2. Ngoại truyện Tịch Đông

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Ba à, con nói con có người yêu rồi."

"Có thì dắt về! Cưới hỏi cho đàng hoàng!" - Sếp lớn ở nhà lại đang gào lên. "Còn không thì xem mắt rồi cưới đi. Dì Phương chọn cho vài mối tốt."

Thanh chắn ngang hạ xuống trước đầu xe. Tôi vừa kẹp điện thoại vào tai, vừa lục tìm vé giữ xe.

- Anh ơi, nhanh dùm cái đi. - Tay bảo vệ lên tiếng dục.

Tôi gật đầu tỏ ý xin lỗi rồi cẩn thận đưa tờ giấy mỏng cho anh ta. Miệng bận rộn nói vào điện thoại.

"Bây giờ con phải ra ngoài gặp khách hàng. Chút về nói chuyện với ba sau ạ."

Tay phải quay vô lăng, tay trái nhanh chóng bấm nút tắt luôn cuộc gọi. Trong ba mươi sáu kế, chạy là thượng sách. Trước mắt phải thoát thân cái đã.

Tôi tên Tịch Đông. Trước năm mười tuổi mang họ Phạm, Phạm Tịch Đông. cuộc sống đơn giản cùng mẹ và ông ngoại trong khu nhà lụp xụp gần trung tâm thành phố. Ông ngoại chuyên nghiên cứu ngôn ngữ, biết năm thứ tiếng khác nhau, bề ngoài nho nhả, học thức. Có lẽ vì vậy mà ông ngoại không thích tôi.

Nghe nói, mẹ sinh tôi ra sau một đêm mây mưa trong chuyến du lịch đoàn thể. Người đàn ông kia say, mẹ cũng say. Tiếp đến chuyện người lớn, dù có hỏi thế nào cũng không nghe ông ngoại kể nữa. Chỉ biết, đối với một người có học vị, con gái chưa chồng mà chữa rất nhục nhã. Tất nhiên, đứa cháu đáng yêu vừa sinh ra cũng chẳng làm ông thích hơn được.

Trước năm mười tuổi, cuộc đời này đầy những nguyên tắt tôi cần phải tuân theo. Vốn nghĩ, con người cứ thế trưởng thành. Đứa trẻ sai lầm sẽ mang danh nhà nghiên cứu nho nhã như ông ngoại hay giáo viên dạy học điềm đạm như mẹ nó. Nhưng ở đời, tương lai là thứ khó đoán nhất.

Mẹ gặp tai nạn qua đời. Ông ngoại đưa tôi đến tìm ba. Lần đầu tiên thấy ông ấy, thật sự vô cùng ấm áp. Dù có chút ngạc nhiên, nhưng ba nhanh chóng đón lấy tôi, xoa đầu cười đùa. Cuộc sống mới không báo trc đã bắt đầu. Cũng từ ngày đó tôi đổi họ Nguyễn, Nguyễn Tịch Đông.

Ông ngoại chưa bao giờ cười giống ba, chỉ toàn trách phạt. Tôi thật sự rất thích ba.

Nghe nói, chẳng bao lâu sau khi bàn giao con cho ba, ông ngoại qua đời. Không một ai đưa tôi đến tang lễ. Ông ngoại dạy, con trai không được khóc. Ngày đó, tôi đứng trên ban công, cố gắng tìm ra hướng ngôi nhà cũ, tự mình tạm biệt ông. Vậy là ba trở thành người thân duy nhất của tôi còn lại trên đời.

Ở nhà mới rất đông người. Ngoài ba ra, sau bếp có hai cô giúp việc, và trong sân có chú tài xế. Còn nữa, người gọi là dì Phương ngủ cùng phòng với ba. Bà ấy dường như nắm mọi quyền hành trong nhà. Ai ai cũng nghe lời răm rắp. Tôi thuận theo, ngoan ngoãn dạ thưa với dì.

Con trai dì Phương tên Gia Bảo, lớn hơn tôi hai tuổi. Anh ấy cũng gọi ba tôi bằng ba. Chúng tôi là anh em cùng cha khác mẹ. Khi đó tôi còn chưa hiểu hết cụm từ "cùng cha khác mẹ", chỉ có thể cảm nhận được Gia Bảo không thích tôi. Anh ấy không thích tôi động vào bất cứ thứ gì trong nhà, còn thường xuyên ra lệnh cho con chó to xô ngã tôi. Dù muốn đến gần thế nào, lấy lòng ra sao, Gia Bảo vẫn không thích tôi.

Thật ra sống trong ngôi nhà mới không tệ. Mỗi ngày đi học, về nhà tắm rửa ăn cơm. Ba dành thời gian chơi với tôi và anh hai Gia Bảo, thường xuyên mua rất nhiều quà cho chúng tôi. Càng ngày, tôi càng thích ba, cũng khao khát được chơi cùng anh hai.

Dì Phương chưa bao giờ đánh đập, hay bắt nạt tôi như mấy mụ dì ghẻ trong truyện cổ tích dành cho đám con gái. Nhưng mỗi khi Gia Bảo không vui, tôi sẽ bị nghe giảng rất lâu rằng: Họ đã cố gắng hết sức để có trách nhiệm vì vậy một đứa con rơi thì không nên động vào bất cứ thứ gì. Sau đó dì Phương sẽ nhốt tôi trong phòng khóa trái cửa, đến khi ba về mới thả ra. Cũng chẳng phải hình phạt gì nặng lắm, chỉ từ bỏ thói quen chạy nhảy bên ngoài. Có lẽ nhờ vậy nên dần dần tính tình năng động cũng trở nên yên tĩnh.

Thời gian không dừng lại, chúng tôi lớn lên và cũng dần hiểu được "con rơi" mang ý nghĩa gì. Thật ra tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Ngược lại dì Phương và Gia Bảo rất để ý chuyện này. Phải kể đến cái lần sinh nhật mười tám tuổi, ba dùng một số cổ phần công ty làm quà. Mẹ con họ bắt đầu cảm thấy đứa trẻ Tịch Đông trở thành mối họa.

Tôi đi du học, biến mất một thời gian. Nhưng sự dè chừng chưa bao giờ được buông xuống.

Ba yêu cầu cả Gia Bảo và tôi đều phải trở về, tiếp nhận Hưng Thịnh, công ty ba gầy dựng nên. Anh hai trở thành tổng giám đốc, còn tôi chỉ giữ chức vụ trưởng phòng kỹ thuật nhỏ nhỏ. Nhiều năm trôi qua, không thay đổi, không lên chức, cũng chẳng lên lương. Mọi thứ vẫn ổn, chỉ cần anh hai không ghét tôi nữa là được.

Sau khi ông ngoại qua đời, có để di chúc lại ngôi nhà trước đây chúng tôi sống. Tôi mang ngôi nhà kỹ niệm đem bán, dùng tiền đó làm vốn, ra ngoài cùng Khoa Nghị bắt đầu lập nghiệp.

Dần dần dì Phương bị lòng tham quá lớn che mờ mắt. Bà liên tục thúc giục tôi lấy vợ ra riêng, thay vì ở chung trong một mái nhà, nhắc ba nhớ còn một đứa con phải chia tài sản. Gia Bảo cũng liên tục yêu cầu tôi giao lại số cổ phần đã nhận năm mười tám tuổi. Thật phiền phức. Nếu không phải vô tình biết được âm mưu của chị dâu, có lẽ tôi đã giao quách cho rồi. May thay, sau năm năm kết hôn, chị ta cuối cùng cũng mang thai. Tôi định bụng giao số cổ phần cho đứa bé, và giữ quyền quản lý để ngăn chặn âm mưu thôn tính của gia đình chị ta.

Khổ nổi, hiện tại tuổi đã chạm mốc ba lần năm bằng ba lăm. Ông sếp già ở nhà bắt đầu nghe lời dì Phương xúi dục, bắt ép tôi kết hôn. Không phải tôi không có người yêu, mà là đã chia tay.

Những năm học đại học, có rất nhiều cô nàng đỏm dáng theo đuổi, dai nhất phải kể đến Lưu Ly. Kẻ luôn dựa vào mối quan hệ giữa cô ấy và Diệu Hiền, chị dâu tôi, mà đeo bám không thôi. Thay vì suốt ngày đối đầu với một nhóm ba người anh hai Gia Bảo, chị dâu và Lưu Ly, tôi đành phải đồng ý hẹn hò. Chuyện chẳng lãng mạn, càng không đặc sắc.

Mọi người nhìn vào đều nói tôi rất mực cưng chiều bạn gái. Thật ra, cô nàng này thông minh, xinh đẹp, nhưng lại cực kỳ phiền phức. Để tránh mệt mỏi, cô ấy muốn cái gì, tôi chiều theo cái đó, muốn mua gì, tôi liền mua cái đó. Nhưng suốt mười mấy năm, chưa từng có ý định kết hôn. Sau khi biết tôi có ý định nhường lại cổ phần công ty Hưng Thịnh cho anh hai, Lưu Ly rất tức giận, chủ động chia tay để uy hiếp. Còn tôi cảm thấy mình như được giải thoát.

Có điều, chạy trời không khỏi nắng. Hôm nay ông già lại gọi điện đến ra lệnh truyền con dâu. Tôi biết đi đâu đào ra con dâu cho ba đây?

Vừa suy nghĩ, vừa cho rẽ vào đường tắt nhỏ. Đến ngã tư giao lộ, một chiếc ba gác máy cắt ngang từ hướng ngược chiều, chắn tầm nhìn. Giao thông mà không có công an đúng là đủ mọi loại loạn. Tín hiệu chuyển xanh. Nhả cần thắng, tôi bực mình đánh vô lăng lách xe qua đoạn hẹp, quay lại đường lớn.

RẦM!!!

Tiếng đèn pha vỡ vụng dội ngược vào trong. Đoán chừng, âm thanh này đủ làm móp vài chỗ rồi. Từng bị ám ảnh mẹ qua đời vì tai nạn giao thông, tôi có hơi hoảng, đờ người đi một lúc. Đằng sau dân chúng nhấn còi in ỏi. Trước khi có người xông đến gõ cửa, tôi ba chân bốn cẳng xuống xe.

Chiếc Suzuki đời một ngàn chín trăm hồi đó không quá đắt tiền nằm sát lề đi bộ. Cô gái nằm giữa đường, có nhiều vết trầy sướt nhưng vẫn còn tỉnh táo. Nhưng chỉ một phút sau, cô nàng đã bất tỉnh nhân sự. Lần đầu tôi được trãi nghiệm cảm giác bị ăn vạ.

Bác sĩ nói ngoại trừ cánh tay bị gãy hai khúc, có thể xem như nghiêm trọng thì cô gái kia không có tổn thương gì. Ngất đi do quá hoảng sợ. Đúng thật, chỉ hai tiếng sau người cũng tỉnh lại rồi. Nhìn kỹ, gương mặt tròn tròn, ngơ ngác. Xem chừng tôi đã hiểu lầm chuyện ăn vạ.

Cho đến khi em họ cô ấy xuất hiện. Không biết cô nàng này lôi đâu ra nhỏ em họ hùng hồn như gian hồ chợ lớn. Càng bất ngờ hơn khi biết nhân vật hổ báo này đang là bác sĩ thực tập. Yêu cầu bồi thường, chi tiết rõ ràng, nêu đúng tình trạng chấn thương khiến tôi không thể chối cãi được.

Trong số lời ba dạy, tôi nhớ nhất câu: Cái gì giải quyết được bằng tiền đều rẻ, không cần do dự. Bồi thường thì bồi thường. Nhưng vấn đề không phải chỉ là tiền.

Người nghèo ăn vạ đã đáng sợ, người làm nghệ thuật nghèo một khi ăn vạ còn đáng sợ hơn. Cô gái bị tôi tông phải là họa sĩ. Đôi tay vàng trị giá triệu đô gì đó. Chỉ có xui xẻo hơn, không có xui xẻo nhất. Tôi phải cam đoan chịu trách nhiệm suốt đời, nếu họa sĩ không vẽ được nữa. Dù sao bác sĩ cũng nói dây thần kinh vận động không có vấn đề, tôi tin ông ấy.

Trong lúc người bất tỉnh, tôi có lục balô của cô nàng họa sĩ. Trong đó có tập hồ sơ xin việc, ghi rõ lý lịch trích ngang rất tiện lợi. Cô ấy tên Yên Hạ. Tên đẹp thật. Nếu ông ngoại còn sống, có khi vì cái tên này mà tuyển cháu dâu mất. Yên Hạ - Tịch Đông, hạ bình yên, đông tĩnh lặng. Hóa ra từng học đại học, nhưng không thể tốt nghiệp. Điểm số môn anh văn, kinh tế cơ sở và chủ nghĩa Mac_Lenin thê thảm thương thật.

Vì còn cuộc hẹn gặp khách hàng, nên tôi phải rời đi trước. Điện thoại của Yên Hạ đã nát bét sau cú va đập, sim cũng hư, nên tôi để lại điện thoại của tôi cho cô ấy dùng. Là số chuyên liên lạc với người nhà. Thật không ngờ, mọi chuyện lại bắt đầu vượt ngoài tầm kiểm soát.

"Đông hả con? Ba nghe giọng bạn gái con rồi, cũng được lắm. Chiều nay dắt con bé về ra mắt đi." - Vừa bắt máy lên, sếp ba đã nói luôn tuồng.

"Ba nói gì con không hiểu?" - Cũng may đối tác vừa mới ra về, nếu không tôi chết cứng tại chỗ mất.

"À, sáng gọi điện cho con ba quên kêu con về ăn cơm, nên nãy gọi lại. Nghe bạn gái con bắt máy. Ba hỏi nó phải bạn gái con không, con bé còn dạ thưa rất ngoan ngoan đó nha."

Khỉ thật, cái cô nàng Yên Hạ này điên hay sao lại nghe điện thoại của ba tôi. Màn hình có hiển thị tên người gọi, mắt cô ta để trưng chắc. Lại còn dạ, dạ cái gì mà dạ với thưa. Tôi có nói sẽ chịu trách nhiệm suốt đời chứ có nói sẽ cưới cô ấy đâu.

"Dạ." - Giờ mà phủ nhận, có khi bị lôi về nhà thật tra khảo đến chết. - "Cô ấy gặp tai nạn, hiện đang ở lại bênh viện theo dõi. Chiều nay không theo con về găp ba được đâu."

"Chà... Sao con không cho ba biết sớm. À, mà con bé tên gì? Làm nghề gì? Sống ở đâu hả con?"

Phóng lao thì phải theo lao. May mắn đã đọc hết thông tin, tôi nhanh chóng phun ra một lượt sơ yếu lý lịch trích ngang của Yên Hạ. Ba rất hài lòng. Vui vẻ tuyên bố ngày mai sẽ dẫn cả nhà đến thăm cô ấy sau đó cúp máy nhanh như một vị thần, không cho bất cứ ai thời gian phản ứng hay chống đối.

Tôi lặp tức bay đến bệnh viện, viết kịch bản cẩu huyết.

Ban đầu Yên Hạ không đồng ý đóng giả bạn gái tôi, nhưng sau lại mạnh dạng đưa ra con số năm trăm triệu làm điều kiện. Đúng là gia đình ăn cướp mà. Khi trả giá xuống còn ba trăm, chúng tôi thuận lợi hoàn tất giao dịch. Cái gì giải quyết được bằng tiền thì đều rẻ, nhưng ba quên nói có những cuộc giao dịch món hàng giá trị bằng cả cuộc đời.

Yên Hạ sống cùng mẹ. Một bà mẹ hùng hồn như gấu, nhưng lại rất mực cưng chiều cô con gái này. Tôi phải lấy hết nhân lễ nghĩa từng được ông ngoại dạy ra dùng mới may mắn thoát tử nạn. Diễn tốt vai tình nhân, tôi tranh thủ lấy lòng mẹ Yên Hạ, để dễ dàng thường xuyên đưa cô ấy ra ngoài tạo kỹ niệm.

Dần dần, tôi phát hiện ra Yên Hạ nói nhiều kinh khủng. Cô ấy có thể nói suốt dọc đường từ nhà đến rạp chiếu phim, từ rạp chiếu phim về nhà. Đủ chuyện trên trời dưới đất đều được nhắc tới. Cả đống thuật ngữ vũ trụ, sức khỏe, y tế, mỹ thuật, tâm linh, cho đến lý thuyết khoa học huyền bí đều cực kỳ chính xác. Nhiều chuyện tôi phải tìm trên google để xác nhận lại. Ngạc nhiên cái là đều có thật hết.

Chả hiểu cái đầu bé xíu kia nhớ tổng cộng tất cả bao nhiêu thứ, nhưng buồn cười ở chỗ chẳng có thứ gì hữu dụng cả. Trí nhớ ngoại hạng, đầu óc lập dị, cộng với bề ngoài gà mờ, khiến việc ở cạnh Yên Hạ mỗi ngày đều rất thú vị.

Sau một thời gian đủ để chắc chắn mọi chuyện không bại lộ, tôi đưa Yên Hạ về ra mắt gia đình. Vừa vào cửa đã bị anh hai lôi lên phòng, tiếp tục đưa ra hàng tá lý do tôi cần giao cổ phần cho anh ta. Não chạy nhanh có lợi, nhưng đôi khi thắng không kịp. Tôi liền lấy lý do mình sắp kết hôn, cần tiền chi trả đám cưới, xin hoãn lại. Gia Bảo tất nhiên không vui. Không vui thì không vui, chứ cổ phần nằm trong tay tôi, anh ta cũng chẳng dám làm gì quá đáng. Hơn nữa có ai bảo sẽ không đưa đâu.

Tiếp đến trên bàn ăn, dì Phương bắt đầu ca bài ca con cá muôn thở, kết hôn, ra riêng gì gì đó. Thật tội nghiệp cho những kẻ mù quán. Làm như ra riêng thì ba không thể chia tài sản nữa vậy. Luật Việt Nam, ở chung ở riêng gì, cũng được chia đều thôi. Mà dù sao tôi đây cũng không tha thiết sống cùng mẹ con dì Phương.

Sau khi suy nghĩ kỹ, cách đối phó tốt nhất lúc này chỉ có thể kết hôn. Nhưng tì vết bị đá vì vô sản khiến bản thân thấy bế tắt. Tôi biết đi đâu tìm người chịu lấy mình mà không cần dây dưa mớ tài sản thừa kế đây. Một người chỉ cần những thứ tôi có, thuộc về tôi, không đòi hỏi thêm bất cứ thứ gì. Còn phải là người diễn xuất tốt, phối hợp tốt, gia đình không nghi ngờ.

Trên đường về nhà, Đôi mắt cứ vô thức nhìn người kế bên.

<Còn tiếp>

Lời thỏ muốn nói: Ngủ quên, lại ngủ quên!!!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro