Quyển I: Chương 2: Sai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Lạnh ở Boston

 Quyển I: Boston và Los Angeles 

Chương 2: Sai

 Từ những năm của thế kỉ XX, hai từ "di cư" trở nên rất phổ biến đối với người Việt Nam, đặc biệt là những năm sau năm 1975. Những năm đó, hàng ngàn người Việt di cư bằng nhiều cách, hợp pháp hay cả phạm pháp. Ngày nay, có khoảng hai triệu người Việt sống tại Hoa Kỳ, và còn nhiều hơn con số đó, là du học sinh, khách du lịch.

 Vâng, đối với gia đình anh – Trần Minh Quân cũng thế. Có lẽ, anh chọn con đường đến xứ Cờ Hoa với tư cách là một học sinh quốc tế, không phải mang chiếc thẻ xanh, mang danh là Việt Kiều vì anh yêu Harvard, yêu Boston chẳng thua cô.

Và gia đình anh chọn Los Angeles làm điểm đến. Có lẽ vì LA rực rỡ, phồn thịnh và có nhiều người Mỹ gốc Việt. Năm anh lớp Chín, cả nhà di cư đến Hoa Kì, chỉ còn anh tại Việt Nam. Nhưng lúc ấy, anh nghĩ anh chẳng cô đơn, vì anh có em gái nuôi là cô, có người bạn thân là cô, anh thực sự chẳng lo nghĩ nhiều. 

Và cứ thế, nhiều năm qua đi, anh từ Việt Nam rồi đến Boston, gặp lại cô, yêu cô, rời khỏi cô, rồi đến Los Angeles này, anh chắc chắn mình sẽ không gặp cô nữa đâu, chí ít là tại Los Angeles. Đơn giản, anh biết cô không thích nơi nào quá ồn ào, cô sẽ khó thích nghi.

Los Angeles, một trong những thành phố phát triển nhất nước Mĩ, là kinh đô ánh sáng, là trung tâm điện ảnh. Anh, chàng sinh viên Harvard hoàn thành khoá PR đã dành hai năm gap year đến đây, trải nghiệm cuộc sống không bài vở, không đại học và đặc biệt là không cô sẽ như thế nào. 

 Ừ thì nó thú vị hơn Boston lạnh buốt kia, nhưng không có cô bên cạnh, anh tựa như trở về là anh của hai năm đầu ở Boston. Cô đơn và lẻ loi. Ở đây, anh có giá đình, có em gái, nhưng cô ở nơi cách đây hơn mấy trăm cây số kia chỉ có một mình, sẽ ổn chứ? 

 "Reng...reng...reng..." 

 Chiếc đồng hồ reo inh ổi, ngày mới! 

 Los Angeles vào mùa đông với những cơn mưa lớn, y hệt thời tiết ở Việt Nam, thất thường.

Với tay tắt chiếc đồng hồ, anh lòm khòm ngồi dậy. 

- An, lấy dùm anh ly nước! – Tiếng anh vang lên. 

- An, An cái đầu anh ấy, em, Thuỳ! – Em gái anh, Phương Thuỳ lên tiếng. 

 Anh bật dậy.

 - Tự dưng kêu tên em là An. Này bạn gái anh tên An à? Có phải chị An hồi học chung Anh văn với mình không? – Thuỳ tò mò. 

- Nhiều chuyện! – Anh mắng lại. 

- Xuống nhà rồi ăn sáng, em đi học. – Không trêu anh mình nữa, cô bỏ ra ngoài. 

 Anh bước xuống giường, đi vào tolet. Nhìn mình trong gương, anh không khỏi cảm thán. Anh của hai năm sau đã không là anh của hai năm trước. Anh của năm hai mươi tư tuổi đã trưởng thành hơn, già dặn hơn, ít sôi nổi hơn. 

 Bước xuống nhà dưới, anh ngồi vào bàn. 

- Chào buổi sáng, ông bà! – Anh nói. 

- Good morning! – Ông Văn cười cười. 

 Cả nhà ăn sáng trong yên tĩnh, anh chợt nhớ đến cô. Cô gái nhỏ đó mà khi anh không để ý thì bỏ bữa sáng. Chuyện đó là chuyện của những năm tại Việt Nam, chẳng những còn là ở Boston. Cô vẫn thế. Chính vì vậy mới hay bị đau bao tử, có lần nhập viện trước khi thi, làm anh lo lắng kinh khủng.

 Ăn xong, anh lại lên phòng, mở laptop, tìm facebook của cô. Chẳng thấy hình ảnh, thông tin gì ngoài dòng status: "Ốm!." Đơn giản tưởng chừng như chẳng ai quan tâm. 

 Cô đang ốm ư? Có nặng không đấy? Có đi bác sĩ không? 

 Nhớ hồi còn học Trung học, có lần cô sốt mà vẫn đi học thêm Anh văn, anh nhìn mà sốt ruột vô cùng. Cô lúc ấy còn không viết nổi chữ nào, vừa vào lớp là nằm lên bàn, đến nỗi ba Hùng – vừa là thầy vừa là ba nuôi của anh và cô cũng lo lắng không kém. Cô rất biết chăm sóc người khác, đến có hai cái bánh cũng là ba Hùng một cái, anh một cái, còn cô thì chẳng có gì. Chăm sóc người khác thì giỏi lắm đấy, nhưng bản thân thì cứ bỏ bữa, ăn ít đồ, hơi tí là bệnh. 

 Cùng tâm trạng thấp thỏm không yên, anh lại ra quán, tiệm café của gia đình anh mở lúc vừa sang Mỹ, tính đến nay cũng được gần 10 năm rồi.

 - Anh Quân! – Giọng một người nam. 

- Em là...! – Anh nhìn, chợt thấy quen quen. 

- Hiển, em của chị An. – Hiển cười. 

- Không phải em đang ở Úc sao? 

- À, em đến Mỹ tham gia hội nghị, tình cờ gặp anh. Mà anh không phải ở Boston sao? 

- Anh đến Cali 2 năm rồi, gap year! 

- Còn chị? – Hiển nói, ánh mắt lo lắng. Chị cậu là người mạnh mẽ, nhưng không đồng nghĩa là sẽ không yếu mềm.

 - Anh và chị em chia tay hai năm nay rồi! 

- Anh dám, Trần Minh Quân, anh nghĩ chị tôi không thương anh sao? Hay anh nghĩ anh sẵn sàng bỏ chị tôi để đến Cali? Chị tôi còn không dám để ba mẹ biết chuyện anh, chị tôi chị nói về anh như người bạn mà chị ngưỡng mộ. Hai năm trước chị còn tính đưa ba mẹ sang đây, để gặp mặt anh. Không ngờ! – Cậu dọng bàn, đứng lên níu cổ áo của anh. 

- Là anh sai! 

- Biết là tốt! Anh ngồi im lặng. Cô đã nói, anh đi thì đừng trở lại. Hối hận thì cũng muộn rồi. Nếu anh không thích thử thách, thích khám phá những chân trời mới, anh sẽ không mất cô. 

- Quân, em xem anh là anh trai, là người trong nhà. Em không muốn anh và chị như thế, chị không mạnh mẽ như anh nghĩ đâu. Anh từng thấy chị khóc chưa? Chị không dám khóc trước mặt em, ba mẹ và tất cả mọi người, bao gồm anh. Chị chỉ khóc khi còn một mình. Chị dễ buồn, dễ tủi thân. Nếu không, khi anh đi, chị sẽ không níu kéo. Chị là người rất chiều người khác, chỉ có ai quan trọng thì chị mới như vậy. 

Anh lắng nghe Hiển kể về chị, về những kỉ niệm của họ. Có lẽ, anh thật sự sai. 

- Thôi, em đi. Mong anh suy nghĩ kĩ những lời em nói. 

 Hiển ra khỏi tiệm. Chỉ còn anh ngồi đấy, im lặng. 

Los Angeles những ngày đông se se lạnh càng khiến anh buồn thêm. Ừ, anh sai, sai thật rồi. Tình anh em, tình bạn, tình yêu, tất cả đều đã qua. Chẳng còn lại gì. 

Anh và cô, hai con người, hai đường thẳng, đã từng giao nhau tại một thời điểm và đã tách xa nhau. Người Đông, kẻ Tây, thật sự sẽ chẳng giao nhau nữa rồi. 

Anh đã cùng cô đi qua những năm tháng học trò, đã cùng cô đi qua giảng đường đại học nhưng lại không cùng cô, nắm tay nhau đi qua cả cuộc đời. Thật đáng cười! 

Trần Minh Quân ơi Trần Minh Quân, cuối cùng mày cũng mất đi người thương mày nhất, người tình nguyện chờ mày.

Tiệm café cứ đông khách, rồi thưa dần, thưa dần đến khi chẳng còn một ai. Los Angeles buổi tối nhộn nhịp, ồn ào. Ánh đèn cứ chớp tắt liên tục, biển quảng cáo với đầy những nội dung hấp dẫn. Marketing của Hoa Kì thật sự khiến người ta ngưỡng mộ. 

- Anh hai! – Thuỳ đập lên vai anh. – Sao còn ngồi đây, 8 giờ tối rồi. Ông nội không thấy anh về nên kêu em ra đây. 

- Ngồi xuống đi, anh kể em nghe về những năm anh ở Harvard. 

Thuỳ ngồi xuống cạnh anh. Cô biết những năm tháng anh ở Boston, anh chưa từng kể cho ai, cũng chẳng ai biết anh trải qua nó như thế nào. Anh cô cứ kể, kể về hai năm đầu của anh khó khăn ra sao.

- Em còn nhớ An không? 

- Chị An học chung với hai anh em mình lúc còn ở Việt Nam?

- Đúng rồi! Thật ra năm anh đi Mỹ, An đi Úc, học THPT ở đó hai năm, rồi qua Mỹ. Em sẽ chẳng ngờ đâu, An sống cùng anh một thành phố, học cùng một trường, một khoa. Quá bất ngờ phải không? – Anh cười. 

- Chị An thương anh những năm chị ấy học cùng anh ở Viêt Nam. Cả em và chị đều không nói vì khi ấy anh tập trung học nhiều, chuyện tình cảm sẽ chẳng để ý. 

Hai anh em Quân Thuỳ cứ ngồi đó, kể nhau nghe về những kỉ niệm, những điều mà chưa ai biết. Thuỳ biết, anh cô khép kín, đôi lúc còn cáu với cô. Chỉ có chị An lúc nào cũng bênh cô, lắm lúc còn lớn tiếng với anh. Cô sẽ chẳng quên chị, chị như người trong nhà, chị thương anh trước anh thương chị. Anh rồi sẽ quên chị, đến lúc nào đó, sẽ kết hôn cùng một người con gái khác, sẽ sinh con. Nhưng chị, chị thương anh cả đời, cô biết chị sẽ chẳng thương ai nữa đâu. 

- Hai! Lúc đầu anh chọn đến Boston, cả nhà phản đối rất kịch liệt. Chỉ có em ủng hộ, anh biết tại sao không? Là chị, là chị thuyết phục em ủng hộ anh, là chị nói như thế là cho chị cơ hội gặp lại anh. Anh sai lắm rồi, anh biết không? Hai năm, chẳng dài, em chúc anh sớm quay lại được với chị. Chị thương anh cả đời, đừng bỏ cuộc. 

Họ lững thững về nhà, vừa đi vừa nói chuyện.

An, em thấy không, anh lại sai lần nữa rồi. Em có tha thứ lỗi lầm này không, khi nó quá lớn? Đợi anh, đợi anh đi tìm em về, An nhé! 

Hết chương 2


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro