tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Trương Nguyên này không coi thầy giáo ra gì, dám dùng ghế này để đánh thị sinh. Mong Huyện tôn làm chủ cho thị sinh.
(Thị sinh: cách xưng hô vãn bối đối với tiền bối trong quan trường)*


Hầu Chi Hàn thấy Trương Nguyên vẫn ung dung như không, khí chất trầm tĩnh tao nhã, nghe Chu Triệu Hạ tố cáo vậy mà không hề tỏ ra chút gì lo lắng. Thái độ này giống của kẻ thô lỗ cầm ghế đánh người sao

Hầu Chi Hàn mỉm cười hỏi Chu Triệu Hạ:
- Có phải vừa rồi ngươi đã bỏ bê việc dạy học chạy đi ngủ không?

Đến khăn đội đầu Chu Triệu Hạ còn quên mang, thiết nghĩ lần này khó giấu nổi chuyện bỏ dạy đi ngủ, bèn cúi đầu phân bua:
- Thị sinh đêm qua đọc sách thâu đêm, vừa rồi mới buồn ngủ quá không chịu được, nên định đi nghỉ một lát...

Hầu Chi Hàn tỏ vẻ chán ngán, liền ngắt lời gã:
- Được rồi được rồi. Đừng nhiều lời như vậy. Thế giỏ trúc này là kẻ nào đánh đổ vậy? Cả vò rượu này nữa, sao lại vỡ tan tành thế này? Có chuyện gì vậy?

Chu Triệu Hạ không biết trả lời thế nào.


Hầu Chi Hàn hừ lạnh một tiếng:
- Chu Triệu Hạ, nếu bổn huyện hôm nay không đến thị sát thì trường xã này đã bị hủy trong tay ngươi rồi. Thầy giáo ngươi làm không nổi, vậy danh Lẫm Sinh của ngươi cũng bị hạ xuống một bậc đi.


Sinh đồ cũng phải phân cấp bậc, đệ nhất đẳng là Lẫm sinh, không những được miễn lao dịch mà mỗi tháng còn có tiền lương lĩnh. Nhị đẳng là Tăng Quảng sinh đồ, cũng được miễn lao dịch nhưng không có tiền lĩnh mỗi tháng như Lẫm sinh.

Chu Triệu Hạ mặt mũi tối sầm lại.


Không còn thầy dạy, trường xã này đành phải đóng cửa. Hầu Huyện lệnh lệnh cho các nho đồng về nhà tự học, đợi khi có thầy dạy mới thì tiếp tục lên lớp. Hầu Huyện lệnh có chuyện muốn hỏi Trương Nguyên, bèn lệnh cho tất cả lui, chỉ để một mình Trương Nguyên ở lại.


Hầu Chi Hàn đứng ở bậc tam cấp trước học đường, nhìn vẻ hiu quạnh của viện đường, lắc lắc đầu. Rồi quay sang hỏi Trương Nguyên:
- Ngươi hôm nay đến bái sư nhập học trường xã à?


Trương Nguyên đáp:
- Vâng. Học trò được nghe huyện tôn dạy bảo, thu được không ít kiến thức.Thiết nghĩ nếu được thầy dạy đến nơi đến chốn thì con đường thi cử cũng rộng mở hơn nhiều. Thúc tổ Túc Chi tiên sinh đồng ý cho học trò nhập học trường xã trước, nên hôm nay học trò từ sớm đã tới dâng lễ bái sư rồi. Chẳng ngờ lại gặp phải tên...
Nói đến đây, Trương Nguyên không nói nữa mà đột ngột dừng lại.


Hầu Chi Hàn cười ha ha nói:
- Bổn huyện không ngờ ngươi còn nhỏ mà lời lẽ đanh thép, lí luận sắc sảo đến thế, khiến cho khi nãy Chu Triệu Hạ á khẩu không nói được câu nào. Xem ra làm thầy ngươi cũng không phải đơn giản nhỉ?

- Học trò nóng lòng muốn học, thấy tên "thầy dởm" này lười biếng lại ham mê cờ bạc, để lại gương xấu cho học trò thì nhất thời nóng nảy, mong huyện tôn đại nhân thứ lỗi.


Hầu Chi Hàn cười nói:
- Ha ha, không sao không sao, không bốc đồng, không nóng vội thì đâu phải thiếu niên.Trường này phải mời thục sư khác tới thôi. Đợi bổn huyện và La giáo dụ bàn bạc một chút, nhất định phải chọn một vị học vấn uyên thâm lại đức độ, có nhiệt huyết với nghề tới dạy mới được. Nếu ngươi một lòng hiếu học. Để bổn huyện giới thiệu cho ngươi tới trường Tứ Kiều, thầy ở đó là một bậc lão nho bác học. Chỉ có điều chỗ đó cách nhà ngươi hơi xa, phải khoảng bốn, năm dặm đó.


Trải qua chuyện này, Trương Nguyên không muốn học từ trường xã học lên nữa, bèn nói:
- Đa tạ huyện tôn, học trò tạm thời không muốn đến trường xã xin học nữa. Nghe nói Đại Thiện Tự có một đại nho là Khải Đông tiên sinh tự mở lớp thu nhận học sinh. Học trò muốn tới đó xin học, chỉ có điều, không biết Khải Đông tiên sinh có chịu thu nhận học trò hay không?


Hầu Chi Hàn "Ồ" lên một tiếng:
- Học vấn của Khải Đông tiên sinh thì không có gì phải bàn cãi rồi. Chỉ là...ông ta tính tình cổ quái cố chấp, bổn huyện không thể dẫn ngươi tới xin học được. Ngươi có thể thử tới đó xem. Nên nhớ rằng, những người tới chỗ Khải Đông tiên sinh bái sư đều là người đã đỗ tú tài trở lên, thậm chí có người đã đổ cử nhân cũng tới xin học văn bát cổ. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất, đó chính là thần đồng Kỳ Bưu Giai của huyện ta, được nhận học khi chỉ mới là đồng sinh.

Ý của Hầu huyện lệnh đó là Trương Nguyên thậm chí còn chưa phải là đồng sinh, chỉ sợ Lưu Tông Chu không chịu thu nhận mà thôi.

Ngẫm nghĩ một lúc, Hầu Chi Hàn nói:
- Quý Trọng tiên sinh hết sức xem trọng ngươi. Mặc dù ông ấy không thu nhận đồ đệ, nhưng nếu ngươi khẩn thiết nhờ vả thì có lẽ ông ấy sẽ phá lệ cũng không biết chừng.Văn bát cổ của Quý Trọng tiên sinh tinh diệu thâm sâu, tuyệt đối không thua kém Lưu Khải Đông tiên sinh đâu.

Trương Nguyên nói:
- Quý Trọng tiên sinh còn ở Sơn Âm ạ?

- Hôm qua đã quay về Hội Kê rồi.

Trương Nguyên nghĩ thầm:
- Hội Kê và Sơn Âm tuy là kề sát nhau nhưng vẫn cách nhà quá xa. Nếu muốn tới bái sư thì phải ở luôn tại nhà Vương Tư Nhâm tiên sinh, như vậy chẳng phải là để mẫu thân lẻ loi ở nhà một mình hay sao? Vẫn là Đại Thiện Tự gần hơn, nếu Lưu Tông Chu không chịu thu nhận ta, lúc đó nghĩ tới chuyện bái Vương Tư Nhâm làm sư cũng chưa muộn.
Nghĩ rồi quay sang Hầu Chi Hàn, cậu nói:
- Mẫu thân luôn lo học trò tuổi còn nhỏ nên chưa muốn để học trò đi học xa như vậy. Học trò sẽ về thông báo lại với bà ấy rồi sẽ quyết định sau. Hoặc là để sang năm đi học cũng không sao.

Hầu Chi Hàn gật đầu không đáp, nhưng vẫn ra hiệu cho Trương Nguyên lui, một lúc sau mới lên tiếng:
- Trương Nguyên, ngươi đã đính hôn với ai chưa?

Tim Trương Nguyên bỗng nhảy dựng lên một cái. Chuyện gì thế này, không lẽ huyện tôn đại nhân có ái nữ muốn gả cho ta ư?
Huyện tôn đại nhân tướng tá chẳng lấy gì làm ưa nhìn, nếu không muốn nói là mặt như mặt ngựa chẳng nét nào đi với nét nào. Chắc ái nữ của ngài cũng chẳng đẹp hơn bao nhiêu. Chọn vợ xem tính nết đương nhiên là quan trọng, nhưng mặt mũi tướng mạo cũng phải ưa nhìn, ít ra cũng phải thuận mắt một chút, nếu không làm sao "dưỡng mắt" được đây? Phiền phức, đúng là phiền phức! Chẳng lẽ hôn sự của ta phải để cho người khác chỉ định hay sao? Nghĩ vậy, Trương Nguyên bèn đáp:
- Học trò tuổi còn nhỏ, vẫn chưa đính hôn.Nhưng học trò đã nói chuyện này với mẫu thân rồi, đợi khi đỗ huyện sinh đồ rồi mới nghĩ tới chuyện hôn sự.

Hầu Chi Hàn tán thưởng nói:
- Tốt lắm, có chí khí. Bổn huyện mặc dù không biết ngươi đã học được bao nhiêu, nhưng xem những lĩnh ngộ của ngươi về Xuân Thu kinh truyện hôm trước cùng đạo lập thân của Hiếu Kinh hôm nay, ta cho rằng thi huyện, thi phủ đối với ngươi thì không thành vấn đề, còn thi đạo thì ta không dám đảm bảo. Trước mắt quan trọng nhất là phải mau chóng học văn bát cổ, bởi năm tới tháng hai thi huyện, tháng tư thi phủ, thời gian không còn nhiều nữa. Thi đạo thì năm sau nữa, vẫn còn thời gian chuẩn bị, không vội.

- Dạ. Học trò sẽ chăm chỉ dùi mài kinh sử, quyết không xao nhãng chuyện học hành.
Trương Nguyên cung kính đáp.

Từ biệt Hầu Tri huyện, Trương Nguyên một mình rời khỏi học đường. Tiểu hề nô Vũ Lăng không ở bên ngoài chờ cậu, bởi cô không nghĩ rằng thiếu gia sẽ tan học sớm như vậy.

Trương Nguyên đứng bên bờ Tây sông Phủ, xem từng đoàn thuyền qua lại như thoi đưa. Bờ bên kia chính là huyện Hội Kê rồi. Nhìn một lúc, trong lòng cậu cảm thấy có chút nhàm chán.
Hôm nay cậu tới xin học, mong được lĩnh giáo văn bát cổ, chẳng ngờ lại gặp phải tay "thầy dởm" Chu Triệu Hạ kia.Tuy rằng Hầu Tri huyện đã miễn cho cậu lao dịch ba năm, nhưng năm nay cậu mới mười lăm, sang năm mới chính thức phải đóng thuế nên tạm thời phần thưởng này cũng chưa có ý nghĩa gì.

Bây giờ ước chừng mới sang đầu giờ Tỵ, giờ về nhà ăn cơm thì vẫn sớm. Phạm Trân, Chiêm Sĩ Nguyên biết cậu đi xin nhập học ở trường xã rồi nên cũng không tới nhà đọc sách cho cậu nghe nữa.Về nhà cũng chẳng biết làm gì.Chợt nghĩ tới Lưu Tông Chu ở Đại Thiện Tự, Trương Nguyên liền men theo bờ sông Phủ tiến về phía Bắc. Đại Thiện Tự ở ngay phía Đông Bắc của huyện thành Sơn Âm, từ xa có thể trông thấy ngọn tháp Lưu Kim của Đại Thiện Tự.

Nhà của Trương Nguyên nằm ở trung tâm của huyện thành. Từ hướng tây nam mà đi về phía đông một dặm thì chính là trường xã bên sông Phủ. Từ trường xã tới Đại Thiện Tự ước chừng hơn ba dặm đường, ở giữa là Thiệu Hưng vệ . Chỉ huy sứ ở Thiệu Hưng vệ nắm trong tay hơn bốn nghìn quân sĩ, đều tập trung ở vệ sở, mỗi tháng hai lần đều cho quân sĩ tới thành Nam luyện tập. Lúc còn nhỏ, Trương Nguyên thường đi theo Trương Ngạc tới thao trường xem các binh sĩ luyện võ.
(Vệ sở: tổ chức quân sự triều Minh, một phủ lập sở, nhiều phủ lập vệ)

Vượt qua sườn đông vệ sở thì gặp một ngọn núi nhỏ có tên gọi là Nga Mi .Cũng chẳng biết cái tên này có xuất xứ do đâu, bản thân núi này cũng chẳng có gì đẹp, cây cối cũng bị các tăng sư trong Đại Thiện Tự chặt làm củi hết rồi, bởi vậy núi Nga Mi này cũng trọc như đầu các vị sư ấy rồi.

Vượt qua núi Nga Mi thì ngôi chùa Đại Thiện Tự uy nghi cao vài chục trượng đã sừng sững hiện ra trước mắt, ngôi chùa này có bảy tầng sáu mặt, khiến cho người ta không khỏi có cảm giác choáng ngợp, bất giác nghĩ tới Phật pháp quảng đại mà thành tâm quỳ bái.

Ngôi chùa này lớn hơn rất nhiều so với những lần mà Trương Nguyên đã tới trước kia. Bên trong chùa khói hương nghi ngút, vô cùng náo nhiệt, nào người bán tương, kẻ bán rượu (mấy kẻ bán rượu để kích thích mua hàng mà rao rằng rượu này là do đích thân tăng nhân trong chùa ủ , uống vào Phật tổ ở trong lòng mà sẽ phù hộ cho.), rồi có người bán hoa quả, kêu là quýt Sơn Âm, mận Tô Châu, thị núi Tiêu....Nơi nào có đồ gì nổi tiếng là cứ thế rao ra, hàng thật thì ít mà hàng giả thì nhiều, lẫn lộn hết cả.

Trương Nguyên tiến vào sơn môn, vào chùa hỏi thăm học quán của Lưu Khải Đông tiên sinh thì biết được học quán ở phía sau tự, bèn vội vàng tới đó.

Trương Nguyên đi vòng ra sau chùa thì thấy có một dãy nhà tranh, tất cả đều đóng cửa kín mít, tiếng đọc sách cũng không có. Nghĩ bụng:
- Học quán của Lưu Tông Chu rốt cuộc là ở chỗ nào đây? Bỏ đi, đành để ngày mai Trương Ngạc dẫn ta tới vậy.

Phía sau Đại Thiện Tự lại có một ngọn núi nhỏ khác tên Song Châu. Ngọn núi này cây cối um tùm tươi tốt, nghe nói liên quan tới phong thuỷ của Đại Thiện Tự nên cấm tăng nhân đến chặt cây hái quả. Các hòa thượng vì muốn hương khói hưng vượng nên cũng rất xem trọng vấn đề phong thủy này.

Trương Nguyên thấy phong cảnh nơi này rất đẹp, định lên cao ngắm nhìn một chút. Vừa lên tới lưng chừng núi thì chợt nghe dưới chân núi có tiếng bước chân dồn dập, hình như là đang chạy, mà chạy rất nhanh. Quay đầu lại xem, hóa ra là một thiếu nữ, lưng cô ta vác một giỏ trúc, đang chạy như bay thì bị va vào một cành củi khô, loạng choạng suýt ngã. May mà thân thủ nhanh nhẹn nên mới đứng vững lại được, nhưng những thứ trong giỏ thì đã lăn đi mất rồi.

Trương Nguyên nheo mắt mới nhìn rõ hơn được một chút. Đây là một cô gái có màu da trắng đến lạ thường. Thứ bị lăn ra khỏi giỏ hình như là quýt đỏ.

Thiếu nữ này dùng một tấm vải xanh làm khăn trùm đầu, lấy dây thừng làm thắt lưng, trông có vẻ giản dị. Không biết cô ta đang chạy trốn gì mà chạy nhanh như vậy.Tiếc chỗ quýt bị lăn mất kia, cô nhanh chóng cúi người bò theo chộp lấy.

Lúc này, Trương Nguyên nghe được dưới chân núi có người hô:
- Tiện nhân kia đã chạy lên núi rồi, Lục Hổ, ngươi qua bên kia đón đầu nó. Lão Tứ, tìm ở bên này, đừng để nó chạy mất, con tiện nhân này cũng có nhan sắc đấy, anh mày sắp được giải khuây mấy ngày rồi.
Thiếu nữ đeo khăn xanh, thắt dây thừng cuống quýt nhặt những trái quýt rồi vội vã chạy về phía đỉnh núi Song Châu. Vừa ngẩng đầu lên liền phát hiện ra Trương Nguyên đã đứng đó từ lúc nào. Kinh hoàng lùi lại một bước, cô gái mặt mày thất sắc, loạng choạng va cả vào đám cây cối bên đường, làm như Trương Nguyên là ma vậy.

Núi Song Châu này mặc dù không phải dạng dốc đứng, nhưng đường cũng vẫn gồ ghề khó đi, trên có đám cây um tùm bên đường cản trở, dưới là đám cỏ dại vướng chân khiến cô không thể nào đi nhanh được. Bất cẩn trượt chân, cô gái ngã xõng xoài xuống đất.

Trương Nguyên tuy không biết vị cô nương trước mặt này là ai nhưng nghe thấy dưới núi đám Lục Hổ, lão Tứ gào thét
-Hôm nay bọn anh được vui vẻ rồi.
Nghe vậy Trương Nguyên liền biết ngay chúng là loại người như thế nào. Bụng nghĩ thầm:
- Thật quá ngông cuồng! Đại Thiện Tự có bao nhiêu người qua lại mà chúng dám ngang nhiên truy đuổi một thiếu nữ yếu đuối. Thế nhưng sao cô nương này lại chạy ngay vào chỗ không người như vậy?

- Đừng chạy nữa, mau cúi xuống.

Trương Nguyên hướng về phía cô nương đang giãy giụa trong bụi cỏ kia, hô lên.Cô gái quay đầu nhìn cậu, do dự một chút rồi quyết định cúi thấp đầu xuống.

Trương Nguyên quay đầu lại thì hai gã đàn ông truy bắt cô gái kia đã đuổi tới nơi. Một tên mặt mày gian giảo, tên kia mặt mũi dữ tợn, cả hai hùng hổ tiến lại, trông bộ dạng không có vẻ gì là người tốt cả. Một tên hất hàm hỏi Trương Nguyên:
- Thấy con bé đọa dân nào chạy qua đây không?

Trương Nguyên chỉ tay về phía đỉnh núi, nói:
- Chạy lên trên đó rồi.

Rồi hai gã lập tức nhanh chóng chạy lên trên, một tên nói:
- Con tiện nhân kia chạy khỏe thật, thoắt cái đã chả thấy đâu rồi.

Tên còn lại nói:
- Nó có chạy đằng trời, ông đã thấy nó một lần ở gần ngõ Chỉ Thủy , chắc nhà nó chỉ ở đâu đó trên phố Tam Đại vịnh Ngưu Giác thôi. Hôm nay mà không tìm ra nó, ngày mai tao sẽ tới tận đó tìm. Dù có phải lật tung từng nhà một cũng phải tìm cho ra con tiện nhân này....

Khi hai gã đàn ông chạy qua gò núi thì không còn nghe thấy âm thanh nào nữa.

Trương Nguyên nhíu mày. Cậu biết phố Tam Đại, nằm tại chân núi Vương gia, phía đông bắc huyện thành, cách Đại Thiện Tự chừng hơn một dặm đường. Phố Tam Đại còn có tên gọi khác là phố Đọa Dân, bởi số đọa dân của huyện Sơn Âm tập trung nhiều nhất ở đây. Trước đây mỗi lần cùng Trương Ngạc đi ra ngoài chơi, mẫu thân họ Lã bao giờ cũng dặn một câu:
- Phố Đọa Dân có nhiều kẻ xấu lắm, con không được tới đó chơi đâu.
Còn Trương Ngạc thì bảo nơi đó vừa bẩn vừa hôi, chẳng có gì hay ho cả.
Khi đó Trương Nguyên chỉ biết rằng, người sống trong phố Đọa Dân toàn là những tên ăn mày, dân chài, kỹ nữ, nô tì....những người như vậy đời đời kiếp kiếp làm đọa dân. Còn những người có học vấn cao quý không bao giờ chịu sống chung với đọa dân, trừ khi trong nhà có hiếu hỷ mới cho gọi đám kỹ nữ tới thổi kèn gõ trống và một đám tạp vụ thấp hèn khác cũng là đọa dân tới giúp việc.

Bây giờ Trương Nguyên đã biết rõ xuất thân của những người đọa dân, một bộ phận là bộ hạ của Trương Sĩ Thành, xưa kia đã tranh giành thiên hạ với Minh tổ Chu Nguyên Chương, một bộ phận nữa là quan lại triều Nguyên và quý tộc Mông Cổ vẫn chưa thể trở về Bắc Mạc được. Còn một bộ phận khác danh phận không rõ ràng, nghe nói đã có từ đời Tống. Đọa dân phần lớn tập trung ở tám huyện của Thiệu Hưng phủ, trong đó đông đảo nhất chính là ở huyện Sơn Âm.

- Đừng ra vội. Ta lên trên đó xem xem, nếu chúng đã đi hẳn rồi thì cô hãy ra.
Trương Nguyên nói.

Cô gái kia không đáp, ngồi trong bụi cỏ không chút động tĩnh. Nếu không phải Trương Nguyên biết cô ta đang ẩn nấp trong đó thì lướt mắt qua cũng thật chẳng thể phát hiện ra được.

Trương Nguyên bước nhanh lên núi, còn chưa tới đỉnh thì hai gã kia đã quay lại. Miệng phun ra một tràng những câu tục tĩu:
- Mẹ kiếp, đếch thấy đâu cả. Khốn nạn thật, loáng cái mà đã chả thấy đâu cả, đúng là kì lạ. Ngọn núi bé tí thế này, mẹ, chả lẽ nó bay lên trời, hay là chui xuống đất rồi?

Một tên khác nói:
- Tiếp tục tìm, tìm không được thì tới phố Tam Đại lục soát.

"Hồng hộc", triền núi bên kia có một gã đàn ông chạy tới, có lẽ tên này là Lục Hổ. Gã Lục Hổ nói:
- Không thấy nó chạy xuống đâu. Nhất định là vẫn ở trên này.

Một tên khác nói:
- Ngọn núi này không lớn nhưng cây cối um tùm rậm rạp, không dễ tìm đâu. Tốt nhất để ngày mai tới phố Tam Đại tìm nó vậy.

Lục Hổ nói:
- Đám đọa dân đó cũng đồng lòng lắm đấy. Còn có cả bọn biết võ nữa cơ, Nhị Hổ ca muốn tới đó bắt người chỉ sợ không dễ dàng thôi.

Gã tên là Nhị Hổ nói:
- Tiện nhân kia dám lấy hàng giả lừa ông, không cho nó một bài học sao được. Tưởng ông mày chưa ăn quýt Đường Tê bao giờ hay sao? Bọn con gái trong phố Đọa Dân ấy toàn là kỹ nữ cả thôi. Ông cho nó lên giường cùng là xem trọng nó lắm rồi. Biết võ thì được cái chó gì, dám đánh ông mày á, chỉ cần kêu Lưu bổ đầu tới đảm bảo bọn chúng sợ tè cả ra quần.

Lục Hổ cười dâm:
- Ha hả, tiện nhân kia trông vẫn còn non lắm, nói không chừng còn trinh đấy, da nó trắng nõn à....Hê hê...

Trương Nguyên gần như đã hiểu rõ sự tình. Cô gái kia chắc là bán quýt ở Đại Thiện Tự, nói quýt bản địa thành quýt đường Hàng Châu, chẳng ngờ lại gặp phải mấy gã lưu manh Nhị Hổ, Lục Hổ này.
Sơn Âm huyện còn có môt tên côn đồ nữa tên Thập Hổ. Mấy tên này bình thường chẳng có việc gì cũng đi lang thang gây sự, mà giờ đối tượng gây sự của chúng lại là cô gái có thân phận thấp kém, hơn nữa trong chuyện này cô lại cô lại là người có lỗi.

Ba tên vô lại chạy lên gò núi. Thấy Trương Nguyên đi tới, một tên trừng mắt nói:
- Tiểu tử kia, ban nãy mày nói thấy tiện nhân đó chạy lên núi. Sao chẳng thấy đâu cả? Hay là mày giấu nó đi trốn đâu rồi?

Một tên vô lại khác hùng hổ quát:
- Thằng nhãi này dám lừa bọn ông. Cứ cho nó một trận rồi tính sau.

Mấy tên đầu trâu mặt ngựa này, có giở Tứ thư Ngũ kinh ra với chúng cũng vô dụng. Có lý cũng thành vô lý. Cách xử lý nhanh nhất là dùng quả đấm, đánh cho bọn chúng một trận.
Thế nhưng trong trường hợp của Trương Nguyên bây giờ thì không ổn, cậu mới mười lăm tuổi, hồi trước cũng đã luyện võ nhưng cũng chỉ là mấy bài Thái Cực Quyền đơn giản để rèn luyện sức khỏe mà thôi. Bây giờ chỉ còn cách mượn uy kẻ khác thôi. .

Trương Nguyên chắp tay nói:
- Mấy vị hảo hán đây quen biết Lưu bổ đầu ư?

Ba tên côn đồ ngơ ngác nhìn nhau, một tên lên tiếng:
- Sao, chẳng lẽ ngươi cũng biết Lưu bổ đầu?

Lục hổ bên cạnh cười lạnh nói:
- Ban nãy Nhị Hổ ca đã nhắc tới Lưu bổ đầu, tiểu tử này là qua lời của chúng ta mà biết đó thôi. Hỏi nó xem Lưu bổ đầu tướng tá ra sao?

Trương Nguyên điềm tĩnh đáp:
- Hôm đó ta cùng thúc tổ tới huyện nha dự tiệc, trời đã tối, huyện tôn huyện lệnh lệnh cho một nha dịch đưa ta hồi phủ, tên đó họ Lưu, không biết có phải là Lưu bổ đầu mà các người đang nói tới hay không?

Tên đứng giữa là Nhị Hổ. Gã nghiêng đầu nhíu mắt quan sát một lượt Trương Nguyên từ trên xuống dưới. Thấy Trương Nguyên không đeo khăn trùm đầu của sinh đồ, chỉ là một dân đen bình thường, mà tuổi cũng chỉ tầm 15 16 thôi. Huyện tôn đại nhân có lẽ nào lại mời một thằng nhãi con đến dự tiệc chứ?

Nhị Hổ hỏi:
- Thế thúc tổ của mày là ai?

Trương Nguyên dõng dạc đáp:
- Chính là Trạng Nguyên Trương Túc Chi tiên sinh.

Cả ba tên bất giác giật mình, không hẹn mà cùng kêu lên:
- Tây Trương Trương Nhữ Lâm?

Trương Nguyên "Hừ" một tiếng, không đáp, bọn này dám cả gan gọi thẳng tên của người bề trên như vậy, thật là vô lễ hết sức.

Nhị Hổ quay sang hỏi Lục Hổ:
- Trương Nhữ Lâm tự là Túc Chi ư?

Lục Hổ nói:
- Hình như bọn dân đen gọi lão là Túc ông.

Nhị Hổ lại nhìn Trương Nguyên một lượt, hỏi:
- Ngươi biết Thất Bàn không?

- Đó là tứ thúc của ta, hiệu là Nhĩ Uẩn. Thế nào, các ngươi cũng nhận ra Tây Trương tứ thúc của ta ư?

Con trai thứ tư của Trương Nhữ Lâm là Trương Diệp Phương, tự Nhĩ Uẩn, hiệu Thất Bàn. Năm nay hai mươi sáu tuổi, đã đỗ sinh đồ, năm kia cũng với phụ thân của Trương Ngạc là Trương Bảo Sinh tới kinh thành. Trương Thất Bàn này trước hai mươi tuổi, ở Sơn Âm nổi danh là một đứa trẻ hư, còn ngông cuồng hơn cả Trương Ngạc bây giờ, suốt ngày cùng một đám thiếu niên côn đồ đi gây rối, còn tự xưng là thủ lĩnh đám côn đồ ấy.
Sau hai mươi tuổi y lại cải tà quy chính, trong ba năm đã đọc xong mọi sách thánh hiền, thi đỗ sinh đồ, công thành danh toại. Có thể thấy y là một người cực kì thông mình.

Nhị Hổ cũng không biết Trương Thất Bàn tự là Nhĩ Uẩn, chỉ biết y là lão Tứ nhà Tây Trương. Thấy Trương Nguyên phong thái điềm tĩnh đường hoàng, không có vẻ gì là con một nhà dân đen tầm thường cả. Con cháu Trương gia tốt nhất là không nên dây vào, nghĩ vậy, gã chắp tay nói:
- Hóa ra là Trương công tử. Hiểu lầm, hiểu lầm rồi. Chẳng hay Trương công tử tới đây có việc gì?

- Ta đến Đại Thiện Tự thăm bạn nhưng không gặp, bèn lên núi ngắm cảnh. Ba vị huynh đài, mời.

Ba tên côn đồ tránh qua một bên, ngó đông ngó tây, bước từng bước chậm rãi xuống núi.Bất ngờ, một tên kêu lên:
- Á à, con tiện nhân này, hóa ra là mày nấp ở đây à?

Cuối cùng cô gái đọa dân nấp trong bụi cỏ đã bị chúng phát hiện.
*****
- Con lừa trọc đầu ngu ngốc, dám cướp sư thái của bần đạo à? Con lừa đầu trọc! Con lừa đầu trọc!
(Con lừa đầu trọc: có một số hòa thương giả danh, hay dẫn theo con lừa đi hóa duyên, nhưng thật ra là ác bá cướp giật của dân, mọi người quen gọi là lừa trọc đầu)

Trương Nguyên vừa kêu to vừa chạy thục mạng xuống núi. Nếu ban nãy cậu không bảo cô gái kia nấp trong bụi cây có lẽ cô đã có thể lẳng lặng mà trốn thoát rồi. Ba tên đó quá ư hống hách, nghe khẩu khí của chúng thì xem chừng cho dù có phải xới tung cả cái phố Đọa Dân kia cũng phải tìm bằng được cô thiếu nữ trùm khăn xanh ấy. Nhất thời có chạy thoát cũng vô dụng, vô lại quá hống hách, đọa dân quá yếu hèn.

Mục đích của Trương Nguyên là thu hút sự chú ý của mọi người. Chân núi chính là Đại Thiện Tự rồi, hét lớn câu "Con lừa trọc cướp sư thái" sẽ khiến người ta vô cùng kinh ngạc, đảm bảo tất cả hòa thượng trong chùa lẫn khách dâng hương sẽ hiếu kì chạy tới vây quanh chỗ này, như vậy là cô thiếu nữ kia sẽ được an toàn rồi.

Ba tên lưu manh thấy Trương Nguyên la to như vậy thì nhất thời ngây ra. Tên tiểu tử này điên rồi hay sao, cái gì mà lừa cướp sư thái chứ?

Nhị Hổ tay chống nạnh, quát:
- Còn để ý tới thằng nhãi kia làm gì nữa, không mau bắt lấy con tiện nhân kia!

Tứ Hổ, Lục Hổ hùng hục tiến vào bụi cây lục soát.Tuy rằng cây cối ở đây rất um tùm rậm rạp nhưng hai tên Tứ Hổ, Lục Hổ đã chặn hai đầu, xem chừng cô gái khó lòng chạy thoát.

Trương Nguyên chạy vội tới trước mặt Nhị Hổ, tức giận quát:
- Các ngươi muốn làm gì? Cô gái đó đã từng tới nhà ta làm thuê. Lũ lừa trọc ngu ngốc các ngươi muốn làm gì? Đồ lừa trọc!

Nhị Hổ bị mắng đến hồ đồ, càng nghe càng chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Gã thò tay lên đầu, rõ ràng tóc vẫn còn mà?!? Trừng mắt nhìn Trương Nguyên, gã quát:
- Tên tiểu tử này ăn nói bậy bạ gì thế? Đừng xía mũi vào chuyện của bọn ông, về nhà bú ty mẹ đi!

Mấy tên "vô lại" này không phải là cường đạo, bản lĩnh duy nhất của chúng chỉ là dùng "võ mồm" để dọa nạt người khác mà thôi.

Cô gái núp trong bụi cây bị hai tên "lưu manh dởm" ép đến đường cùng.Không thể chạy thêm được nữa, cô run rẩy hét lên:
- Cấm lại gần! Đừng...đừng có ép ta. Ta...ta sẽ...sẽ đánh người đấy.

Gã Lục Hổ cười một cách dâm đãng nói:
- Hô hô, tiểu mỹ nữ cũng biết đánh người cơ đấy? Khá lắm, thế lại đây!Lại đây đánh anh đi!

Tứ Hổ quát lớn:
- Tiện nhân, mau ra đây!
Gã vừa nói vừa kéo tay cô gái ra, nhất định lôi cô ra cho bằng được. Không ngờ cô gái cũng không vừa, vùng vằng hất ngay gã Tứ Hổ kia ra, cánh tay cô dường như có một sức mạnh kì lạ.

Tứ Hổ lảo đảo thiếu chút nữa ngã nhào. Gã tức giận càng quát lớn:
- Giỏi lắm, con tiện nữ kia! Nhìn thế kia mà khỏe ra phết! Được, ông không tin là không lôi được mày ra....
Nói rồi gã lao vào, không chút kiêng dè nắm chặt lấy cánh tay cô gái kéo mạnh.

- Đừng ép ta.Ta sẽ đánh người thật đó!
Đọa dân thiếu nữ run run nói.

Lục Hổ cười ha hả, nói:
- Tứ Hổ ca, huynh cũng quá vô dụng rồi! Một con nhãi mà cũng đối phó không xong. Nhìn ta đây này...ối...ai ya....
Chưa kịp nói hết câu thì Lục Hổ đã lăng kềnh ra đất.

Tứ Hổ kêu lên:
- Hình như con tiện nữ này biết võ.

Lục Hổ lồm ngồm bò dậy, quát:
- Ta không tin hai gã đàn ông khỏe mạnh chúng ta lại không đối phó được với một con tiện nhân này...

*****

Bị cây cối che khuất nên Trương Nguyên không nhìn rõ, nhưng xem tình hình thì có vẻ như thiếu nữ đọa dân kia thân thủ cũng không tồi, hai gã đàn ông mà còn không lôi nổi cô ra ngoài.

Trương Nguyên chạy ra xa, cách chỗ bọn Nhị Hổ mấy bước, kêu lên:
- Nè, tiểu cô nương, cô đánh được thì cứ đánh thật mạnh vào. Đừng sợ, đã có ta làm chủ rồi. Đánh đi! Đánh đi! Ta có quen biết với người trong nha môn, cô cứ yên tâm mà đánh.

Trong tình huống như thế này thì phải nói quá lên một chút, nếu không cô gái kia sẽ không dám động thủ. Cô gái này là sợ đánh người sẽ mang tội nên nãy giờ mới không dám ra ta.

Cô gái có chút bất ngờ, quay sang Trương Nguyên hỏi:
- Thật sao?

Trương Nguyên đáp:
- Thật. Cứ đánh đi, dùng cả chân cả tay mà đánh...

Cô thiếu nữ đó nói:
- Vậy coi như là cậu đánh đó nhé. Không liên quan gì đến ta.

- Được. Coi như là ta đánh. Gặp quan cũng nói như thế.

- Ngươi bảo gì cơ?

Nhị Hổ hung hăng tiến lại gần Trương Nguyên.

Trương Nguyên đã nghe thấy có tiếng người từ dưới núi chạy lên. Nhịn gì thì nhịn chứ bị mắng là con lừa trọc đầu thì đến Phật tổ đại từ đại bi cũng khó có thể nuốt trôi cục giận to tướng này.Các hòa thượng nhanh chóng chạy lên xem thật hư ra sao.

Thấy Nhị Hổ hùng hổ bước tới, Trương Nguyên vẫn đứng nguyên tại chỗ không hề nao núng, nói:
- Ngươi cứ thử động tới ta xem, ta dám đảm bảo từ này về sau. Ngươi đừng mơ có chốn dung thân ở cái huyện Sơn Âm này.

Nhị Hổ nghe vậy thì không dám tiến lại nữa, nhưng bề ngoài vẫn phải cứng miệng:
- Liên quan đếch gì đến mày.Con tiện nữ này năm lần bảy lượt lừa tiền của ông, lẽ nào không bị trừng phạt hay sao?
Rồi gã quay sang chỗ bụi cây quát lớn:
- Hai thằng phế vật vô dụng kia, cả buổi vẫn chả tóm được một con nhãi nhép...

Lời của gã còn chưa dứt thì đã nghe thấy "Uỵch!Uỵnh" hai tiếng liên tiếp vang lên. Hai tên Nhị Hổ, Tứ Hổ lần lượt từ trong bụi cây bay thẳng ra ngoài trong tư thế "mông tiếp đất". Rồi bụi cây lại phát ra những tiếng "soàn soạt", cô gái đọa dân kia bấy giờ mới ung dung phủi tay bước ra.

Nhị Hổ hoảng sợ lùi lại mấy bước, kinh hãi nhìn đọa dân thiếu nữ kia. Trợn mắt nhìn xuống đất, thấy hai gã đang xuýt xoa kêu đau, hỏi:
- Lão Tứ, lão Lục, các ngươi làm sao vậy?

Hai tên "lưu manh rơm" nghe hỏi thì lại càng rên rỉ to hơn.

Trương Nguyên mừng rỡ. Thật không ngờ cô gái đọa dân kia lại có thân thủ phi phàm như vậy. Mà sao trông cô ta có gì đó...hơi kì lạ!?

Cô thiếu nữ đọa dân tóc tai bù xù buông xõa xuống, dưới ánh nắng mặt trời chói chang, từng lọn tóc như phát sáng, tỏa ra sắc vàng đến lóa mắt. Làn da cô cũng trắng đến lạ thường, không giống như màu trắng hồng của các thiếu nữ. Trên mặt còn có viết xước do bị cành cây cào vào.
Kì lạ nhất có lẽ là đôi mắt, hai con người tròn xoe như hai quân cờ vây, trong màu đen thăm thẳm còn hiện lên một màu xanh ngọc đầy bí ẩn. Cô gái cao gần bằng Trương Nguyên, nhưng nhìn khuôn mặt non nớt ấy, Trương Nguyên đoán có lẽ cô còn nhỏ tuổi hơn cậu.

Cô thiếu nữ đọa dân vừa bước ra thì lập tức lượm lại ngay chiếc giỏ trúc, mấy quả quýt này xem chừng rất quan trọng với nàng ta. Quấn lại chiếc khăn xanh lên trùm đầu, cô gái quay sang Trương Nguyên, hỏi:
- Vị thiếu gia này, xin hỏi tên còn lại kia có cần đánh nốt không?
Vừa nói, tay cô vừa chỉ vào Nhị Hổ.

Trương Nguyên hào hứng đáp:
- Đánh chứ. Cứ coi là ta đánh đi.

- Được.
Thấy có người chống lưng cho, cô gái không còn kiêng dè gì nữa, thu người lại rồi thoáng cái đã nhảy ngay đến trước mặt Nhị Hổ. Nhị Hổ gào thét vung nắm đấm vào mặt cô gái, nhưng cô đã kịp nghiêng mình né tránh. Rồi nhanh như cắt, cô đáp trả lại gã bằng một cú đá vào lưng đau điếng, đồng thời "tặng kèm" một cước vào chính giữa ngực, làm Nhị Hổ không kịp phản kháng. Gã cúi gập người kêu rên, cô lại phi chân một lần nữa, tên Nhị Hổ bị "hạ đo ván" lăn kềnh ra đất.

Trương Nguyên nhìn mà hoa cả mắt, miệng không ngớt lời khen:
- Đánh hay lắm! Đánh hay lắm!

- Kẻ nào dám đánh người ngay sau bổn tự thế này?

- Tên hòa thượng nào lên tiếng vậy?

- A Di Đà Phật thiện tai thiện tai...

Trương Nguyên quay đầu lại, đám tăng nhân của Đại Thiện Tự đã có mặt tất cả ở đây rồi, già trẻ lớn bé, còn có mấy tên đang lăm lăm côn thiết trên tay.

Đọa dân thiếu nữ vừa trông thấy có nhiều người kéo đến như vậy thì lại bắt đầu hoang mang, quay sang Trương Nguyên nói một tiếng:
- Tạ ơn thiếu gia.

Rồi chạy một mạch xuống núi, vừa chạy vừa quấn lại tấm vải xanh trên đầu. Mấy quả quýt trong giỏ bị rơi ra, lăn xuống chỗ Trương Nguyên đang đứng. Thấy vậy, cô gái không quay lại nhặt mà vội vàng chạy tới sườn núi rồi từ đó chạy thẳng xuống.

Trương Nguyên cúi người nhặt mấy quả quýt dưới chân lên, thấy vỏ đã bị dập thì tiện tay bóc luôn bỏ vào mồm.Vị quýt vừa thơm vừa ngọt, chất lượng cũng chẳng kém quýt mật Hàng Châu là bao.

- A Di Đà Phật, nơi này đã xảy ra chuyện gì vậy?

Một vị hòa thượng trung niên dẫn đầu, phía sau là mấy mươi vị hòa thượng nữa đang lăm lăm côn thiết trong tay. Thấy một thiếu niên áo xanh đang nhàn nhã đứng bóc quýt ăn, dưới đất là một tên đang ôm ngực kêu la, hai tên còn lại, một tên bịt mắt, một tên che miệng cũng nhăn nhó từ trong bụi cây bước ra.

Trương Nguyên nói:
- Đại sư phụ. Ban nãy có một tên hòa thượng ra tay đánh ngã ba người này, vừa mới đi rồi.

Vị hòa thượng trung niên nhìn một lượt ba gã đàn ông, đây là ba tên chuyên hoành hành gây rối ở Đại Thiện Tự. Lão hừ lạnh một tiếng:
- Ba tên các ngươi còn dám làm xằng làm bậy nơi cửa Phật, bổn tự sẽ báo quan để nghiêm trị lũ các người.
Rồi quay sang Trương Nguyên:
- Tiểu thí chủ có biết hòa thượng đã ra tay với ba tên này là cao tăng từ phương nào tới không?

- Không rõ nữa.

Vị tăng nhân trung niên lại hỏi:
- Hình như ban nãy nghe được có nhắc gì tới sư thái, chuyện này rốt cuộc là sao?

Trương Nguyên thầm nghĩ: "Tên hòa thượng này tai thính gớm, ta ở tận trên núi hô một câu mà y dưới núi cũng nghe thấy được". Rồi đáp:
- Chỉ có hòa thượng, không có sư thái.

Nhị Hổ xoa xoa ngực, lồm ngồm bò dậy, quát lên:
- Chó má, hòa thượng cũng không có, chỉ có một con tiện nhân thôi. Con tiện nhân đó.....

Trương Nguyên nói:
- Đại sư phụ, tên côn đồ này vừa mắng các vị là "chó má," " tiện nhân" đó.

Mấy hòa thượng vốn đã chẳng ưa gì mấy tên lưu manh này, giờ nghe được lời của Trương Nguyên thì đúng là đổ thêm dầu vào lửa. Mấy tăng nhân có côn thiết trong tay hùng hổ xông lên, nhắm thẳng ba tên lưu manh mà đánh. Vị tăng nhân dẫn đầu nói:
- Không cần ra tay với chúng, trói lại giải tới công đường.
******

Giờ đã là chính ngọ rồi, nhất định mẫu thân đang rất lo lắng đây. Nghĩ vậy, Trương Nguyên nhanh chóng chạy một mạch về nhà.
Từ xa đã trông thấy bóng hai người hầu nam từ hàng rào trúc trước cổng nhà chạy ra, một người là Vũ Lăng, người kia là Đại Thạch Đầu, đằng sau còn có Tiểu Thạch đầu cũng chạy ra đón.Thấy thiếu gia trở về, Vũ Lăng vừa mừng vừa giận, nói:
- Thiếu gia, may quá cậu về đây rồi. Thái thái hỏi đến cậu mấy lần, trường xã thì chẳng có ai, Định Nhất thiếu gia thì cũng về rồi. Cậu ấy bảo hôm nay trên học đường thiếu gia và thầy giáo ở trường xã đó xảy ra cãi vã, cuối cùng thầy giáo đó bị đuổi đi mất....Thiếu gia, vừa nãy cậu đã đi đâu vậy?

Trương Nguyên cười mắng:
- Con khỉ Trương Định Nhất kia chỉ giỏi về nhà ăn nói linh tinh, ta phải trừng trị cho nó một bài học mới được.

Rửa mặt xong, Trương Nguyên vội vàng tới bái kiến mẫu thân, kể cho bà về chuyện xảy ra ban sáng ở trường xã, rồi chuyện đi tới Đại Thiện Tự tìm thầy xin học nhưng không gặp. Còn chuyện gặp cô gái đọa dân và đám lưu manh kia, cậu tuyệt nhiên không hề nói tới để khỏi làm bà phải lo lắng.

Trương mẫu Lã thị ban nãy nghe Trương Định Nhất ba hoa một hồi thì cũng không tin lắm, nhưng mãi mà chẳng thấy con trai về nên bà cũng không hơi sốt ruột. Giờ mọi chuyện đã rõ, cậu lại còn được Hầu Huyện lệnh miễn cho ba năm lao dịch, đây đương nhiên là chuyện vui mừng rồi.Chỉ có điều bây giờ trường xã không có thầy dạy, mà Khải Đông tiên sinh ở Đại Thiện Tự yêu cầu lại cao, không phải ai cũng được ông tiếp nhận làm đồ đệ. Bà nói:
- Con trai, không cần sốt ruột đâu. Mắt của con vừa mới hồi phục, không nên quá lao lực. Hãy cứ để các môn khách tiên sinh bên Tây Trương sang đọc sách cho con nghe, sang năm đi học cũng chưa muộn mà.

Trương Nguyên nói:
- Hài nhi hôm nay tới Đại Thiện Tự xin học Khải Đông tiên sinh, nhưng con chưa gặp được thầy ấy, ngày mai để Tây Trương Tam huynh dẫn con tới đó. Con nhất định phải học được văn bát cổ trong năm nay, sang năm kì thi huyện tháng hai và kì thi phủ tháng tư con nhất định phải tham gia bằng được.

Thấy con trai quyết tâm như vậy, Lã thị cũng chẳng biết nói gì hơn nữa. Đột nhiên nghĩ tới một chuyện, bà nói:
- Nói như vậy lễ mừng thọ của anh rể con vào mùng bảy tháng ba năm tới, con không đi được rồi.

Trương Nguyên nói:
- Nghiệp học vẫn là quan trọng nhất. Đợi tới lúc đó hẵng hay mẫu thân à. Thi Huyện là trung tuần tháng hai, thi Phủ là hạ tuần tháng tư. Nếu trong thời gian này hài nhi học được văn bát cổ mà có thể tham gia thi được thì từ Tùng Giang phủ Thanh Phổ huyện quay về cũng chỉ khoảng một nghìn dặm là cùng, chỉ mất tầm hai mươi ngày thôi.

Trương mẫu Lã thị vui mừng nói:
- Được, con đã có tính toán như vậy ta cũng yên tâm rồi. Giờ con đi dùng cơm đi.

Đến quá trưa, Trương Nguyên ngồi một mình trong thư phòng phác họa lại theo tấm "Ma cô sơn tiên đàn ký" của Nhan Chân Khanh. Đây là tấm bia khắc chữ mà Nhan Chân Khanh đã sáng tác vào những năm cuối đời, từng dòng từng chữ hiện lên vô cùng uy nghiêm mà vẫn toát lên vẻ thanh cao và tao nhã. Trương Nguyên rất thích luyện theo tấm bia này, bởi vậy cậu tiến bộ rất nhanh chóng. Cậu thầm nghĩ nếu luyện thêm hai tháng Đại tự nữa là có thể luyện sang Tiểu Khải rồi. Khi đi thi thì chỉ được dùng kiểu chữ Tiểu Khải này, nhưng trước tiên vẫn cần phải tập kiểu chữ Đại Tự để quen mặt chữ, canh chỉnh kết cấu chữ và bút lực.

Nghĩ đến bút lực, Trương Nguyên liền nhớ tới cô thiếu nữ đọa dân biết võ nghệ ban sáng kia. Cô gái đó có làn da trắng và mái tóc vàng kì lạ, con ngươi thì hình như có màu xanh biếc, những đặc điểm ấy cho thấy cô mang gen di truyền của người mắt màu, tổ tiên hoặc cha mẹ cô rất có thể là người mắt màu triều Nguyên theo Tây Vực di cư vào Trung Nguyên. Người mắt màu có rất nhiều chủng tộc, da trắng có, da vàng có, người lai giữa da trắng và da vàng cũng có. Cô gái này hẳn là có dòng dõi Cát La Lộc, qua bao nhiêu đời, tộc người da trắng này đã lai với không biết bao nhiêu chủng tộc khác, cho đến thời Đại Minh lập quốc thì đã được hơn hai trăm bốn mươi năm rồi.

Tiểu nha đầu Thỏ Đình nhìn thấy thiếu gia luyện bút thì bất giác cứ ngẩn người ra ngắm. Ước chừng đã tới giờ thiếu gia ngừng luyện chữ rồi, cô liền mang bộ đồ rửa bút bằng sứ men xanh bước vào, bên trong là một đĩa nước trong.

Trương Nguyên cầm cây bút lông chấm đầu bút vào trong bát nước, khuấy đều cho sạch mực.Trông bát nước trong veo dần ngả sang màu mực đen, lòng cậu thầm nghĩ:
"Không biết cô gái đọa dân kia tên gọi là gì, dung mạo cũng có vẻ khá xinh đẹp.Chỉ là sống trong hoàn cảnh như vậy, việc phải buôn bán gian lận âu cũng là điều khó tránh. Kỹ nữ, đánh cá, ăn xin, cửu vạn, gánh phân, cạo tóc, săm mình, lo việc ma chay...là nghề chính của những người đọa dân này.

Lại nghĩ:
"Ba tên lưu manh kia đã bị áp giải tới nha môn, tạm thời sẽ không thể gây phiền hà cho thiếu nữ đọa dân kia được, vả lại cô ta cũng biết đánh đấm nên cũng chẳng e sợ gì bọn chúng. Qua mấy hôm nữa ta thử tới phố Tam Đại xem xem, nếu có thể giúp được cái gì thì giúp. Cô gái này còn nhỏ mà đã có thân thủ như vậy, không khỏi khiến người ta phải kinh ngạc. Những công phu đó không biết cô học ở đâu ra?"

***

Trương Đại, Nghê Nguyên Lộ, Diêu Giản Thúc và các sinh đồ tham gia kì thi hương ở Hàng Châu, hai mươi ba tháng bảy sau giờ ngọ theo đập nước phía nam tới bến tàu đi thuyền, qua kênh đào Tây Hưng rồi đến Tiêu Sơn, ở đây nghỉ một đêm rồi lại khởi hành tới Hàng Châu.Kì thi hương ở Hàng Châu được tổ chức vào mùng chín tháng tám.

Trương Đại thấy Trương Nguyên cũng tới tiễn thì cười hỏi:
- Giới tử, Chu Triệu Hạ kia dạy cũng không tệ, học hỏi được không ít kiến thức rồi đúng không?

Trương Nguyên cười khổ:
- Đại huynh thật đáng trách, sớm biết Chu Triệu Hạ kia là kẻ như thế nào mà chẳng nói với tiểu đệ một câu, hại đệ hôm nọ phải ầm ĩ với gã một trận.

Trương Đại cười ha ha, nói:
- Trước mặt gã, ta biết nói sao với đệ đây? Thôi thì cứ để đệ tự mình "lĩnh giáo" một chút cũng hay mà.

Trương Ngạc đứng bên nghe vậy, vội hỏi:
- Sao? Giới tử, đệ cãi nhau với ai cơ?

Trương Nguyên liền đem chuyện ở trường xã sáng hôm qua kể lại một lượt. Nghe xong tất cả mọi người ai nấy đều cất tiếng cười vang. Trương Ngạc cười nói:
- Giới tử, ta phục đệ sát đất. Trước nay chỉ có thầy đuổi trò, chứ việc học trò đuổi được thầy đi, đây quả là truyền kì, đáng ghi vào sử sách đó.

Nói giỡn một hồi, đám người Trương Đại bắt đầu lên thuyền rời bến. Ai nấy đều vô cùng hồ hỏi, làm như kì thi hương lần này mình chắc chắn sẽ vượt qua vậy.

Trương Nguyên nhìn theo bóng chiếc thuyền của Trương Đại đã đi xa, trong đầu thầm tưởng tượng cảnh Tông tử Đại huynh một tháng sau mang bộ dạng thất vọng ê chề quay trở về, không khỏi khẽ lắc đầu. Con đường khoa cử vốn khắc nghiệt và gian nan như vậy đó.

Trương Ngạc nói:
- Giới tử, đệ gật gà gật gù cái gì. Đã không tớitrường, vậy thì cùng ta làm vài ván cờ đi.

Trương Nguyên nói:
- Chơi cờ thì được, nhưng Tam huynh ngày maiphải dẫn ta tới Đại Thiện Tự, chỉ cho đệ chỗ nào là thiết quán của Lưu KhảiĐông tiên sinh nhé. Hôm qua đệ tìm mãi mà vẫn không thấy thiết quán của ông ấyđâu cả.

Trương Ngạc nói:
- Đệ muốn đến xin học ở chỗ ông già cổ quái đósao? Chỉ sợ lão không chịu thu nhận đệ thôi. Nếu đệ có bản lĩnh thì cứ tới đótranh luận với lão, mà tốt nhất là đuổi luôn lão đi càng tốt.

Trương Nguyên nói:
- Chớ coi thường học vấn thế gian. Đệ chỉ cóthể tranh cãi với một tên tầm thường như Chu Triệu Hạ mà thôi. Còn Khải Đôngtiên sinh là bậc đại nho nức tiếng thiên hạ, đệ tranh luận với ông ấy chẳng phảilà tự rước lấy nhục à?

Trương Ngạc nói:
- Ai mà chẳng có sở trường riêng của mình. Đệđấu cờ mồm với lão ấy, chắc chắn lão ta đấu không lại đệ đâu.

Trương Nguyên nói:
- Thôi đừng lôi thôi nữa, hay là thế này nhé,đệ và huynh chơi cờ, nếu huynh thua thì ngày mai phải dẫn đệ tới Đại Thiện Tựbái sư.

- Được.
Trương Ngạc nhận lời, rồi như nhớ ra điều gì,nói:
- À, nếu cậu thua thì sao?

Trương Nguyên cười nói:
- Đệ sẽ không thua đâu. Nếu thua thì sẽ khôngtới Đại Thiện Tự xin học nữa.

Trương Ngạc cũng cười, luôn miệng kêu TrươngNguyên khôn lỏi. Hai người vào trong nội phủ Tây Trương, tới thư phòng củaTrương Ngạc chơi cờ.
Nhìn thư phòng của Trương Ngạc, thay vì nóiđây là phòng đọc sách thì nói là nơi để giải trí thì phù hợp hơn.
Bởi lẽ sách chính kinh thì chẳng có mấy cuốn,còn song lục, phóng lao, cờ vây...mấy thứ


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro