu đã vỡ cả rồi, đồ ăn thìbị hỏng. Ngươi phải đền cho ta! Sáng nay ta đã tốn hai lạng bạc để mua lễ vật,hôm nay ngươi không bồi thường lại hai lạng bạc đó, ta quyết không để yên chongươi.

Trương Nguyên làm vậy không phải tiếc hai lạng bạc mà cậu muốn "dạy dỗ" cho lão"thầy dởm" kia một bài học.

Chu Triệu Hạ thấy Trương Nguyên không phải tay vừa, vội xua tay nói:
- Được được, ta bồi thường cho ngươi.
Móc ra từ ống tay áo một ít bạc vụn đặt lên trên bàn, gã nói:
- Ta sẽ tố cáo lên huyện tôn về hành vi khinh sư vô lễ của nhà ngươi. Từ nayngươi đừng mong vào học ở bất kì một trường xã nào nữa.

Trương Nguyên cười khẩy, nghĩ bụng mình cần gì phải tức giận với một tên vô lạinhư vậy. Mình là người có giáo dục, làm sao có thể có hành động giơ ghế lên mộtcách lỗ mãng như thế này được. Nghĩ vậy, cậu lập tức hạ chiếc ghế xuống, nói:
- Đừng có mở miệng ra là lại lôi từ "thầy" ra như thế. Ngươi không làm thầy củata được đâu. Như vậy đi, ta ra một câu đố về kinh sử, nếu ngươi có thể đápđược, vậy thì ta sẽ tự nguyện theo ngươi tới nha môn của Hầu Huyện lệnh, chongươi kể tội thế nào cũng được. Nếu như ngươi không đáp nổi thì đừng có vác mặttới đây dạy hư học trò nữa.

Chu Triệu Hạ cười lạnh:
- Đến Đạm Đài Diệt Minh là một hay hai người còn không biết, ngươi còn dám đốta ư? Được. Hỏi thì hỏi đi, phàm là "Tứ thư Ngũ kinh" thì cứ việc.
Bất kì tú tài nào cũng phải thuộc nằm lòng mấy cuốn sách này.

Trương Nguyên nói:
- Nghe cho kỹ đây, trong "Hiếu kinh" có đoạn:
"Lập thân hành đạo
Để tiếng thơm hậu thế.
Rạng danh phụ mẫu
Hiếu tận cuối đời."
Vậy "hành đạo" ở đây, theo ngươi là đạo gì?

Chu Triệu Hạ cả kinh, tiểu tử Trương Nguyên này có thể đưa ra câu đố như thế,xem ra không phải là kẻ mà ngay cả " Tam Tự kinh " cũng chưa đọc baogiờ. Gã đáp:
- Câu này có gì khó, chắc chắn là đạo phụ tử rồi.

- Đạo phụ tử là đạo gì?

- Là đạo Tiên Vương.

- Đạo Tiên vương là đạo gì?

- Là...là lễ nghĩa liêm sỉ.

Trương Nguyên cười lớn:
- Ngươi cũng biết liêm sỉ sao? Nói cho ngươi hay, "lập thân hành đạo" trong "Hiếu kinh" là đạo đại học. Đại học Minh Đức thân dân, bất luận đạo gì trướctiên phải từ lập thân, "đại trượng phu" thì thân phải gắn với quốc gia xã tắc.Nói đến chữ "hiếu" thì phải "lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão" (Ngoài hiếu kínhngười già trong nhà ra, còn phải hiếu kính với những người già không họ hàngthân thích với mình).Nếu nói đến "kính", thì ngoài kính trọng trưởng bối trongnhà ra, còn phải kính trọng những người lớn không quan hệ thân thích vớimình.Thiên hạ vạn vật vốn đều là một, việc đối nhân xử thế vốn từ mình mà ra.Đạo trước hết nằm ngay trong những hành vi bình thường nhất. Ngươi thân là thầydạy học mà lại lười biếng, ham mê cờ bạc, lên lớp không dạy học trò mà dámngang nhiên nằm ngáy o o. Lệnh cho đám học trò đọc thầm là để nhà ngươi đượcthoải mái ngủ ngon mà không sợ bị đánh thức giấc mộng đẹp của ngươi chứ gì?

Bỗng bên ngoài học đường có tiếng cười "Ha ha" vang lên. Trương Nguyên lập tứcnghe ra người đến là ai, bởi tiếng cười đó chỉ cần nghe một lần là sẽ không baogiờ quên.

Tiếng giày chan chát. Người này đi vào học đường, theo sau còn có hai tùy tùng.

Chu Triệu Hạ vừa trông thấy người này, lập tức mặt đỏ tía tai, lắp bắp thi lễnói:
- Kính chào Huyện tôn đại nhân.

Người đó chính là Sơn Âm Huyện lệnh Hầu Chi Hàn. Hôm này là ngày nghỉ khôngphải lên công đường, nhớ tới vị thầy giáo ở trường xã này đã về chịu tang mẹrồi, không biết sinh đồ mới Chu Triệu Hạ dạy dỗ ra sao, bèn đến xem xem.*
Vừa bước tới cổng đã nghe trong học đường có người đang biện giải đạo lập thân,bèn đứng lại lắng nghe. Thấy tiếng một người là Thục sư Chu Triệu Hạ, còn mộtngười khác nghe giọng cũng rất quen, ban đầu còn chưa nghĩ ra là ai, về sau mớinghĩ ra là Trương Nguyên.


Hầu Chi Hàn không khỏi mỉm cười, hôm trước trong bữa tiệc ở huyện nha, TrươngNguyên khí khái cao nhã, ngôn ngữ hóm hỉnh khôi hài, chẳng ngờ hôm nay giọngđiệu lại nghiêm khắc như vậy. Tên Chu Triệu Hạ cũng chẳng ra thể thống gì,không lo dạy học lại chỉ biết đánh bài thâu đêm, lên lớp chỉ lo ngủ như vậy!

Trương Nguyên khom người nói:
- Học trò bái kiến Huyện tôn đại nhân.

Hầu Chi Hàn gật đầu với Trương Nguyên, khích lệ nói:
- Trương Nguyên, ban nãy ngươi nói về đạo lập thân trong "Hiếu Kinh", nói rấthay. Lập thân hành đạo đáng phải như vậy, bổn huyện phải thưởng cho ngươi mớiđược, miễn cho ngươi ba năm tiền thuế lao dịch.


Chỉ có tú tài, sinh đồ mới được miễn thuế lao dịch, Hầu Chi Hàn làm vậy là choTrương Nguyên một đặc quyền như tú tài.
Theo Hầu Chi Hàn thì với tài năng của Trương Nguyên, đỗ bổ sinh đồ là chuyệnchẳng sớm thì muộn, vậy nên cứ thưởng cho đặc ân này trước.



Ban thưởng cho Trương Nguyên xong, Hầu Chi Hàn quắc mắt về phía Chu Triệu Hạđang toát mồ hôi hột, lại quay sang nhìn đám nho đồng lèo tèo thưa thớt tronghọc đường, cau mày hỏi:
- Sao chỉ có mấy học trò thế này? Người đâu hết cả rồi?

Chu Triệu Hạ ngượng ngùng đáp:
- Bẩm huyện tôn, vì thời tiết nóng bức nên có mấy nho đồng xin nghỉ ở nhà tựđọc sách ạ.

Hầu Chi Hàn cười lạnh:
- Thời tiết nóng bức ư? Đã là sắp sang tháng tám rồi. Ta thấy không phải vì lído đó mà là vì ngươi bỏ bê trách nhiệm, dạy học không đến nơi đến chốn, làm chocác nho đồng hiếu học không muốn lên lớp nữa, bây giờ chỉ còn lại vài nho đồngnghịch ngợm ngu dốt, chỉ thích ngươi bỏ mặc bọn chúng không quản như thế nàythôi.

Chu Triệu Hạ dùng tay áo lau mồ hôi, hổn hển đáp:
- Huyện tôn đại nhân, xin nghe thị sinh biện giải.


Hầu Chi Hàn không muốn nghe gã tiếp tục khua môi múa mép nữa. Thấy mảnh vò rượuvà thức ăn rơi tung tóe trên mặt đất, bèn hỏi:
- Đã có chuyện gì xảy ra vậy?


Chu Triệu Hạ giống như chết đuối vớ được cọc, vội đáp:

hông e%<


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro