Dạng đề so sánh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


A. PHẦN VĂN XUÔI LỚP 12

Phươngpháp giải hai dạng đề phổ biến trong đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đạihọc Cao đẳng những năm gần đây

1. Dạngđề so sánh

a. Dạng đềso sánh

* So sánh hai chi tiết nghệ thuật...

* So sánh hai nhân vật

* So sánh cảm nhận hai câu nói, hai ý kiến

b. Cấu trúc(lập ý)

* Mở bài: Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất)

- Nêu tác giả, xuất xứ (cả hai tác giả)

- Làm rõ từng đối tượng

* Thân bài:

- Cảm nhận về đối tượng thứnhất

+ Nội dung

+ Nghệ thuật

- Cảm nhận về đối tượng thứhai

+ Nội dung

+ Nghệ thuật

- So sánh sự tương đồng vàkhác biệt

+ Sự tương đồng

+ Sự khác biệt

+ Lí giải sự tương đồng và khác biệt

* Kết bài: Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.

Khái quát về nét giống và khác tiêu biểu.

3) Dạngđề chứng minh nhận định

a.Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra, có thểdạng đề mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Học sinh phảidùng kiến thức, một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.

Những năm gần đây đề thi thường cho hai nhận định trong đề hoặc tươngđồng (đều đúng) hoặc đối lập (một đúng và một sai). Từ đó học sinh dùng thaotác phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ để làm bài

a. Cấu trúc(lập ý)

* Mở bài: Nêu vấn đề, dẫn ý kiến

* Thân bài:

- Vài nétvề tác giả, tác phẩm

- Giảithích ý kiến (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một)

- Bàn luận

+ Bàn luận về vấn đề đặt ra

+ Phân tích, chứng minh làm rõ quan điểm

- Bìnhluận ý kiến

+ Khẳng định ý kiến đúng hay sai? Vì sao?

* Kết bài: Đánh giá chung

* Đề luyện tập:

Giáo viên có thể tham khảo các đề luyện tậpsau đây để giúp học sinh vận dụng làm bài nghị luận văn học (phần 5 điểm) trongđề thi THPT (tùy theo đối tượng, yêucầu, giáo viên ôn luyện cho phù hợp với từng mức độ năng lực tương ứng).

Đề bài phân tích và chứng minh nhận định sau đây:Văn họcthời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước,khí phách kiên cường dũng cảmvà lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta

Bài làm
Chặng đường văn học ba mươi năm(1945-1975) tuy ngắn nhưng thật sự làmột thời kì văn học sôi động. Vượt qua nhiều trở ngại lớn lao tưởng như không thể vượt qua nổi của chiếntranh, văn học đã đạt những thành tựu cao quý.Đặc biệt "văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường, dũng cảm và lối sống nhân áinghĩa tình của nhân dân ta". Quathơ văn thời kì 1945-1975, ta hãy phân tích và chứng minh nhận
định trên.
Trướchết, ta thấy rõ tinh thần yêu nước thể hiện ở những người chiến sĩ. Dẫu từ mọi phương trời lạ, chẳng hẹnquen nhau, họ có cùng chung lí tưởng đánhgiặc cứu nước và trở thành đồng chí. Dù chịu đựng mọi gian khổ, họ vẫn lạc quan, cầm chắc tay súng diệtthù:

Anh với tôi biếttừng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
... Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(ChínhHữu)
Văn học "biểudương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường" bằng những vần thơ sinh động, như một đoạnphim ngợi ca:
Chiến sĩanh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưadầm, cơm vắt,

Máu trộnbùn non
Gan không súng, chí không mòn.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn ghi lại hình ảnhlớp lớp đoàn đoàn quân như nướcvỡ bờ, đem lại chiến thắng vinh quang rực rỡ cho đất nước:
Súng nổrung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
(Đất nước)
Trongmột tác phẩm văn xuôi, chúng ta cũng thấy rõ tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm, củanhân dân ta. Chiến, Việt trong tác phẩmNhững đứa con trong gia đình đã quyết tâm cầm súng đánh giặc để trả thù nhà. Tnú yêu thương, gắn bóvới bản làng, dẫu thương tật đôi tay vẫn thamgia lực lượng chiến đấu, giết giặc thù (Rừng xà nu).
Lòng yêu nước còn thể hiện chân thành cảm độngqua sự hi sinh cao cả, ngườichiến sĩ vẫn sẵn sàng chấp nhận, hi sinh tuổi trẻ vì tổ quốc:
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng)
Có khi tình cảm yêu nước thể hiện qua lòng yêuquê nghèo với hình ảnh người vợhiền lam lũ:
Ba năm rồigửi lại quê hương
Mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
(Hồng Nguyên)
Lòng yêu nước còn thể hiện qua nỗi thương xótcảnh quê hương bị thiêu hủy dướigót giặc hung tàn:
Quê hươngta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Cho nên bộc lộ nỗi căm hờn:
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn.
(HoàngCầm)
Đólà lòng yêu nước sáng ngời của quần chúng cách mạng: người em liên lạc, bà mẹ chăm sóc người chiến sĩ, côgái Tây Bắc nuôi quân (Tiếng hát contàu – Chế Lan Viên). Đó là khí phách kiên cường, lòng thủy chung với cách mạng và mảnh đất quê hương nhưông Tám Xẻo Đước (Đất – Anh Đức),anh Ba Hoành (Quán rượu người câm – Nguyễn Quang Sáng), Cụ Mết (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).
Xuất phát từ tình yêu nước, những tình cảm caođẹp khác thể hiện trong "lối sống nhân ái, nghĩa tình của nhân dânta". Trước hết, đó là tình quân dânthắm thiết:
Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
... Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong.

(Hoàng Trung Thông)
Đólà sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân đối với người chiến sĩ cách mạng hoạt động trong thời kì đen tốiqua hình ảnh bà Bủ, bà Bầm, mẹ Tơm, mẹSuốt (Tố Hữu), bà mẹ đào hầm:
Đất quê tamênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
(DươngHương Ly)
Trongchiến đấu gian khổ, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào càng phát huy cao độ (Người mẹ cầm súng – NguyễnThi, Bức thư Cà Mau – Anh Đức). "Lối sống nhân ái nghĩa tình" còn thểhiện sâu sắc qua nhiều khía cạnh tìnhcảm gia đình: tình vợ chồng, tình mẹ con, tình anh em, nghĩa láng giềng (Những đứa con trong gia đình, Ngườimẹ cầm súng – Nguyễn Thi). Lối sốngnhân ái nghĩa tình còn thấy rõ ở lối sống đùm bọc, thương yêu, cùng xây dựng cuộc đời mới của những conngười lao động ở nông trường Điện Biênnhư Đào, Huân, Duệ... (Mùa lạc – Nguyễn Khải).
Ngoài ra trong các tác phẩm văn học thời kì1945-1975, tình yêu lứa đôi cũngđược soi rọi và sáng ngời dưới ánh sáng của tình yêu tổ quốc. Những người trẻ tuổi tạm thời đặt tìnhcảm riêng sau sự bức thiết của sự nghiệpchung:
Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau.
(Nguyễn Mĩ)
Có khi giữa gian khổ, tình yêu càng trong sáng,thơ mộng, thật cảm động (Mảnhtrăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu).
Văn học cũng phản ánh chân thực những hoàn cảnhhội ngộ, sinh li cũng như tử biệthết sắc khắc nghiệt:
Mới đếncầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông
... Anh đi bộ đội, sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
(Vũ Cao)
Tình yêu quê hương cũng không kém phần thốngthiết khi người em nhỏ du kích đãbị giặc bắn rồi quăng mất xác:
Xưa yêuquê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Giang Nam)
"Lối sốngnhân ái nghĩa tình" còn là những nét đẹp truyền thống mà nhân dân ta luônphát huy trong hình ảnh vẹn tròn của Đất Nước:
Em ơi emĐất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Tómlại, "tinh thần yêu nước, khí phách kiêncường dũng cảm và lối sống nhânái nghĩa tình" là hai nội dung chủ yếu của văn học thời kì 1945-1975, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cảđã trở thành tài sản quý về tinh thần, tìnhcảm, đạo đức của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc trong nền văn học dân tộc trong thời kì hiện đại.

Đề 1: Mộttrong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng được tình huốngtruyện độc đáo và hấp dẫn.

Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên.

I. Tìm hiểu đề:

1. Xác định yêu cầu về nội dung:

Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

2. Xác định yêu cầu về hình thức:

Nghị luận về một khía cạnh tác phẩm văn xuôi: Tạo tình huống trongtruyện.

3. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng:

- Tác phẩm Vợ nhặt.

II.Lập dàn ý:

Mởbài:

- Kim Lân là nhà văn gắn bó với nông thôn và người nông dân. Ông viếtchân thật , xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộvà tâm lí của họ.

- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962)

- Một trong những sángtạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

Thânbài:

Luận điểm 1: Tìnhhuống truyện là "cái tình thếxảy ra truyện" là "mộtkhoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc" là "cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đờingười" (Nguyễn Minh Châu).

Tình huống truyện cònđược hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữanhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó nhân vật được bộc lộ tâm trạng, tính cáchhay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm.

Luận điểm 2: Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn:

a. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhànghèo xấu xí, dân xóm ngụ cư (bị người làng khinh bỉ) giữa lúc đói khát lại lấyđược vợ.

- Việc Tràng lấy vợ là một điều lạ:

+ Người như Tràng mà lấyđược vợ, thậm chí còn "vợtheo", "vợ nhặt".

+ Thời buổi đói khátnày, người như Tràng nuôi thân chẳng nổi lại còn dám lấy vợ.

- Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư, của bà cụ Tứ(mẹ Tràng) và ngay cả Tràng nữa.

+ Người dân xóm ngụ cư "đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra vàbàn tán".

+Bà cụ Tứ: Sững sờ, ngạc nhiên.

+ Chính Trành cũng không thể tin nổi: "... bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ nhưkhông phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?".

- Đây là tình huống độc đáo nhưng hết sức hợp lí vì nếu không phải lànăm đói thì Tràng sẽ không lấy được vợ, chẳng ai thèm lấy Tràng. Lại là "vợ nhặt" không cần cheo cướigì."Người ta có gặp bước khó khăn,đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.....".

b. Tình huống trên đồng thời cũng hết sức éo le. Đó là truyện nên vui haynên buồn, nên mừng hay nên lo.

- Chính điều này đã thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhàvăn khắc họa tâm trạng nhân vật phong phú, tính cách nhân vật rõ nét hơn. Trongtình huống hết sức éo le ấy ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợtrong tâm trạng mọi người:

+ Người dân xóm ngụcư: Mừng cho Tràng nhưng cũng lo cho Tràng.

+ Bà cụ Tứ: Vừa vuivừa mừng, vừa buồn vừa lo cho con.

+ Chính Tràng: cũngvừa vui vừa "chợn" "Thócgạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèobòng".

- Tình huống truyện dẫn đến hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ thật mongmanh, tội nghiệp. Hạnh phúc của Tràng, niềm vui của bà Tứ diễn ra trong khôngkhí ảm đạm, chết chóc, trong bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới thật thảm hại....

Luận điểm 3: Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của truyện làm nổi bật ý nghĩa tưtưởng của tác phẩm:

- Tình huống truyện làmnổi bật số phận của người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giántiếp tố cáo thực dân phát xít đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.

- Đặt người nghèo khổtrong tình huống này, tác giả cho ta thấy vẻ đẹp nhân bản của con người. Dù đóikhổ vẫn cưu mang đùm bọc, khao khát hạnh phúc gia đình.

- Tình huống truyện Vợ nhặt cũng lí giải sự gắn bó tự nhiên,tất yếu của người dân với cách mạng.

Kếtbài:

- Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sángtạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân.

- Tình huống ấy khôngchỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp màcòn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: Niềm khát khao tổ ấm gia đình vàtình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếpnhất.

Đề 2: Có nhậnđịnh cho rằng: "Mị là đại diện cho số phận những người phụ nữ trước cách mạngbởi những hủ tục lạc hậu và những thói quen xấu của người dân nơi đây" .Hãychứng minh điều đó qua tác phẩm.

Về đoạn văn mở đầu, giớithiệu nhân vật Mị: "ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàungựa" và "Lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻcủi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt,mặt buồn rườirượi" Mộtcô gái lẻ loi, âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đátầu ngựa trong khung cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra.
- Vì món nợ truyền kiếp khiếnMị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra Nạnnhân của hủ tục cho vay nặng lãi và bắt dâu gạt nợ Conngười được đánh đòng với những vật đổi chác, đồ vật để xoá nợ.
- Bị hành hạ vệ thể xác:

+ Bị bọc lột, vắt kiệt sức lao động:

Bị biến thành cỗ máy lao động vôhồn. Cuộc đời Mị như dc kết dệt bởi 1 chuỗi các công việc, Mị tínhđếm thời gian bằng công việc: hái thúôc phiện, giặt đay, xe đay,... ;những trạng từ chỉ tgian: "mỗi năm", "mỗi tháng","mỗi mùa", "tết xong thì", "đến mùathì",...

Nhiều lần so sánh Mị với con vât theo chiềutăng cấp: lúc Mị đồng nhất Mị vs thân trâu ngựa lúc lại nhận ra mìnhk bằng con trâu con ngựa: "con trâu con ngựa con có những lúc dcnghỉ, ... đàn bà con gái nhà này...".

+ Bị đánh đạp dã man:

Bị A Sử trói đứng trong đêm tình mùa xuân:trói đứng nằng 1 thúng sợi đay vò cột nhà, quán luôn tóc làm Mị khôngcúi hay nghiêng đâu được. Suốt đêm Mị bị dây trói thít lại đau dứttừng mảnh thịt liênhệ số phận ng đàn bà bị trói dến chết trong nhà này chúngkhông coi Mị là con ng mà mà 1 đồ vật vô tri vô giác

A Sử đi chơi về bị A Phủ đánh, suốtđêm Mị phải bóp thuốc dấu, có những lúc mệt quá, Mị thiếp đi thịbị A Sử đạp vào giữa mặt.

Trong những đêm đông, Mị ra thổi lửa hơtay, AS đi chơi về đạp MỊ ngã xuống bên bếp lửa. đánhMỊ như 1 thói quen.

- Bóc lột, đầu độc tinh thần:

+ Thần quyền: bọ chua đấtphong kiến lợi dụng sự mê tín của Mị đầu đọc, làm mất sự phảnkháng của Mị: Sau buổi cúng trình ma, Mị đã hoàn toàn bị trói buộcvào nhà thống lí Pá Tra luônbị ám ảnh: "ta là thân đànbà.... chết rũ xương ở đay thôi.."
+ Bị giam cầm trong căn phongtối tăm, kín mít như ngục tù: "không một thứ ánh sáng..."
+ Hoàn toàn bị ngăn cách bởi thế giới bênngoài: Mùa xuân sang không năm nào A Sử cho Mị đi chơi. tết.
+ Phải sống với người mình không yêu

- Hệ quả củacảnh sống thê thảm của Mị:

+ Không có ýniệm không gian, thời gan

Không gian: sắc trắng nhờ nhờ không biết làsương hay nắng mà cũng không hề quan tâm.

Thời gan: Mị về làm dâu nhà Pá Tra baolâu rồi Mị không nhớ và cũng không thèm nhớ.

+ Dửng dưng với số phận conngười: A Phủ bị đánh, trói đáng thương nhưng Mị không hề đoái hoài:"Nếu A Phủ có là cái xácchết... ".
+ Sống cam chịu, nhẫn nhục, vôcảm: "sống lâu trong cái khổ, Mquen khổ rồi", "lùi lũi như con rùa trong xó cửa.."

Từ số phận MỊ kháiquát thành số phận ng phụ nữ trong xã hội cũ bởi hủ tục lạc hậu.

Đề 3: Qua nhân vật Mị và A Phủ hãy chứng minh giá trịhiện thực và nhân đạo sâu sắc của truyện "Vợ chồng APhủ".

Cùng với tiếng sáo thiết tha, câuhát của chàng trai Hmông trong đêm tình mùa xuân càng trở nên bồi bồi:

"Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu".

Và những chiếc váy hoa của các côgái trong các làng Hmông đỏ đem phơi nắng trên mỏm đá"xòe như con bướmsặc sỡ". Chuyện thống lí Pá Tra và bọn chức việc Hồng Ngài xử kiện kẻđánh con quan, chuyện A Phủ và A Châu uống tiết gà trong lễ ăn sùng "làm anh em" kết nghĩa... đã cho ta nhiều xúc động khiđọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

Truyện ngắn này rút trong tập "Truyện Tây Bắc", giải nhất giải thưởng của Hội Văn nghệViệt Nam 1954-1955. Nó là kết quả của chuyến đi 8 tháng vào năm 1952, khi nhàvăn Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc.

Mị và A Phủ là hai nhân vật chínhcủa truyện đã trải qua những năm tháng dài bi thảm. Mị là con dâu gạt nợ củathống lí Pá Tra. A Phủ vì tội đánh con quan mà trở thành nôlệ. Hai người đã cứu nhau cùng chạy trốn từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa, nên vợ nênchồng, rồi trở thành chiến sĩ du kích. Đây là một truyện ngắn viết về đề tàimiền núi rất thành công, giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Tác phẩm đã phảnánh một cách chân thực cảm động về nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Hmông ở Tây Bắc.

1. Giá trị hiện thực.

Thông qua số phận của Mị và A Phủ,nhà văn Tô Hoài đã dựng lại quãng đường đời đầy đau khổ của họ, tiêu biểu chonỗi thống khổ của người Hmông dưới ách thống trị vô cùng tàn bạo của bọn Tâyđồn và lũ tay sai. Cuộc đời của Mị và A Phủ đã thấm nhiều máu và nước mắt.Những gì đẹp đẽ nhất thời thanh xuân của hai người đã bị cha con thống lí PáTra tước đoạt và giày xéo.

Pá Tra là chúa đất vùng Hmông HồngNgài, hắn là tay sai đắc lực của giặc Pháp đã được bọn Tây đồn cho muối, vải vềbán, ăn của dân nhiều, giàu lắm "nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốcphiện nhất làng".Bố Mị mắc nợ thống lí một món tiền nhỏ, năm nào cũng phải trả lãi một nươngngô; món nợ truyền kiếp từ ngày bố mẹ Mị mới lấy nhau. Nay mẹ Mị đã chết, bố đãgià mà món nợ vẫn như một sợi dây oan nghiệt ! A Sử là con trai thống lí, dựavào uy quyền của bố, hắn đã lừa bắt được nhiều cô gái Hmông về làm vợ. Mị làmột cô gái trẻ, đẹp, thổi khèn rất hay, nhiều chàng trai mê "ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị". Nhưng cô đã bị A Sử đánh lừa, bắt về cúngtrình ma trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ đó, Mị đã trải qua những nămdài cực nhục; mặt buồn rười rượi; làm quần quật suốt ngày đêm, chẳng khác nàocon ngựa, con trâu trong chuồng, con rùa trong xó cửa. Trong truyện thơ"Tiễndặn người yêu", cô gái Thái bị ép duyên, đau khổ than thân:

"Ngẫm thân em chỉ bằng thân conbọ ngựa

Bằng con chẫu chuộc thôi !".

ở đây, Mị có lúc tủi thân nghĩ rằng mình không bằng con ngựa...Nơi Mị ở, nơi bị nhốt là một cái buồng kín mít, chỉ có một lỗ nhỏ bằng bàn tay,nhìn ra bên ngoài chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Đó lànhững chi tiết rất hiện thực. Có lúc người đọc phải thốt lên: Cái ác nơi vùngrẻo cao đáng sợ quá chừng ! Thân phận người Hmông ngày xưa sao nhiều cay đắngthế !

Trong "cáichuồng thú" ấy,Mị đã bị A Sử trói đứng suốt một đêm dài, trói bằng tóc và bằng cả một thúngsợi đay "khắp người bị dây tróithít lại, đau nhức".

Khổ nhục quá, "cóđến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc".Có lúc Mị toan ăn lá ngón tự tử, nhưng vì bố đã già, Mị chết ai làm nương ngôgiả nợ thống lí! Chết không đành, Mị phải trở về cái buồng kín mít làm thân contrâu, con ngựa. Tô Hoài đã viết một câu vô cùng ai oán: "ởlâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi".Tuổi trẻ của Mị đã bị giày xéo đến tận bùn đen, cho nên đi đâu, ngồi đâu, cô"cũngcúi mặt, mặt buồn rười rượi". Mị khao khát hạnh phúc, nhưng cô bị chàđạp, tâm hồn héo hắt mỏi mòn. Những đêm đông dài trên rẻo cao, đêm nào Mị cũngdậy lúc nửa đêm để sưởi, cô "chỉbiết chỉ còn ở với ngọn lửa".Nhiều đêm A Sử đi đâu về, thấy Mị ngồi sưởi hắn đã đạp cô "ngãngay xuống cửa bếp".

Sự tàn ác của cha con thống lí Pá Tra là hành động cướp giậthạnh phúc, đày đọa tuổi trẻ, giết chết phần tốt đẹp nhất của người con gái đángthương. Cha con thống lí đã sử dụng cường quyền và thần quyền (cúng trình ma)để áp bức bóc lột dã man người lao động. Tô Hoài đã lên án một cách mạnh mẽ bộmặt ghê tởm của bọn lãnh chúa, bọn thổ ty, lũ thống lí trong xã hội người Hmôngtrước đây.

Bên cạnh hình ảnh Mị là hình ảnh A Phủ, một con người trải quanhiều bất hạnh. Cha, mẹ, anh em chết vì trận dịch bệnh đậu mùa. A Phủ bị ngườita đem bán cho người Thái. A Phủ lại trốn về quê, đi làm thuê kiếm ăn lần hồi.Đói rét, tật bệnh không giết nổi, A Phủ đã lớn,"chạynhanh như ngựa", biết đúc lưỡi cày, săn bò tótrất bạo. Nhiều cô gái mê, nhiều người nói: "Đứanào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc màgiàu". Nhưng vì các loại hủ tục "phéprượu", "phép làng""tụclệ cưới xin" nênA Phủ vẫn tứ cố vô thân. Vì tội đánh con quan mà A Phủ bị bắt trói như con lợnđem giết thịt, bị đánh đập từ chiều cho đến thâu đêm, mặt và mép đầy máu, "quỳchịu đòn, chỉ im như cái tượng đá". Hai đầu gối "sưngbạnh lên như mặt hổ phù". Thống lívà bọn chức việc "càng hút, càng tỉnh,càng đánh, càng chửi, càng hút". Chúng nó hút thuốc phiện "nhưnhững con mọt nghiến gỗ kéo dài". A Phủ không bị giết mà bị phạt vạ 100 đồng bạc trắng.Thống lí đã cho A Phủ "vay". A Phủ trở thành "contrâu con ngựa" cho nhà Pá Tra từ đấy!"Đời mày, đời con, đời cháumày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi !".

Từ đó, A Phủ như một tên nô lệ: đốt rừng, săn bò tót, bẫy hổ,chăn ngựa quanh năm một mình bôn ba dong ruổi ngoài gò ngoài rừng. "Phúcbất trùng lai, họa vô đơn chí".Hổ bắt mất bò, Pá Tra quát A Phủ: "Quânăn cướp làm mất bò tao!". A Phủ bị trói vào cái cọcbằng một cuộn dây mây, trói cho đến chết nếu không bắt được hổ! A Phủ bị tróisuốt mấy đêm ngày, đói, rét, đau đớn, đôi hõm má"đã xạm đen lại" sắpchết!.

Mị và A Phủ tuy cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều trở thành nôlệ cho nhà thống lí. Tuổi trẻ, thân xác, tâm hồn... bị chà đạp dã man. Tô Hoàiđã xây dựng nhân vật Mị và A Phủ đối lập với cha con thống lí Pá Tra, khắc họabi kịch của số phận, từ đó làm nổibật giá trị hiện thực của truyện ngắn này.

2. Giá trị nhân đạo.

Truyện "Vợ chồng A Phủ" còn cógiá trị nhân đạo cao đẹp. Mị đãvứt nắm lá ngón vì thương cha già: Mị chết ai làm nương trả nợ thay cha. Mịthương xót một người đàn bà ngày trước đã "bịbắt trói đến chết" ở cái nhà này. Mị có lúc xót xa, tự thương mình đã bị bắtvề "trình ma nhà nó rồi chỉ còn biết đợi ngày rũ xươngở đây thôi...".

Thương mình rồi thương người, Mị căm giận cái ác và kẻ ác. NhìnA Phủ bị trói, Mị vừa sợ vừa lo, cô xót xa thương cảm: "Cơchừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phảichết". Mị căm giận nguyền rủa chacon thống lí: "Trờiơi... Chúng nó thật độc ác !".Hành động Mị lấy dao nhỏ cắt nút dây mây cứu sống A Phủ biểu lộ sâu sắc nhấttinh thần nhân đạo. A Phủ chạy trốn, Mị cùng vùng chạy theo. Mẩu đối thoạitrong cơn nguy kịch thật vô cùng cảm động: "APhủ cho tôi đi"..., "ởđây thì chết mất !". Đáp lại tiếng nói của ngườiđàn bà chê chồng, vừa cứu thoát mình, A Phủ đã nói lên những lời chan chứa tìnhnghĩa: "Đi với tôi !" Thếrồi hai người dìu nhau chạy thục mạng, vượt qua bao triền núi tai mèo, ăn lárừng, mộc nhĩ, mật ong, tìm được thứ gì ăn thứ ấy, dìu nhau đi suốt một mùa mưathì đến được khu du kích Phiềng Sa. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng từ đấy.Haingười đã chung sức xây dựng lại cuộc đời. Họ mơ ước có một mái nhà, một tàu ngựa,có ngô ăn quanh năm... Tô Hoài đã kể lại cuộc chạy trốn của Mị và A Phủ bằngnhững tình tiết vô cùng xúc động. Hai người đã vùng dậy, tự cứu mình, thoátkhỏi kiếp nô lệ, giành lấy quyền sống làm người, được làm vợ làm chồng, được tựdo. Mị và A Phủ đã từ bóng tối của địa ngục vượt qua gian nguy đến với ánh sángcõi đời. Sự vùng dậy ấy mang tính nhân bản sâusắc.

Đến Phiềng Sa, A Phủ và Mị lại savào tay giặc - bọn Tây đồn Bản Pe. A Phủ bị đánh đập dã man, lưng đầy sẹo, cáiroi tóc của cha mẹ để lại cho đã bị bọn Tây "chó đẻ" cắt mất. Hai con lợn nhỡ cũng bị chúngăn cướp mất ! Ngọn lửa căm thù bọn thực dân và lũ phong kiến tay sai bùng cháydữ dội. ý thức giai cấp được giác ngộ. Sau lễ ăn sùng(ăn thề) với A Châu - người cán bộ kháng chiến, vợ chồng A Phủ biết làm rẫy,làm lán bí mật, gia nhập đội du kích Phiềng Sa. Câu nói của A Phủ (lúc quát Mị)thể hiện một quyết tâm, một tâm thế rất đẹp: "Mê à ! Đâykhông phải là Hồng Ngài ! Đây là khu du kích Phiềng Sa, A Phủ là tiểu độitrưởng du kích mà !".

Chân lí vềtự do cuộc đời được khẳng định ! Mị và A Phủ không chỉ thoát kiếp nô lệ, thoátkhỏi sự giày xéo của cha con thống lí Pá Tra mà hai người còn biết cầm súng,cùng với trai, gái bản Hmông, kết nghĩa anh em với cán bộ, "giữ đường chobộ đội", giải phòng ngườiHmông, đánh đổ chế độ phong kiến và bọn thực dân cướp nước.

Truyện "Vợ chồng A Phủ" là một thành công đáng tự hào của TôHoài, của văn xuôi Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Nhờ những chuyến đidài ngày vào vùng rẻo cao Tây Bắc, tác giả đã tích lũy được một vốn sống phongphú về phong tục, về đời sống vật chất và tinh thần của người Hmông. Tô Hoài đãmiêu tả một cách cụ thể, chân thực và cảm động số phận của Mị và A Phủ từ nô lệ đến tự do, từ bóng tối đến ánhsáng, từ tủi nhục đến hạnh phúc... Đó là cả một quá trình vùng dậy phải trảgiá bằng nhiều máu và nước mắt. Đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" ta cảm nhận sâu sắc cái giá của tự do vàhạnh phúc. Bằng tài năng và tâm lòng, Tô Hoài đã dành cho Mị và A Phủ sự xótthương, đồng cảm và đồng tình sâu sắc. Người đọc tưởng như Tô Hoài đã đượcchứng kiến cảnh Pá Tra xử kiện A Phủ, cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ rồi cùngchạy trốn...

Nửa thế kỉ đã trôi qua, truyệnngắn này vẫn đứng vững trước thời gian và thử thách của bạn đọc. Từ sự đổi đờicủa Mị và A Phủ, Tô Hoài như muốn tâm sự cùng độc giả gần xa: muốn có sự đổiđời, muốn được sống trong tự do và hạnh phúc thật sự thì phải đấu tranh, phảimột lòng đi theo cách mạng và kháng chiến. Đó là giá trị đích thực của áng vănnày: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạocao đẹp.

Đề 4: Nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ là mộtthành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minhnhận định ấỵ?

Truyện Vợ chồng A Phủ trong tác phẩm Truyện Tây Bắc(1953) là thành công tốt đẹp đầu tiên của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám. Quacuộc đời tủi nhục đau khổ của Mị và A Phủ hai nô lệ của thống lí Pá Tra ở HồngNgài, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ của người Mèo trong chế độ cũ và sựvùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc, một lòng đi theo cách mạng vàkháng chiến.

Nhânvật Mị trong truyện là một thành côngcủa Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh con người trong văn học lànhững nhân vật từng nếm trải nhiều cay dắng, tủi nhục và đau khổ trải qua nhữngnăm dài bị áp bức bóc lột bị chà đạp, giày xéo mà trở thành con người gần nhưvô cảm vô hồn, sống trong trạng thái nhẫn nhục, cam chịu cho thân phận mình.Cuối cùng, con người thức tỉnh dần dần "hồisinh", tự ý thức về quyền sống và quyền làm người của mình, phản kháng ápbức, bất công giành lấy tự do và hạnh phúc, xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.Cùng với nhân vật A Phủ, ta thấy rõ nhân vật Mị là "con người thức tỉnh giàu ý nghĩa nhân văn".

Cuộcđời Mị đầy bi kịch. Mị xinh đẹp, thổi sáo hay, nhiều chàng trai Mèo mê "ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị". Nhưnghạnh phúc tuổi xuân khônp đến với người con gái đáng thương này. Mẹ Mị đã mất.Nhà nghèo, bố Mị đã già món nợ truyền kiếp mỗi năm phải đem nộp lãi cho chủ nợmột nương ngô đã trở thành sợi dây oan nghiệt đối với Mị. Mị đã bị A Sử (contrai thống lí Pá Tra "cướp được" đemvề cúng trình ma. Bố Mị chỉ còn biết cất lời than trong nước mắt: "Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàutừ kiếp trước,giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thể nào khác đượcrồi!".

Mị chịukiếp con dâu gạt nợ đau khổ, túi nhục vô cùng. Đêm nào MỊ cũng khóc tự thươngcho số phận mình, Mị phải chết, Mị phải tự tử bằng lá ngón hái được ở trongrừng – Hình ảnh Mị: "hai tròng mắt còn đỏhoe", quỳ lại, úp mặt xuống đất, nức nở, hình ảnh bố Mị "cũng khóc" cất lời than... đã cho thấyđược bi kịch đầy nước mắt! Mị muốn ăn lá ngón tự tứ và Mị không cam chịu kiếpnô lệ trong thân phận con dâu gạt nợ. Mị muốn được sống trong một cuộc đời đángsống, sống có ý nghĩa làm người. Sống trong nô lệ và tủi nhục Ai tự tử còn hơn.Phán kháng ấy tuy tiêu cực, nhưng cho thấy Mị đã ý thức về nhân phẩm của mình.Ý thức về nhân phẩm, phủ định thực tại đen tối là biểu của con người thức tỉnh.

Mị muốn chết mà không chết được. Mị chết nhưng nợ quanvẫn còn, bố Mị yếu quá rồi. Ai có thể làm nương ngô giả được nợ thống lí! Mịchỉ còn khóc. Mị phải ném nắm lá ngón xuống đất. "Mị không đành lòng chết... còn phải trở lại nhà thống lí". Mị camchịu kiếp nô lệ con dâu gạt nợ vì thương bố. Mị hiếu thảo và giàu hi sinh biếtbao!

Quátrình thức tỉnh của con người thức tỉnh là những năm dài đen tối, những thángngày tủi nhục đắng cay. Mị cũng vậy. Nơi Mị ở là một cái kui mít như cái chuồngnhốt thú, chỉ có một lỗ vuông bằng bàn tay ra. Có lúc Mị nghĩ rằng mình cứ chỉngồi trong cái lỗ vuông ấy mà ra "đến baogiờ chết thì thôi". Nhan sắc, tuổi xuân của Mị bị tước đoạt, xéo, bị chàđạp. Mị bị bóc lột tàn nhẫn, phải làm quần quật quanh năm lên núi hái thuốcphiện, bẻ bắp, hái củi, bung ngô... lúc nào cũng gài một bó đay trong tay để tướcthành sợi. Có lúc lại thấy Mị quay sợi bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Bóđay ấy, tảng đá ấy như cái xiềng, cái xích, cái dây oan nghiệt đối với Mị. Mịbị áp bức mà trở nên tê liệt dần. Không ăn lá ngón tự tử nữa. Mị "tưởng mình cũng là con trâu, cũng là conngựa". Mị "cúi mặt", "mặt buồn rười rượi". Mị cam chịu "ở lâu trong cá khổi Mị quen khổ rồi".Gần như vô cảm vô hồn, lâu dần "Mị càngkhông nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Thân phận Mị có khác nàocô gái Thái bị ép duyên trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu:

Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Bằng con chẫu chuộc thôi...

Cảm thấy kiếpmình, thân phận mình như con trâu, con ngựa, con rùa, con bọ ngựa, con chẫuchuộc, có nghĩa là chén đắng cay cùa cuộc đời đã uốn cạn chỉ còn sống trong têliệt, nhẫn nhục và cam chịu. Chẳng phải đời Mị đà lụi tàn?

Con người thứctỉnh được hồi sinh không chi với ngoại cành mà còn tự tâm hồn mình, ỷ thứcmình. Mị đã thức tỉnh với những đêm tình mùa xuân ờ Hồng Ngài. Tết đến, mùaxuân làng Mèo làm cho hoa thuốc phiện "đỏau" thêm rực rỡ, những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặcsỡ Những cuộc vui chơi của trai gái, trẻ con như đánh pao, đánh quay, thổi sáo,thổi khèn và nhảy múa diễn ra náo nhiệt trên sân trước nhà. Và tiếng sáo tiếngkhèn "rủ bạn đi chơi" làm cho Mị "thiết tha bổi hổi". MỊ nhẩm theo tiếnghát, tiếng sáo vọng lại:

... Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu...

Tiếng sáo lay gọi,thức tỉnh tâm hồn Mị. Mị lén lấy hũ rượu, "cứuống ừng ực từng bát". Uống cho tan nỗi hận! uống cho vơi đi bao đau khốchứa chất trong lòng! Say "lịm mặt",Mị "sống về ngày trước". Mị nhớ lạithời con gái, Mị thổi sáo bao người mê. Tiếng sáo gọi bạn tình đã nhập vào hồnMị, tai Mị văng vẳng tiếng sáo. Mị đã thật sự hồi sinh và hồi xuân. Mị tự ýthức là "Mị trẻ lắm. Mị vẫn trẻ". Mịcảm thấy "phơi phới", trong lòng "đột nhiên vui sướng" như những đêm Tếtngày trước thời con gái. Mị muốn đi chơi Tết. Khao khát được sống trong tìnhyêu hạnh phúc như ngọn lửa bùng cháy tâm hồn Mị.

Mị được thức tỉnh về cảnh ngộ. MỊ thấy vôlí, bất công đến tàn nhẫn đến cay đắng. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơingày Tết. Mị với A Sứ "không có lòng vớinhau mà vẫn phải ở với nhau!". Thật là trớ trêu! Mị muốn ăn lá ngón chochết. Mị ứa nước mắt. Tiếng sáo gọi bạn yêu đang "lửng lơ bay ngoài đường". Đó là tâm lí của Mị trong đêm tình mùaxuân. Tiếng sáo lay tỉnh. Mị đang "vùngvẫy" cố thoát cảnh ngộ đau khổ và tủi nhục!

Mị đã phản kháng, đã hành động. Mị xắn mỡbỏ vào đĩa đèn cho sáng. Với tay lấy váy hoa, rút thêm cái áo, quấn lại tóc. Mị"sắp đi chơi". Hành động Mị ngangnhiên diễn ra trước mắt thằng A Sứ. Mị chẳng thèm trả lời câu hỏi của hắn: "Mày muốn đi chơi à?". Mị đã bị thằng ASử trói vào cột buồng bằng cả một thúng sợi đay. làm cho Mị "không cúi, không nghiêng đẩu được nữa".Mậc dù lúc mê lúc tinh, lúc khắp người "bịdây trói thít lại, đau nhức", nhưng Mị vẫn "nồng nàn. tha thiết nhớ', "vẫnnghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". Điều đó chothấy, Mị được thức tỉnh về tình yêu, về hạnh phúc, khao khát của Mị rất mãnhliệt trong đêm tình mùa xuân cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí và hành độngMị, con người thức tỉnh của Tô Hoài rất tinh tế, sâu sắc. Trang văn thấm đượmtinh thần nhân văn cao cả.

Mịcó bị ngã gục trước số phận đen tối tủi nhục không? Con ma nhà thông lí uyquyển của Pá Tra. bộ mặt độc ác của A Sứ, và món nợ truyền kiếp, tất cả đã thítchặt Mị bằng những sợi dây oan nghiệt vô hình. Sau đêm bị trói ấy, Mị mỗi ngàymột tê dại đi. Mị "chỉ còn biết, còn ởvới ngọn lửa". Đêm nào. Mị cũng "thứcsưởi lửa suốt đêm". Mị và A Phủ "gặpnhau" tại nhà thống 1í như một tiền định. Người con dâu gạt nợ. Người vìtội đánh con quan mà trở thành người "vaynợ, ở nợ". Cả hai đều là con trâu, con ngựa của nhà thống lí Mị đã bị A Sừtrói đứng suốt đêm bằng một thúng sợi đay. A Phủ vì tội để hổ bắt mất một conbò mà bị Pá Tra trói vào cọc bằng một cuộn mây, A Phủ bị trói đã mấy ngày đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi A Phủ "mở mắt"...; thấy ngọn lửa sưởi bùng lên, A Phủ "trừng mắt". Mị nhìnsang, rồi "thản nhiên" thổi lửa, hơtay. Cho dù "nếu A Phủ là cái xác chếtđứng đấy, cũng thể thôi". Tâm hồn Mị đã héo hắt, đã tàn lụi, đã giá lạnhđến cùng cực! Thật đáng sợ.

Nhưng rồi cảnh ngộ, tình thướng và lòng căm thù đã thức tỉnh ý thức Mị,tâm hồn Mị. Qua "ngọn lửa bập bùng",Mị "lé mắt trông sang" Mị xúc độngnhìn thấy "một dòng nước mắt lấp lánh bòxuống hai hõm mắt đã xám đen lại" của A Phủ. Mị nhớ lại đêm năm trước, A Sửcũng trói đứng Mị như thế Mị khẽ thốt lên lời than: "Trời ơi!...". Mị nguyền rủa cha con Thống Lí: "chúng nó thật độc ác". Bao cảnh thương tâm đồng hiện trong tâm hồnMị: bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt tróichết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Mị tự thương cảnh ngộ mình;thương A Phủ trên bờ vực thẳm, khi tử thần đã gõ cửa: "Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chếtrét, phải chết". Mị nghĩ về thân phận mình, tưởng như là cam chịu: "Ta là thân đàn bà, nó đã bát ta về trình manhà nó rồi thì chỉ còn bỉếi đợi ngày rũ xương ở đây thôi...". Mị ý thức đượcA Phủ không thể chết, "việc gì mà phảichết thế". Con đường thức tỉnh của con người thức tỉnh là con đường vòng,có lúc ngập ngừng do dự, có lúc quyết liệt. Mị cũng thế, Mị tưởng tượng A Phùtrốn thoát, Mị sẽ bị trói trên cái cọc oan nghiệt ấy! Đám than vạc hẳn lửa.Hình như bóng tối cho Mị sức mạnh, "trongtình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...".

Hành động của con người thức tỉnh là "hành động tự phủ định, hành động tự giảithoát" (J.P.Sartre). Mị đã toan ăn lá ngón để tự tử, đó là ra lệnh: "Rồi MỊđứng lặng trong bóng tối". Đó là "khoảnhkhắc bi kịch". Ở lại là chết trong đau đớn như người đàn bà nọ. Chạy trốncòn có thể sống Mị nói liên tiếp hai câu như kêu cứu và đuổi chạy theo A Phủ: "A Phủ cho tôi đi...ở đây thì chết mất...".Mị và A Phủ dìu nhau cùng chạy trốn đến Phiền Sa khu du kích. Phiền Sa làchốn nương thân cho họ. Cách mạng và kháng chiến mới là đất hứa, đất thánh chongười thức tỉnh. Mị cắt dây trói A Phủ cũng là tự cắt dây trói để giải thoátmình. Như con chim sổ lồng,thoát khỏi bóng tối vươn tới ánh sáng, từ nô lệ tủinhục mà giành dược tự do, hạnh phúc, cùng với A Phủ nên vợ nên chồng, rồi trởthành chiến sĩ du kích.

Mị là nhàn vật thức tinh. Tô Hoài đã phântích tinh tế, sâu sắc mọi diễn biến về tâm lí và hành động Mị trong quá trìnhthức tỉnh với tất cả sự thương xót và đồng cảm sâu sắc. Mị là nhân vật thứctỉnh có sức mạnh phản kháng và sức sống tiềm tàng. Nhân vật Mị đã góp phần thểhiện giá trị nhân văn của truyện Vợ chồng A Phủ.

Và ta càng thấm thía về cái giá của tự do.Cái mùi vị của tự do là "cái vị ngọt ngàovà có mùi tanh đồng" như Hêminguê đã nó

Đề5: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợnhặt là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy phântích để chứng minh cho ý kiến trên

I. Mở bài

Đốivới nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ làm bậtnổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đềcủa tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờđược tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là mộttrường hợp tiêu biểu.

II. Thân bài

Vợnhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn:

1.Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị ngườilàng coi thường), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ.

- Đó là một điều lạ, vì hai lí do:

+Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo!

+Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân chẳng xong mà đi lấy vợ.

Nhưng điều tườngkhông thế nào có được, lại đã xảy ra, đã trở thành hi thực. Bời vì, nếu khôngphải năm đói, người ta không đói quá, thì ai thèm Tràng. Và đây là "vợ nhặt", có cheo cưới gì đâu. Năm đóithế nào cũng xong, thế người như Tràng mới lấy được vợ.

-Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm cư ngụ, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng)và của chính Tràng nữa. Như vậy, tình huống này đã làm cho câu chuyện có thểtriển khai, phát triển dễ dàng bằng các cảnh với các chi tiết rất hấp dẫn.

+Cảnh xóm ngụ cư xì xào bàn tán khi Tràng dẫn vợ về nhà.

+Cánh buối tối bà cụ Tứ gặp người con dâu được anh con trai "nhặt về" trong sựsững sờ này đến sự ngạc nhiên khác...

+Chuyện có vợ bất ngờ với cả chính Tràng nữa, khiến anh ta không thế nào tin nổi– trong buổi tối dẫn vợ về báo cho mẹ biết và ngay cả sáng hôm sau khi đã là vợchồng ("Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đếnbây giờ hắn vẫn cứ ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?").

2.Tìnhhuống trên, đồng thời hết sức éo le. Đó là chuyện nên vui hay nên buồn, nênmừng hay nên lo?

-Chính điều này lại thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhà văn cóthể khắc họa tâm trạng nhân vật phong phú và tính cách nhân vật rõ nét hơn.Trong cái tình huống hết sức éo le ấy, ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vuimừng, lo sợ ở trong tâm trạng của mọi người.

-Người trong xóm ngụ cư mừng cho anh ta và cùng lo cho anh ta.

+Bà cụ Tứ mừng cho con nhưng vừa thương vừa tủi, vừa lo co con.

+ChínhTràng cũng vừa vui vừa "chợn"', "thóc gạonày đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng".

-Tình huống trên dẫn đến cái hạnh phúc thật mong manh, tội nghiệp của đôi vợchồng và bà mẹ nghèo khổ. Hạnh phúc của đôi vợ chồng Tràng và niềm vui của bàcụ Tứ cứ phải diễn ra trong một không khí ảm đạm chết chóc, với những tiếng hờkhóc người chết đói vẳng đưa tới ("Giữasự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiêng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ lệlúc to lúc nhỏ"). Hạnh phúc của họ diễn ra trong tiếng quạ kêu thê thiết,trong tiếng khóc thê thảm ấy. Và tiếp đó là bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mớithật tội nghiệp: ăn cháo cám, ăn mà không dám nhìn nhau... Tình huống đó đã tạocảm hứng, tạo cảnh, tạo chi tiết để nhà văn có thế viết nên những trang thậtcảm động về câu chuyện "Vợ nhặt" rấthiện thực và cũng rất nhân đạo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

III.Kết bài

-Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc củanhà văn Kim Lân.

-Tình huống ấy không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triểndễ dàng, tốt đẹp, mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề truyện: niềm khát khaotổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trậnđói khủng khiếp nhất.


Đề 7: Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của NguyễnTuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà.

Gợiý

- Kiểubài: phát biểu cảm nghĩ về một số vấn đề mà tác phẩm văn học nêu ra.

- Nộidung: cái tài và cái tâm của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong truyện ngắn Chữngười tử tù sáng tác trước 1945 và tùy bút Người lái độ Sông Đà sáng tác sau1945.

- Lưu ý: trước khi đi vào nệi đung cái tài và cái tâm trong hai kiệt tác trên,cần có đôi dòng xác định khái niệm cái tài (tài năng, tài hoa) và cái tâm (tấmlòng) của tác giả.

Dànbài chi tiết:

I. Đặtvấn đề

Giới thiệu nhà văn NguyễnTuân: Sinh 1910 mất 1987, là một tác giả được sách giáo khoa Văn 12 nhậnđịnh như: "Một nghệ sĩ lớn, một nhàvăn hóa lớn".

Nghĩ đến Nguyễn Tuân ngườita thưởng nói đến một nghệ sĩ tài hoa, có phong cách độc đáo và cái "ngông" nổi tiếng. Nhưng Nguyễn Tuâncòn là một nhà văn có tấm lòng tha thiết với đất nước, với tiếng Việt, với cuộcsống, với cái đẹp và cái thật.

- Giới thiệu truyện ngắn Chữngười tử tù và tùy bút Người lái đò Sông Đà:

"Chữ người tử tù" in trong tập truyện "Vang bóng một thời" xuất bản 1940 là một truyện có giá trị nổi bậtviết về ông Huấn Cao – một khách tài hoa nghệ sĩ đồng thời là một trang anhhùng nghĩa sĩ tuy chí lớn không thành vẫn ung dung, bất khuất.

"Ngườilái đò Sông Đà" rút trong tập tùy bút "SôngĐà" của Nguyễn Tuân in lần đầu năm 1960, miêu tả một cách sắc sảo cảnh thácđá sông Đà và tài nghệ tuyệt vời của ông lái đò khi lao thuyền vượt thác.

Cả hai kiệt tác trên đã thể hiện được cáitài và cái tâm của Nguyễn Tuân ở hai chặng đường sáng tạo trước 1945 và sau1945.

II. Giảiquyết vân đề

1. Về cái tài là cái tâm của nhà nghệ sĩ lớn Nguyễn Tuân

- Tài: ở đây là tài năng, tài hoa thểhiện ở sự hiểu biết sâu rộng uyên bác, sự khám phá thiên nhiên, khám phá tâmhồn con người, sự tạo dựng những hình tượng mãnh liệt gây ấn tượng, sử dụngngôn ngữ phong phú giàu tính tạo hình...

- Tâm: tấm lòng, sự hướng thiện, sự rungcảm chân thành đối với con người, cuộc sống, đất nước.

- Ở Nguyễn Tuân cả tâmvà tài đều ở độ chín muồi, thăng hoa.

2. Cảm nhận về cái tài và cái tâm trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"

a) Cái tài của Nguyền Tuân ở đây là sáng tạo được một nhân cách kiêu dũng, bấtkhuất trong vị thế một người tử tù trong một truyện ngắn trang nghiêm, cổ kính.Cần chú ý:

+ Tư thế ông Huân Cao: "Thản nhiên nhận rượu và ăn thịt"mặc dù ông là kẻ tù tù sắp đến ngày vào Kinh để chịu hành huyết.

+ Câu nói của ông Huấn Cao với quản ngục:"Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốncó một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

- Tuy nhiên cái tài củaNguyễn Tuân trong việc sáng tạo nhân vật kiêu dũng này còn ở chỗ phát hiện đượccái tính biết phục thiện của ông khi ông biết được nỗi lòng viên quản ngục.

+ Chú ý câu nói của ông Huấn Cao: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất tấm lòng trongthiên hạ".

+ Chú ý lời khuyên của ông Huân Cao:"Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìmvề nhà quê ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyệnchơi chữ. Ở đây khó giữ thiện lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốcmất cả đời lương thiện đi".

- Cảnh ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong cái đêm cuối cùng ở nhà lao làmột đoạn "tuyệt bút", thể hiện tài năng tuyệt vời của ngòi bút NguyễnTuân. Đó là cảnh tượng "sưa nay chưa từng có" vừa trang trọng cổkính, vừa dữ đội làm nổi rõ nhân cách cao cả và tài năng của Huấn Cao và"thiên lương" của quản ngục giữa cảnh ngục tù u ám, tối tám.

b)Cái tâm của Nguyễn Tuân ở truyện ngắn Chữngười tử tù.

- Việc phát hiện, xây dựng hai nhân cách cao đẹp là ông Huấn Cao và viên quảnngục ở chốn lao tù thể hiện rõ tấm lòng yêu tin trân trọng của nhà văn đối vớicon người, đối với cuộc sông "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

- Toàn bộ truyện ngắn toát lên tính nhân hậu, sự hướng thiện, hướng mĩ, nói lêntư tưởng tiến bộ, nhân văn của nhà văn ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.

3. Cảm nhận về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân trong tùy bút "Người lái đò Sông Đà"

a) Cái tài củaNguyễn Tuân ở Người lái đò Sông Đà:

+ Tác giả đã dựng lên được một thạch trậnsông Đà và một con người – ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạch trận đó.

+ Thạch trận trên sông Đà: "Mặt hònđá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nướcchỗ này... Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, mới thấy rằng đây lànó bày thạch trận trên sông".

+ Ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạchtrận: "Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới (...) Ông đò haitay giữ mái chèo khỏi bị hẩt lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình (...)Không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luônchiến thuật (...) Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ".

- Cái tài của Nguyễn Tuân ở đây còn thểhiện ở sự sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng hình tượng gây ấn tượng mạnh mê đến ngườiđọc. Ví dụ: "Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèovõ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đátrái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nướcbám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trậnnước vang trời thanh la não bạt".

b) Cái tâm của Nguyễn Tuân ở Người lái đòSông Đà.

- Thác dữ sông Đà bày thạch trận, balần trùng vi, ba lần hiểm nguy, song con người vẫn vượt lên thác dữ, cưỡi lênthác dữ như cười hổ và vượt thác xong, người lái đò sông Đà lại trở lại vớicuộc sống bình thường. Nhà văn ca ngợi tài nghệ con người và nhất là cái chívượt thác dữ chế ngự thiên nhiên của con người. Ở đây ông lái đò được nhà vănmiêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, có chí lớn vượt thác.

- Miêu tả cảnh thác dữ, miêu tả vẻhùng vĩ của con sông Tây Bắc, Nguyễn Tuân tỏ ra rất mến yêu trân trọng thiênnhiên đất nước. Ông miêu tả sông Đà: "tuôndài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trờiTây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo".

III. Kết thức vấn đề

- Nhà vãn Nguyễn Tuân đã đi xatừ mùa thu 1987 nhưng tác phẩm của ông vẫn còn lại với hậu thế. Đọc những tác phẩmcủa ông, người đọc cầm nhận được sâu sắc cái tâm, cái tài ông gửi gắm trongnhững tác phẩm ấy.

- Ông đúng là một nhà nghệ sĩ lớn, một nhàvăn hóa lớn, lớn cả tài năng và tấm lòng, mà Chữ người từ tù và Người lái đòsông Đà, hai kiệt tác bất hủ cũng đủ để minh chứng cho cái tài và cái tâm củanhà văn.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro